Sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Joe Biden với thủ tướng Ấn Độ Narendar Modi thì phía Bắc Kinh đã có phản ứng ngay tức thì. Được biết rong cuộc điện đàm quan trọng ấy, tổng thống Joe Biden muốn xây dựng mối quan hệ lâu bền với Ấn dựa trên giá trị dân chủ. Đây là nền tảng mà Mỹ đã đặt quan hệ với Phương Tây, Nhật, Hàn, Úc vv... Con hổ Bengal đang bị Mỹ lôi kéo về mình để đối đầu với con sư tử Tàu. Đây là bước đi chiến lược phải nói rất hay trong kế hoạch kiểm soát sự lớn mạnh của con sư tử Tàu Cộng.
Hiện nay Ấn
độ là quốc gia duy nhất ở Châu Á có khả năng ăn miếng trả miếng với Tàu Cộng. Mỹ
chọn Ấn vì 2 lợi thế sau:
Thứ nhất là
về kinh tế, Ấn độ có thị trường lớn không thua gì Trung Cộng, có trình độ công
nghệ thông tin rất cao, là nơi mà có thể thay thế Tàu dung nạp những doanh nghiệp
Mỹ rút chân ra khỏi Tàu. Thêm vào đó, Ấn Độ đã rút chân ra khỏi khối RCEP nên Mỹ
hoàn toàn có thể kéo Ấn vào sân chơi mới để cần bằng với RCEP. Khi đó khối mới
có Mỹ và Ấn tất phải mạnh hơn khối mà Tàu đang làm chủ;
Về quân sự
thì Ấn ngang ngửa Tàu, cũng là cường quốc hạt nhân. Thêm vào đó hiện nay Ấn
cùng với Mỹ, Nhật, Úc hình thành nên Tứ Giác Kim Cương. Nếu khối này đi tới những
hợp tác sâu rộng hơn, thì ngoài NATO Bắc Đại Tây Dương đã có từ lâu, Mỹ còn có
một “NATO Phương Đông” nữa để canh giữ con sư tử Tàu Cộng.
Tàu Cộng rất
nhạy cảm với những tin tức bất lợi. Mỗi khi những quốc gia nào có những nước cờ
có lợi cho Tàu thì Tàu sẽ tung hô lên tận mây xanh. Nếu quốc gia nào có những
nước đi bất lợi cho Tàu thì Tàu sẽ “xửng cồ” và có những phát ngôn rất hung
hăng. Với nước đi đầu tiên ấy , thì xem như tổng thống Joe Biden đã mò đúng huyệt
hiểm của ông Tàu. Và Bắc Kinh đã có phản ứng ngay tức thì đã cho thấy điều đó.
Được biết
hôm nay, ngày 10/2/2021 ông tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo- Hu Xijin đã cho
đăng đàn chửi bới mối quan hệ Mỹ - Ấn một cách điên cuồng: nào là mối quan hệ dựa
trên nền tảng dân chủ giữa 2 quốc gia là “sáo rỗng” vô giá trị, nào là Mỹ lợi dụng
Ấn như con tốt để đối đầu với Tàu bla bla bla... Ở đây chúng ra thấy, thế của Ấn
Độ chưa bao giờ là chư hầu của Tàu như Việt Nam, Ấn Độ và Tàu là đối thủ. Ngày
trước Tàu đã buông nước láng giềng Liên Xô bắt tay với Mỹ để có sự lớn mạnh như
hôm nay thì việc Ấn đẩy Tàu ra xa và kết tình với Mỹ để tìm con đường lớn mạnh
cho mình là nước cờ đúng. Vì Ấn đi lại nước cũ của Tàu nên Tàu lo lắng và đã lồng
lộn lên vì điều đó.
Đáng chú ý
là trong phát biểu của ông Hu Xijin có một đoạn nói rằng “Nếu Ấn Độ không xử lý
mối quan hệ của mình với Trung Quốc một cách hợp lý, thì việc phát triển bất kỳ
loại liên minh nào cũng trở nên vô ích. Sự chung sống hữu nghị giữa Trung Quốc
và Ấn Độ là nền tảng để Ấn Độ kiên trì vì lợi ích quốc gia nhiều hơn trên trường
quốc tế. Chỉ bằng cách này, nước này mới có được bất kỳ sáng kiến chiến lược
nào trong quan hệ với Mỹ. Về mặt này, Ấn Độ kém hơn Việt Nam rất nhiều. Hà Nội
biết cách cân bằng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc với việc phát triển quan
hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước” (hết trích)
Nói tóm lại,
ý của ông Hu Xijin là thế này: “Việt Nam đã thuần phục tao rồi, sao mầy còn
trái ý tao hả Ấn?”. Việc ông tổng biên tập đem 2 mối quan hệ ấy ra so sánh là
quá khập khiễng, bởi Ấn tìm kiếm một vị thế cường quốc cho mình ở tương lai,
còn ĐCS Việt Nam tìm kiếm sự bảo trợ của quan thầy để nó yên ổn trục lợi trên
100 triệu dân Việt.
Có người cho
rằng, Hà Nội đang lạnh nhạt với Bắc kinh, nhưng suy nghĩ thế là ngây thơ. Nếu
Hà Nội dám lạnh nhạt thì Bắc Kinh đã xửng cồ chửi bới hoặc đe dọa rồi chứ nó
không ca ngợi như trong phát biểu của ông Tổng Biên Tập Hoàn Cầu Thời Báo đâu.
Biden đã đi nước cờ đúng đầu tiên, nhưng có lẽ Việt Nam không bao giờ dám rời
xa bàn tay Trung Cộng gia nhập vào thế cờ mới để tạo nên sự độc lập cho mình. Đất
nước trong tay ĐCS thì khó có cơ hội để thoát Trung được. Chỉ có dân Việt thoát
cộng thì may ra.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo: https://www.globaltimes.cn/page/202102/1215488.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét