Link
: http://chuanmen.com.vn/khi-cha-ra-di-nhung-la-thu-xuc-dong-cha-gui-con-sau-khi-da-chet_a232556.html
Người cha chết ở tuổi 27,
khi đứa con trai còn rất bé. Nhưng không ngờ, những lá thư ông gửi cậu bé ngay
cả sau khi ông đã chết, chính là những hướng dẫn cậu bé cần cho cả cuộc đời.
Đăng lúc 18:16 ngày 07/08/2015 Bởi Khải
Đơn
Cái
chết lúc nào cũng bất ngờ cả. Chẳng ai đón nó đúng lúc. Ngay cả bệnh nhân
nan y cũng không bao giờ nghĩ họ sắp chết trong vài ngày tới. Có chết thì
chắc cũng phải cả tuần chứ. Nhưng ai dè được cái “tuần” ấy chính là tuần
sau.
Chúng ta chưa bao giờ sẵn sàng. Chẳng thể
nào biết chính xác thời điểm đó. Khi cái chết ập đến, ta thường chưa hoàn thành
những gì mình muốn làm. Sự ra đi luôn đến bất ngờ, trong khoảnh khắc đầy nước
mắt của người góa phụ, là cảm giác lơ ngơ của những đứa con chưa kịp biết tang
lễ có ý nghĩa gì (Cảm ơn Chúa!).
Cha tôi
cũng không là ngoại lệ. Trong thực tế, cái chết của ông còn bất ngờ hơn cả. Ông
mất khi 27 tuổi. Cùng cái tuổi mà rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng qua đời. Cha còn
trẻ. Rất trẻ. Cha tôi không phải một nhạc sĩ và cũng chẳng nổi tiếng. Bệnh ung
thư không chọn nạn nhân. Cha mất khi tôi còn nhỏ, và đó là lúc tôi hiểu một đám
tang nghĩa là gì. Lúc đó tôi 8 tuổi rưỡi, đủ lớn để nhớ ông suốt cuộc đời dài
sau này. Nếu ông mất trước đó, có lẽ tôi chẳng có ký ức gì nhiều. Có lẽ tôi sẽ
không cảm thấy đau đớn. Nhưng nếu thế tôi sẽ không có một người cha sẽ ở bên
mình cả đời. Thật vậy, tôi đã có một người cha.
Tôi có một người cha vừa vững chãi, vừa
hài hước. Người sẽ luôn nói một câu gì đó hài trước khi ôm tôi. Bằng cách đó,
tôi sẽ cảm thấy không khó chịu lắm để ông ôm. Người sẽ luôn hôn vào trán tôi
khi tôi đi ngủ. Một thói quen mà sau này tôi đã làm y hệt với những đứa con của
mình. Cha bắt tôi phải cổ vũ cho đội bóng mà ông ủng hộ, và cha cũng giỏi giải
thích mọi thứ rõ ràng hơn mẹ. Bạn có hiểu ý tôi nói không? – Một người cha như
vậy mình không thể nào quên được.
Cha chưa bao giờ nói ông sẽ chết. Ngay cả
khi ông đang nằm trong bệnh viện với dây nhợ quanh mình, cha cũng không nói đến
chuyện đó. Cha đã lên kế hoạch cho năm tới dù thậm chí ông biết ông sẽ không
sống qua tháng sau. Năm tới, chúng ta sẽ đi câu cá, sẽ du lịch, nhà mình sẽ đến
thăm những nơi mình chưa từng đến. Năm tới sẽ là một năm tuyệt vời. Tôi và cha
ở trong cùng một giấc mơ.
Tôi tin rằng – thực ra, tôi chắc chắn rằng
– ông nghĩ cách này sẽ đem lại may mắn. Ông là người hơi mê tín. Nghĩ về tương
lai là cách mà cha giữ lại hi vọng cho chính mình. Ông già đã làm tôi cười với
ông đến tận những ngày cuối cùng. Ông biết. Ông không nói thật với tôi. Ông
không thấy tôi khóc.
Thình lình, cái năm tới ấy đã kết thúc
trước khi nó kịp bắt đầu.
Mẹ đón tôi ở trường, đưa tôi đến bệnh
viện. Bác sĩ báo tin với cơn xúc động dường như đã chai sạn qua nhiều năm làm
việc. Mẹ tôi khóc. Dường như trước đó mẹ đã có chút hy vọng. Như tôi đã nói,
mọi người đều hi vọng. Tôi thấy mình sụp đổ. Thông báo này có nghĩa là gì? –
Đây không phải một bệnh thông thường, thứ bệnh mà bác sĩ tiêm một mũi là khỏi
sao? Con ghét cha, cha ạ. Con cảm thấy bị phản bội. Con đã gào lên tức giận
trong bệnh viện, cho đến khi con nhận ra cha không còn đó để ôm con nữa. Con đã
khóc.
Sau đó, cha tôi lại một lần nữa trở lại
làm người cha của tôi. Cô y tá đến và an ủi tôi, cầm theo một hộp đựng giày.
Cái hộp đầy những phong bì dán kín, với những câu viết trên dòng địa chỉ. Tôi
không hiểu chính xác đó là gì. Cô y tá đưa cho tôi một lá thư. Lá thư duy nhất
nằm ngoài hộp.
“Cha con nhờ cô đưa cho con bức thư này.
Ông đã dành thời gian suốt cả tuần để viết, và ông muốn con đọc nó. Hãy mạnh mẽ
lên.” – Cô y tá nói, và ôm tôi.
Ngoài phong bì đề chữ KHI CHA RA ĐI. Tôi
mở lá thư ra.
Cha
khiến tôi ngưng khóc ngay với mấy dòng viết tay nguệch ngoạc. Thời đó in ấn
chưa dễ dàng lắm. Cha viết chữ xấu, nhưng tôi cũng đọc được, và cảm thấy bình
tĩnh lại. Lá thư làm tôi mỉm cười. Cha luôn làm mọi việc như vậy. Như một câu
đùa trước khi ôm lấy tôi.
Chiếc hộp trở thành báu vật quan trọng
nhất trên đời của tôi. Tôi dặn mẹ không được mở nó ra. Cha viết thư này cho
tôi, nên không ai được phép đọc chúng. Tôi đinh ninh tất cả những thời khắc
trong đời ghi trên phong bì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng cần phải có thời gian mới
đến từng chuyện một. Và tôi quên mất mớ thư.
Bảy năm sau, mẹ con tôi dọn về nhà mới,
tôi không nhớ đã cất cái hộp ở đâu. Tôi quên mất rồi. Khi chúng ta không nhớ
điều gì đó, nghĩa là ta không còn quan tâm đến nó nữa rồi. Nhưng nếu điều gì đó
mất đi trong trí nhớ của mình, không có nghĩa là mình mất nó. Điều đó chỉ đơn
giản là không còn tồn tại nữa. Cứ như tiền lẻ bạn để quên trong túi quần vậy.
Chuyện đó đã xảy ra. Những năm tuổi dậy
thì của tôi và bạn trai mới của mẹ kích thích khiến tôi nhớ lại những gì cha đã
dự đoán nhiều năm trước. Mẹ có nhiều bạn trai, và tôi luôn hiểu cho mẹ. Mẹ
không bao giờ kết hôn. Tôi không biết tại sao, nhưng tôi thích tin rằng cha tôi
chính là tình yêu của đời bà. Nhưng gã bạn trai này của mẹ thì khác. Lão hoàn
toàn vô dụng. Tôi nghĩ bà đã tự hạ mình khi yêu lão. Ông ta chẳng hề tôn trọng
mẹ. Mẹ xứng đáng với một ai đó tốt đẹp hơn là một gã vớ vẩn gặp trong quán
rượu.
Tôi vẫn còn nhớ mẹ đã tát tôi sau khi tôi
phát âm từ “quán bar”. Quả thật, tôi xứng đáng ăn cú tát ấy. Tôi đã hiểu thêm
nhiều điều theo thời gian. Lúc đó, khi da mặt tôi rát bỏng vì cú tát, tôi nhớ
đến cái hộp và thư. Tôi nhớ có một lá thư, đề rất rõ “KHI CON CÓ MỘT TRẬN CÃI NHAU TỆ NHẤT VỚI MẸ”
Tôi đã lục tung phòng ngủ để tìm cái hộp,
khiến mẹ tát tôi thêm một cái nữa. Tôi tìm thấy cái hộp bên trong một chiếc
va-li nằm trên đỉnh tủ quần áo. Một cõi khác. Tôi nhìn qua những lá thư, và
nhận ra tôi đã quên không mở lá thư đề “KHI CON HÔN LẦN ĐẦU TIÊN”.
Tôi tự ghét mình vì đã quên, nên tôi quyết định mở lá thư đó ra. Lá thư “KHI CON MẤT ZIN” xuất
hiện ngay sau đó, hi vọng là tôi có thể mở cái thư này sớm. Cuối cùng, tôi cũng
tìm được lá thư kia.
Cha
tôi không phải một người viết giỏi, ông chỉ là một kế toán ngân hàng. Nhưng
từng từ ông viết có tác động rất lớn đến tôi. Đó là những từ ngữ khôn ngoan hơn
cả 15 năm tuổi đời của tôi cộng lại. (Thực ra cũng không khó để làm được vậy!)
Tôi chạy đến phòng mẹ, và mở cửa phòng.
Tôi khóc khi mẹ quay đầu lại nhìn tôi. Bà cũng đang khóc. Tôi không nhớ mẹ đã
hét lên câu gì vào mặt tôi, đại loại ý “Giờ con muốn gì?” – Và tôi nhớ mình đã
đi lại gần bà, tay cầm lá thư cha viết. Tôi ôm bà bằng hai cánh tay của mình. Tay
tôi vò nhàu nát tờ giấy. Mẹ ôm tôi. Mẹ con tôi đứng đó trong im lặng.
Lá thư của cha đã làm mẹ cười chỉ sau đó
vài phút. Mẹ con tôi làm hòa và nói một chút về cha. Mẹ kể về một vài sở thích
kỳ dị của cha, như ăn xúc xích Ý với dâu tây. Tự dưng, tôi cảm thấy ông đang
ngồi cạnh mẹ con tôi. Tôi, mẹ và một phần của cha, một phần mà cha để lại cho
chúng tôi, một mảnh giấy. Thật dễ chịu.
Chẳng lâu sau, tôi đã đọc đến bức thư “KHI CON MẤT ZIN”
Cha đã
theo tôi suốt cuộc đời. Cha luôn ở bên tôi, ngay cả khi ông không còn gần tôi
nữa. Những từ ông nói đã làm được điều không ai có thể làm, đó là tiếp thêm sức
mạnh cho tôi vượt qua vô số khoảnh khắc gay cấn trong đời. Ông luôn tìm ra cách
để đặt một nụ cười lên môi tôi khi mọi thứ trở nên tối tăm, hoặc giúp tâm trí
tôi thông suốt mỗi khi giận dữ.
Lá thư KHI CON KẾT HÔN khiến tôi xúc động. Nhưng không xúc
động bằng lá thư KHI CON TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI CHA.
Lá thư
đau đớn nhất tôi đọc trong suốt cuộc đời lại là lá thư ngắn nhất cha
viết. Khi ông viết 4 từ đó, hẳn ông đã đau đớn hệt như tôi. Phải mất một thời
gian chần chừ, nhưng cuối cùng tôi cũng mở lá thư KHI MẸ CON MẤT ra.
Một
câu đùa. Một anh hề buồn lúc nào cũng giấu nỗi buồn của mình sau nụ cười nở
trên lớp trang điểm. Đó là lá thư duy nhất khiến tôi không cười, nhưng tôi hiểu
lý do.
Tôi đã luôn giữ lời với thỏa thuận giữa
hai cha con. Tôi không bao giờ đọc lá thư nào trước khi thời điểm đến. Chỉ có
một lá thư ngoại lệ KHI CON NHẬN RA CON LÀ GAY. Vì tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ mở
lá thư này, nên tôi quyết định đọc luôn cho xong. Đó là một trong những lá thư
hài hước nhất.
Tôi
luôn chờ đến khoảnh khắc để mình được đọc lá thư kế tiếp, kế tiếp. Bài học nào
cha sẽ dạy tôi sau đấy. Thật tuyệt vời khi một người đàn ông 27 tuổi có thể dạy
một đứa to đầu 85 tuổi như tôi.
Giờ tôi đang nằm trong bệnh viện, với dây
nhợ trên mũi và cổ cũng vì căn bệnh ung thư chết tiệt. Tôi di những ngón tay
lần tìm tờ giấy bạc màu của lá thư duy nhất tôi chưa mở ra. Ngoài thư đề “KHI THỜI KHẮC CỦA CON ĐẾN”, nét chữ dù phai đi, vẫn còn
có thể nhìn rõ.
Tôi không muốn mở lá thư. Tôi sợ. Tôi
không muốn tin rằng thời khắc của tôi sắp đến. Bạn biết không, tất cả là tại hi
vọng. Chẳng ai tin rằng mình sắp chết cả.
Tôi thở sâu, mở lá thư ra.
Rafael Zoehler
(Dịch từ Medium.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét