Sóng biển đánh dồn dập tứ phía, chiếc thuyền đã tan
tành, chỉ còn những mảnh vỡ trôi dạt. Biển vẫn còn động nhiều sau cơn bão. Bình
cố gắng ôm chặt chiếc phao và phó mặc cho số phận. Trời sáng thì Bình cũng nhận
ra chân mình chạm cát. Trước mặt là bờ biển, có các gộp đá to, có cây xanh, có
vẻ hoang sơ, giống như hoang đảo nào đó. Bình lết lên đảo rồi nắm vật xuống bãi
cát ngủ quên cho đến khi mặt trời lên cao và tiếng kêu của ai làm chàng tỉnh
dậy.
Hiểu ra thì cũng có hai người nữa trôi dạt vào hoang đảo này và còn sống. Hơn mười người khác không rõ tung tích, chẳng biết sống hay chết. Lân và ông lão Đằng đang ngồi nhìn ra biển và thất vọng.
Bình chào hỏi rồi rủ họ đi vòng quanh xem đảo này có gì lạ, lớn hay nhỏ, có gì ăn được không, có chút nước nào để uống không. Lạ thật, đúng là hoang đảo y như trong các chuyện tiểu thuyết, chẳng có gì, chỉ là một gộp đá cát nổi lên giữa biển khơi, diện tích khoảng 2ha. Chẳng có gì để ăn hay uống. nếu không có nước uống thì hai ngày nữa 3 người sẽ chết khát.
Bình đứng lên gộp đá cao và nhìn ra biển, có mấy đống rác trôi trên biển gần đảo, hy vọng có ích. Bình chạy xuống bơi ra kéo hết rác vào. Cả 3 người lục đống rác nhựa ra và tìm thấy rất nhiều bao bì, quần áo cũ, và mấy tấm giấy bạc có vẻ như bao bì của máy móc gì đó. Chàng xếp đá thành hình parabol, rồi gắn các tờ giấy bạc vào thành gương lõm thu ánh nắng để đun nấu. Bình nói hai người kia tìm xem có xác con gì trôi dạt vào để lấy nướng với cái lò gương mặt trời này.
Bình lại tìm tòi thêm rác và loay hoay chế tạo cái bình đựng nước, treo lên để đun, lấy hơi nước bốc ra cho ngưng tụ lại chảy từng giọt xuống hứng lại bằng các túi nhựa. Nhờ vậy mà 3 người có chút nước ngọt uống chút đỉnh cầm cự. Thấy Bình chăm chỉ xoay sở nên Lân và ông Đằng cũng bắt đầu lấy lại tinh thần để chiến đấu giành sự sống. Họ cùng nhau vớt rác trên biển để làm các mái che mưa nắng tạm.
Buổi tối, 3 người ngồi nhìn sóng biển và nói đủ thứ chuyện trên đời. Lân chợt hỏi:
- Này anh Bình này, tình cảnh như thế này mà tôi thấy anh vẫn lạc quan chẳng buồn chút nào. Thế hạnh phúc của anh là gì vậy?
Bình cười nói:
- Hạnh phúc của tôi đơn giản lắm, chỉ là giúp được ai đó từng chuyện nhỏ nhặt. Mấy hôm nay nhờ có anh Lân với chú Đằng mà tôi có động cơ để sống. Tôi cứ cố gắng phục vụ cho hai người là tôi sống khỏe.
Lân ngạc nhiên:
- Thế lúc còn ở nhà, anh làm gì?
- Thì tôi cũng như anh, cũng có gia đình vợ con cha mẹ phải chăm sóc, có công ăn việc làm, có bạn bè để giao tiếp, có đồng nghiệp để tương tác, có một đất nước để yêu thương.
- Anh nói nghe nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa trong đó một sức sống mạnh mẽ. Anh vừa nói có một đất nước để yêu thương, cái gì đó rất cao thượng.
- Cao thượng gì đâu anh, bình thường mà. Mình yêu thương những điều gần gũi chung quanh mình, nhưng cũng phải biết yêu thương cái gì to lớn hơn để thăng bằng tâm lý.
- Đắm thuyền, trôi vào hoang đảo, chẳng biết có ai cứu hay không, mà sao mặt mày anh tỉnh bơ vậy? Tôi và chú Đằng này buồn khủng khiếp vì nhớ nhà, vì lo cho người thân ở nhà chắc lo buồn dữ lắm. Sao anh bình thản kỳ lạ vậy?
- Lo buồn có làm mọi chuyện tốt lên đâu, anh Lân. Tôi từ lâu không cho phép tâm mình rơi vào cảm giác buồn. Buồn vì chuyện của mình làm cho mình trở nên ích kỷ dần. Tôi chỉ cho phép mình buồn vì chuyện của người khác, người bạn mất mẹ, căn nhà bên kia bị cháy, xứ người ta bị động đất thiệt hại nặng, khủng bố tràn vào giết hại dân làng, thế giới vẫn còn chiến tranh, rừng bị tàn phá...
- Thế anh Bình không lo nghĩ cho vợ con ở nhà à?
- Tôi vẫn thường dạy vợ con như vậy, nên khi có chuyện gì xảy ra, họ sẽ biết xoay sở.
Ông Đằng nói chen vào:
- Cả đời chú ăn chơi bồ bịch đủ thứ, cho rằng sống trên đời phải tận hưởng để sống vui cho hết cuộc đời. Nhưng rơi vào tình cảnh này thì đau khổ quá. Chú nghiệm ra hưởng thụ không phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là cái gì khác nữa.
Lân lại hỏi:
- Thế thu nhập anh Bình có khá không?
- Tôi cũng thu nhập trung bình, dè xẻn để sống, rồi dành ra một ít để giúp đỡ ai đó. Có khi gặp trường hợp thương tâm, vợ chồng tôi nhất trí lấy nhiều hơn để giúp đỡ họ, chấp nhận tháng đó bị thiếu chi tiêu. Nhưng rồi cũng qua, mà tâm mình thảnh thơi. Nếu không giúp người ta lúc hoạn nạn, mình sẽ không bị thiếu tiền, nhưng sẽ thiếu hạnh phúc. Chúng tôi quan niệm, tiền bạc cơm áo là để mình không chết, nhưng đạo đức mới là nguồn hạnh phúc. Vì thế chúng tôi cứ cố gắng sống cho tốt để hưởng hạnh phúc qua từng ngày. Sống không có đạo đức thì chỉ là tồn tại không bị chết mà thôi. Sống có đạo đức thì mới có hạnh phúc.
Ông Đằng rớm nước mắt nói:
- Phải chi chú nghe được những lời này sớm hơn. Lúc đi trên thuyền, chú cũng thấy cháu hay quan tâm giúp mọi người việc này việc kia, mà chú không hiểu lắm. Chú cứ tưởng hưởng thụ là hạnh phúc nên dồn sức tìm cách hưởng thụ, không ngờ sự hưởng thụ làm tâm mình ích kỷ hơn, và đau khổ hơn.
Lân hỏi:
- Nếu lỡ như mình không được ai cứu hộ, chết dần ở đây thì sao, anh Bình?
- Vấn đề là ở chỗ này. Tôi sống đúng từng ngày nên tâm chẳng có gì hối tiếc, cái chết đến lúc nào thì cứ đến. Nếu ta không sống đúng qua từng ngày, thì ta sẽ hối tiếc đủ thứ chuyện khi cái chết ập đến.
- Anh Bình nói đúng, tôi bị như vậy, cứ lẩn quẩn ý nghĩ chết bây giờ uổng quá, chưa làm chuyện này, chưa làm chuyện kia. Phải chi mình đối xử với ba mẹ tốt hơn, phải chi lúc đó giúp bà cụ trong xóm nhiều hơn, phải chi lúc đó cương quyết từ chối tình cảm của cô bạn đồng nghiệp đi, vân vân...
Bình nói;
- Bây giờ chẳng làm gì kéo lại được nữa, anh Lân cứ nguyện lòng yêu thương mọi người hết đi, vậy cũng đỡ uổng phí tâm hồn trong những ngày cuối đời này.
- Chết sắp tới rồi thì yêu thương mọi người được gì nữa, anh Bình.
- Chết đâu phải là hết, anh Lân à. Nếu chết là hết thì không còn sự công bằng của vũ trụ nữa. Mỗi người sống tốt xấu khác nhau, không lẽ chết cái thì bằng nhau à? Sau cái chết vẫn còn nhiều điều thú vị mà ta chưa biết, nhưng ta phải tin rằng chết chỉ là thay đổi trạng thái mà thôi, còn sự công bằng của trời đất vẫn vận hành. Thế nên, nếu biết rằng ngày mai mình chết thì bây giờ hãy nguyện lòng yêu thương tất cả để vài giây phút cuối cùng không uổng phí.
Ông Đằng hỏi:
- Hồi sáng sớm chú thấy Bình ngồi giống như yoga vậy?
- Dạ thưa chú Đằng, cháu ngồi thiền tĩnh tâm ạ. Tâm hồn yên tĩnh cũng là một hạnh phúc. Ngu gì để tâm mình loạn động suy nghĩ lung tung vô ích, cứ để tâm hồn yên tĩnh thảnh thơi cho sướng.
- Vậy Bình chỉ chú và Lân tập tĩnh tâm nhé.
- Vâng ạ.
Lân hỏi:
- Nghĩ đến việc cứu hộ không tìm thấy mình, mình sẽ chết gục ở đây, tôi thấy khủng khiếp quá. Nhưng nhờ anh Bình nói những điều cao quý về lẽ phải, về đạo đức, về hạnh phúc, mà tôi yên lòng lại. Nếu trời cho được sống, tôi xin theo anh Bình để học cách sống cao thượng như vậy để tìm thấy hạnh phúc hơn.
ông Đằng cũng nói:
- Chú cũng vậy, nếu kỳ này được sống, chú sẽ sống vì mọi người, sống tử tế với mọi người, không sống cho mình nữa.
Hiểu ra thì cũng có hai người nữa trôi dạt vào hoang đảo này và còn sống. Hơn mười người khác không rõ tung tích, chẳng biết sống hay chết. Lân và ông lão Đằng đang ngồi nhìn ra biển và thất vọng.
Bình chào hỏi rồi rủ họ đi vòng quanh xem đảo này có gì lạ, lớn hay nhỏ, có gì ăn được không, có chút nước nào để uống không. Lạ thật, đúng là hoang đảo y như trong các chuyện tiểu thuyết, chẳng có gì, chỉ là một gộp đá cát nổi lên giữa biển khơi, diện tích khoảng 2ha. Chẳng có gì để ăn hay uống. nếu không có nước uống thì hai ngày nữa 3 người sẽ chết khát.
Bình đứng lên gộp đá cao và nhìn ra biển, có mấy đống rác trôi trên biển gần đảo, hy vọng có ích. Bình chạy xuống bơi ra kéo hết rác vào. Cả 3 người lục đống rác nhựa ra và tìm thấy rất nhiều bao bì, quần áo cũ, và mấy tấm giấy bạc có vẻ như bao bì của máy móc gì đó. Chàng xếp đá thành hình parabol, rồi gắn các tờ giấy bạc vào thành gương lõm thu ánh nắng để đun nấu. Bình nói hai người kia tìm xem có xác con gì trôi dạt vào để lấy nướng với cái lò gương mặt trời này.
Bình lại tìm tòi thêm rác và loay hoay chế tạo cái bình đựng nước, treo lên để đun, lấy hơi nước bốc ra cho ngưng tụ lại chảy từng giọt xuống hứng lại bằng các túi nhựa. Nhờ vậy mà 3 người có chút nước ngọt uống chút đỉnh cầm cự. Thấy Bình chăm chỉ xoay sở nên Lân và ông Đằng cũng bắt đầu lấy lại tinh thần để chiến đấu giành sự sống. Họ cùng nhau vớt rác trên biển để làm các mái che mưa nắng tạm.
Buổi tối, 3 người ngồi nhìn sóng biển và nói đủ thứ chuyện trên đời. Lân chợt hỏi:
- Này anh Bình này, tình cảnh như thế này mà tôi thấy anh vẫn lạc quan chẳng buồn chút nào. Thế hạnh phúc của anh là gì vậy?
Bình cười nói:
- Hạnh phúc của tôi đơn giản lắm, chỉ là giúp được ai đó từng chuyện nhỏ nhặt. Mấy hôm nay nhờ có anh Lân với chú Đằng mà tôi có động cơ để sống. Tôi cứ cố gắng phục vụ cho hai người là tôi sống khỏe.
Lân ngạc nhiên:
- Thế lúc còn ở nhà, anh làm gì?
- Thì tôi cũng như anh, cũng có gia đình vợ con cha mẹ phải chăm sóc, có công ăn việc làm, có bạn bè để giao tiếp, có đồng nghiệp để tương tác, có một đất nước để yêu thương.
- Anh nói nghe nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa trong đó một sức sống mạnh mẽ. Anh vừa nói có một đất nước để yêu thương, cái gì đó rất cao thượng.
- Cao thượng gì đâu anh, bình thường mà. Mình yêu thương những điều gần gũi chung quanh mình, nhưng cũng phải biết yêu thương cái gì to lớn hơn để thăng bằng tâm lý.
- Đắm thuyền, trôi vào hoang đảo, chẳng biết có ai cứu hay không, mà sao mặt mày anh tỉnh bơ vậy? Tôi và chú Đằng này buồn khủng khiếp vì nhớ nhà, vì lo cho người thân ở nhà chắc lo buồn dữ lắm. Sao anh bình thản kỳ lạ vậy?
- Lo buồn có làm mọi chuyện tốt lên đâu, anh Lân. Tôi từ lâu không cho phép tâm mình rơi vào cảm giác buồn. Buồn vì chuyện của mình làm cho mình trở nên ích kỷ dần. Tôi chỉ cho phép mình buồn vì chuyện của người khác, người bạn mất mẹ, căn nhà bên kia bị cháy, xứ người ta bị động đất thiệt hại nặng, khủng bố tràn vào giết hại dân làng, thế giới vẫn còn chiến tranh, rừng bị tàn phá...
- Thế anh Bình không lo nghĩ cho vợ con ở nhà à?
- Tôi vẫn thường dạy vợ con như vậy, nên khi có chuyện gì xảy ra, họ sẽ biết xoay sở.
Ông Đằng nói chen vào:
- Cả đời chú ăn chơi bồ bịch đủ thứ, cho rằng sống trên đời phải tận hưởng để sống vui cho hết cuộc đời. Nhưng rơi vào tình cảnh này thì đau khổ quá. Chú nghiệm ra hưởng thụ không phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là cái gì khác nữa.
Lân lại hỏi:
- Thế thu nhập anh Bình có khá không?
- Tôi cũng thu nhập trung bình, dè xẻn để sống, rồi dành ra một ít để giúp đỡ ai đó. Có khi gặp trường hợp thương tâm, vợ chồng tôi nhất trí lấy nhiều hơn để giúp đỡ họ, chấp nhận tháng đó bị thiếu chi tiêu. Nhưng rồi cũng qua, mà tâm mình thảnh thơi. Nếu không giúp người ta lúc hoạn nạn, mình sẽ không bị thiếu tiền, nhưng sẽ thiếu hạnh phúc. Chúng tôi quan niệm, tiền bạc cơm áo là để mình không chết, nhưng đạo đức mới là nguồn hạnh phúc. Vì thế chúng tôi cứ cố gắng sống cho tốt để hưởng hạnh phúc qua từng ngày. Sống không có đạo đức thì chỉ là tồn tại không bị chết mà thôi. Sống có đạo đức thì mới có hạnh phúc.
Ông Đằng rớm nước mắt nói:
- Phải chi chú nghe được những lời này sớm hơn. Lúc đi trên thuyền, chú cũng thấy cháu hay quan tâm giúp mọi người việc này việc kia, mà chú không hiểu lắm. Chú cứ tưởng hưởng thụ là hạnh phúc nên dồn sức tìm cách hưởng thụ, không ngờ sự hưởng thụ làm tâm mình ích kỷ hơn, và đau khổ hơn.
Lân hỏi:
- Nếu lỡ như mình không được ai cứu hộ, chết dần ở đây thì sao, anh Bình?
- Vấn đề là ở chỗ này. Tôi sống đúng từng ngày nên tâm chẳng có gì hối tiếc, cái chết đến lúc nào thì cứ đến. Nếu ta không sống đúng qua từng ngày, thì ta sẽ hối tiếc đủ thứ chuyện khi cái chết ập đến.
- Anh Bình nói đúng, tôi bị như vậy, cứ lẩn quẩn ý nghĩ chết bây giờ uổng quá, chưa làm chuyện này, chưa làm chuyện kia. Phải chi mình đối xử với ba mẹ tốt hơn, phải chi lúc đó giúp bà cụ trong xóm nhiều hơn, phải chi lúc đó cương quyết từ chối tình cảm của cô bạn đồng nghiệp đi, vân vân...
Bình nói;
- Bây giờ chẳng làm gì kéo lại được nữa, anh Lân cứ nguyện lòng yêu thương mọi người hết đi, vậy cũng đỡ uổng phí tâm hồn trong những ngày cuối đời này.
- Chết sắp tới rồi thì yêu thương mọi người được gì nữa, anh Bình.
- Chết đâu phải là hết, anh Lân à. Nếu chết là hết thì không còn sự công bằng của vũ trụ nữa. Mỗi người sống tốt xấu khác nhau, không lẽ chết cái thì bằng nhau à? Sau cái chết vẫn còn nhiều điều thú vị mà ta chưa biết, nhưng ta phải tin rằng chết chỉ là thay đổi trạng thái mà thôi, còn sự công bằng của trời đất vẫn vận hành. Thế nên, nếu biết rằng ngày mai mình chết thì bây giờ hãy nguyện lòng yêu thương tất cả để vài giây phút cuối cùng không uổng phí.
Ông Đằng hỏi:
- Hồi sáng sớm chú thấy Bình ngồi giống như yoga vậy?
- Dạ thưa chú Đằng, cháu ngồi thiền tĩnh tâm ạ. Tâm hồn yên tĩnh cũng là một hạnh phúc. Ngu gì để tâm mình loạn động suy nghĩ lung tung vô ích, cứ để tâm hồn yên tĩnh thảnh thơi cho sướng.
- Vậy Bình chỉ chú và Lân tập tĩnh tâm nhé.
- Vâng ạ.
Lân hỏi:
- Nghĩ đến việc cứu hộ không tìm thấy mình, mình sẽ chết gục ở đây, tôi thấy khủng khiếp quá. Nhưng nhờ anh Bình nói những điều cao quý về lẽ phải, về đạo đức, về hạnh phúc, mà tôi yên lòng lại. Nếu trời cho được sống, tôi xin theo anh Bình để học cách sống cao thượng như vậy để tìm thấy hạnh phúc hơn.
ông Đằng cũng nói:
- Chú cũng vậy, nếu kỳ này được sống, chú sẽ sống vì mọi người, sống tử tế với mọi người, không sống cho mình nữa.
Ông Đằng vừa dứt lời thì có tiếng máy bay lượn qua, rồi vòng lại
phía trên.
Ta sợ nỗi buồn, ta sợ đau khổ, ta thích niềm vui, ta
tìm hạnh phúc, nhưng ta chưa hiểu rõ lắm về hạnh phúc nên hay bị đi nhầm đường.
Đôi khi ta đi đến cuối đường thì bắt gặp khổ đau. Nếu ta đi đúng đường thì cuối
đường sẽ là hạnh phúc chân thật.
Xin chúc cho tất cả mọi người tìm được đúng con đường để sống bên nhau có nhiều yêu thương và hạnh phúc.
Xin chúc cho tất cả mọi người tìm được đúng con đường để sống bên nhau có nhiều yêu thương và hạnh phúc.
Theo Facebook NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC