Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Vụ tai nạn cầu treo ở Lai Châu: Quá tải trọng hay cộng hưởng?

Link : http://bautx.blogspot.com/2014/02/vu-sap-cau-treo-o-lai-chau-qua-tai.html

Vụ việc kinh hoàng xảy khiến cần-lao không khỏi thương cảm lẫn bức xúc là vụ sập cầu treo Chu Va ở Lai Châu khiến 8 người thiệt mạng và 37 người bị thương.
Nguyên nhân về kỹ thuật đã rõ, là do gãy neo cáp (tăng-đơ) cố định cáp treo của cầu. Thế nhưng tại sao bị gãy thì dư luận cần-lao không ngớt bàn tán. Người thì cho là do quá tải, người thì cho là cộng hưởng, người thì cho là bớt xén vật liệu nên chất lượng không đảm bảo, người cho là lỗi kỹ thuật. Thậm chí, có người còn cho là linh hồn người chết giận nên gây sập cầu, thế mới tài.
 
Cây cầu treo dài 54m, rộng 1,5m, chiều cao so với mặt suối khoảng 10m, biển đầu cầu ghi tải trọng là 1,5 tấn. Có lẽ vì thế nên những cần-lao không biết về kỹ thuật cứ thích chém bừa lý do là quá tải hoặc do cộng hưởng. Vẫn một thói quen chém gió mạng hùng hồn của cần-lao An-nam mặc dù đầu óc rỗng tuếch.
Thế nên, cũng cần khai sáng cho cần-lao thối tai khai bẹn một chút, để lần sau có muốn chém gì mà chưa biết thì chịu khó đi hỏi đốc-tờ Gúc, bạn thân của tôi đã.
Cụ thể cây cầu treo này có tải trọng như thế nào thì các bạn dân cầu đường sẽ tính toán ra ngay, còn người không biết thì chờ kết luận điều tra sẽ rõ. Tuy nhiên cần hiểu rằng, khi thiết kế cầu treo, hai loại tải trọng cần được xác định là tải trọng đối với mặt cầu và tải trọng đối với dây cáp. Đây là hình ảnh các chi tiết một cầu treo cần thiết kế.

 

Thứ nhất: Tải trọng đối với mặt cầu được xác định thông qua các chỉ tiêu tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng gió, các tải trọng khác và tuổi thọ thiết kế của cầu. Đối với cây cầu treo này có chiều ngang là 1,5m thì đối với phương tiện trọng tải lớn (dưới 1,5 tấn) sẽ chỉ di chuyển theo một chiều, nghĩa là nếu có 2 phương tiện đi qua cầu ở 2 đầu, thì 1 phương tiện phải dừng lại chờ phương tiện kia đi qua mới được đi.
Tải trọng thiết kế là 1,5 tấn là tải trọng tối đa cho phép khi phương tiện tiếp xúc với bề mặt cầu tại thời gian tiếp xúc chứ không phải tổng tải trọng của cầu chỉ là 1,5 tấn. Vì thế có bạn hỏi tại sao cây cầu có tải trọng 15 tấn mà xe 30 tấn vẫn chạy qua được là vậy.
Như vậy, có thể thấy tải trọng mà cây cầu này có thể chịu được lớn hơn rất nhiều so với tải trọng quy định là 1,5 tấn. Tùy thuộc vào các chỉ tiêu nêu trên, hệ số an toàn để tính toán từ lớn hơn 1 và có thể tới 4. Và khi vượt quá tải trọng thì cây cầu sẽ bị gãy.
Thế nên, đoàn người đưa tang đi qua cầu tầm dưới 150 người khó mà làm cầu bị gãy chứ đừng nói gần 50 người. Và thực tế là cầu không bị gãy. Thế nên không thể nói cầu bị “sập” vì quá tải trọng được.
 

Thứ hai: Tải trọng đối với cable thép neo cầu. Tại châu Âu, hệ số an toàn lớn nhất bị bắt buộc tính đối với cable thép và các kết cấu liên hệ với dây cáp bằng 10. Nghĩa là tải trọng của dây cáp, neo cáp phải gấp 10 lần tải trọng tính toán của mặt cầu.
Giả sử cây cầu kia có hệ số an toàn là 3 thì tải trọng thực của cây cầu là 4,5 tấn. Khi đó tải trọng của dây cáp và neo cáp sẽ là 45 tấn. Với tải trọng này thì gần 1.000 cùng đi trên cầu mới may ra đứt cáp hay gãy neo cáp. Đằng này, mới gần 50 người đi qua đã gãy neo cáp thì chứng tỏ neo cáp không đảm bảo kết cấu chịu được tải trọng theo quy định.
Nếu nhìn kỹ neo cáp bị gãy, người thường không có chuyên môn kỹ thuật cơ khí cũng có thể thấy neo cáp được sử dụng lực cơ học đánh bẹt ra từ thanh sắt tròn, và sau đó dùng que hàn để thổi tạo lỗ. Có nghĩa là thanh thép đã bị biến tính do lực cơ học và nhiệt, và chuyển sang trạng thái là gang chứ không còn là thép nữa. Và tai nạn xảy ra là điều tất yếu, chỉ là sớm hay muộn thôi.
 
Thêm nữa, đối với cầu treo, khi tải trọng tác động lên mặt cầu, thì tổng tải trọng cả phương tiện và mặt cầu sẽ tác động lên cáp treo, khi đó cáp treo phải đảm bảo tải trọng để giữ cầu. Nghĩa là tải trọng của toàn bộ cầu sẽ chuyển vị lực lên cáp treo. Và điểm dồn lực kéo của cáp lớn nhất chính là tại 4 vị trí neo cáp. Thế nên, khi những cây cầu tuổi thọ đã cao, qua nhiều lần tăng cáp thì sự cố thường là đứt cáp chứ không thể đứt neo cáp được. Thế nhưng sự vụ vừa qua lại đứt neo cáp, thế mới tài. Đây là hình ảnh một neo cáp treo ở bọn tư bản giãy chết.
 
Và so sánh với neo cáp treo của chiếc cầu treo Chu Va bất hủ xứ An-nam.

 

Thứ ba: Rất nhiều cần-lao cũng dạng thối tai khai bẹn cho là cầu gãy neo cáp vì do cộng hưởng. Các cụ nói, biết thì thưa thớt, không biết dựa cột mà nghe. Chí ít, các bạn cũng phải hiểu thế nào là cộng hưởng trước khi chém chứ.
Cộng hưởng là hiện tượng xảy ra trong dao động cưỡng bức, khi một vật dao động được kích thích bởi một ngoại lực tuần hoàn có cùng tần số với dao động riêng của nó. Còn dao động cưỡng bức là gì, các bạn chịu khó hỏi đốc-tờ Gúc bạn tôi, lười nhác thì không bao giờ có quà.
Thế nên các bạn nghe hơi nồi chõ rằng, giữa thế kỉ XIX, khi một đoàn quân đi đều bước qua một chiếc cầu treo làm chiếc cầu rung lên dữ dội và đứt xuống, gây tai nạn chết người. Thế là các bạn suy diễn ngay vụ cầu treo Lai Châu là cộng hưởng, tài đến thế là cùng.
Cộng hưởng chỉ xảy ra khi tần số bước đi của đoàn quân tình cờ trùng với tần số dao động riêng của chiếc cầu. Và đây là một đoàn quân bước đều bước chứ không phải gần 50 người chầm chậm đẩy một cái xe tang.
Dĩ nhiên, khi một đoàn người di chuyển trên chiếc cầu treo mà có dao động thì ít nhiều cũng sẽ hình thành cộng hưởng. Nhưng là rất nhỏ, không đáng kể vì những tần số dao động do di chuyển của những người trong đám ma mà trùng với tần số dao động riêng của cầu là rất ít và rời rạc.

 

Thôi, vụ cầu tôi đã diễn giải rõ. Tất nhiên, tôi chỉ nói theo nguyên lý chung, chứ chi tiết như thế nào các bạn phải hỏi chuyên gia cầu đường, chứ tôi cũng chả rảnh để đi hỏi cho các bạn. Mặc dầu, nhiều đồng nghiệp của tôi là chuyên gia đầu ngành về món này.
À, lại có một vị giáo sư chuyên gia đầu ngành về kết cấu bê tông cốt thép chém rằng tải trọng của cầu lên đến 81 tấn. Giáo sư già rồi mà trên mạng nhiều bạn trẻ trâu chửi giáo sư ngu là không được, ai mà chả có lúc này lúc nọ. Với lại nói gì thì nói, giáo sư cũng là người đáng kính. Theo tôi, có lẽ giáo sư hơi lệch chuyên môn với lại già cả nên đôi khi nhầm lẫn chăng?


Như vậy, có lẽ bây giờ bạn nào nắm hiểu một chút về kỹ thuật đã hình dung ra nguyên nhân vì đâu rồi chứ? Điều đó giúp cho các bạn sau khi nghe cơ quan có thẩm quyền công bố nguyên nhân là gì đi nữa, và đặc biệt là sai khác với những gì các bạn đã nghĩ sau khi đọc bài của tôi. Thì các bạn không nên lại bầy đàn bức xúc mà chửi bới, cạnh khóe những người có trách nhiệm, thậm chí cả chính quyền nữa nhé.
Các bạn hãy nhếch mép mà nhủ rằng: Cái xứ An-nam nó thế.
Và nếu có bạn nào ở vùng sâu, vùng xa mà không có cầu vĩnh cửu, thì nên khuyến khích cần-lao di chuyển theo kiểu này. Vẫn là treo, nhưng có lẽ an toàn hơn nếu biết bơi.
 
(@ by Baron, 2014) 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
-------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyên nhân sập cầu: "Vì người Mông khiêng quan tài đi rất nhanh"?!


Link : http://www.tinmoi.vn/nguyen-nhan-sap-cau-vi-nguoi-mong-khieng-quan-tai-di-rat-nhanh-011296076.html

(Tinmoi.vn) Theo Thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết, nguyên nhân chính ban đầu được xác định vẫn là do quá tải. 
Sập cầu do quá tải (?!)
Theo tin tức được đăng tải trên báo Trí thức trẻ/Soha, tối ngày 26/2, trao đổi với PV, Thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết, trong chiều cùng ngày, đoàn công tác của công an tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải rà soát lại toàn bộ thiết kế, quá trình thi công trình, vật liệu làm cầu treo Chu Va 6 để xác định nguyên nhân vụ sập cầu treo ngày 24/2. Trong buổi chiều cùng ngày, cơ quan Công an tỉnh Lai Châu đã lấy mẫu ốc neo tăng đơ và thép đứt gãy để đưa đi giám định để tìm ra nguyên nhân gây sập cầu.
Nguyên nhân sập cầu: Vì người Mông khi khiêng quan tài đi rất nhanh
Thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Cũng theo Thiếu tướng Trần Duân, nguyên nhân chính ban đầu được xác định vẫn là do quá tải. Phía cơ quan công an điều tra đang xem lại các khâu kỹ thuật xem có vấn đề gì không.
“Chúng tôi đang phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải để xác định nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến sập cầu. Chưa thể khẳng định do làm ẩu, hoặc thi công không đúng.  Quá tải và có hiện tượng cộng hưởng khi đoàn người đưa tang cùng đi trên cầu là nguyên nhân ban đầu chúng tôi nhận định. Vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh.
Trước tiên chúng ta xác định là do quá tải, quá trọng gây nên đã. Chúng tôi đang cho nghiên cứu một số chỗ cần phải giám định và xem lại hồ sơ thiết kế xem có sai sót gì không nhưng khả năng này là không cao” - Thiếu tướng Trần Duân cho biết thêm.
Ý kiến chuyên gia
Trước đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cầu đường đã bày tỏ nghi vấn về chất lượng của cầu treo Chu Va 6. Cụ thể, Trên mạng xã hội Facebook, một trang Facebook được cho là của GS.TS Nguyễn Đình Cống, GS hàng đầu về chuyên ngành kết cấu xây dựng của Đại học Xây dựng phân tích như sau: 
Cầu treo dài 54m bị sập khi có đám tang đi qua (nguyên nhân trực tiếp, rõ ràng là đứt dây cáp. Cái gì gây ra đứt dây, người ta tạm cho là sự quá tải... vì tải trọng thiết kế của cầu chỉ là 1,5 tấn). 
Tôi không thể nào tin được. Hỏi 1,5 tấn là tải trọng toàn bộ hay trên mỗi mét dài. Nếu là tải toàn bộ thì trên mỗi mét chỉ là 1,5/54 = 0,028 T/m = 28 kG/m (đây là tải trọng cho gián hoặc cùng lắm là chuột đi qua cầu). Cần hiểu tải trọng thiết kế 1,5 tấn trên mỗi mét dài, vậy tổng tải trọng sẽ là 1,5x54=81 tấn. Tải trọng của đám tang còn xa mới đạt con số ấy.
Ngay cả khi tải trọng vượt tải thiết kế thì dây vẫn chưa thể đứt (nếu được thiết kế và thi công với chất lượng bảo đảm) vì hệ số an toàn của dây cáp được quy định rất cao (từ 4 trở lên)”.
"Đứt ốc neo ở cầu treo là trường hợp hy hữu trên thế giới chứ đừng nói ở Việt Nam. Rõ ràng chất lượng ốc neo ở đây có vấn đề", ông Tuấn Anh, kỹ sư cầu đường một công ty thuộc Bộ Xây dựng chia sẻ.
Theo vị chuyên gia này, viện dẫn lý do cầu sập vì quá đông người không thuyết phục. Theo bảng chỉ dẫn, cây cầu chịu được tải trọng 1,5 tấn, trên cầu có khoảng 50 người, tức là lúc đó cầu hứng tải hơn 2 tấn. "Về nguyên tắc khi thiết kế, để đảm bảo an toàn bao giờ cầu cũng chịu tải được gấp 3 lần", ông Tuấn Anh khẳng định.
Cụ thể trong trường hợp Chu Va, cầu được ghi có tải trọng 1,5 tấn thì thực chất có thể chịu tải khoảng 4 đến 5 tấn.
"Rõ ràng là do thi công không tốt, nhập nguyên liệu không đảm bảo chất lượng mới để xảy ra trường hợp đáng tiếc như vậy", vị chuyên gia trên nói.
Đ.T (tổng hợp)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Nhân chứng tại Kiev: ‘Chúng tôi đã bị gài bẫy’

Link : http://motthegioi.vn/tieu-diem/nhan-chung-tai-kiev-chung-toi-da-bi-gai-bay-48772.html

Đây là bài viết của một nhân chứng biệt danh ‘Yana’ (không sử dụng tên thật để bảo đảm an toàn) tại Kiev gửi cho CNN về những gì đã xảy ra trong cuộc đàn áp đẫm máu người biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở Kiev (Ukraine) vào ngày 18.2.2014.  
Nếu có ai gọi tình trạng hiện tại ở Ukraine là nội chiến thì đừng tin họ. Nó thực sự là một cuộc chiến giữa nhân dân Ukraine và các phần tử của chính phủ, một cuộc chiến vì tự do. Đó gần như là một cuộc cách mạng.
Nó bắt đầu như một ngày hội, một cuộc tuần hành ôn hòa, một động thái thể hiện nguyện vọng của người dân muốn gia nhập Liên minh châu Âu và tách ra khỏi ảnh hưởng của Nga. Nhưng mọi thứ đã nhanh chóng tàn lụi khi quân lính ập đến và cái chết hiện hữu khắp nơi.
Nó đã không còn là một cuộc tuần hành nữa. Đây thực sự là chiến tranh.
Vào 18.2, cuộc chiến đã lên tới đỉnh điểm và tôi đã ở đó, tại Quảng trường Độc lập, chứng kiến tấm thảm kịch và sự dũng cảm của người dân. Sáng hôm đó, những người biểu tình ủng hộ một Ukraine độc lập đã đạt được yêu cầu với các quan chức chính phủ và bắt đầu rút khỏi Tòa thị chính Kiev. Và họ đã hi vọng rằng quốc hội cũng sẽ đáp ứng lại các yêu cầu của họ đó là: tổng thống Viktor Yanukovych từ chức, thả các tù nhân chính trị, khôi phục thể chế của 2004 (sau cách mạng Cam) và điều tra cuộc đàn áp người biểu tình.
Nhưng họ đã không hề tuân thủ thỏa thuận và không làm gì cả.
Chúng tôi đã thấy bọn họ chạy trốn khỏi tòa nhà quốc hội, vốn được 4 hàng cảnh sát đặc nhiệm canh giữ. Trong khi đó, những người dân thường chỉ được 1 nhóm lực lượng tự vệ với khiên và dùi cui bảo vệ.
Sau thời gian dài chờ đợi, chúng tôi đã quay lại tòa nhà quốc hội. Vadym – một người của đội tự vệ đi cùng đã nói chúng tôi phải cẩn thận vì đây giống như một cái bẫy.  Dường như những nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền của Tổng thống không hề muốn thực hiện yêu cầu của chúng tôi. Thay vào đó, họ cố dụ chúng tôi ra khỏi quảng trường – nơi được bảo vệ bởi các rào chắn – tới khu vực trống trải để dễ dàng bắt giữ.
Càng ngày càng có nhiều lính đặc nhiệm tới bao vây Quảng trường Độc lập từ mọi phía. Tôi đã thấy họ tiếp cận từ xa 100m. Bất ngờ tôi nghe tiếng người thét lên và tiếng còi xe cấp cứu. Tôi đã không thể tìm được bạn của mình trong đám đông, một vài người đã chạy khỏi hàng đầu và hét lớn: “họ đang giết chúng ta, họ đang dùng Kalashnikov (súng AK) và đạn thật!”.
Lực lượng đặc biệt đã bắt đầu tấn công. Họ tiến tới sau những tấm khiên và đánh người bằng dùi cui, trong khi hầu hết lực lượng tự vệ của chúng tôi đang ở gần tòa nhà quốc hội. Chúng tôi đã phải chứng kiến hầu hết người dân – nam nữ, già trẻ - đều bị đánh đập, đuổi bắt và bị bắn. Không có ai biết trước điều này.
Sau đó, sự hỗn loạn bắt đầu khi người ta la hét và chạy tán loạn. Con đường hẹp đã bị kẹt. Tôi tiếp tục quay phim nhưng Vadym đã năn nỉ tôi rời khỏi. Bất ngờ, tôi thấy lực lượng đặc biệt còn cách đó chưa tới 5m.
Vadym đã dẫn tôi chạy ra khỏi đó. Anh ta liên tục nhắc tôi rằng “khi đám đông xô đẩy, hãy bước thật chậm từng bước nhỏ, chú ý từng chi tiết, đừng để đám đông đang đau đớn xô ngã bạn”.
Sau đó, chúng tôi chạy tới quảng trường. Ở đây an toàn hơn, nhưng chỉ được một lúc, 4 hàng cảnh sát đặc biệt bảo vệ quốc hội đã tấn công xuyên qua hàng rào lực lượng tự vệ và đánh đập người dân không thương tiếc.
Và sau đó, họ bắt đầu bắn. Bắn đạn thật. Từ sau lưng chúng tôi. Họ cũng tấn công từ bên phải và trái.
Chúng tôi đã mắc kẹt.
Hi vọng duy nhất để trốn thoát là qua con hẻm nhỏ.
Nỗi hoảng loạn dâng trào, người ta la hét và đấm đá, rất nhiều khuôn mặt nhuốm máu. Tôi thấy Berkut – một cảnh sát chống nổi dậy, nhân vật cao cấp và độc ác nhất của lực lượng đặc biệt tiến tới gần. Vadym nói tôi hãy chạy càng nhanh càng tốt và tôi đã may mắn lẩn vào đám đông. Lúc đó, Vadym đã cứu mạng tôi.
Trong khi mọi người đang chạy đến Quảng trường thì một quan chức chính phủ đã tuyên bố rằng bất cứ ai ở trong quảng trường đều bị xem là khủng bố và lực lượng đặc biệt sẽ dọn dẹp sạch sẽ quảng trường trong vài giờ tới. Họ sẽ sớm tấn công trái tim của cuộc cách mạng – Quảng trường Độc lập.
Vào tối hôm đó, toàn bộ quảng trường đã bị đốt cháy. Lều, cờ và các tòa nhà quan trọng của phe biểu tình đều bị thiêu rụi trong lửa. Tôi sẽ không bao giờ quên được giọng một bé gái âm vang, hát những bài ca chiến đấu anh hùng của Ukraine khi Quảng trường chìm trong lửa.
Ngày hôm đó, 18.2.2014, rất nhiều người đã chết và bị thương. Nhưng Quảng trường đã giữ được sự tự do cho mọi người. Chúng tôi đã kiệt sức, nhưng chúng tôi đã chiến thắng.
2 ngày sau, lực lượng đặc biệt của chính phủ đã chọn một chiến thuật khác để cố gắng ngăn chặn người biểu tình. Họ đã đặt các tay bắn tỉa trên mái nhà để bắn vào đám đông. Vào hôm đó, hơn 80 người đã bị giết.
Nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản nhân dân. Họ đã đứng vững. Họ đã không tháo chạy.
22.2.2014, tổng thống Yanukovych đã trốn chạy khỏi Kiev giữa đêm. Nhưng hắn ta sẽ không thể chạy xa.
Nhân dân đã thắng. Nhưng là một chiến thắng đầy cay đắng. Qúa nhiều người đã chết và biến mất.
Hoa và nến đang phủ khắp trung tâm thành phố bị thiêu rụi. Những người biểu tình từng bị đánh đập đã có thể tự do sải bước trên Quảng trường.
Một chế độ độc tài đã sụp đổ, và nhân dân Ukraine đã vùng lên.
Vũ Thành Công (Theo CNN)

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Đức Hoàng - Chiến trường biên giới & điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng

Link : http://depplus.vn/tin-tuc/17-02-2014/chien-truong-bien-gioi--diem-0-cua-nguyen-quang-sang/73/11177/

Depplus.vn - Có một đứa trẻ đã bị điểm 0 vì nộp giấy trắng trong bài văn tả bố. Vì bố em đã hy sinh “trên chiến trường biên giới”. Đó là nội dung một truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, hay là một câu hỏi mà nhà văn vừa ra đi để lại cho những người đương thời.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã qua đời ngày 13/2, hưởng thọ 82 tuổi. Thông tin ấy khiến nhiều người thương tiếc. Nhưng trong sự tiếc nuối một tài năng của văn chương cách mạng Việt Nam, nhìn kỹ lại, thấy cả trách nhiệm trả lời những câu hỏi mà con người (tưởng như) thuộc thế hệ cũ ấy đã đặt ra.

Nguyễn Quang Sáng có một truyện ngắn mang tên “Bài học tuổi thơ”, viết năm 1990, kể câu chuyện của một bài tập làm văn với đề bài là “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.



Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Khúc mắc trong truyện rất đỗi thông thường (tức là bất thường một cách quen thuộc). Có một trò được điểm 6 dù ba nó không hề đi làm đêm, ban đêm chỉ đi nhậu, nhưng nó tả cảnh ba nó làm ban ngày rồi chuyển thành ban đêm. Một trò khác, được 0 điểm, vì nộp giấy trắng.

Cô giáo quát mắng, trò được 0 điểm mới thú nhận rằng mình không có ba từ lúc lọt lòng. Ba em đã hy sinh trên chiến trường biên giới.

Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: "Sao trò không làm bài?" Tới lúc đó nó mới nói: "Thưa cô, con không có ba". Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!
Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...


Nhà văn đã rất cẩn thận khi viết rõ rằng các em học sinh ở đây 11 tuổi, học lớp 6. Nghĩa là lấy mốc năm 1990 trừ đi, thì người cha của em học trò bị điểm 0 đã hy sinh năm 1979. Đó là năm mà tại cái “chiến trường biên giới” ấy, rất nhiều gia đình đã mất đi một người cha, người chồng, người con.


Đó là một câu chuyện của giáo dục. Những điểm 0 và điểm 6 như thế chắc chắn đã không “tuyệt tích” từ thời mà Nguyễn Quang Sáng viết “Bài học tuổi thơ”. Đến tận hôm nay đề tập làm văn trong trường phổ thông vẫn mang mô thức “Hãy tả một ai đó đang làm gì đó” mà không nhất thiết phải quan tâm đến việc ai đó có thực sự tồn tại hay là họ đã tồn tại như thế nào.

Điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng, thật ra dành cho người thày – người đã dạy một công thức lắp ghép hơn là dạy cách mô tả cuộc sống. Những điểm 0 như thế đến hôm nay vẫn tồn tại.

Đó còn là câu chuyện của tình người, của cách người ta đối xử với quá khứ. Một đứa trẻ có người cha đã hy sinh ở “chiến trường biên giới” năm 1979, tồn tại trong lớp học ấy như một điều hiển nhiên cho đến khi hoàn cảnh trớ trêu cho người ta biết sự thật. Nguyễn Quang Sáng hẳn đã không vô tình khi chọn chi tiết “chiến trường biên giới” cho sự thờ ơ ấy, sự lãng quên ấy.


Còn bao nhiêu số phận nữa gắn với cái chiến trường biên giới năm 1979 ấy cũng đã bị lãng quên như em học sinh lầm lũi trong lớp học kia? Câu hỏi ấy vẫn chưa thể được trả lời đích đáng đến hôm nay.

Và hẳn ông cũng không vô tình khi mô tả rằng mắt cô giáo chỉ biết “mở tròn như hai cái tô” và “đứng như trời trồng” khi nghe đến câu chuyện của em học sinh.

Giá mà câu chuyện có thể kết lại bằng một tiết học về những người lính đã hy sinh nơi chiến trường biên giới cách đấy 11 năm hay là một sự thay đổi nào đó trong bài văn bị điểm 0 của em học trò.

Nhưng không, cô giáo đứng như trời trồng, câu chuyện chỉ dừng lại ở đó, em học trò vẫn bị điểm 0 vì ba em đã mất nơi chiến trường biên giới. Một ẩn dụ đắng chát.

Điểm 0 ấy, có thể dành cho bất kỳ ai trong chúng ta, những người đã lãng quên một phần lịch sử. Điểm 0 ấy, đến hôm nay vẫn đáng phê lên trán của rất nhiều người đang sống.

Đức Hoàng (Depplus.vn)

facebook.com/TanThanhRobota - Tưởng niệm 17/2/1979


Thấy gì trong việc CA dùng sân khấu và nhảy đầm để ngăn cản người tưởng niệm 17/2/2014


Với CA
- Ngay tức khắc ta thấy CA kỳ này hay hơn, nhất là so với vụ cắt đá quá tồi kia. Hình ảnh những người tưởng niệm, cạnh những cặp khiêu vũ. Nó cho thấy sự chìm nghỉm của người tưởng niệm bên một đất nước hạnh phúc vui vẽ.
- Trong chuyện này thấy rõ các lãnh đạo HN và CA có những kế hoạch dự phòng chu đáo, khi thời tiết không thuận lợi để tổ chức trân sân khấu thì họ chuyển sang khiêu vũ dự phòng. Đó là điểm tốt chắc chắn được đánh giá cao và khen thưởng.
- Về mặt quốc tế và nhất là với truyền thông và nhà cầm quyền China thì đây là hình ảnh đẹp. Nó cho thấy sự tận tụy và sáng tạo của lãnh đạo VN nói chung và CAHN nói riêng, chả có một cuộc xâm lăng nào vào 17/2 cả, chỉ có Đặng Tiểu Bình dạy cho VN một bài học và nhân dân VN đang hạnh phúc khiêu vũ kỷ niệm với bài học này.

Với người Tưởng Niệm
- Ở mục đích riêng, tưởng niệm những chiến sỹ đồng bào hy sinh trong cuộc xâm lược Trung cộng 17/2/1979 họ đã thành công, vì đã gặp được nhau, cùng hành hương một đoạn đường, cùng dâng hoa.
- Ở mục đích chung, họ cũng có thành công, khi ngày càng nhiều người biết tới ngày 17/2/1979 hay là cuộc xâm lược Trung cộng. Có thể thấy đầy trên mạng các câu hỏi 17/2 là ngày gì vậy ....
- Ở phong trào dân chủ thì cuộc tưởng niệm này cho thấy đang đứng yên lại, thậm chí có phần suy giảm. Sự vô cảm của người không biết, sự hèn nhát của những người đã biết nhưng không dám đi, sự mất uy tín của vài thành viên hạt nhân, sự bôi bẩn hàng loạt các thành viên hạt nhân trong NKYN ... đã ảnh hưởng tới số lượng và ý chí của buổi tuần hành.

Với CA và người Tưởng niệm

- Cả hai bên đều thành công khi không có xô xát, đàn áp, bắt bớ, mọi việc đều nằm trong giới hạn. Đây cũng là một điều rất quan trọng để hình thành một xã hội dân sự trong tương lai, khi mà CA và người tuần hành đều xem việc tuần hành, tưởng niệm, biểu tình là chuyện bình thường.

Cuối cùng chúng ta hãy hướng về truyền thông China xem họ sẽ khen thưởng về cuộc tưởng niệm này như thế nào !

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Phụ nữ thích gì sau khi làm tình?


Cái chính là sau khi làm tình, tôi muốn chui rúc vào lòng người đàn ông của mình, hít hà mùi hương mạnh mẽ rất riêng của anh ấy, thì thầm to nhỏ với anh ấy những câu chuyện rất đời thường của cuộc sống.
Sáng nay tôi có đọc một bài viết, “Chúng ta làm gì sau khi làm tình?”, của một người đàn ông trên tạp chí Mann-up. Tôi thấy nể anh ấy vì nói đúng thứ mà phụ nữ chúng tôi cần, không phải đơn giản chỉ là những cái ôm, những cái hôn hời hợt, hoặc là vội vàng mặc đồ rồi chuồn. Tôi biết việc con gái lên tiếng về tình dục thế này thể nào cũng bị nói, nhưng không sao, gạch đá gì tôi cũng xin nhận. Chỉ xin những “thánh nữ” đừng quá khắc khe, vì tôi không phải dạng hiền lành, đoan trang thục nữ gì cho cam nên tôi khác với các chị, tôi chỉ muốn lên tiếng vì một số người-như-tôi thôi.
Nói thật, tôi ghét nhất việc vào khách sạn chỉ vài phút hoặc 1,2 tiếng. Như thế rẻ tiền vô cùng. Cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Một giờ ở khách sạn cao lắm cũng chỉ 100 ngàn, thêm một tiếng chỉ 10 đến 20 ngàn nữa. Chẳng lẽ yêu nhau mà không bỏ nổi 150 ngàn cho 4 tiếng ở bên nhau trong khách sạn ? Nghĩa đen tạm thời là vậy. Còn nghĩa bóng ? Ý của tôi là, phụ nữ chúng tôi, không phải ai cũng rẻ tiền. Tôi không thích việc vào khách sạn chỉ vì nhu cầu sinh lý, giải tỏa xong rồi thì đường ai nấy đi. Như thế buồn, và cô đơn nhiều. Nhiều nhiều lắm.

Có thể bạn nghĩ tôi nghiện sex, muốn ở lại khách sạn lâu một chút vì chưa đủ thỏa mãn ? Muốn có thêm lần 2 lần 3 nữa ? Tôi không phủ nhận điều này. Nói thật, phụ nữ thời nào cũng có những ham muốn rất con gái. Đã vậy, tôi còn là một đứa khá hứng thú với tình dục. Nhưng cái chính không phải là tình dục, mà là tình yêu. Trong tình có dục, mà trong dục càng phải có tình. Cái chính là sau khi làm tình, tôi muốn chui rút vào lòng người đàn ông của mình, hít hà mùi hương mạnh mẽ rất riêng của anh ấy, thì thầm to nhỏ với anh ấy những câu chuyện rất đời thường của cuộc sống, rồi ngủ quên mất lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy thì lại cao hứng mà đè người yêu ra cưỡng bức. Haha, người yêu tôi cũng cho rằng việc tôi đang ngủ bỗng tỉnh dậy sờ mó anh ấy như một con mèo hoang thật sự rất sexy, rất gợi tình, khiến anh cũng nhanh chóng nhập cuộc chiến cùng tôi.
Có một điều đàn ông ít khi chú ý, trong khi quan hệ, phụ nữ chúng tôi thích được nắm tay. Cảm giác hai bàn tay đan vào nhau lúc làm tình lạ lắm. Vừa quyến rũ, vừa tình cảm, vừa hưng phấn, lại còn dễ cùng nhau lên đỉnh. Đặc biệt ở chỗ, khi quan hệ mà được người yêu nắm tay, tôi cảm thấy an toàn và gần gũi. Giống như được bảo vệ, được yêu thương, được trân trọng hết mực vậy. Tin tôi đi, việc làm này tuy rất nhỏ nhưng hiệu ứng mang về lại khá lớn. Cô gái của bạn khi ở ngoài có thể không thích nắm tay vì thời tiết oi bức, nhưng khi lên giường thì hoàn toàn ngược lại. Đã nói là sex cũng có phần thú vị chứ không chỉ tục tĩu cơ mà!
Bạn có biết rằng những cô gái thích phiêu lưu như tôi thì khi trên giường cũng ưa “mạo hiểm” không ? Sự mới lạ luôn kích thích chúng tôi. Dây trói, nước đá, bỗng dưng thuê một căn phòng đẹp, hay hẹn đến trước rồi bất ngờ xông vào lúc người yêu đang tắm, vân vân và vân vân, sẽ khiến chúng tôi vừa thấy thú vị, vừa muốn hoàn toàn hiến dâng cho bạn cả ngày.
Kinh nghiệm không nhiều, nhưng tôi thừa biết rằng phụ nữ rất thích tư thế được người yêu vòng tay ôm từ phía sau, rồi thì thầm vào tai. Thế này nhé, nói “Anh yêu em” thì có vẻ lý thuyết quá, thử “Thích không em?”, “Em muốn tốc độ thế nào”,..., sẽ khiến chúng tôi vừa ngượng ngùng, vừa thích thú. Có thể chúng tôi không trả lời, hoặc trả lời “Không thích”, “Sao cũng được”,...nhưng các anh cứ hiểu theo ý ngược lại đi. Con gái nói có là không mà.
Đâu đó nói rằng, việc giữ lửa tình dục cũng quan trọng không kém phần giữ lửa tình yêu. Đúng. Vì nếu tình dục không nồng nàn thì sẽ khiến đối phương nhàm chán, mà nhàm chán thì chuyện “chán cơm thèm phở” sẽ làm tình yêu rạn nứt. Tôi không biết những người phụ nữ khác thế nào, nhưng theo ý kiến của riêng tôi, tình dục và tình yêu có quan hệ cực kì mật thiết với nhau. À, đừng nghĩ tôi coi trọng tình dục. Nếu thân thiết với tôi, bạn thừa biết tôi yêu sâu và chung thủy thế nào. Nhưng một khi mối quan hệ của tôi đã nối kết cùng tình dục, có nghĩa là tôi vô cùng tôn trọng người kia, và nếu như trong ái ân chẳng đủ lửa, hoặc chẳng được tôn trọng như những gì trao đi, tôi tự động cảm thấy tình cảm này không bền chặt, không tồn tại được lâu, và nếu không sớm thì muộn, tôi sẽ ra đi.
Tôi chưa bao giờ đề cập đến vấn đề này trước đây, bây giờ chỉ là bổ sung thêm một vài ý kiến cá nhân cho câu hỏi “Chúng ta làm gì sau khi làm tình” thôi. Mà thật ra, nếu có thể, tôi rất muốn bài viết này được đặt tên là “Phụ nữ thích gì trong và sau khi làm tình”.

Tình dục không dơ bẩn nếu nó được “sử dụng” đúng người và đúng lúc. Vậy thôi.

HOÀI NAM : VIẾT CHO NGÀY VALENTINE

Tôi thật sự ngỡ ngàng khi sáng nay cô con gái 6 tuổi hỏi: “Ba ơi! Hôm nay Valentine, Ba tặng gì cho mẹ?”

Cái ngày mà ngay cả đứa trẻ con cũng biết lại ra đời từ tận thời La mã cổ đại. Nghe đồn tận thế kỉ thứ mấy trước công nguyên. Đó là ngày thánh Valentine chịu hành hình để cho đôi lứa yêu nhau.

Ngày Valentine lan truyền ra các nước và được các quốc gia nhược tiểu sùng đồ ngoại như Việt nam đón nhận nhiệt liệt. Các nam thanh nữ tú cũng bắt chước nhau tặng hoa hồng, chocolate… cùng những lời yêu đương ngọt ngào.

Nhưng sự thật ngày lễ tình nhân ở Việt Nam là ngày nào???

Đó chính là lễ hội Khau Vai – Hà Giang. Lễ hội Khau Vai được gọi là “Chợ tình Khau Vai” (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_Khau_Vai) . Nhưng thực chất không phải là chợ, vì ở đó không có ai mua tình cũng như không có ai bán tình cả. Chợ là nơi chứa đựng nước mắt của những cuộc tình giang dở, là nơi cố nhân gặp nhau.

Có rất nhiều dị bản kể lại sự tích của chợ tình (Bạn có thể tra ở Google). Riêng bản thân tôi rất thích câu chuyện do ba tôi kể lại. Ông đã nghe từ lời của một cụ già ở Khau Vai  (xin nói thêm rằng, thời trẻ ba tôi dạy học ở Mèo Vạc). Câu chuyện tình đẫm nước mắt và kết thúc không có hậu.

Ngày xưa có hai người yêu nhau tha thiết! chàng trai là con của một tù trưởng người Nùng (hay Hơ mông gì đó) đem lòng yêu tha thiết cô gái người Giáy xinh đẹp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Gi%C3%A1y ). Hai người vấp phải sự phản đối quyết liệt của hai bên gia đình (thời đó nạn phân biệt chủng tộc lộng hành). Cha mẹ cô gái cương quyết không gả con cho người Nùng. Còn cha mẹ chàng trai lại cấm con yêu người Giáy. Bất chấp mọi ngăn cản, chàng trai và cô gái đưa nhau lên một hang đá trên núi để ở. Tưởng rằng sẽ mãi mãi bên nhau trong ái ân mặn nồng… Ai ngờ hôm sau, họ đã nghe tiếng hò hét vang lên đến tận hang núi. Từ trên cao nhìn xuống, cô gái thấy cảnh hai bộ tộc đánh nhau, máu me dầm dề, tiếng kêu gào vang dội trời đất. Cô gái gạt nước mắt nói với chàng trai rằng: “Chàng ơi! Thiếp không thể vì mình mà để hai bộ tộc đầu rơi máu chảy. Thiếp xin cáo lỗi với chàng, xin Giàng (trời) chứng giám để kiếp sau xin nguyện cùng chàng kết tóc xe tơ.”

Họ đã hy sinh tình yêu của mình để đổi lấy hòa bình cho hai bộ tộc. Cô gái ép gả cho người khác. Chàng trai cũng phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ. Chàng trai có vợ và cô gái có chồng. Đau khổ vì sự chia ly, họ cứ mỗi ngày một héo mòn.

Một ngày kia, không thể chịu đựng hơn được nữa, họ quyết định tìm về hang đá xưa kia - nơi chứng kiến mối tình của họ, họ cùng gặp nhau ở đó. Họ đã khóc với nhau suốt đêm. Họ đã kể cho nhau nghe bao nhiêu đau khổ chồng chất trong những năm tháng xa nhau. Đến khi trời gần sáng, chàng trai lau nước mắt và đưa cho cô gái một đấu ngô… chàng nói với cô rằng: “Những hạt giống này sẽ thay ta chăm sóc nàng. Nàng hãy gieo trồng để ta sẽ được ở bên nàng mãi mãi”. Đáp lại, cô gái đã xé vạt áo đưa cho chàng: “Mỗi lần nhớ em chàng khóc, chàng hãy lấy vạt áo này lau nước mắt, lúc đó chàng hãy hình dung bàn tay dịu dàng của em lau nước mắt cho chàng… Nếu chàng còn thương em thì em hẹn chàng mười năm sau em sẽ tới đây gặp chàng”.

Đúng mười năm sau, chàng trai lúc đó đã trở thành một ông già. Ông tìm về nơi xưa để tìm gặp tình yêu của mình. Từng giờ từng phút trôi qua nước mắt ông ướt đẫm vạt áo mà vẫn không thấy bà. “Nàng đã quên ta rồi hay nàng không còn sống trên cõi đời này nữa?” ông lại òa lên nức nở. Ông đâu biết rằng vì quá đau buồn, bà không thể chịu nỗi mười năm xa cách đó. Bà đã ra đi trước ông. Khi mặt trời lên vẫn không thấy hình bóng của bà. Quá thất vọng, ông rót rượu xuống đất rồi lao đầu xuống núi tự vẫn.

Khi con cháu tìm thấy xác ông, họ đã hiểu ra tất cả. Tình yêu của họ đã làm hai dân tộc xóa bỏ thù hận. Họ quyết định đặt mộ hai người cạnh nhau, để họ mãi mãi được yêu nhau nơi suối vàng. Ngày họ gặp nhau (đêm 26 rạng sáng ngày 27/3 âm lịch) sẽ là ngày những người có tình yêu trắc trở được phép gặp nhau và bày tỏ tình yêu trong sáng với nhau.

Ban đầu, chợ chỉ dành cho hai dân tộc. nhưng hồi sau lan ra các dân tộc xung quanh. Bởi vì nơi nào chả có tình yêu trắc trở.

Vậy theo bạn ngày 14/2 này ta có nên tổ chức lễ hội Khau Vai ở ngay thành phố này hay không? 
---------------------------------------
Bài trước :

NỖI ĐAU…  (http://quangdonquixote.blogspot.com/2013/05/truyen-ngan-cua-hoai-nam-noi-au.html

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Trần Nhật Phong - Nhân quyền VN: thắng thua thua thắng

Link : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/02/140206_upr_tran_nhat_phong_comments.shtml