Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI VĂN HOÁ NAM KỲ


Nguồn Fb Nguyễn Gia Việt
Gần đây tui không coi phim đề tài Nam Kỳ của đài Vĩnh Long, vì biết toàn xuyên tạc giống kiểu tuyên giáo là dân điền chủ Nam Kỳ nó ác tận cùng. Hôm qua nghe một bạn nói, vô coi thử phim "Tiếng sét trong mưa" được quảng cáo là là dự án rất đặc biệt được phóng tác từ kịch của Tào Ngu nổi tiếng tên Lôi Vũ của Tàu, được biên kịch Hạ Thu phóng tác và đạo diễn Nguyễn Phương Điền nhào nặn. Phim truyền hình 10 tỷ Nè, ngay tập 13, có cảnh bà hội đồng ra lịnh người ở nắm đầu quăng cô Bình (Nhật Kim Anh) xuống giếng trước mắt bao nhiêu người trong nhà. Tui cười cái độp, khinh! Có lẽ trình độ nhận thức văn hóa Nam Kỳ của biên kịch chưa tới, đạo diễn cũng cạn hiểu biết và một lý do nữa là làm theo mô típ của Hà Nội xưa nay: Nhà giàu Nam Kỳ ác vô cùng, ác thấu trời xanh. Một đặc điểm của văn hóa Nam Kỳ khác Bắc Kỳ là gì? Nam Kỳ xưa không có cảnh chửa hoang như Thị Màu bị cả làng phạt vạ, làm tiệc đãi cho làng ăn nhóp nhép như chết đói. Nam Kỳ xưa không có cảnh cạo đầu bôi vôi, bỏ rọ heo thả sông gái chửa hoang như Bắc Kỳ. Tui từng chửi "Nhà ông Hoàng có ma" cho Nam Kỳ thả rọ heo trôi sông. Người Nam nhơn ái lắm, nếu thất tiết thì đày ra góc vườn cất chòi mà ở, hoặc ra nhà sau, nhưng chỉ một hai năm là xóa án, đọc Hồ Biểu Chánh đi. "Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam Ví dầu tình có dở dang Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dzìa" Người Nam Kỳ gốc lưu dân vào Nam, họ chán cảnh lũy tre làng, ác ôn ở xứ cũ nên vô Nam họ bỏ hết ráo những thứ đó, bỏ luôn lệ làng, bỏ luôn lũy tre làng, bỏ luôn cường hào ác bá, bỏ gia phả dòng tộc m... Người Nam Kỳ là nạn nhân nên họ không muốn con cháu họ tiếp tục bị thả bè chuối, bỏ rọ heo thả trôi sông, nên rốt cuộc Nam Kỳ không có cảnh đó. Nam Kỳ xưa đất rộng người thưa, nên tá điền khó sống ở điền này vì quá khó thì có thể bỏ xứ qua điền khác mà thuê đất, khai hoang sống. Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ xưa được Pháp bầu, và xã hội Nam Kỳ có luật pháp nha. Cha ông hội đồng cũng không dám chớ là ông hội đồng đi cướp vợ, đốt nhà, rồi vợ lớn vợ bé sống chung đầy nhà. Hội đồng xưa đi gieo giống dạo với tá điền cho vui chớ không có bắt làm vợ, mà vợ bé kín đáo, cưng hơn vàng, kín không để bà chánh thất biết. Phần đông hội đồng Nam Kỳ xưa vì ảnh hưởng Pháp nên trong nhà chỉ có một bà vợ duy nhứt, không có cảnh vợ bé tùm lum chung nhà, nếu có là bà bé có nhà riêng. Vui cái là trong phim mạo Nam Kỳ của đài Vĩnh Long hay có "bà cả”, bà hai, bà ba kiểu ông lý trưởng Bắc Kỳ nữa chứ. Nam Kỳ chỉ có hai là lớn nhứt, không có cả. Trở lại Đạo diễn phim Nam Kỳ nhưng bắt chước Bắc Kỳ và Trung Quốc làm cảnh nhà quá trời vợ, rồi đấu đá nhau như cung đấu, rồi giết người quăng xác là tầm bậy. "Tiếng sét trong mưa" có cảnh bà hội đồng quăng người xuống giếng là một cái rất bậy bạ. Thử kiếm đi, cả lịch sử Lục Tỉnh mình chưa có một vụ hội đồng nào quăng người xuống giếng. Vì xã hội Nam Kỳ thời Pháp là xã hội có luật pháp, có mã tà, có ông cò, có thầy hương quản, ác lắm chỉ cỡ bà Cai Hiếu trong "Con nhà nghèo" bỏ tiền cho lính bắt Ba Cam và Cai tuần Bưởi cho đã nư bà, nhưng ra tòa trước lý lẽ của trạng sư thì hội đồng xử án cũng phải trả tự do thôi. Quăng người xuống giếng là đặc trưng của Tàu trong "Lồng đèn đỏ cao cao" và phim cung đấu Tàu. Ông Trần Hữu Trang là thầy tuồng chuyên khai thác điền chủ Nam Kỳ "ác" nhưng ông cũng không dám dựng chuyện tố cáo chuyện quăng người xuống giếng vì không có trong thực tế, hội đồng Thăng chỉ là do tâm lý dồn nén mà ra, dồn nén vì ở với bà vợ như khúc cây, tâm lý dồn nén tới độ nổi khùng, ông hành hạ bà vợ lại bằng đếm tiền kiểu dưa hành. Ác cỡ hội đồng Thăng chỉ là cho ông chồng cũ bà Lựu có án tù ra Côn Đảo, con bà Lựu quăng cho người khác nuôi, ổng có cầm dao giết ai đâu. "Đời Cô Lựu" là cải lương nên nó ước lệ, thực tế chưa có ông hội đồng Nam Kỳ nào lấy vợ tá điền làm vợ, cũng chưa có bà tá điền nào ngoi lên làm bà hội đồng trong lịch sử Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bà Năm Sa Đéc hồi trẻ yêu và có con với một đốc phủ sứ nhưng ông này có lấy bà đầu, dù bà Nằm con ông Hương Cả nhưng bà là đào hát. "Tiếng sét trong mưa" xài ngôn ngữ Bắc Kỳ rất nhiều. Thí dụ bà hội đồng chửi "Thứ dơ dáy bẩn thỉu". Chửi dơ dáy thì trúng Nam Kỳ, nhưng chữ 'bẩn thỉu" là của Bắc Kỳ. Hồ Biểu Chánh hay xài "dơ dáy, lem luốc, chơi giống gì mà dơ dáy, tèm lem dơ dáy". Chửi kiểu khinh khi của nhà giàu với nhà nghèo Nam Kỳ là "Thứ dơ dáy chèn hèn", "Thứ ăn mày dơ dáy". Thí dụ: “Hả! Mày nói sao? Cái léo mẹ tiên tổ mày, mày hư, mày thúi, mày làm đĩ lấy trai ở đâu cho có chửa, bụng thè lè, rồi bây giờ mày nói xán xã cho cháu tao hả? Cháu tao như rồng như phụng, còn mày là quân ăn mày, mày rửa đít cho nó cũng chưa được, sao mày dám nói như vậy?" (Nợ đời - Hồ Biểu Chánh) Làm biên kịch mà lấy phong tục, tâm tánh của người Tàu và Bắc Kỳ rồi áp vô Nam Kỳ nói là của dân Nam, ngẫm cũng... tức cười! Làm vậy dân Nam Kỳ chánh gốc nó cười, nó khinh dữ lắm nha. Biên kịch và đạo diễn quá tệ. Điền chủ Nam Kỳ phải ác, vì ác tá điền nông dân mới nổi lên nghe lời Việt Minh đặng mà "giác ngộ cách mạng", rồi cắt cổ mổ họng lại điền chủ, mổ bụng nhồi trấu thả trôi sông, cướp lẫm lúa, đốt nhà điền chủ kiểu Việt Minh chớ. —nguồn Fb Nguyễn Gia Việt.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Thường Sơn - Vụ Bãi Tư Chính: Chủ nghĩa luyến tiếc Xô viết vỡ mộng về Putin!


Thường Sơn

Putin và Tập Cận Bình đã thỏa thuận được với nhau những điểm chung chính trị có thể dẫn tới tương lai sập cửa trước Rosneft, để tập đoàn này cũng có thể sẽ phải cuốn cờ tháo chạy khỏi vùng chủ quyền Việt Nam như Repsol của Tây Ban Nha đã từng như thế.

“Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa đưa ra. Đây không phải là lập trường chính trị mà hoàn toàn về mặt pháp lý” – Sputnik News dẫn lời Tổng thống Putin nói trước báo giới tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5.9, liên quan đến phán quyết của tòa trọng tài (thành lập theo Phụ lục 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Việc Putin lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Tòa án Quốc tế The Hague hoàn toàn có thể được hiểu là nếu xảy ra vụ chính thể Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án này về ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ và về vụ Bãi Tư Chính, Putin và chính quyền của ông ta cũng sẽ ủng hộ Trung Quốc.

Thậm chí, Putin còn gián tiếp hé lộ phản ứng rằng phán quyết của toà The Hague thuận lợi cho vụ Philippines kiện Trung Quốc không thể được công nhận, cũng có nghĩa là Trung Quốc chẳng có trách nhiệm gì phải thực thi phán quyết đó.

Cũng cần nói thêm rằng, một nhược điểm rất lớn của Tòa án Quốc tế The Hague là không có cơ chế chế tài những quốc gia không chịu tuân thủ phán quyết của tòa án này.

Theo nhận định của một số nhà quan sát, sở dĩ Tổng thống Putin thể hiện tình đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc bằng cách Nga từ chối công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 phản đối ‘đường lưỡi bò chín đoạn’ là để đổi lại việc Trung Quốc ủng hộ Nga trong vụ sáp nhập Crimea vào năm 2014. Sau đó Nga cũng trở nên lạnh lẽo với Việt Nam cứ mỗi khi xảy ra những gấu ó Việt – Trung ở Biển Đông.

5 năm sau khi giữ im lặng về vụ Hải Dương 981 (năm 2014), từ tháng 7 năm 2019 đến nay người Nga cũng chẳng có ý kiến gì về vụ tàu Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính. Một lần nữa, giới chóp bu Việt Nam đã trắng mắt: trong khi bị ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ là Trung Quốc bắt nạt càng lúc càng quá quắt và dồn vào chân tường, chính thể này lại bị hầu hết 11 quốc gia ‘đối tác chiến lược’ còn lại, trong đó có cả Nga, thản nhiên quay lưng như không biết chuyện gì đang xảy ra.

Sự im lặng đầy chủ ý của người Nga đã có thể được lý giải phần nào: Putin đã và đang trở thành một đồng minh thân cận của Tập Cận Bình trong cuộc chiến tranh lạnh đang được khởi động với người Mỹ.

Logic của sự im lặng của Nga đang dẫn ra một nguy cơ mới đối với giới chóp bu Việt Nam: bất chấp việc Nga có lợi ích tại mỏ Lan Đỏ – liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Rosneft của Nga với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, và dù Rosneft là tập đoàn có cổ đông chính là chính phủ Nga, việc Putin và Tập Cận Bình đã thỏa thuận được với nhau những điểm chung chính trị có thể dẫn tới tương lai sập cửa trước Rosneft, để tập đoàn này cũng có thể sẽ phải cuốn cờ tháo chạy khỏi vùng chủ quyền Việt Nam như Repsol của Tây Ban Nha đã từng như thế. Còn những cái ghế trong Bộ Chính trị người Việt sẽ mất cả chì lẫn chài ở vùng biển Đông Nam.