Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

FB Nhân Tuấn Trương: VIỆT NAM 1954 - 1975

 Nhận thấy đại đa số nhà báo, sử gia, luật gia, nhân chứng hay "các bên" trong cuộc chiến... thường nhìn chiến tranh Việt Nam với cách nhìn "một mặt của đồng tiền". Nhìn mặt bên này thấy VN là cây lúa, nhìn mặt kia thấy VN là ông Diệm. Vì vậy mới có quan niệm cho rằng có hai (hoặc có ba) "quốc gia Việt Nam", trong chiến tranh VN 1954-1975. Và lịch sử cũng vậy, có ba, bốn "versions" khác nhau. 

Định nghĩa kiểu Mỹ hay kiểu Pháp (thậm chí kiểu TQ) mỗi "chiều không gian VN (x),(y),(z),(t)" là một quốc gia. Mỗi bên quan niệm một kiểu. Bên nào cũng muốn tạo "cớ - jus ad bellum" để dễ dàng can thiệp vào VN. 

Không gian VN chỉ có một. Chỉ có một lãnh thổ VN và một dân tộc VN sống trên lãnh thổ đó. 

Đồng tiền có hai mặt nhưng cả hai mặt đều thuộc về đồng tiền. 

Lịch sử luôn được viết bởi phe chiến thắng nhưng sử gia trung thực thì có cái nhìn khách quan và khoa học hơn. 

Có người vừa viết báo cho rằng ông Dương Văn Minh đã "cứu Sài gòn". Đây cũng là một cách nhìn về sử Việt. Cách nhìn "một mặt của đồng tiền". 

Nhìn toàn diện "không gian Việt Nam", từ năm 1963. Khối Phật giáo (của Trí Quang và Nhứt Hạnh) đã "đem bàn thờ xuống đường", đã xúi tăng ni "tự thiêu", xúi sinh viên học sinh biểu tình, bãi khóa v.v... 

Không thể phản biện rằng khối Phật giáo của Trí Quang và Nhứt Hạnh khiến xã hội VNCH "loạn lạc", tạo lý do để dân chúng bất mãn chính quyền ông Diệm. 

Hồ sơ bạch hóa từ Mỹ cho thấy chính phủ Kennedy là tác nhân vụ lật đổ ông Diệm. Các phản tướng đều nhận "va li đô la" từ mật vụ của Mỹ để làm chuyện phản quốc này. 

Ông Minh nhận từ Mỹ bao nhiêu ? Phe Trí Quang nhận bao nhiêu ?  

Ông Diệm bị Mỹ lật đổ, qua đám tướng phản phúc, vì ông Diệm là trở ngại khiến Mỹ không thể đổ quân vào VN. 

Ông Diệm yêu cầu Mỹ trợ giúp vũ khí để đánh CSVN, tương tự như tổng thống Volodimir Zelensky của Ukraine hiện nay. Chính phủ ông Diệm chống CS bằng hai phương diện: chính trị và quân sự. 

Về chính trị cũng có hai mặt: quốc nội và quốc ngoại. 

Về mặt quân sự, quân ông Diệm không thể cùng lúc chống chỏi với CSVN (thông qua VC, tức MTGPMN) và các lực lượng tôn giáo vũ trang do Pháp gài lại. Ngoài ra ông Diệm bị sự chống đối của các đảng phái chính trị. 

Chính phủ Kennedy cho rằng ông Diệm không thể thắng CS nếu không có quân Mỹ chiến đấu kế bên.

Về chính trị, "quốc ngoại", ông Diệm biết rằng khi Mỹ đổ quân vào VN cuộc chiến chống CS của miền Nam sẽ mất tính chính đáng.

Về "quốc nội", chính phủ ông Diệm chủ động tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh (qua Phạm Văn Đồng) để bàn chuyện "thống nhứt đất nước".

Đối với Mỹ ông Diệm "đi hàng hai". Ông Diệm nhận viện trợ của Mỹ để chống CS nhưng ông Diệm lại "đi đêm" với CS miền Bắc. 

Nhưng nếu đứng trên quan điểm quyền lợi của đất nước và dân tộc, ông Diệm làm đúng. Ngăn ngừa chiến tranh là một hành động đúng.

Người Mỹ, nhờ tay đám Phật giáo tay sai và đám tướng lãnh phản phúc, lật đổ được ông Diệm. 

Sau đó Mỹ đổ vô VN 50 vạn quân để đánh CS. 

Đặt câu hỏi, nếu không có đám sư sãi hám quyền lực và đám tướng lãnh tham đô la thì cách nào ngọn cờ "giải phóng dân tộc" của Trung ương cục miền Nam của đảng CSVN phất lên được ở miền Nam ?

Không có cách nào hết.

Không có Mỹ thì CSVN không có lý do "giải phóng miền Nam". Vấn đề "thống nhứt đất nước" sẽ chỉ là một "thủ tục", giữa hai bên miền Nam và miền Bắc.

Vai trò lịch sử của Dương Văn Minh, cùng với đám Phật giáo hám quyền, là bắt tay ngoại bang giết chết thủ lĩnh đất nước để cướp chính quyền. Mục đích của phe Phật giáo là xây dựng một "cộng hòa Phật giáo" ở miền Nam. Vấn đề là Phật tử (do Nhứt Hạnh đào tạo) không đủ tầm để nắm các vị trí chủ chốt trong bộ máy quốc gia. Cờ tới tay nhưng họ không thể phất được. Rốt cục Minh và đám tu sĩ bị Nguyễn Khánh "chính lý".

Những ngày cuối VNCH, lý ra Sài gòn không sụp đổ, nếu người thay thế ông Thiệu có bản lãnh chính trị. VNCH cần một "giải pháp chính trị" chớ không cần một "người hùng".

Cuối cùng quyền lực lại vào tay ông Minh. Một chính phủ gồm những cư sĩ Phật giáo được thành lập. Ông Minh hy vọng dựa vào thế lực Phật giáo để "nói chuyện" với phe bên kia. 

Ông Minh cũng hy vọng có được một "giải pháp chính trị". Ông Minh hữu dũng vô mưu đến đỗi không hiểu rằng thế lực có thể cứu vãn VNCH lúc đó phải là thế lực quân sự chớ không phải thế lực của Trí Quang. 

Ông Minh đưa Sài gòn vào thế "triệt buộc". Ông Minh là người "mở màn" cho thảm kịch  1-11-1963 và ông Minh cũng đóng vai kẻ mở màn bi kịch 30-4-1975. 

Phúc đức cho dân Ukraine có được một tổng thống Zelensky. Vô phúc thay cho dân tộc VN có những tướng lãnh như ông Minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét