Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

HỮU THỌ: CHUYỆN CỦA 2 DÂN TỘC MANG NẶNG DÒNG MÁU ĐẠI ĐẾ- BÁ QUYỀN !!

CHUYỆN CỦA 2 DÂN TỘC MANG NẶNG DÒNG MÁU ĐẠI ĐẾ- BÁ QUYỀN !!

---

NGÀY NÀY NĂM ẤY

Hôm 28-5-1858, Nga và Tàu ký Điều ước Ái Huy, tức Điều ước Aigun. Kết quả là Nga xơi gọn vùng đất bát bao la ngát 0,66 triệu kilômét vuông của Tàu, từ Hắc Long Giang (sông Amua) ra bờ Thái Bình Dương (màu đỏ phía đông bắc bản đồ).

Chuyện là thế này.

Từ TK18, Pierre Đại đế đã có tham vọng đưa nước Nga trở thành cường quốc. Muốn thế, phải tìm lối thoát ra biển để tranh giành ảnh hưởng với Tây Âu. Ra Đại Tây Dương thì bị Anh chặn, thoát xuống Địa Trung Hải thì bị cả Anh và Pháp chặn, lên phía bắc thì Bắc Băng Dương đóng băng quanh năm, chỉ còn một đường ngoi qua phía Đông, vươn ra Thái Bình Dương.

Từ 1689 đến 1850, lợi dụng nhà Thanh phải chống chọi với quân Thái Bình Thiên Quốc, quân Nga liên tiếp lấn đất, đóng đồn ở vùng Hắc Long Giang.

Năm 1858, nhân lúc nhà Thanh thất bại trong chiến tranh Nha phiến thứ hai, Nga ép nhà Thanh phải đàm phán nhường đất, nếu không sẽ uýnh. Cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng trong khi quân Nga liên tục pháo kích (súng thần công) và dọa trục xuất hết người Mãn ra khỏi vùng Nga chiếm đóng.

Sau 6 ngày đàm phán, ngày này năm ấy, đại diện Nga là Nikôlai Muraviốp (đứng, bên phải) và đại diện nhà Thanh là Ái Tân Giác La Dịch Sơn (ngồi, bên trái) đã đặt bút ký cái rẹt.

Năm 1860, tức là 2 năm sau, Anh, Pháp ép nhà Thanh ký Điều ước Bắc Kinh, thế là Nga được ăn theo, ngoạm một miếng hơn 0,5 triệu kilômét vuông nữa (màu vàng giáp màu đỏ).

Năm 1878 Nga lại ép nhà Thanh ký Điều ước Y Lê, nuốt gọn 0,5 triệu kilômét vuông nữa của Tàu tại vùng Tân Cương (màu vàng phía tây bắc bản đồ).

Túm lại, từ cuối TK17 đến cuối TK19, Tàu mất vào tay Nga ngót 2 triệu kilômét vuông, tức là bằng 5,5 lần diện tích Việt Nam. Đau hơn hoạn.

Đầu TK20, Nga âm mưu chiếm trọn Mãn Châu (vùng đông bắc Trung Quốc hiện nay), nhưng thất bại trong chiến tranh Nga Nhật 1904-1905. Năm 1945 Nga phục hận, thắng Nhật trong Thế chiến 2, lấy thêm được kha khá đất.

Năm 1969 Nga Tàu uýnh nhau tranh chấp mấy hòn đảo trên sông Hắc Long Giang (Amua) chính là thuộc vùng đất Tàu bị mất bởi Điều ước Ái Huy đấy.

Hiện giờ Tàu vẫn còn ấm ức.

HỮU THỌ

Theo FB Tin tức Ukraina - Thế Giới




Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

FB Nam Nguyen: NGHE THÌ NGHE, KHÔNG NGHE THÌ KỆ CÁC CHÚ

 NGHE THÌ NGHE, KHÔNG NGHE THÌ KỆ CÁC CHÚ

Sáng đầu tuần tôi đi ăn qua quít rồi còn đi cày, thế nào lại ngồi cùng quán với các ông em trẻ khỏe, toàn tầm 40-50, thành đạt mọi nhẽ, nhà không có gì ngoài điều kiện. Các ông em trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, đã đi khắp năm châu, bơi qua đại dương, Tây Tạng cũng ghé mà Nam Phi cũng từng... nên sành điệu lắm, ngồi bún mọc nhưng rít xì gà, thẩm Macallan như bố già Sicily, rồi bình luận quan chức nhà ta kém các cái, hành xử chưa tây và nói năng chưa thoáng, đại loại cần học kỹ năng ăn hút thêm vào (chứ kỹ năng làm kinh tế thì thôi, cái này đến các ông em cũng phải gọi họ là sư phụ). Ý rằng các anh ấy giàu thì hẳn rồi nhưng trong môi trường nhà nước, lúc nào cũng đăm đăm suy nghĩ vì dân hết cả, nên chưa được tinh tế lắm đâu, ăn chơi phải học đến nơi... Thế nào chúng nó lại quay ra hỏi ý kiến mình, ý là anh thì già nhất bọn, thấy bảo cũng biết ăn chơi, thôi phán cho mấy thằng em vài ý cho xôm tụ. Khổ thế, mình đã hoàn lương lâu lắm rồi, nhưng chót bị đẩy vào thế phải làm play boy, đã thế thì “chém phần phật” cho hả rượu!

Vang thì uống ra làm sao:

Nhà mình bây giờ hang cùng ngõ hẻm cũng uống vang, sưu tầm vang, ai ai cũng thấy quý tộc hẳn lên. Xin thưa vang quý thì quý thật, đắt thì đắt thật... nhưng uống nó  là công việc giản đơn như ăn cơm uống nước, đừng có làm quá lên, kỹ năng cái đệch! Xin nói luôn rằng cái công thức “vang đỏ uống với thịt, vang trắng uống với hải sản” sai thì chả sai, nhưng bây giờ ai còn băn khoăn cái chuyện đó thì cũng chả khác gì cầm cái Vertu rồi cũng chỉ biết nghe với gọi, lạc hậu mấy thế hệ rồi! Nếu bạn mở chai vang rồi uống luôn, mà không cần cho vào cái coóng để rượu nó “bung” ra, thì thôi, uống gì cũng tốt hết! Thậm chí việc chọn loại ly uống vang cũng quan trọng hơn cái việc đỏ hay trắng. Nhưng cái này dễ và cần nhớ này: vang đỏ uống với nhiệt độ phòng (mát, tức là 12-18 độ) còn vang trắng cần lạnh hơn (5-8 độ, tức là tủ lạnh rồi). Cầm cái cốc vang cũng như người ta cầm đũa, cầm thế nào tự nhiên nhất thì hệ thần kinh nó điều khiển, cứ gì phải cầm cái chân cốc nếu không đủ tự tin. Vang cần uống nhâm nhi, nhiều ngụm nhỏ, đặc biệt vang trắng. Nếu có sự lựa chọn thì đồ ăn sẽ quyết định loại vang nào, và một buổi tối thành công là sự thưởng thức của vài loại rượu vang, chứ không phải cứ một loại đắt mà tẩn hết một thùng thì được coi là chịu chơi đâu nhé!

Uống vodka thế nào:

Riêng cái này các chú phải nghe anh. Dân ta có trò cho cả chai vào ngăn đá, rồi lấy ra uống cho dễ nuốt, lấy làm đắc ý lắm. Sai cmnr, uống thế là lừa cảm giác, uống như uống thuốc chứ ngon lành gì! Cho vào làm lạnh là mấy cái ly uống rượu ấy, còn rượt vodka đúng ra phải uống bằng nhiệt độ phòng, cùng lắm để ngăn lạnh mươi phút thôi, uống thế mới đỡ phí rượu. Nếu mà muốn uống cho nó “khoa học” – cái này còn cao thâm hơn một bậc – thì phải nhai đồ nhắm trước, nhai chậm thôi, gần nuốt hết rồi thì chạm cốc nhau rồi làm một ly – chứ không phải cứ tợp xong rồi nhá gì thì nhá đâu nhá!

Mà này, hỏi thật các chú, cứ 1 đứa quản ca rồi hô "1,2,3 -dô!" nghe có thấy hèn hèn không? Đéo gì uống bia uống rượu mà như uống thuốc thế, không uống được thì xin thôi em next, thói quen như shit thật! Bỏ đi các chú ạ, quý tộc cơ mà?

Nấu và ăn spaghetti:

Các chú cứ xơi mà có biết thế nào gọi là spaghetti ngon không? Nấu trong nồi, nhiều nước để khỏi dính vào nhau đã đành rồi. Nhưng spaghetti sợi dài lắm, có bẻ xong mới cho vào nồi hay thế nào? Tuyệt đối cấm nhé! Dân Ý nó mà biết là án mạng đấy... Để nguyên!

Thế đun sối nước rồi để bao lâu? Thường trên túi mì có đề thời gian, nhưng dân sành họ phải ăn hơi dai một chút, tức là rút ngắn thời gian sôi độ một phút thôi, ăn kiểu Al dente (nghĩa đen là “cho sướng răng”). Nếu gói không đề thời gian mà bạn không kinh nghiệm (nhìn sợi mì dày hay mỏng đoán được đấy) thì dùng cách “nhà quê” thế này: lấy mẩu sợi mì ném lên tường, dính vào là ăn được rồi đấy!

Ăn Nhật:

Ăn thế nào cho sướng cái thằng người là được. Có mỗi điều dân ta hay bé cái nhầm thôi: wasabi người ta không cho vào xì dầu ngoáy tít lên đâu, mà bôi vào miếng cá rồi mới chấm...Và ăn kiểu Nhật thì người ta chỉ có bê thức ăn ra thêm, chứ không được dọn đi, thế nên cũng ít nên hoạnh họe các em các cháu nó phục vụ thôi, bày đầy bàn ra theo họ thế mới là sung sướng.

Mặc comple, đi giày, đi tất, thắt lưng, đeo cà vạt:

Nếu bạn là Vượng hay Trung Hà, thì mặc gì cũng được, quần bò hay quần đùi cũng thế (xấu như nhau hehe). Nếu ăn diện đi tiếp khách hay lên tivi thôi thì có thể theo phép lịch sự vậy, bọ ngày xưa cũng thế, lúc nào cũng thòng lọng thắt cổ tưởng oai lắm... Cái chuyện thắt lưng phải giống màu với tất, hay quần với tất... cũng là classic của thế kỷ 20, theo cũng được, mà bạn đủ tự tin thì đừng phải theo. Comple cài cúc nào xin lỗi chứ đừng nghĩ quan chức họ không có biết! Quan trọng nhất vẫn là thần thái, năm xưa Michael Jackson tung ra cái mốt quần thì ngắn, tất thì trắng phớ như cái khăn mặt bông, thế mà cả thế giới phải theo đấy... nên tự tin mới là điều quyết định. Miễn đừng dùng đồ rởm, kiểu thắt lưng Hermes to tướng mà các bạn Grab cũng hay dùng, còn sơ mi thì phải phẳng phiu một tí, chịu khó nhé!

Chơi golf:

Vẫn biết chơi golf có một sức hút khủng khiếp về độ “gây nghiện”, nhưng nói thật chả thấy ở đất nước nào người ta lại thích thể hiện bàn chuyện về golf nhiều như Việt Nam ta. Đi đâu cũng nói, gặp ai cũng nói, nghe nhiều phát mệt...Chẳng khác nào Hồng Kông bàn chuyện đua ngựa, hay bên Thái, bên Miên bàn chuyện đá gà. Nếu chú em nào vẫn nghĩ “chơi golf là bộ môn quý tộc” thì có khi phải xem lại đi một tí, đúng là cũng không rẻ thật nhưng tốn kém làm sao bằng mấy anh Hai Nam Bộ mặc quần xà lỏn không có sịp đi xem đá gà chui...Mắc mệt với mấy ông ranh quý  xờ tộc oánh gôn hehe!

Xì gà:

Là vấn nạn hiện nay của nước nhà, ở chỗ đâu đâu cũng thấy. Nó khá giống “oánh gôn” – nếu mà chú nào chơi từ 1995 thì nên khoe, 2005 mới hút thì khoe làm gì nữa, còn 2015 hay 2022 mới chơi rồi đi đâu cũng bi bô nhọc lắm cơ. Xì gà như hiện nay 80% là đồ đểu, chứ chưa được gọi là fake nữa, ai cũng biết như thế nhưng ai cũng hút, mà khổ chỗ có một mình mình chả hút đâu, cứ phải chỗ đông người, nhất là đông gái thì mới hút! Nếu các chú em tự tin mình hút lọc lõi như quan chức có Hoàng Trung Hải, doanh nhân có Th “béo” thì hãy khoe, còn không thì nhẹ nhàng mà hút thôi. Đến cái đứa ngày làm chục điếu như Vũ “Trung Nguyên” thì cũng là đứa coi như không biết hút, chứ hay cái gì…

Nhiều bố trẻ rít xì gà cứ sáng loè như rít thuốc lá ấy, sợ ghê cơ! Người ta không rít khói vào phổi như thuốc lá thuốc lào nhà các bố đâu, cho khói nó bay trong miệng trong mũi thôi. Cũng đừng vẩy tàn như thuốc lá, đừng dập nó đi. Nhất là đừng hút dở rồi để dành sáng mai hút tiếp. Bún mọc thế này thì thôi, các chú tha anh…

Đồng hồ, bút máy, xe máy, ô tô:

Tuổi trẻ 40-50 mà đã có hết những thứ này cũng đáng khoe lắm chứ. Nhưng thân đến mấy, mà vật nhau ra ở chỗ đông người, vén tay vén chân xem đồng hồ gì, anh thấy nó cứ trẻ trâu thế nào ấy các chú ạ! Hay là đeo hai đồng hồ, cho nó dễ khoe hơn...?! Tuổi bọn anh hơn các chú tí thôi, toàn khoe tiểu đường với huyết áp, chán mớ đời, nhìn cái đồng hồ nó cũng chả hơn cái máy đo huyết áp là bao đâu các chú ạ. 

Check-in:

Cái thói quen này thực ra bắt đầu từ khi điện thoại có camera kha khá Megapixel, và có mấy cái App đểu kiểu Zalo thịnh hành. Ngày trước các ông cứ đi rượu bia đâu là giả vờ “anh đi với sếp tổng miền Nam mới ra” hay “đường tắc bỏ mẹ còn lâu mới về tới nhà”, con mẹ Đốp ở nhà nó mới kiểm tra: “ông chụp ngay rồi gửi Zalo xem nào!”. Thế là hết pin. Lâu dần thành thói quen, đi đâu ngồi mà có 3 đứa trở lên cũng chụp ảnh, tay nâng cái cốc trông kinh bỏ mẹ…Dần dần xã hội bị tha hoá, bây giờ tới lượt các bà, đi đâu cũng chụp ảnh – nào đầm sen, hoa sakura, thác Bản Giốc, sân bay, xếp hàng mua phở Bát Đàn… Ghét nhất tay lại phải “thả trym” chả ra cái giống gì!

Nhưng thế vẫn còn đỡ chán. Chả hiểu nghe stylist nào mà các mợ bây giờ đi đâu cũng thủ theo dăm bộ áo dài, cứ thế đến đình chùa nào là thay sột soạt rồi dàn hàng ra chụp. Hôm qua đi suối nước nóng Thanh Thuỷ cũng thấy ba chục mợ mặc áo dài chụp ảnh, đa phần là áo gấm…Thấy bảo thế còn chưa “mô-ve-tông” lắm đâu, ra nước ngoài các mợ diện váy dạ hội kiểu Scarlet đi DisneyLand chụp ảnh liên hồi. Chính bọn trẻ con bây giờ văn minh tử tế, không chụp là không chụp, éo nói nhiều! Các cu giỏi đấy!

Bạn gái:

Cái này công nhận nên khoe, xứng đáng lắm, nhưng khoe bạn gái là cả một nghệ thuật đấy. Không khoe cũng phí (mà đời nào bạn gái nó chịu để các chú không khoe!), khoe không khéo chúng nó lại ghét mình. Chẳng dám dậy khôn các chú, chỉ nói rằng nếu các chú em thạo hết mấy mục ở trên, thì chả sợ thiếu đâu mà khoe. 

...

Còn nhiều chủ đề lắm, nhưng chém thế nào mà thấy xung quanh im lặng đáng sợ... Chém xong một thôi một hồi, tôi xin phép trả tiền bún mọc, để “diễn” thêm hai bài học cho bọn tuổi trẻ tài cao: một là đi trước nên trả tiền mới là lịch sự (Sài Gòn hay thế) và hai là nên “tip” cho người phục vụ mình. Xong rồi thấy mình quý tộc hẳn lên, ra sau gốc cây mở cốp con xe Wave Tàu lấy bộ quần áo xanh đồng phục của tập đoàn dịch vụ quốc tế khoác vào người, thắt lại cái thắt lưng có chữ H to tướng, tất nhiên là đồ dởm. "Chỉ được cái quan hệ rộng - mình tự nhủ - điện thoại vừa bật lên đã thấy tin nhắn tơi tới rồi". Một tuần lao động Grab bắt đầu như thế đấy...

Bonus: nếu 1000 like thì sẽ viết kỹ về mục cuối ở bài khác, khách nó gọi nên phải chở đi rồi...

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

CON NGƯỜI BỆNH HOẠN PUTIN PHẢI BỊ HẠ BỆ

 CON NGƯỜI BỆNH HOẠN PUTIN PHẢI BỊ HẠ BỆ 

(Alik Kokh -14-5-2022)

Vào ngày thứ bảy mươi chín của cuộc chiến, 

Mọi người đến hôm nay đều biết rằng, nỗ lực để vượt qua sông Seversky Donets của quân Nga để phối hợp thành gọng kìm với mũi quân ở Popasna, đã hoàn toàn thất bại. Lực lượng vũ trang Ukraine đã hủy diệt cây cầu 2 lần cùng rất nhiều xe tăng và thiết bị quân sự của Nga và than ôi, rất nhiều binh lính ...

Vâng vâng! Chúng ta phải làm gì đây? ... Tôi cảm thấy có lỗi với tất cả mọi người trong cuộc chiến này. Cả người Ukraine và người Nga…

Có thể nói rằng tôi không cảm thấy tiếc nuối gì khi đối mặt với chỉ Putin và bè cánh của hắn. Đáng lẽ ra, tôi ước, hắn và bè lũ phải ở đó, bị bắn khi băng qua sông. Và họ đáng bị trừng phạt xé thành nhiều mảnh do trúng một quả đạn pháo ...

Và kịch bản cuộc chiến đột nhiên kết thúc. Ngay lập tức. 

Và phần cuối của cuộc thảo luận về cuộc chiến là nói về vai trò của cá nhân trong lịch sử. Tôi thậm chí không biết cuộc chiến này sẽ được viết như thế nào vào các sách giáo khoa ... Có thể, ở các quốc gia khác nhau – nó sẽ được viết theo những cách khác nhau. Ở Ukraine - theo một cách. Ở Mỹ có thể viết khác. Ở Nga – lại khác nữa. Tất nhiên, nếu đến lúc đó, nước Nga còn tồn tại với những mảnh vỡ còn sót lại...

Nhân tiện đây tôi muốn nói về cái cá nhân rất đặc biệt của Putin. Tôi không muốn (và không giống như Macron và Scholz) đi sâu vào hộp sọ của Putin và tìm kiếm khả năng đồng điệu về logic và lẽ đời thường trong đó. Nếu muốn thấy lòng nhân đạo và nỗi trắc ẩn của hắn lại càng không có khả năng. Nếu các khái niệm này đã từng ở trong hộp sọ của hắn, thì chúng cũng đã rời đi từ lâu rồi. Putin và những người tùy tùng của ông ấy từ lâu đã sống trong một thế giới của riêng họ, và tôi thậm chí không thể mô tả được cho chính xác.

Putin từ lâu đã tắm trong vinh quang và sự tôn thờ. Người Nga yêu mến ông, châu Âu yêu mến ông, nước Mỹ hoan nghênh ông. Tôi nhớ khi chúng tôi tiến hành chiến dịch bầu cử ở Sant Petersburg vào năm 2003, có thể thấy rõ điều đó: ngay sau khi các nhà lãnh đạo SPS của chúng tôi chỉ trích Putin, xếp hạng uy tín thành phố bị giảm xuống liền, và nếu khen ngợi Putin, nó sẽ tăng lên. Hồi đó xã hội học vẫn trung thực ...

Và sự tôn thờ này không phải là vô tác dụng đến anh ta. Anh ta bị cuốn vào nó như một loại ma túy. Và anh ta đã hành động về nguyên tắc giống như đứa trẻ hư từ truyện Cô bé quàng khăn đỏ: "Người ta đánh con bằng roi, nhưng con luôn yêu tôi như một đứa trẻ xinh xắn!". Putin muốn chinh phục những người dân Nga bằng thần thái dũng mãnh của mình.

Anh ta được tất cả nhiều người vây quanh ca tụng rằng anh ta có tố chất dũng mãnh, ca tụng hết năm này đến năm khác, nó như một tiên đề. Và dần dần, anh ta bắt đầu hình thành tính cách lập dị của mình.


 Tất cả những điều đó đã kết thúc với cuộc chiến này. Dơ bẩn và kinh khủng. Đẫm máu và vô nghĩa.

Trời xui đất khiến, tại một số thời điểm nhất định, bị quáng mắt bởi bởi những thành công kinh tế do thời cuộc thị trường thế giới, anh ta và lũ tùy tùng quy hết chúng cho bản thân anh ta (và cố gắng làm ngơ bỏ qua các ý kiến khác). Và anh ta trở nên mất hứng thú với chương trình nghị sự hạn hẹp của riêng nước Nga. Anh ta cho rằng nước Nga quá nhỏ so với thiên tài của anh. Anh ta được sinh ra vì một thứ gì đó to tát hơn nước Nga nhiều...

Và khi đã trở nên cuồng tín vào điều đó, Putin, giống như Chapaev, đã quyết định trở thành thủ lĩnh "trên quy mô toàn cầu." Anh ta đã đến với thế giới với những ý tưởng kỳ lạ được tùy tùng của anh ta luôn tung hô.

Rồi buổi lễ chúa đã xong. Cậu bé bị bỏ lại một mình trong nhà thờ, giữa đống đồ chơi nhàm chán. Người lớn ghé vào  các phòng để bàn luận về những chuyện người lớn nhàm chán của họ. Và cậu bé lẻ loi giữa nhà thờ không quan tâm đến những vấn đề này… 

Cậu bé cảm thấy bị người lớn xúc phạm ghê gớm. Cậu bé rất thích được họ đặt cậu lên ghế đẩu và bảo cậu đọc một bài thơ hoặc đoán chữ nào phải viết hoa. Và mọi người vỗ tay tán thưởng cậu và tặng kẹo cho cậu ...

Trong nỗi buồn chán, cậu phóng hỏa đốt nhà thờ.

Vụ cháy nhà thờ đã xảy ra. Tất cả điều này được mô tả trong các cuốn sách về tâm thần học trẻ em. Mọi thứ đều rõ ràng và dễ hiểu. Cả cách điều trị, liều lượng thuốc ra sao, v.v. 

Nhưng ở đây có một điều không rõ ràng: làm thế nào mà căn bệnh này lại không chữa được ở một cậu bé ở tuổi 70?

Tuy nhiên, chứng bệnh trẻ sơ sinh cũng là một căn bệnh. Và bệnh đó cũng cần được điều trị. Bạn có biết dấu hiệu chính của chứng bệnh trẻ sơ sinh là gì không? Đúng vậy: đây là trường hợp bệnh nhân không nhận thức được hậu quả của hành động của mình. 

*** 

Và bây giờ đến lượt Putin (và anh ta, sau tất cả, cũng chỉ là một đứa con trai nông dân), chỉ cần đánh bại triệt để mới chữa được bệnh.

Anh ta (giống như bất kỳ người con trai nông dân nào) là người không hiểu các ngôn ngữ khác. Khi người đời thuyết phục anh ta, anh ta nghĩ rằng họ đang nói đùa với anh ta. 

Không thể giải thích sự thật đơn giản này cho Macron hay Scholz được. Họ lớn lên trong một nền văn hóa khác, trong một trạng thái tâm lý khác, trên những mô hình khác. Do đó, tất cả họ đều chỉ có thể chọc tức Putin bằng các cuộc trò chuyện… Họ không thể tiến tới đồng thuận về bất cứ điều gì trong các cuộc đàm phán với anh ta.

Tuy nhiên, tôi cho là cũng có thể. Nhưng trước tiên cần phải đánh anh ta. Nếu cần thiết, hãy đấm thẳng vào mặt anh ta. Nếu cần mạnh hơn thì đánh gãy tay. Và nếu cần mạnh nữa cho các chuyện nghiêm trọng và quan trọng - thì hãy làm gãy cột sống anh ta.

Và sau đó, trên chiếc xe lăn, anh ta có thể sẽ trở thành biết điều hơn trong các cuộc đàm phán. Khi đó anh ta sẽ có tư duy mang tính xây dựng, hiểu biết hơn, sẽ không còn lải nhải tuyên truyền như hiện nay.

Và tôi khuyên, chỉ nói chuyện với hắn ta bằng thứ ngôn ngữ mà hắn hiểu. Không phải bằng ngôn ngữ của Macron và Scholz. 

Trong hoàn cảnh đó, khi hắn bị gãy xương sống là cách duy nhất để khiến hắn ngừng lừa dối và bắt đầu một cuộc đối thoại bình thường về việc rời khỏi chính trường. Vâng vâng. Tôi không muốn hình dung một viễn cảnh mà hắn ta sẽ còn cai trị nước Nga trong nhiều năm nữa. Trong viễn cảnh này, ác quỷ sẽ lên ngôi, nhân loại sẽ không sống nổi để chứng kiến cái chết tự nhiên của mình.

Chúa đã quyết, và nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh dự là làm gãy lưng Putin đã được trao cho Ukraine. Và nhiệm vụ của chúng ta là giúp Ukraina hoàn thành nhiệm vụ đó.

Bởi vì nguyên nhân của chúng tôi là đúng. Kẻ thù sẽ bị đánh bại. Chiến thắng sẽ là của chúng ta.

Vinh quang cho Ukraine! 🇺🇦

Copy từ FB Kim Van Chinh.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Đỗ Ngà: NƯỚC NGA SUY VONG – XU THẾ KHÓ CƯỠNG

-Đỗ Ngà-

Xuất khẩu năng lượng của Nga chiếm đến 47,29% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, xuất dầu thô là 22,5%, xuất dầu thành phẩm 14,5%, và xuất than 4,4%, còn lại giá trị khí đốt chỉ là 5,98% mà thôi. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu khác của Nga hầu như đều bị chặn đứng, phần còn lại là năng lượng. Các mặt hàng năng lượng như dầu thô, dầu thành phẩm và than, chậm nhất là cuối năm 2022 là bị chặn hoàn toàn. Khí đốt thì phải đến 2024 nước Đức mới tìm nguồn thay thế cho nguồn khí đốt đến từ Nga.

Như vậy, dù cho EU có để kẽ hở cho Nga xuất khí đốt thì khoản tiền mà nước Nga thu về là không đáng kể. Tình hình kinh tế Nga vào cuối năm nay hứa hẹn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với hiện tại. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách Nga.

Khi Mỹ cắt các ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT thì nền kinh tế Nga bị khó khăn ngay tức, đồng ruble giảm giá ngay sau đó. Tuy nhiên,sau đó Nga lấy lại sức mạnh cho đồng Ruble nhờ áp dụng những biện pháp kịp thời. Ngoài những giải pháp hợp lý thì của chính quyền Nga thì việc Mỹ và EU chừa lại kẽ hở để Ngân hàng Trung ương và Chính phủ Nga có dư địa để xử lý khủng hoảng. EU vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng Nga nên không thể cấm vận hoàn toàn mà chỉ cấm vận được một phần. Muốn cấm vận hoàn toàn phải có lộ trình.

Từ nay đến cuối năm 2022 thì nguồn thu nhờ xuất khẩu năng lượng Nga giảm bị chặn gần hết, chỉ còn lại nguồn khí đốt. Được biết, nguồn khí đốt Nga chỉ chiếm 12,5% tổng thu xuất khẩu năng lượng nên đến cuối năm khe hở mà lệnh cấm vận tạo ra không còn rộng như hiện tại. Khi đó Nga thực hiện chính sách tiền tệ để ổn định đồng ruble lại càng khó khăn hơn nữa.

Trong các thị trường mà Nga xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất với 14,9% tổng kim ngạch. Như vậy đến cuối năm, Nga sẽ chỉ cậy vào thị trường Trung Quốc mà thôi. Chính quyền Bắc Kinh vẫn dang tay chào đón, tuy nhiên, những ông lớn công nghệ Trung Quốc đang dần tháo chạy khỏi thị trường Nga. Nguyên nhân là họ lo sợ Mỹ sẽ trừng phạt giống như Trump đã trừng phạt Huawei trước đây. Lúc đó Huawei mới vừa vượt Samsung về doanh số điện thoại lập tức bị tụt lại phía sau đối thủ Hàn Quốc sau lệnh trừng phạt. Thị trường Nga rất nhỏ bé so với thị trường Mỹ, vậy nên các ông lớn công nghệ Trung Quốc không dại gì chọn Nga bỏ Mỹ. Tương tự như vậy, những nhà nhập khẩu hàng Nga nào mà có làm ăn với Mỹ cũng sẽ giảm dần việc làm ăn với Nga.

Như vậy, dù cho chính quyền Trung Quốc không cấm các doanh nghiệp của họ làm ăn với Nga, nhưng bản thân các doanh nghiệp cũng tự co vòi để đảm bảo an toàn. Khi lệnh cấm vận thít chặt thì có muốn dựa Trung Quốc để tồn tại thì khả năng của Trung Quốc cũng chỉ có giới hạn. Lệnh cấm vận ảnh hưởng đến nước Nga từ mọi hướng. Nước Nga giờ đang vùng vẫy trong khuôn khổ rất hẹp, mà cái khuôn đó là ngày càng teo lại, nền kinh tế Nga chẳng có gì sáng sủa.

Lộ trình cấm vận Nga được EU lên kế hoạch thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Cụ thể là Đức, phải cần đến 2 năm sau mới cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt Nga. Điều này có nghĩa là, khi Nga rút quân khỏi Ucraina chưa chắc gì Mỹ và EU dỡ bỏ lệnh cấm vận. Nguyên nhân? Nguyên nhân là, dù Nga rút quân thì tính hung hăng vẫn còn. Nên nhân cơ hội này tròng vào cổ nước Nga cái thòng lọng kinh tế để hạn chế sự điên cuồng của nó. Hiện nay Phần Lan và Thụy Điển đang có kế hoạch gia nhập NATO, nếu không dùng chính sách cấm vận làm cho Nga thấm đòn thì các nước thành viên mới của NATO chưa chắc gì yên thân. Putin tưởng rằng sẽ lấn tới đe dọa NATO nhưng ngược lại, NATO tương kế tựu kế chớp thời cơ lấn sang hướng Đông, và tròng cái thòng lọng kinh tế vào cổ Nga Ngố của Putin.

Nước Nga đang suy vong. Từ cường quốc lớn, Nga đang lùn dần và khi kết thúc triều đại Putin, Nga sẽ không còn tư cách để để đứng thành một cực ở Âu Châu nữa. Không có một điểm sáng nào cho thấy nước Nga có thể duy trì vị thế cường quốc của nó nữa./.

-Đỗ Ngà-

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NGUỒN GỐC CÁC ĐỊA DANH Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NGUỒN GỐC CÁC ĐỊA DANH Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

1 – Tên do địa hình, địa thế:

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:

“Gió đưa gió đẩy,

về rẫy ăn còng,

về bưng ăn cá,

về giồng ăn dưa…”

Giồng

là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “Trên đất giồng mình trồng khoai lang…”

Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện).

Lại nhắc đến một câu hát khác:

“Ai dzìa Giồng Dứa qua truông

Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…”

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

Truông

là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.

“Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Tại sao lại có câu ca dao này?

Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Phá

là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

Bàu

là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

Đầm

chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

Bưng

từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng… mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.

“…về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa”.

Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.

Láng

chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

Trảng

chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo.

Đồng

khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.

Hố

chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.

2 – Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình.

Cần Thơ

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt “cần” và “thơ”. Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho”, là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò tho”. Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho”,người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho”.

Mỹ Tho

Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “mỹ” và “tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.

Sóc Trăng

Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”. Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

Bãi Xàu

Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer “bai xao” có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

Kế Sách

Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K’sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach”.

Một số địa danh khác:

Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran”, tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.

Trà Vinh xuất phát từ “prha trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng.

Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum”, là sông rau muống (trakum là rau muống).

Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek”, phsar là chợ, dek là sắt.

Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer “srala”, là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.

Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau”, có nghĩa là nước đen.

3 – Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn.

Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.

Chợ

Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau:

– Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn.

– Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa.

– Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.

Xóm

là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí.

Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình…

Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị.

Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm.)

Thủ

là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

Bến

ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò, xe hàng, xe lam…

Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên Hòa.

Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như:

Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

4 – Một số trường hợp khác

Có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai.

“Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.”

Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “thủ” ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.

Kết

Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán… chứ còn cái chợ có cái quán đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn. Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi.)

Sưu tầm

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

Phạm Nguyên Trường: BA SAI LẦM CHẾT NGƯỜI VÀ MỘT LỜI HỨA VÔ CĂN CỨ CỦA KARL MARK

                 (Phạm Nguyên Trường)

Chủ nghĩa Marx tất nhiên là có nhiều sai lầm và vì vậy mà đã gây ra nhiều tai họa cho nhân quần, nhưng thời gian có hạn, chỉ xin bàn 3 sai lầm mà người viết cho là những sai lầm quan trọng nhất.

1. Bãi bỏ sở hữu tư nhân 

Trong tất cả các loài động vật sống thành bày đàn/xã hội, chỉ có ba loài là ong, kiến, mối là toàn tâm toàn ý, sống chết với đàn mà thôi. Các thành viên của những loài động vật sống thành bày khác như trâu rừng, linh dương đầu bò, chó sói, sư tử… tuy sống trong đàn, nhưng vẫn giữ cho mình mức độ độc lập nhất định, thậm chí nếu bị con đầu đàn o ép quá thì có thể bỏ đi. Loài người cũng như thế. Không có người nào muốn để cho người khác chi phối hoàn toàn cuộc sống của mình. Chỉ có một khác biệt: con người không thể bỏ xã hội, con người giữ độc lập bằng cách có sở hữu riêng. Đấy là lý do câu châm ngôn của người Anh: “Nhà tôi là pháo đài của tôi”. 

Không có sở hữu tư nhân, không thể tự kiếm sống, con người trở thành nô lệ. Cả xã hội đều là nô lệ. Đấy là lí do vì sao trong lòng xã hội dựa trên sở hữu tập thể luôn luôn và bao giờ cũng có những người đứng lên chống lại nó. Đấy là những người còn giữ được tính người, còn chứa trong tim mình khát vọng tự do, tự chủ. Số người đứng lên chống lại cái xã hội phi nhân đó, trái với suy nghĩ của các ông trùm cộng sản, lại ngày càng đông thêm. Nếu có xã hội bên ngoài để người ta so sánh thì thời gian tồn tại của xã hội dựa trên sở hữu tập thể sẽ không thể lâu. Đấy là lí do vì sao các xã hội dựa trên sở hữu tập thể phải dựng lên những bức màn sắt, nhằm ngăn chặn cả con người lẫn thông tin, nội bất xuất ngoại bất nhập.

Tuyên ngôn cộng sản

Không có sở hữu tư nhân, người ta không thể mạo hiểm với những quy trình sản xuất hay sản phẩm mới. Lưỡi gươm: thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng lúc nào cũng treo ngay trên đầu. Tất tất đều phải chở chỉ đạo của cấp trên. Xã hội không thể nào phát triển được.

Những người hoạt động trong các ngành nghệ thuật cảm nhận được chuyện này rõ ràng nhất. Bộ trưởng văn hóa có là người tài giỏi và phóng khoáng đến đâu thì cũng chỉ là người thích một số bộ môn nào đó mà thôi. Những bộ môn không được ông/bà ta ưa thích tất nhiên là sẽ không được nhà nước tài trợ và không phát triển được. Chỉ có xã hội dựa trên sở hữu tư nhân, tức là chính người nghệ sĩ là những người giàu có hoặc được những người giàu có tài trợ thì nghệ thuật mới đa dạng và đơm hoa kết trái.

Vì vậy mà, xã hội dựa trên sở hữu tập thể là xã hội đơn điệu, nghèo nàn, bàng bạc, thiếu sức sống, thậm chí là thoái hóa dần cả về vật chất lẫn nhân cách.

2. Thuyết vế giá trị lao động 

Đây là học thuyết nói rằng, lượng lao động hao phí của con người trong việc sản xuất ra sản phẩm sẽ quyết định giá trị của sản phẩm. Hay lao động là cội nguồn của mọi giá trị.

Tương tự như quan điểm địa tâm, học thuyết về giá trị lao động bề ngoài dường như là hợp lý, vì thường thường, dường như món hàng cần nhiều sức lao động có giá trị cao hơn. Nhưng, tương tự như những câu chuyện trong môn thiên văn học, lý thuyết ngày càng trở nên phức tạp khi nó tìm cách giải thích một số mâu thuẫn hiển nhiên. Bắt đầu từ những năm 1870, trong kinh tế học đã diễn ra cuộc cách mạng tương tự như cuộc cách mạng của Copernicus, đấy là khi lý thuyết chủ quan về giá trị (subjective theory of value) được nhiều người sử dụng để giải thích giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay, thuyết về giá trị lao động chỉ còn rất ít tín đồ, đấy là nói trong số các nhà kinh tế học chuyên nghiệp, nhưng trong các môn học khác, cũng như trong dân chúng nói chung, nó vẫn được nhiều người sử dụng khi thảo luận các vấn đề kinh tế.

Luận cứ cho rằng chủ nghĩa tư bản bóc lột công nhân được xây dựng chủ yếu trên quan điểm cho rằng lao động là nguồn gốc của tất cả các giá trị và lợi nhuận của nhà tư bản, vì vậy mà người công nhân - những người xứng đáng được hưởng những giá trị này đã bị tước đoạt. Nếu không có thuyết về giá trị lao động, thì không rõ lời phê phán chủ nghĩa tư bản của Marx còn giá trị đến mức nào.

Trong kinh tế học, câu trả lời xuất hiện khi, tương tự như Copernicus, một số nhà nhà kinh tế học nhận ra rằng cách giải thích cũ đã thuộc về quá khứ. Điều này đã được trình bày một cách rõ ràng trong tác phẩm của Carl Menger, cuốn Những nguyên lý của kinh tế học của ông không chỉ đưa ra lời giải thích mới về bản chất của giá trị kinh tế, mà còn tạo ra nền tảng của trường phái kinh tế học Áo.

Menger và những người khác khẳng định rằng, giá trị là chủ quan. Nghĩa là, giá trị của một món hàng không được xác định bởi những yếu tố đầu vào có tính vật lý, trong đó có lao động, giúp tạo ra nó. Thay vào đó, giá trị của một món hàng hình thành trong nhận thức của con người về tính hữu dụng của nó đối với những mục đích cụ thể mà người ta có tại một thời điểm cụ thể nào đó. Giá trị không phải là một cái gì đó khách quan và siêu nghiệm. Nó là một chức năng của vai trò mà đối tượng đóng như là phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu vốn là một phần của những mục đích và kế hoạch của con người.

Nói một cách đơn giả: Món hàng mà bạn làm ra chỉ có giá trị khi có người mua, còn món hàng mà bạn làm ra, dù mất bao nhiêu công sức nhưng xã hội không có nhu cầu về món hàng đó thì công sức bạn của bạn là dã tràng xe cát biển đông. Cụ thể hơn: Nếu bạn có sức khỏe nhưng không có tài đắp tượng bằng cát thì có bỏ ra bao nhiêu công xúc cát trên bãi biển bạn cũng chẳng được ai trả đồng tiền công nào. Nhưng nếu bạn có tài đắp tượng cát, thu hút du khách tới ngắm tượng của bạn thì chắc chắn công ty du lịch địa phương sẽ trả tiền cho bạn.

Tóm lại: Lao động phải tạo ra sản phẩm mà xã hội có nhu cầu thì mới có giá trị.

Những người cộng sản, sau khi giành được chính quyền đã áp dụng học thuyết về giá trị lao động, được tóm tắt bằng câu: “Làm theo năng lực hưởng theo lao động” để trả lương cho người lao động. 

Xin nói về vế thứ nhất: “Làm theo năng lực”. Xin hỏi: Ai biết năng lực của bạn? Không ai biết, chính bạn cũng không biết. Năng lực của bạn được thể hiện qua thử và sai. Trừ những người có năng lực quá kém, còn nói chung, trong cuộc đời mình, tất cả mọi người đều thử làm khá nhiều việc, cho đến khi tìm được công việc phù hợp nhất với mình. Cách đây 20 năm, người viết những dòng này không thể nào ngờ được rằng mình sẽ là người dịch sách, càng không thể ngờ được là một lúc nào đó mình sẽ viết những dòng chữ như thế này. Năm 1954, ai dám bảo vị tướng quân lừng danh, đánh đông dẹp bắc một ngày nào đó bỗng có năng lực quản lí về món kế hoạch hóa gia đình. Không ai biết được năng lực của người khác, cho nên nếu để cho tổ chức phân công thì người có thực tài có thể phải đi rửa bát, quét nhà; còn bọn ba lăng nhăng ăn không nên đọi, nói không nên lời, nhưng con ông cháu cha thì lại có quyền to chức lớn. Năng lực được thể hiện qua thử và sai. Và vì vậy kinh tế thị trường là nơi rèn luyện và kiểm tra năng lực của người làm kinh tế; còn chế độ dân chủ là nơi rèn luyện và kiểm tra năng lực của người làm chính trị. Không có cách nào khác. 

Xin bàn sang vế thứ hai: “Hưởng theo lao động”. Đây là việc làm bất khả thi. Bởi vì, ví dụ, trong một ngày một người thợ thịt giết thịt được 5 con bò, còn ông bác sĩ phẫu thuật thì mổ ruột thừa cho 3 người. Lương của ai cao hơn và cao hơn bao nhiêu lần? Không ai trả lời được câu hỏi này. Làm theo năng lực hưởng theo lao động hóa ra chỉ áp dụng được cho những người làm trong cùng ngành nghề và là những ngành nghề đơn giản: Người thợ may may được 3 cái áo tất nhiên sẽ được nhận lương bằng 3/5 người thợ may may được 5 cái áo trong cùng thời gian.

Tất cả những giải pháp, cải tiến, cải lùi đều chẳng đi đến đâu. Cuối cùng, nhà cầm quyền chỉ còn 2 lựa chọn: Cào bằng hay trả theo cấp bậc. Cào bằng thì chẳng ai còn muốn làm, mà trả theo cấp bậc thì sẽ dẫn đến những bất hợp lý và đẩy tất cả mọi người vào cuộc đua tranh giành quyền chức. 

Một trong những nguyên nhân dẫn xã hội dựa trên sở hữu tập thể lâm vào bế tắc, dẫm chân tại chỗ chính là không tìm được cách trả lương nhằm khuyến khích người lao động.

Học thuyết về giá trị lao động mà Marx dựa vào còn dẫn đến sai lầm quyết định hơn, đấy là công thức để đo lường giá trị thặng dư: GT= C+ V+ m => m= GT - (C+V).

3. Gía trị thặng dư 

      A. Về giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị học Marxist. Công thức như sau:

GT= C+ V+ m => m= GT - (C+V), trong đó: trong đó: GT là giá trị sản phẩm bán được, m là giá trị thặng dư;C là phần tư bản bất biến được chuyển vào giá trị hàng hóa. C bao gồm 2 bộ phận là c1 và c2. c1 là phần khấu hao tài sản cố định phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa, phần này không tăng lên hay giảm đi trong quá trình sản xuất mà nó chỉ chuyển dịch giá trị từ tổng tài sản cố định vào giá trị hàng hóa, sau đó nhà tư bản thu hồi lại bằng trích quỹ khấu hao. c2 là giá trị nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu, phụ gia, phụ phẩm... và giá trị công cụ, dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng phân bổ cho mỗi đơn vị hàng hóa. Phần này được chuyển hết 01 lần vào giá trị của hàng hóa Cả c1 và c2 đều không trực tiếp tạo ra giá trị mới (nên nó mới có tên gọi là tư bản “bất biến”), mà nó chỉ là phương tiện để sinh ra giá trị thặng dư mà thôi, chính đặc điểm này đã che đậy giá trị thặng mà lại biểu hiện ra bên ngoài bằng lợi nhuận; V là phần tiền công mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của người công nhân, nó còn gọi là lao động sống tạo ra giá trị mới của hàng hóa. M là giá trị thặng dư. Giá trị tăng thêm này cũng được hình thành do hao phí lao động trừu tượng của người công nhân kết tinh vào hàng hóa (khả biến), nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt, không trả cho người tạo ra nó, tức là nhà tư bản đã mua giá trị lao động thấp hơn giá trị thật của nó, phần chênh lệch gía trị thật của sức lao động này với giá trị mà nhà tư bản bỏ ra để mua sức lao động của công nhân chính là Giá trị thặng dư - vấn đề cốt lõi đang bàn tới.

Công thức được coi là thiên tài nói trên thiếu hai thành tố cực kì quan trọng: Tiền lãi trả cho C và kĩ năng quản lí của người chủ hay của giám đốc điều hành doanh nghiệp.

1. Lãi suất: Tại sao người có vốn lại được hưởng lãi? Câu trả lời là như sau: Nếu có 100 USD (100 ngàn hay 1 triệu thì cũng thế), tôi có thể tiêu dùng ngay trong ngày hôm nay. Nhưng doanh nhân/ngân hàng có thể nói với tôi: Đưa cho tôi số tiền đó, đúng ngày này, tháng này sang năm anh sẽ có 105 USD (lãi suất 5%). Cơ chế đơn giản là: Hoãn tiêu dùng trong hiện tại để có thể được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai và hiện tượng đó được gọi là tích lũy tư bản. Không có tích lũy tư bản (nôm na là tiết kiệm) thì nhân loại mãi mãi chỉ có mấy hòn đá để ném chim và ném nhau mà thôi. Nhưng công thức thiên tài của Karl Marx không có thành tố này. Xin hỏi Marx thông minh, trí tuệ hơn người ở chỗ nào?

2. Kĩ năng quản lí/kinh doanh. Hồi ông Phan Văn Khải còn làm thủ tướng, đi đâu ông cũng hỏi: “Trồng cây gì? Nuôi còn gì?”. Có thể nói một cách tồng quát hơn là: “Sản xuất cái gì?” Đấy là câu hỏi cực kì khó, thậm chí, “Mua cây giống/con giống ở đây? Rồi bán sản phẩm ở đâu?” cũng là những câu hỏi rất khó. Chỉ có một ít người biết câu trả lời cho những câu hỏi nói trên. Họ chính là doanh nhân/quản trị doanh nghiệp. Họ chính là những người có công rất lớn trong quá trình phát triển của nền văn minh. Có những doanh nhân thiên tài như Bill Gates, Mark Elliot Zuckerberg… họ là những người đã đưa nền văn minh thế giới lên những nấc thang mới, họ đã đưa chiều kích mới vào nền tự do của nhân loại. Nhưng Marx đã bỏ qua công lao của họ. Mà nói những chuyện đó làm gì cho xa xôi, Marx không biết cái điều mà ngay từ xa xưa người đàn bà Việt Nam nào cũng biết: “Một người hay lo bằng một kho người hay làm”. Marx không biết và không tính đến cái điều đơn giản ấy. Xin hỏi lại một lần nữa: Marx thông minh, trí tuệ hơn người ở chỗ nào?

Không những Marx không thông minh hơn người mà công thức đó còn tố cáo rằng Marx không có hiểu biết trung bình về kinh tế học, cũng như chưa từng làm gì hay buôn bán bất cứ thứ gì. Ông ta chỉ là con mọt sách tự sướng mà thôi.

B. Bàn thêm về bóc lột

Cũng có thể nói về bóc lột theo cách khác. Đấy là khi khi phân tích quá trình tạo ra giá trị thặng dư Karl Marx đã tách lao động sống ra khỏi lao động quá khứ, trong khi quá trình sản xuất hàng hóa là một quá trình thống nhất của lao động sống và lao động quá khứ. 

Nôm na là như sau: Một người nông dân chỉ dùng cần câu hay nơm, câu hay bắt cá quanh quẩn trên khúc sông gần nhà một ngày có thể bắt được 5kg cá. Nhưng nếu anh ta được người chủ thuyền đánh cá thuê thì nhờ có thuyền lớn, lưới to và những phương tiện hiện đại khác, một ngày anh ta có thể đánh bắt được 50kg cá. Người chủ thuyền, hay nói rộng ra là người sử dụng sức lao động, sẽ trả cho anh nông dân mà nay đã thành ngư dân này nhiều hơn 5kg cá, ví dụ 10kg (nếu không, anh ta đi làm thuê làm gì?). Trong khi đó Karl Marx và các đồ đệ trung thành của ông ta tính ra rằng khấu hao tài sản của người chủ tàu chỉ là, ví dụ, 30kg cá thôi và họ liền kết luận 10kg cá còn lại là giá trị thặng dư, là người chủ thuyền bóc lột người lao động mà có.

Ngớ ngẩn đến thế là cùng. 

Về phía người nông dân, xin hỏi: Nếu không được trả công cao hơn lúc làm một mình thì người nông dân kia có đi làm thuê cho chủ thuyến hay không? Tương tự, có thể hỏi: Những người nông dân ở Thanh Hóa, Nghệ An… vào Bình Dương làm thuê làm gì nếu thu nhập ở đó chỉ bằng thu nhập khi họ làm ruộng ở quê nhà? 

Về phía người sử dụng lao động, xin hỏi: Người ta bỏ tiền đóng thuyền, mua lưới và các dụng cụ khác làm gì nếu sau một chu kì lao động họ lại thu được số tiền đúng bằng số tiền đã bỏ ra? Các ông không tính tới những lần thua lỗ à? 

Trong ví dụ bên trên, anh nông dân đã được trả công là 10kg cá, trong khi người chủ tàu được “lãi” 10kg cá. Vậy thì đây là cộng sinh hay bóc lột? Và ai bóc lột ai? 

Những người đã từng giảng đến rách mép cái công thức ấy không thể nào trả lời được câu hỏi bên trên. Nhưng họ lại rỉ tai những người công nhân đang ù tai vì tiếng động cơ/máy móc rằng: “Các anh bị bọn tư bản bóc lột đến tận xương tủy. Hãy vùng lên. Đấu tranh này là trận cuối cùng. Hãy tước đọat của những kẻ đã và đang tước đoạt các anh. Một ngày không xa, khi thế giới đại đồng các anh sẽ làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.

4. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu 

Nói đấy là lời hứa vô căn cứ vì 2 lí do sau đây:

1. Con người, cho đến nay, là sinh vật duy lí và tư lợi, muốn thỏa mãn một cách cao nhất những nhu cầu của mình với ít đau khổ nhất, hay nói nôm na là muốn ăn mà không muốn làm. Chính vì thế người ta mới lừa dối nhau, tranh giành nhau, chém giết nhau; các quốc gia thì gây chiến tranh hao người tốn của với nhau để tranh giành đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Nếu được làm theo năng lực mà lại được hưởng theo nhu cầu thì bạn có thức khuya dậy sớm, có cố gằng học cho bằng được một kĩ năng hay một môn ngoại ngữ nào hay không? Bạn có bắt con, em mình đi học thêm đến mụ người như hiện nay hay không? Và nói chung là có cố gắng tiết kiệm, cố gắng làm bất cứ chuyện gì hay không? Câu trả lời tất nhiên là Không! Bạn không, tôi và những người khác tất nhiên là cũng Không! 

Cách mạng là ngày hội của quần chúng

Khi mọi người đều không cố gắng làm bất cứ chuyện gì thì lấy đâu ra mà hưởng thụ? Đấy là chưa nói hưởng theo nhu cầu, ngày nào cũng tôm hùm, trứng cá hồi đen, thịt bò Úc, rượu vang Pháp, whisky Scotland… Cá nhân tôi, nếu được hưởng theo nhu cầu thì không những chỉ ăn những món ngon như thế mà thìa dĩa cũng phải bằng bạc nguyên chất, bồn tắm mạ vàng, mỗi năm phải đi Hawaii tắm biển vài lần..v.v. Và làm sao đáp ứng được cái nhu cầu khủng khiếp như thế của tất cả mọi người? 

2. Đây là lúc chúng ta bàn về nguồn lực. Nói chung, tất cả các nguồn lực, kể cả thời gian sống của một con người, đều là của hiếm và có giới hạn. Hiện nay mới chỉ có đa số người dân ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật, Australia, New Zealand và một phần dân chúng ở một số nước khác là có cuộc sống xứng đáng với đời sống của con người mà thôi. 3 tỷ người hiện sống với thu nhập chưa tới 2 USD một ngày, trong đó 1,2 tỷ người có thu nhập chưa bằng nửa số đó; 2 tỷ người sống thiếu điện, 1,5 tỷ người thiếu nước sạch. Thế mà tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt, nước và không khí đã bị ô nhiễm trầm trọng. Chỉ cần hơn một tỉ dân Trung Quốc và hơn một tỉ dân Ấn Độ được hưởng mức sống như người dân Tây Âu thì thế giới chắc chắn sẽ mất cân bằng thật sự, thậm chí là cạn kiệt tài nguyên và loài người có thể bị diệt vong. 

Như vậy là, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là lời hứa vô trách nhiệm, quá nhẩm nhí, một cái utopia, không thể nào xứng đáng với một người tự nhận hay vẫn được coi là triết gia biện chứng số 1. Nhưng tác hại và di hại của nó thì vô cùng khủng khiếp. Những nước mắc phải cái bả utopia này đã phải gánh chịu biết bao nhiêu đau thương, cả về người, về của, lẫn đạo đức, phong tục. 

5. Vĩ thanh 

1. Lịch sử nhân loại là lịch sử của quá trình vươn tới tự do, vươn tới tình trạng ngày càng tự do hơn. Không cần đọc lịch sử, cũng chẳng cần đọc triết học cũng có thể cảm nhận được điều này. Có thể nói, hiện nay những người trên bốn mươi tuổi ở nước ta đều cảm thấy chân trời tự do ngày càng mở rộng ngay trước mắt mình, làn gió tự do đang mơn man ngay trên da thịt, tuy chân trời chưa thật rộng và làn gió tư do chưa đủ mạnh như một số người mong muốn. Và, điều đặc biệt là càng tự do hơn thì chúng ta càng sung túc hơn: Mức độ tự do của xã hội quyết định mức độ thịnh vượng của xã hội đó. 

Nhưng, có thể nói, bằng tuyên bố “những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu”, Marx và các đồ đệ của ông ta muốn đưa nhân loại vào chế độ nô lệ toàn triệt chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Bởi vì, như lịch sử thành văn đã cho thấy, ngay cả thời của các pharaoh, trong các chế độ nô lệ hay các bạo chúa khủng khiếp nhất vẫn có những người giữ được khoảng cách nhất định với nhà nước, giữ được quyền tự kiếm sống. Khi nhà nước nắm tất cả phương tiện sản xuất thì không có cá nhân nào còn được độc lập với nhà nước nữa. Trotsky, một trong những lãnh tụ của cuộc Cách mạng Tháng mười Nga từng nói: “Ở đất nước mà nhà nước là người sử dụng lao động duy nhất thì đối lập nghĩa là chết đói một cách từ từ. Nguyên tắc cũ: Không làm việc thì không được ăn, đã được thay bằng nguyên tắc mới: Không vâng lời thì không được ăn”. Xã hội loài người, nếu thực hiện triệt để nguyên tắc này của Tuyên ngôn cộng sản, sẽ trở thành một tổ mối vĩ đại với những con người chẳng còn chút nhân tính nào, tức là trở thành những con vật vẫn đi bằng hai chân, nhưng không phải giống người trong quan niệm của chúng ta hiện nay.

Hạ bệ

2. Lý thuyết về giá trị lao động và công thức tính giá trị thặng dư là hoàn toàn sai, còn lời hứa về “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” là hoàn toàn vô căn cứ. Nhưng đây lại là những khẩu hiệu tuyên truyền, kích động, là động lực của “đấu tranh này là trận cuối cùng”. Giai cấp công nhân, được những đồ đệ của Marx - thực ra đều là những người chỉ biết lí thuyết suông, chưa từng sản xuất hay kinh doanh bất cứ thứ gì - kích động, đã làm được những cuộc cách mạng bạo lực long trời lở đất và đã thiết lập được các chế độ chuyên chính vô sản với kinh tế tập thể là chủ đạo. Nhưng hóa ra kinh tế tập thể và kế hoạch hóa, không sử dụng cơ chế thị trường, không thể phân bố một cách hiệu quả các nguồn lực. Xã hội lâm vào khủng hoảng thiếu triền miên. Tình trạng khủng hoảng kinh tế thường trực như thế sẽ dẫn đến những lời kêu gọi kế hoạch hóa nhiều hơn nữa. Nhưng kế hoạch hóa kinh tế thù địch với tự do. Vì trong xã hội tự do, người ta không thể đồng ý với nhau về một kế hoạch duy nhất, việc tập trung hoá quá trình ra quyết định về kinh tế phải song hành với tập trung hóa quyền lực chính trị vào tay một nhóm nhỏ. Cuối cùng, thất bại của kế hoạch hóa tập trung trở thành hiện tượng không thể nào phủ nhận được, các chế độ toàn trị thường bịt miệng những người bất đồng chính kiến - đôi khi bằng những vụ giết người hàng loạt. Đàn áp và dối trá gia tăng. Còn thiếu thốn thì càng tạo ra nạn ăn cắp, móc ngoặc và hối lộ. Thiệt hại lớn nhất mà chủ nghĩa xã hội gây ra không phải là kinh tế mà là tinh thần.

3. Cuối cùng, tất cả các nước từng đi theo con đường mà Marx và các đồ đệ của ông ta vẽ ra đều phải quay trở về với chế độ dân chủ và kinh tế thị trường tự do. Nhưng, do con người trong những xã hội đó đã quen với lối sống tùy tiện, vô đạo đức, hối lộ, móc ngoặc, coi thường pháp luật, cho nên ở các quốc gia đó người ta thường thấy chế độ độc tài và nền kinh tế tư bản hoang dã cực kì vô liêm xỉ. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội chính là con đường rất dài và đầy đau khổ để đi từ chủ nghĩa tư bản có trật tự sang chủ nghĩa tư bản hoang dã. Nghe đồn rằng cách đây 40-50 năm người ta đã thấy trên bàn sinh viên trong trường đại học ở Đức có câu: “Vô sản toàn thế giới hãy tha tội cho tôi”

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

Đỗ Ngà: NGA – TỪ KẺ SĂN MỒI SẮP TRỞ THÀNH CON MỒI

 NGA – TỪ KẺ SĂN MỒI SẮP TRỞ THÀNH CON MỒI

-Đỗ Ngà-

Dù là mãnh hổ hay mãnh sư mà nếu bị cắt đứt nguồn thức ăn nó cũng sẽ là miếng mồi ngon cho kền kền hoặc thậm chí là mồi cho những con vật nhỏ nhất như ruồi hoặc gòi bọ. Đó là quy luật, quy luật này được con người áp dụng vào những cuộc chiến để thay đổi cục diện. Chính nhờ nó mà nhiều kẻ yếu đã quật ngã những tên khổng lồ hơn mình gấp nhiều lần.

Năm 220, tại trận chiến Quang Độ, Tào Tháo dùng 7 vạn quân đánh bại Viên Thiệu 70 vạn quân trong tay. Đây là cuộc chiến không cân sức nhưng kẻ thắng lại là kẻ yếu hơn. Nguyên nhân là do Tào Tháo phá được kho lương của địch. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Dù thời nào, thì kế hoạch cắt nguồn lương thực của địch luôn là kết hoạch hiệu quả để triệt hạ sức mạnh kẻ thù. Việc quân đội Ucraina đánh vào các căn cứ hậu cần của quân Nga tại nước Nga cũng là chiến thuật đấy. Và hiệu quả trông thấy, quân Ucraina ngày càng chủ động hơn trong cuộc chiến không cân sức.

Ở tầm cao hơn, nước Mỹ cũng đang dùng cấm vận để “bóp bao tử” người Nga. Khi kinh tế Nga kiệt quệ thì nguồn tiền nuôi sống chính quyền Nga và nuôi sống quân đội Nga cũng bị bóp lại. Đây là cách gián tiếp làm suy yếu nội lực của quân đội Nga. Quân đội đã rệu rã, vũ khí đã lạc hậu, cần rất nhiều tiền để hiện đại hóa, tuy nhiên với việc bị “đói triền miên” thì quân đội Nga khó có cơ hội hiện đại hóa để theo kịp các cường quốc khác được. Trên cuộc đua này, Nga sẽ bị bỏ lại phía sau.

Hiện giờ Nga đang dùng lợi thế dầu mỏ để làm cho Phương Tây và Mỹ chưa thể cấm vận hoàn toàn nền kinh tế Nga vì nhiều quốc gia đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt nước này. Nếu ngưng mua khí đốt của Nga, nền kinh tế Đức đang bị mắc kẹt. EU đang tiến tới cấm vận hoàn toàn đối với nước Nga theo lộ trình. Các quốc gia nhỏ trong EU tiêu thụ năng lượng ít nên việc chuyển đổi nguồn cung không khó khăn gì. Vấn đề lớn nhất là nước Đức – nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, muốn cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga, nước Đức phải có lộ trình. Hiện nay Đức đang rất nỗ lực để thực hiện điều đó. Vào ngày 24 /2, ngày mà Nga xâm lược Ucraina, trên 50% lượng khi đốt nhập khẩu của Đức là từ Nga. Tuy nhiên, đến nay Đức chỉ còn nhập của Nga khoảng 35% và đang điều chỉnh giảm dần. Bù vào phần khí đốt đó, Na Uy và Hà Lan sẽ thay thế. Với nguồn dầu mỏ, thì ngày 24/2, Đức nhập từ Nga 12%  nhưng nay giảm xuống chỉ còn 8%. Đến cuối tháng 5, Đức sẽ ngưng nhập hoàn toàn nguồn dầu mỏ từ Nga. 

Khi EU giải quyết xong tài toán năng lượng thì lúc đó nước Nga sẽ bị cấm vận hoàn toàn. Khi đó, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ chứ không được thong thả như bây giờ. Sợi dây thòng lọng kinh tế đang siết, và sức mạnh “cơ bắp” của Nga đang giảm đi một cách rõ rệt. Chỉ mới hơn 2 tháng mà từ vị trí kẻ săn mồi, nước Nga của Putin đang trở thành con mồi trong chiến lược của nước Mỹ và Phương Tây.

Ngay từ đầu, khi Nga hung hăng tấn công Ucraina, NATO phản ứng rất thận trọng, thậm chí có phần thờ ơ. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng, khi mà sức mạnh Nga thực sự được định vị là “con hổ giấy”, đồng thời quân Nga bị tiêu hao sinh lực khá nhiều thì NATO tiến thêm bước nữa là áp sát biên giới Nga bằng cách tập trận chung với Ba lan, Phần Lan, Estonia, Litva. NATO đang sẵn sàng chia lửa với Ucraina.

Ở mũi tấn công chính, Mỹ thông qua luật Lend and Lease (mượn và cho thuê) vũ khí. Song hành với đó, Mỹ bung gói viện trợ 33 tỷ đô. Mục đích là chuẩn bị cho quân Ukraine mở đòn phản công lại lực lượng Nga. Bên mạn đông, Nga bị NATO áp sát, với động thái này của NATO thì Nga không thể không điều quân đồn trú nơi đó để phòng ngừa. Đấy là cách NATO phân tán sức mạnh quân đội Nga. Ở mặt trận chính, Ucraina đang được chiến đấu bằng vũ khí của Mỹ rất hiện đại và rất dồi dào. Chính vì thế cố vấn của Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelenskyy đã không ngần ngại công bố ra toàn thế giới rằng “từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 Ucraina sẽ chuyển từ phòng thủ sang phản công”.

Thời gian tới, quân Nga khó tránh khỏi thân phận con mồi trước quân đội Ucraina. Trên bình diện quốc tế, nước Nga của Putin từ chỗ muốn nuốt chửng những quốc gia hướng đông của NATO và EU để hòng giành lấy vị thế cân bằng trước Mỹ thì nay đang trở thành con mồi của họ. Rồi sau chiến tranh, đẳng cấp của quân đội Nga bị giáng, cùng với đó, sức mạnh nền kinh tế Nga cũng bị hạ bệ nốt. Một cường quốc hung hăng như nước Nga cần phải hạ bệ nó thì thế giới tiến bộ được bình yên.

Putin là một kẻ vừa không biết người mà lại không biết ta thì sẽ trăm trận trăm bại. Ảo tưởng sức mạnh cường quốc số 2 thế giới, Putin vác súng đi săn mồi nhưng cuối cùng ông ta trở thành con mồi cho kẻ khác. Chính Putin đã trao cho Mỹ cơ hội hạ bệ nốt vai trò cường quốc quân sự mà Nga đã thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ.

Năm 1991, Mỹ đánh sập chủ nghĩa CS ở Nga, đến hơn 30 năm sau, Mỹ hạ bệ vai trò cường quốc của nước Nga. Đây là thông điệp hay nhất mà Mỹ muốn gởi tới anh cường quốc mới nổi Trung Quốc. Như lời của bà Ngoại trưởng Anh Liz Truss gởi thông điệp đến Trung Quốc hôm ngày 27/4 rằng: “muốn trỗi dậy thì phải biết chơi theo luật”. Vâng! Đấy cũng là thông điệp của Mỹ, và Mỹ làm thật chứ không phải chỉ nói bằng mồm. Trung Quốc nhìn “vật thí nghiệm Nga” mà biết tự lượng sức mình. 

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://thanhnien.vn/nato-dang-tap-tran-ram-ro-doc-suon-dong-post1454526.html

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-anh-trung-quoc-muon-noi-day-phai-choi-dung-luat/6547952.html

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

Phúc Lai: Động thái cho thấy quân xâm lược đang bế tắc

 *Động thái cho thấy quân xâm lược đang bế tắc:

Gerasimov đến Izyum làm gì?

•Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga, Valery Gerasimov đến chiến trường Ukraine (Izyum) đến hôm nay đã là ngày thứ ba. Các trang quân sự và cả một số chuyên gia cũng đều có những đánh giá, phán đoán nhất định nhân việc này.

-Tui xin dẫn về ý kiến phổ biến nhất: Ông ta đến để xoay chuyển tình thế thông qua quan sát thực tế chiến trường và đưa ra những quyết sách phù hợp liên quan đến mục tiêu chiến dịch, cách đánh của quân Nga.

-Ý kiến thứ hai, người chịu trách nhiệm chính hiện nay ở chiến trường là Aleksandr Dvornikov đang tỏ ra không hiệu quả trong vai trò chỉ huy duy nhất của toàn chiến dịch...

Đầu chiến tranh, chúng ta đã từng có thông tin rằng thượng tướng Aleksandr Chayko (Tư lệnh Quân khu miền Đông) đã đến chiến trường bắc Kyiv để làm gì đó, mà sau đó Phan Quang đã đoán mò là hắn tổ chức rút quân khỏi khu vực Bắc Kyiv và Sumy khá thành công, ngoài một số tổn thất. Đến nay tui vẫn tin khu vực Kharkiv - Izyum tay này vẫn chịu trách nhiệm.

•Mới đây tay Aleksandr Sanchik được bổ nhiệm Tư lệnh Quân khu miền Nam của Nga:

-Vậy chúng ta có thể đưa ra ý tưởng gì ở đây được? Quân khu miền Nam... phải chăng có thời gian Dvornikov kiêm nhiệm hai chức, vừa Tư lệnh Quân khu vừa chịu trách nhiệm Tư lệnh Chiến dịch và đã đến lúc lão ta than lên với Gerasimov: em bận quá anh ơi!

Đánh giá cách tác chiến hiện nay trên chiến trường ở ba mặt trận, thì hai mặt trận Izyum và The Battle of Donbas có diễn biến tương tự. Chúng ta gọi để dễ theo dõi thôi chứ thực chất hai khu vực này như một, có tính hỗ trợ cho nhau. Ở mức độ cao hơn, có thể coi đây là một tiểu chiến dịch trong đó quân Nga hợp vây một lượng quân đội Ukraine lớn ở khu vực Slovyansk - Kramatorsk. Đây chính là kiểu theo sách vở trong các lý thuyết quân sự Nga. Ngoài ra Nga vẫn tổ chức các "hệ" mũi tấn công gọng kìm nhỏ hơn, như nỗ lực chiếm Kreminna, Lyman...

Theo các nhà quan sát quân sự thì Dvornikov giảm việc sử dụng đại trà xe tăng, tấn công thận trọng bằng bộ binh có sự hỗ trợ mãnh liệt của pháo binh. Có vẻ như việc thay đổi chiến thuật này đem lại thành công và một anh Tây nào đó viết: chiến dịch thành công hơn chúng ta tưởng. Dvornikov đã chuyển sang chiến thuật đánh tiêu hao, nhưng không tiếc máu của binh sĩ. Điều đó làm cho trặn đánh trở nên đẫm máu đối với cá hai bên.

Điều này có vẻ cũng phù hợp với thông tin của Oleksii Arestovich rằng "Đã có thương vong lớn nhưng họ còn thiệt hại nặng hơn."

Phải chăng Nga đã đi vào hệ "chiến tranh kiểu Việt Nam" nhưng vai trò ngược lại. Nhận ra chất lượng cá nhân người lính bên Ukraine cao hơn nhiều nên chấp nhận đổi quân, 2 - 3 quân Nga đổi 1 quân Ukraine? Anh Tây dẫn có lần đặc nhiệm Ukraine cùng cố vấn NATO bị phát hiện và pháo kích.

-Cá nhân tui thì nhận thấy một yếu tố: Vẫn thấy trên chiến trường Donbas dân quân Ukraine (thực ra là các cựu chiến binh đã chiến đấu ở đây từ mấy năm trước) và anh Tây kia cũng công nhận điều đó, không những có mà còn nhiều. Tất nhiên những người lính này cũng quá là quý báu về kinh nghiệm chiến đấu. Nhưng tui vẫn kiên trì nghi ngờ rằng: quân chủ lực mới được huấn luyện nhất là số sẽ sử dụng vũ khí nặng mới, vẫn còn được giấu ở chỗ nào đó.

Đến đây tui đồng ý với Phan Quang: Dvornikov sợ tổn thất, nhất là về xe tăng, sau đó là nhân lực nên không dám đánh nhanh mà chuyển sang đánh chạm tiến chắc. Cơ mà người ta lại bảo: đánh chậm tiến chậm thì đúng rồi, nhưng việc không giữ được điểm là thường xuyên. Đó là lý do chúng ta khi theo dõi tình hình chiến sự thấy một điểm cứ đổi chủ suốt trong một thời gian ngắn. Như vậy hai bên cứ cầm chân nhau ở Donbas.

-Ở mặt trận thứ ba, vùng phía Nam (Kherson, Mykolaiv): kể ra tui phân biệt như này cũng kỳ kỳ, vì lực lượng Quân khu miền Nam Nga chịu trách nhiệm Donbas, Mariupol và phía Nam Ukraine, nhưng để ý thấy diễn biến ở đây có khác, nên tui chia như vậy cho dễ bình loạn. Ở đây quân Nga vẫn chiếm giữ Kherson khá vững chắc, thậm chí còn định tổ chức trưng cầu dân ý để thành lập "Cộng hòa nhân dân Kherson". Tuy nhiên những diễn biến chiến trường lại cho chúng ta khả năng nhận định là: ở đây Ukraine sẽ phản công thành công, bất chấp những số liệu bất lợi, ví dụ có sự đe doạ của Hạm đội Hắc Hải... Chắc là yếu tố đánh chìm tuần dương hạm Moskva có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý hai bên.

•Như vậy Valery Gerasimov sang Izyum làm gì?

Thông tin thêm:

• Cho đến "phase 2" của "Chiến dịch quân sự đặc biệt" Nga đã tung 120 Cụm tác chiến cấp tiểu đoàn (BTG) vào, và bị thiệt hại nặng tới con số trung bình 60% quân số các BTG. Để chuẩn bị cho giai đoạn hai, họ mất đến vài tuần để đưa các lực lượng dự trữ có thể gạn được ở các hướng về và hiện tại vẫn đưa quay trở lại một số BTG đã được bổ sung quân số.

• Từ ngày 18/04 đến nay, thiệt hại của Nga là khoảng 6.000 binh sĩ mất mạng, như vậy cũng đến cỡ 20.000 tất cả thương vong. Mà 20.000 đồng nghĩa với số lượng tay súng (lính trực tiếp chiến đấu) của 100 BTG. Vì thế các chuyên gia tính toán chỉ trong 10 ngày của "phase 2" các BTG của Nga tổn thất tiếp từ 25 đến dưới 30% quân số, cá biệt có BTG mất 40%. Để hình dung chúng ta tính nếu 25% thì là 50 binh sĩ thương vong, còn 40% là 80 người.

• Không có con số chính xác, nhưng người ta ước tính Nga đã đưa thêm vào "phase 2" cỡ 20 BTG nữa.

• Trong "phase 1" Nga còn mất một lượng xe tăng... không lớn, nhưng toàn xe ngon nhất. Trừ một số T-64, còn thì trên chiến trường Ukraine họ bị đốt toàn T-72B3M, T-72B3 và thứ xịn nhất T-80BVM. Thứ này còn được đánh giá hơn T-90M vốn là bản nâng cấp sâu của T-72 nhiều. Như vậy Nga mất cỡ 900 xe tăng trên tổng số mười mấy nghìn xe trong kho, nhưng là lực lượng tốt nhất của họ.

• Về máy bay, do sử dụng tần suất cao, đã đến lúc hỏng hàng loạt, nên sức mạnh bảo vệ trên không của Liên bang Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

• Về khả năng tấn công/phòng thủ tên lửa, nếu chỉ còn 30% lượng tên lửa là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng với Nga rồi.

+Bình loạn:

- Nga có cái kẹt đầu tiên, là dù mình bên tấn công nhưng lại bị động, không chủ động được cái gì: cách đánh (theo kiểu cũ sợ bị đốt xe tăng, theo kiểu truyền thống thì không đủ đạn pháo, theo kiểu mới thì không có thông tin tình báo và không đủ cả tên lửa); mục tiêu: không biết phải chiếm cái gì, chiếm xong làng này đã xong chưa hay còn làng khác, bao giờ thì được dừng lại; động cơ: bây giờ dân Ukraine đi hết, máy giặt cũng không còn nhiều để cướp, dần dần hiểu ra không có ai là phát-xít cả...

- Cái kẹt thứ hai, là dù có chiếm được điểm dân cư nào đó, cũng không giữ được vì là ở trong nhà người ta. Điều này thậm chí còn đúng với vùng Donbas trước 24/02.

- Cái kẹt thứ ba, là các mốc thời gian. Mốc to đùng trước mắt là lễ chiến thắng 09/05.

+Bình loạn:

- Kế hoạch tấn công vào Ukraine từ đầu đến giờ, của Gerasimov cả.

- Chương trình cải tổ quân đội Nga đưa ra mô hình BTG không biết có phải học của ai không, cũng của Gerasimov.

Vì thế, Putin bắt Gerasimov ra chiến trường mà mục kích trực tiếp là phải rồi, chúng ta cũng nhớ Sergei Shoigu không phải là nhà quân sự mà là nhà chính trị gốc kỹ sư.

- Ý tưởng đầu tiên, Gerasimov sang để thúc đẩy tình hình cho nhanh, cũng có thể đúng, thậm chí có ý kiến cho rằng cố chiếm lấy thêm vài điểm dân cư, thành phố... trước 09/05.

- Ý tưởng thứ hai, Gerasimov sang chiến trường thị sát để xem tình hình liệu bề có tấn công được hay không, và sau đó có giữ được hay không...

- Sẽ không có chuyện giữ những chỗ đã chiếm được, mà về được đến sau giới tuyến 24/02 trụ lại ở đó đã là một thắng lợi lớn.

• Tinh thần quân Nga trên các mặt trận, Tổng tham mưu trưởng không thể không biết.

• Tinh thần quân Ukraine, cũng không thể không biết.

• Tương quan lực lượng hai bên, càng ngày càng có lợi cho quân Ukraine, không thể không biết.

• Tương quan về kỹ thuật vũ khí, công nghệ và dần dần cả về số lượng của hai bên sẽ lệch dần về phía Ukraine, cả Phương Tây lẫn Ukraine cứ inh ỏi lên, đến chúng ta còn biết.

• Về chính trị, mới nhất là Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Lend-lease cho Ukraine, đồng nghĩa với khả năng đánh nhau không giới hạn của Ukraine.

• Về chính trị nội bộ, Oligarch bị giết cứ như ngóe, đủ thấy lục đục. Chưa kể đến đốt hết chỗ này đến chỗ khác.

• Về tiềm lực quân sự: (1) Nga đã cạn kiệt dự trữ cả về nhân sự lẫn kỹ thuật, vũ khí khí tài. Tất nhiên số lượng họ còn vẫn là con số khổng lồ, nhưng là so với chúng ta thôi. Tình trạng này là không thể chấp nhận được với một cường quốc như Nga, mà nhu cầu phòng thủ là rất quan trọng. (2) Nga không thể đưa toàn bộ nền sản xuất quốc phòng vào tình trạng phục vụ chiến tranh được trong một sớm một chiều.

• Về tương quan lực lượng chiến trường và dự trữ, Nga đã bước qua ngưỡng nguy hiểm từ rất lâu. Người ta tính cuộc chiến tranh như thế này, Nga với quân đội gấp 10 lần Ukraine, thì chỉ được dùng 100.000 quân là nhiều nhất. Trong khi đó, đến nay Nga dùng đến 250.000 quân, nhưng do "yếu tố BTG" hóa ra họ đã dùng trên 80% lực lượng chiến đấu chính nếu xét về mặt BTG, xe tăng tốt để chiến đấu hiệu quả cũng bị diệt đến 20%...

Nếu Nga chưa cần lôi thêm nốt các lực lượng dự trữ ở các hướng về để đánh tiếp cho có kết quả, chỉ cần đánh cố với lực lượng đã dồn vào cả ba mặt trận hiện nay, mà bị thiệt hại nặng, cũng đã đồng nghĩa với việc nước này mất đi sức mạnh quốc phòng. Còn nếu họ quẳng nốt quân ở các hướng vào thì sẽ ảnh hưởng đến các hướng phòng thủ chiến lược đó và đó là điều không thể. Gerasimov chắc chắn biết điều này.

• Nếu mất tất như thế, Nga sẽ mất từ 2 đến 5, 10 năm tùy theo từng điều kiện để phục hồi như cũ.

Tất cả các điểm trên cho thấy, nếu cố quá thì thành quá cố, đã thua là xong phim luôn, nên khả năng Gerasimov sang để nghiên cứu khả năng... rút quân và rút như thế nào.

Tui và một ông anh cùng hình dung: Ukraine đang thuận lợi ở Kharkiv, sẽ tổ chức đánh theo hướng bắc nam xuống Luhansk. Nếu cú này thành công, sẽ làm toàn bộ quân Nga ở cả Izyum lẵn Donbas hết đường về. Cú này nếu đánh, nên đánh vào mai hoặc kia (01/05) và xong trước 09/05.

Ở phía Nam họ cũng sẽ đánh.

Về phía Gerasimov, bây giờ cũng bắt buộc phải tổ chức đánh nhưng mà là đánh để rút như Aleksandr Chayko đã từng làm. Nếu rút không khéo, có khi còn thiệt hại nặng như đoàn quân Nga ở Chernihiv hồi nào, đốt đến mấy trăm xe và không biết bao nhiêu quân bị diệt.

Về thời gian, nếu Ukraine chưa chủ động đánh Nga cũng đánh và ngược lại, Nga không đánh thì Ukraine cũng đánh nhưng với hai mục đích khác nhau.

Đến đây có một so sánh của ông anh Lê Hồng Anh  xin đưa về để các bác tham khảo:

GIỐNG VÀ KHÁC CỦA CUỘC CHIẾN VIỆT-MỸ VÀ NGA-UKRAINA

Tình thế hiện tại của cuộc chiến Nga-Ukraina khá giống với chiến tranh Việt Nam :

a) Giống và khác điểm 1: Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” giống với Mỹ mở màn chiến tranh Việt Nam với “chiến tranh cục bộ”. Nga nhắm mục tiêu chính quyền Kiev nhưng bảo vệ ly khai Donbass, Mỹ cũng vậy nhưng ngược lại bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa (đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc) và chống Bắc Việt trong vai ly khai (chống lại hiệp thương tổng tuyển cử từ 1955). Cả hai đều không phải là khai chiến với chiến tranh toàn diện giữa hai nước.

b) Giống và khác điểm 2: Từ 1970, Mỹ thực hiện từng bước rút chân khỏi cuộc chiến Việt Nam để thực hiện “Học thuyết kẻ điên” với mục tiêu lớn hơn là cả phe xã hội chủ nghĩa, vì thế hòa đàm Paris được tiến hành. Nhưng đến 1972 thì Bắc Việt vẫn giữ quan điểm không công nhận Việt Nam Cộng Hòa nhưng đòi Mỹ công nhận chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Ông Xuân Thủy bỏ ngang hội nghị Paris về Hà Nội nên ông Kít mới tuyên bố “cho Hà Nội trở về thời đồ đá” và sử dụng B52.

Nga cũng dùng đến TU 160 vừa qua ném bom Kiev, nhưng khác ở chỗ B52 thành công trong việc kéo Bắc Việt quay lại Paris đàm phán với 4 bên mà trước đó Mỹ đề nghị: Bắc Việt & chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam với Mỹ & Việt Nam Cộng Hòa. Khi đó Mỹ đơn độc vì phong trào phản chiến lan khắp thế giới, nay Nga cũng đơn độc vì đa số thế giới phản đối bằng hẳn văn bản Liên Hiệp Quốc.

c) Giống và khác điểm 3: Nay Nga tính rút quân để đàm phán với nguyên trạng Donbas + Crimea, nhưng Ukraina muốn ít nhất thu hồi Donbas, chỉ đàm về Crimea. Tình thế năm 72-73 ở miền Nam Việt Nam đã cài da báo như Donbass hiện giờ.

Nhưng khác là khi đó Mỹ dùng hòa đàm để rút, nay thì Ukraina không chịu đàm trước nên Nga rút rất nguy hiểm và phải “đánh để rút” và có thể thêm một tướng nữa thí mạng nếu không cẩn thận. Cái khác căn bản là Donbass không có chính danh như Việt Nam Cộng Hòa trước đây nên Ukraina sẽ cố gắng thu hồi khi đủ sức. Ở lại cũng quá dài về “chiến dịch” rồi, nhưng rút đi có thể mất thêm thành quả! Cái khó của Nga khi không có “chính nghĩa” là vậy!

•P/S. Nói thêm về kết cục: Mỹ không phải bên thua vì nếu vậy đã phải đền bù chiến tranh, mà điều này không hề có trong Hiệp định Paris. Về sau Mỹ đề nghị hỗ trợ thiệt hại chiến tranh khoảng 3 tỉ nhưng với điều kiện không trả thù Việt Nam Cộng Hòa và sử dụng cho tái thiết thực sự. Ta thì say chiến thắng cho rằng chủ nghĩa xã hội sẽ lan toàn thế giới thành thiên đường nên coi khinh chuyện này. Không ngờ 78-79 chỉ vì vụ Campuchia mà Trung Quốc đòi nợ viện trợ rồi chiến tranh phía bắc, Mỹ thì do ta không hợp tác nên ra lệnh cấm vận, Liên Xô thì lao đao vì Afghanistan không nuôi ta nữa (hết chiến tranh rồi mà). Ta đánh tiếng hỏi Mỹ về hỗ trợ thiệt hại thì do chuyện cải tạo và thuyền nhân vi phạm nhân quyền nên không nói chuyện nữa. Túm lại giai đoạn 80-87 đói to là vì thế.

Nhưng Nga khác: Chắc sẽ phải đền bù chiến tranh do Nga gây ra, mà chắc Nga cũng không chịu thì  Phương Tây nó chả sợ: đầy thứ nó đang giữ theo lệnh phong tỏa rồi! Túm lại Nga lo rút trước đàm sẽ thiệt, nhưng đàm trước thì tiếc hơn vì có vẻ đang thắng thế về tình trạng da báo trên chiến trường! Mà đàm lúc này Ukraina cũng giả bộ lơ là vậy!

+Đoán mò:

• Như vậy theo nhận xét của tui, Gerasimov sẽ làm gì đó để rút, thậm chí còn phải khẩn trương, vì phía Ukraine cũng sẽ khẩn trương. Việc chiếm đến đâu giữ đến đâu, không dám nói.

• Như hôm trước tui còn dám "lạc quan tếu" cho rằng Ukraine sẽ giải quyết xong tầm 09/05, nói tếu cũng có tếu, nhưng cũng có những căn cứ của nó. Nếu như Nga rút thành công có khi diễn biến còn nhanh hơn.

• Về câu hỏi: "Vậy Nga có gì để tuyên bố chiến thắng?" Hay "Sau cuộc chiến được cái gì?" thì xin trả lời: chúng ta không cần phải dạy đĩ vén váy. Nghĩ ra cái gì đó, người ta lại chẳng là bậc thầy lươn lẹo.

• Về bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Anh quốc là "Putin có thể tranh thủ ngày lễ 09/05 để kích động trong nước mà huy động thêm lực lượng đánh tiếp." - Putin thì lúc nào chẳng hùng hồn, không cần phải lo cho lão ta. Tuy nhiên với các quan sát về sức khỏe gần đây, chuyện Putin xuất hiện và thể hiện như thế nào ở lễ 09/05 cũng sẽ là một đề tài. Còn việc có huy động được hay không, thì như trên chúng ta đã bàn: "chú khoẻ anh mừng!" - làm được thì làm đi!

PHÚC LAI 30.04.2022

(Thụy My RFI - 01.5.2022)

FB Nhân Tuấn Trương: VIỆT NAM 1954 - 1975

 Nhận thấy đại đa số nhà báo, sử gia, luật gia, nhân chứng hay "các bên" trong cuộc chiến... thường nhìn chiến tranh Việt Nam với cách nhìn "một mặt của đồng tiền". Nhìn mặt bên này thấy VN là cây lúa, nhìn mặt kia thấy VN là ông Diệm. Vì vậy mới có quan niệm cho rằng có hai (hoặc có ba) "quốc gia Việt Nam", trong chiến tranh VN 1954-1975. Và lịch sử cũng vậy, có ba, bốn "versions" khác nhau. 

Định nghĩa kiểu Mỹ hay kiểu Pháp (thậm chí kiểu TQ) mỗi "chiều không gian VN (x),(y),(z),(t)" là một quốc gia. Mỗi bên quan niệm một kiểu. Bên nào cũng muốn tạo "cớ - jus ad bellum" để dễ dàng can thiệp vào VN. 

Không gian VN chỉ có một. Chỉ có một lãnh thổ VN và một dân tộc VN sống trên lãnh thổ đó. 

Đồng tiền có hai mặt nhưng cả hai mặt đều thuộc về đồng tiền. 

Lịch sử luôn được viết bởi phe chiến thắng nhưng sử gia trung thực thì có cái nhìn khách quan và khoa học hơn. 

Có người vừa viết báo cho rằng ông Dương Văn Minh đã "cứu Sài gòn". Đây cũng là một cách nhìn về sử Việt. Cách nhìn "một mặt của đồng tiền". 

Nhìn toàn diện "không gian Việt Nam", từ năm 1963. Khối Phật giáo (của Trí Quang và Nhứt Hạnh) đã "đem bàn thờ xuống đường", đã xúi tăng ni "tự thiêu", xúi sinh viên học sinh biểu tình, bãi khóa v.v... 

Không thể phản biện rằng khối Phật giáo của Trí Quang và Nhứt Hạnh khiến xã hội VNCH "loạn lạc", tạo lý do để dân chúng bất mãn chính quyền ông Diệm. 

Hồ sơ bạch hóa từ Mỹ cho thấy chính phủ Kennedy là tác nhân vụ lật đổ ông Diệm. Các phản tướng đều nhận "va li đô la" từ mật vụ của Mỹ để làm chuyện phản quốc này. 

Ông Minh nhận từ Mỹ bao nhiêu ? Phe Trí Quang nhận bao nhiêu ?  

Ông Diệm bị Mỹ lật đổ, qua đám tướng phản phúc, vì ông Diệm là trở ngại khiến Mỹ không thể đổ quân vào VN. 

Ông Diệm yêu cầu Mỹ trợ giúp vũ khí để đánh CSVN, tương tự như tổng thống Volodimir Zelensky của Ukraine hiện nay. Chính phủ ông Diệm chống CS bằng hai phương diện: chính trị và quân sự. 

Về chính trị cũng có hai mặt: quốc nội và quốc ngoại. 

Về mặt quân sự, quân ông Diệm không thể cùng lúc chống chỏi với CSVN (thông qua VC, tức MTGPMN) và các lực lượng tôn giáo vũ trang do Pháp gài lại. Ngoài ra ông Diệm bị sự chống đối của các đảng phái chính trị. 

Chính phủ Kennedy cho rằng ông Diệm không thể thắng CS nếu không có quân Mỹ chiến đấu kế bên.

Về chính trị, "quốc ngoại", ông Diệm biết rằng khi Mỹ đổ quân vào VN cuộc chiến chống CS của miền Nam sẽ mất tính chính đáng.

Về "quốc nội", chính phủ ông Diệm chủ động tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh (qua Phạm Văn Đồng) để bàn chuyện "thống nhứt đất nước".

Đối với Mỹ ông Diệm "đi hàng hai". Ông Diệm nhận viện trợ của Mỹ để chống CS nhưng ông Diệm lại "đi đêm" với CS miền Bắc. 

Nhưng nếu đứng trên quan điểm quyền lợi của đất nước và dân tộc, ông Diệm làm đúng. Ngăn ngừa chiến tranh là một hành động đúng.

Người Mỹ, nhờ tay đám Phật giáo tay sai và đám tướng lãnh phản phúc, lật đổ được ông Diệm. 

Sau đó Mỹ đổ vô VN 50 vạn quân để đánh CS. 

Đặt câu hỏi, nếu không có đám sư sãi hám quyền lực và đám tướng lãnh tham đô la thì cách nào ngọn cờ "giải phóng dân tộc" của Trung ương cục miền Nam của đảng CSVN phất lên được ở miền Nam ?

Không có cách nào hết.

Không có Mỹ thì CSVN không có lý do "giải phóng miền Nam". Vấn đề "thống nhứt đất nước" sẽ chỉ là một "thủ tục", giữa hai bên miền Nam và miền Bắc.

Vai trò lịch sử của Dương Văn Minh, cùng với đám Phật giáo hám quyền, là bắt tay ngoại bang giết chết thủ lĩnh đất nước để cướp chính quyền. Mục đích của phe Phật giáo là xây dựng một "cộng hòa Phật giáo" ở miền Nam. Vấn đề là Phật tử (do Nhứt Hạnh đào tạo) không đủ tầm để nắm các vị trí chủ chốt trong bộ máy quốc gia. Cờ tới tay nhưng họ không thể phất được. Rốt cục Minh và đám tu sĩ bị Nguyễn Khánh "chính lý".

Những ngày cuối VNCH, lý ra Sài gòn không sụp đổ, nếu người thay thế ông Thiệu có bản lãnh chính trị. VNCH cần một "giải pháp chính trị" chớ không cần một "người hùng".

Cuối cùng quyền lực lại vào tay ông Minh. Một chính phủ gồm những cư sĩ Phật giáo được thành lập. Ông Minh hy vọng dựa vào thế lực Phật giáo để "nói chuyện" với phe bên kia. 

Ông Minh cũng hy vọng có được một "giải pháp chính trị". Ông Minh hữu dũng vô mưu đến đỗi không hiểu rằng thế lực có thể cứu vãn VNCH lúc đó phải là thế lực quân sự chớ không phải thế lực của Trí Quang. 

Ông Minh đưa Sài gòn vào thế "triệt buộc". Ông Minh là người "mở màn" cho thảm kịch  1-11-1963 và ông Minh cũng đóng vai kẻ mở màn bi kịch 30-4-1975. 

Phúc đức cho dân Ukraine có được một tổng thống Zelensky. Vô phúc thay cho dân tộc VN có những tướng lãnh như ông Minh.