Câu hỏi này ngay lập tức sẽ bị nhiều người Việt Nam phản đối.
Những người đối lập, bất đồng chính kiến sẽ cho rằng không có một tên lãnh đạo cộng sản nào muốn có dân chủ cả, vì họ không thể tự mình tước đi quyền lực của mình.
Những người không hẳn là bất đồng chính kiến, hoặc ở phe đối lập với Nguyễn Tấn Dũng
trong Đảng sẽ nhận xét đó chỉ là trò lừa đảo, mị dân. Những người này nhận định Nguyễn Tấn Dũng nếu thâu tóm hết quyền lực sẽ trở thành một tên độc tài.
Nhưng có những người chẳng biết dựa vào cái gì, có người chỉ bằng niềm tin mơ hồ rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có thể mang lại dân chủ. Nhóm thứ ba này thường bị hai nhóm kia
giễu cợt là ảo tưởng dân chủ, mơ mộng hão huyền.
Hai
nhóm ban đầu có những ví dụ thực tiễn lên lý lẽ thuyết phục hơn. Dạng như nếu Dũng là người dân chủ sao không lật đảng CS này đi cho
nhân dân được nhờ. Đó là lý của nhóm thứ nhất, còn ở nhóm thứ hai thì họ khẳng định Nguyễn Tấn Dũng không phải là người có ý tưởng dân chủ, ông ta
chỉ có mục đích là mang lại lợi ích cho
phe cánh và gia đình.
Tôi từng ngồi nghiền ngẫm, tại sao nhóm thứ ba lấy căn cứ gì mà hy vọng Nguyễn Tấn Dũng là dấu hiệu của sự đổi mới, dân chủ trong khi ông ta là một lãnh đạo cộng sản cấp cao, ông đưa cả hai con trai của mình vào những vị trí cao
trong Đảng CSVN
. Chẳng có dấu hiệu nào cho
thấy ông ta sẵn sàng mang
lại nền dân chủ, đa nguyên cho
nhân dân và đất nước cả.
Chả lẽ không ít người tin ông ta
mang lại dân chủ mà hoàn toàn không có cơ sở nào.?
Hãy trở lại với nhiều năm trước, quyền lực tuyệt đối thuộc về Tổng bí thư, sau đó dịch chuyển dần sang thêm vài ba người trong Bộ Chính Trị nhưng vẫn vây quanh
Tổng Bí Thư tức Đảng. Lúc đó vai trò của chính phủ, nhà nước, quốc hội là vô cùng mờ nhạt. Mãi đến thời thủ tướng Võ Văn Kiệt, chính phủ mới có chút ảnh hưởng, có chút tiếng nói. Nhưng đáng tiếc ông Kiệt chỉ làm có một nhiệm kỳ thì về.
Ông Kiệt làm thủ tướng chính thức từ năm 1992 đến năm 1997,
nhưng trước đó trong
một thời gian trống do ông Phạm Hùng đột ngột mất, ông Kiệt làm thay
thời gian
ngắn từ đầu năm đến cuối năm 1988.
Sau đó thì ông Đỗ Mười chính thức tiếp quản chức chủ tịch hội đồng bộ trưởng tức thủ tướng. Giai đoạn ngắn ngủi tạm thời mà Võ Văn Kiệt chấp chính quyền thủ tướng ấy là giai đoạn có nhiều ý kiến táo bạo về văn hoá văn nghệ của các ông Trần Độ, Nguyên Ngọc...
Trong
thời kỳ chính thức ông Kiệt làm thủ tướng chính phủ, năm 1995
quan hệ Việt Mỹ được bình thường hoá.
Như vậy dù không có bằng chứng nào khẳng định cá nhân ông Kiệt trên vai
trò thủ tướng đã có tư tưởng đổi mới dân chủ. Nhưng sự thực trong hai khoảnh khắc ông ở vai trò thủ tướng đã có những chuyển biến đột ngột về văn hoá vào năm 1988
(sau đó khi ông Kiệt thôi, sự kièm kẹp văn hoá lại trở lại) và quan hệ Việt Mỹ bình thường vào năm 1995.
Từ dấu ấn của Võ Văn Kiệt, dư luận từ đó mang cảm giác chức thủ tướng là nơi mang đến sự dân chủ, đổi mới.
Người kế nhiệm ông Kiệt là thủ tướng Phan Văn Khải.
Ông Khải để người ta nhớ đến nhất là cách ăn nói dề dà của ông, nhưng người ta cũng nhớ ông là lãnh đạo cao cấp hàng nguyên thủ cộng sản đã viết đơn xin từ nhiệm khi còn đến tận 1 năm nữa mới hết nhiệm kỳ. Trong
diễn văn từ nhiệm ông Khải xin lỗi nhân dân vì trong
nhiệm kỳ của mình đã để xảy ra tham nhũng nghiêm trọng. Những ông Khải cũng có ý nói rằng dù ông rất cố gắng, hiểu ra vấn đề nhưng cơ chế đã khiến không ngăn được tham nhũng mà
diễn biến còn xấu hơn.
Nguyễn Tấn Dũng lên chức thủ tướng, ông Dũng nhờ ảnh hưởng của hai ông Kiệt, Khải.
Ông
Dũng trở thành niềm hy vọng về đổi mới, dân chủ có lẽ từ đó.
Trong
nhiệm kỳ của mình, ông Dũng có làm gì để cải cách dân chủ như người ta hy vọng hay không.?
Cái này
thì do mỗi người đứng trên quan điểm nào, vị trí nào.
Đến đây thì trở lại hai luồng ý kiến trên đầu, với những người trong nhóm đó, tất nhiên Nguyễn Tấn Dũng không phải là người dân chủ.
Với nhóm thứ ba ảo tưởng và mơ màng, lý do như dẫn giải đó là ảnh hưởng từ đổi mới do từ thời Võ Văn Kiệt để lại lên chức thủ tướng, mà ông Dũng được hưởng sau này.
Hết chuyện ở đây.
Nhưng bây giờ hãy đặt ví trí ở một nhóm khác, đó chính là những đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đang dự đại hội đảng khoá 12 diễn ra vào ngày tới đây. Ông Dũng là người thế nào.?
Nếu trước kia quyền lực tập trung ở Tổng Bí Thư, ở Bộ Chính Trị thì ai cũng thấy, sự có mặt của ông Dũng
trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN đã khiến cho tinh thần dân chủ trong ĐCSVN có nhiều bước tiến vượt bậc.
Ngay cả đàn anh
Trung Hoa, sự chỉ định chọn nhân sự kế thừa được sắp sẵn từ trước, quyết định ai làm TBT là do người tiền nhiệm chọn lựa. Trung ương hay đại hội chỉ là màn kịch để hợp thức việc chỉ định của các bậc tiền bối.
Trong
khi ông Trọng hay ông Mạnh trước kia muốn duy trì quyền lực tập trung vào tay
TBT, BCT để quyết định mọi vấn đề. Thì ông Dũng đã có những tác động để đám đông hơn được quyền quyết định. Đến nỗi ông Trọng phải đưa ra nghị quyết 244 để gò ép quyền lực trở về tay TBT, Bộ Chính Trị.
Đến đây, nhìn trong
khuôn khổ của Đảng CSVN, chúng ta
thấy rõ ông Trọng đang cố gắng đưa quyền lực về cá nhân, một nhóm. Còn ông Dũng
đang nỗ lực đưa quyền lực từ đám đông hơn là trung ương, và đám đông hơn nữa sau này là đại biểu đi dự đại hội.
Ông Trọng đưa quyền lực từ 16 người để gom tới 1 người quyết định
Ông
Dũng đưa quyền quyết định từ 200 của hôm qua, đến gần 1500 người của ngày mai.
Con số đó nói lên tất cả, ai là người có tư tưởng dân chủ.
Cái đám
đông thứ ba kia
không hẳn là họ ảo tưởng dân chủ , mơ mộng hão huyền. Cái gì cũng có lý của nó, lý bởi tiềm thức từ hai đời thủ tướng trước, những cũng lý từ thực tại bây giờ đang xảy ra như trên .
Lịch sử đại hội ĐCSVN chưa bao giờ các đại biểu có được quyền năng thực sự như điều lệ đảng cấp cho họ như bây giờ. Nếu không có nhân vật như Nguyễn Tấn Dũng, liệu vai trò đi dự đại hội của họ có còn giá trị đích thực. Hay họ chỉ thành loại bù nhìn đi làm vai
diễn mà người ta đã ấn định trước kết quả.
Dù thế nào đi nữa thì bây giờ ĐCSVN đang là thế lực cầm quyền mạnh nhất. Nếu ngay trong nội bộ , những người đảng viên bình thường không có sự dân chủ và họ chấp nhận sự độc đoán từ cấp tối cao như TBT, Bộ Chính Trị ....thì liệu người dân bên ngoài có hy vọng về dân chủ tới lượt mình hay
không.?
Hãy
nhìn các đại hội Đảng của các nước như Trung Hoa, Triều Tiên, Cu
Ba họ bỏ phiếu bầu thế nào. Và nhìn đại hội Đảng CSVN đang
chuyển động thế nào của ngày hôm nay.
Ta mới thấy sự khác biệt mà nhân tố Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra.
Chuyển dich quyền quyết định bầu bán từ đám đông này sang đám đông khác đông hơn, đó không phải là dấu hiệu dân chủ hay sao.?
Khiến cho việc lựa chọn nhân sự không theo
truyền thống của đàn anh
Trung Hoa, đó không phải là là chống Trung Hoa hay sao.? Chống lại cái quy tắc cốt lõi kế truyền của thiên triều, không phải là chống thiên triều đó sao.
Khách
quan nhìn những vấn đề đang diễn ra, Nguyễn Tấn Dũng đã phần nào đó đang tạo ra sự dân chủ.
Một số người không thừa nhận tư tưởng dân chủ của Nguyễn Tấn Dũng, chẳng qua những điều ông ta làm chỉ mang lại cho những đảng viên trong
đảng của ông ta mà thôi. Nó chưa mang đến cho người dân mà họ là một trong số đó.
Nhưng nếu những đảng viên đó mà không được sống trong bầu không khí dân chủ, thì liệu họ có ý thức được, đồng cảm được với người dân đang
mong mỏi dân chủ, để chia sẻ sự dân chủ đến cho toàn dân hay
không.?
Câu trả lời an toàn nhất là chẳng ai biết được.
Điều biết và thấy rõ trong
những ngày qua,
là quyền quyết định trước kia thuộc về một người hay một nhóm mấy người nay đã chuyển biến chuyển về hàng trăm người và rồi đến hàng
nghin người.
Đấy là sự thật, dù không lớn nhưng không thể bác bỏ đó không phải là dấu hiệu dân chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét