Tôi biên mẹ luôn về anh đô đốc Trịnh Hòa.
Nhưng biên về Trịnh Hòa thì không thể không nhắc
đến anh sếp của Trịnh Hòa là Vĩnh Lạc Hoàng Đế.
Vĩnh Lạc Hoàng Đế là ai?
Vĩnh Lạc Hoàng Đế chính là Chu Đệ, con thứ tư của
Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ. Anh lên ngôi nhờ cuộc nội chiến do chính
anh khởi xướng, đoạt ngai vàng từ người cháu anh, là Chu Doãn Văn.
Chu Doãn Văn là con thứ hai của hoàng thái tử
Chu Tiêu.
Chu Tiêu là con cả của Chu Nguyên Chương, đương
nhiên được đóng vai hoàng thái tử và sẽ là người nối ngôi, kế nghiệp phụ thân,
nhưng Chu Tiêu chết sớm vai hoàng thái tử lại truyền cho con trưởng của Chu
Tiêu là Chu Hùng Anh.
Nhưng, Chu Hùng Anh, giống cha, cũng toi mạng
khi còn rất trẻ, vậy là quyền thừa kế được chuyển tiếp sang cho em trai là Chu
Doãn Văn.
Chu Nguyên Chương băng hà, Chu Doãn Văn lên
ngôi, xưng là Minh Huệ Đế.
Thời Chu Nguyên Chương – tức Minh Thái Tổ - trị
vì, anh có tầm 20 ông con, ông nào cũng được phong đất, phong vương, ông nào
cũng xây dựng quân đội và chính quyền riêng. Khi Chu Nguyên Chương còn sống,
các ông con gần giống như các chư hầu, phụng sự thiên tử.
Nhưng khi Chu Nguyên Chương chết, ông nhóc Chu
Doãn Văn lên ngôi, thì các “ phiên vương”, tức các ông chú ông bác của hắn, cát
cứ ở các địa phương, bành trướng thế lực, ngày càng hùng mạnh và đều có vẻ coi
thường thằng cháu. Đặc biệt là anh Chu Đệ, anh được phong Yên Vương và cai quản
vùng Bắc Bình, tức Bắc Kinh ngày nay, rất rộng lớn và màu mỡ. Chu Doãn Văn cũng
rất gờm ông chú.
Để kiềm chế các phiên vương, tức các ông chú
ông bác của mình, Chu Doãn Văn tức Minh Huệ Đế cùng ban tham mưu bèn ra lệnh
triệu tập các phiên vương về kinh đô – Nam Kinh – rồi tuyên bố đoạt mẹ quyền
bính của các anh vương, từ nay đất nước chỉ có hoàng đế là duy nhất, chẳng có
vương vủng đéo gì sất.
Chiêu này không mới trong nghề chính trị, gọi
là tập trung tuyệt đối quyền lực về chính quyền trung ương.
Tất nhiên, các vương đều thúc thủ trừ Yên
Vương.
Yên Vương Chu Đệ trước lệnh triệu tập của thiên
tử thì vừa sợ vừa tức, vì anh biết tỏng thằng cháu không chỉ muốn tước đoạt quyền
bính và vô hiệu hóa mình, mà có khả năng nó sẽ làm thịt mình.
Trong những khoảnh khắc hiểm nghèo của ván cờ
chính trị, thì những cá nhân tài năng sẽ hành xử khác biệt. Chu Đệ khởi binh
táng mẹ về thủ đô, tiến hành tạo phản tiếm quyền.
Hành động tạo phản luôn có giá của nó, nếu bại,
tam tộc tru di, tiếng tăm muôn đời bị sỉ nhuc, nhưng nếu chiến thắng thì có cả
giang sơn, và chính mình thành “ thiên tử”.
Và Chu Đệ đã thắng!
Quân của anh tràn vào đốt mẹ Nam Kinh. Nhân dân
- như bao cuộc chiến thiện lành khác - chết như giạ. Máu chảy thành sông, thây
phơi đầy đồng.
Riêng Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn thì mất hút. Có
tin đồn anh vua trẻ chết cháy trong lửa loạn. Cũng có tin anh trốn về vùng quê
hẻo lánh, mai danh ẩn tích, sớm làm bạn với người già hái củi, chiều tán phét với
trẻ chăn trâu, đến cuối đời chết như một nông dân lương thiện.
Còn Chu Đệ đoạt ngai vàng, tiếm ngôi, xưng là
Minh Thành Tổ hiệu là Vĩnh Lạc. và chính anh đã làm nên mội thời đại phồn vinh
thịnh trị của phong kiến Trung Hoa. ( Vĩnh Lạc là an lạc vĩnh viễn)
Chỉ riêng việc anh dám khởi binh chống lại
thiên tử và đoạt được giang sơn, thì anh đã chứng tỏ tài năng vượt trội so với
những người anh em khác cùng dòng dõi.
Nhưng, sự thất bại của Chu Doãn Văn cũng để lại
cho lịch sử chính trị trung hoa và thế giới bài học sâu sắc, rằng, khi muốn tập
trung quyền lực, bẻ nanh các thế lực địa phương và vây cánh, tự bản thân mình
phải chuẩn bị thật tốt mọi mặt bởi không cẩn thận là vỡ mồm như chơi.
*
Và lịch sử cũng đã chứng minh, Chu Đệ là một
trong số những tay bao chúa quyết đoán nhất, tàn bạo nhất, thậm chí còn vượt trội
phụ thân Chu Nguyên Chương vốn cũng nổi tiếng là tay tàn bạo.
Điều tuyệt vời ở chỗ, thời Vĩnh Lạc hoàng đế
cũng là thời huy hoàng nhất của lịch sử phong kiến Trung hoa. Tên tuổi của Vĩnh
Lạc Hoàng Đế sánh ngang với Tần Thủy Hoàng, Hán Cao Tổ, Hán Võ Đế và sau này
là… Tập lão anh hùng.
Có một anh sử gia tên gì quên mẹ, đưa ra khái
quát như sau “Những thời kỳ thịnh trị nhất của mảnh đất Trung Hoa, luôn gắn liền
với tên tuổi của một bạo chúa”
Từ đó, anh rút ra kết luận, rằng “có những xứ sở
hợp với chế độ chuyên chế, nó chỉ thật sự mạnh khi có một bạo chúa chuyên quyền
tàn bạo và sáng suốt”.
Ngược lại, có những nơi chỉ thật sự phát triển
và hùng mạnh khi có nền chính trị tự do.
Tôi chưa nói đến nước Mỹ đâu, quân đầu bò đang
nhăm nhăm chửi như lũ chó dại, hãy đọc kỹ đi đã. Nước Mỹ thật ra là con đẻ của
“văn minh phương tây”, và nó mới khai sinh được 200 năm thôi, chưa đủ tuổi để
xem xét.
Tôi đang nói đến chiếc nôi văn minh phương Tây
là Hy Lạp, sau đó là La Mã. Họ có thời kỳ hưng thịnh rực rỡ, chính là thời cổ đại,
được kiến thiết bởi nền chính trị tự do dân chủ. Ai học lịch sử phổ thông đều
biết đến nền dân chủ nổi tiếng “Dân chủ Athen” và thời “Cộng hòa La Mã”
Sau đó, họ lu mờ suốt năm trăm năm, thậm chí họ
chìm vào tối tăm, lạc hậu, nghèo đói, chính là thời kỳ mà lịch sử đặt tên là
“Đêm trường trung thế kỷ”, thời kỳ chuyên chế của nhà thờ Cơ đốc giáo.
Phương Tây chỉ trỗi dậy từ khoảng thế kỷ 16, bắt
đầu bằng thời đại Phục Hưng và đạt được sự huy hoàng mạnh mẽ ở thời Khai Sáng,
đó cũng là thời mà các giá trị tự do dân chủ được tôn vinh.
*
Vậy là hai quá trình hoàn toàn trái ngược. Một
bên chỉ thực sự vĩ đại khi có một bạo chúa cùng một nền chuyên chế tàn bạo
nhưng rất sáng suốt.
Một bên chỉ vĩ đại nhờ có tự do, đặc biệt là nước
Mỹ.
Quân mõm khắm nên đọc tham khảo kiệt tác “ Nền
dân trị Mỹ” của triết gia xã hội học khét tiếng Tocqueville. Ông này đánh giá
nước Mỹ thừa hưởng tinh hoa tự do dân chủ của Châu âu, nhưng tiến xa hơn rất
nhiều.
Câu hỏi là, tại sao lại như vậy? Tại sao một
bên vĩ đại nhờ tinh thần tự do, một bên thì ngược lại, chỉ vĩ đại nhờ tinh thần
chuyên chế?
Câu trả lời sẽ dài dằng dặc, dài như khúc ruột
miền trung, và phải đi từ từ vì nó rất ngoằn ngoèo và hiểm trở.
Nhưng, đến đây các anh chị đã có thể thấy, rằng
có hai hệ giá trị căn bản hình thành từ xa xưa, từ trong lịch sử rồi và nó tiếp
tục đến nay….
Quay lại với Chu Đệ tức Minh Thành Tổ, tức Vĩnh
Lạc Hoàng Đế.
Thời anh này trị vì, anh có một loạt những cải
cách xã hội cực kỳ hoành tráng khiến cho bộ mặt Trung Hoa sáng ngời lộng lẫy.
Có anh sử gia khét tiếng, hình như W Durall kể rằng, thời đó, nếu bạn đi du lịch
vòng quanh thế giới, bạn sẽ thấy sự bẩn thỉu lạc hậu ở khắp nơi. Châu âu thì dịch
bệnh liên miên, vì bẩn quá. Cả thủ đô London bốc mùi nhà xí. Vua Henry V lên
ngôi ở tuổi 26 và 35 tuổi thì ngỏm củ tỏi vì bệnh kiết lỵ. Đấy là vua chúa nhé,
còn dân thường thì đa số sinh ra chết mẹ luôn. Đại khái anh chị đẻ 7 con chỉ
nuôi được 3, 4 là cùng. Và cái số 3, 4 đứa sống được, cùng chỉ thọ tầm 40 tuổi.
Nhưng, W Durall kể tiếp, khi bạn đến Trung Hoa,
bạn sẽ ngây mặt bàng hoàng, vì đó là xứ sở văn minh đẹp đẽ nhất mà loài người
có thể có được, tại thời điểm đó, nơi mà “ ngựa xe như nước, áo quần như nem”,
lầu xanh thì trẩy hội yến anh, phố phường thì thương gia náo nức…
Y hệt như ngày nay mõm vẩu sang Pari, Venise,
Viên.v.v… mặt mũi cũng đần thối ra vậy!
Tất nhiên, để có những thành tựu huy hoàng đó,
dưới trướng Chu Đệ có rất nhiều tài năng kiệt xuất, một trong số đó là Trịnh
Hòa.
Chính Adam Smith, ông tổ của học thuyết kinh tế
“trọng thương”, nhà tư tưởng của nền kinh tế thị trường tự do, với quả thuyết
“bàn tay vô hình” bất hủ, đã từng ngâm cứu về Trịnh Hòa và khen nức nở rằng,
nhân vật vĩ đại này là người đầu tiên trên thế giới tiến hành cuộc “giao
thương” vĩ đại trên biển. Nếu Trịnh Hòa không bị “cơ chế kìm hãm” thì kinh tế
thị trường sẽ bắt đầu ở Trung Quốc chứ không phải ở phương Tây.
Nhưng, Adam Smith có một nhầm lẫn lớn!
Nhầm lẫn gì thì mai biên tiếp!
Copy từ Facebook Trihung Đo
Ảnh minh họa, trang phục thời Minh, sexy vãi
đ.. chưa?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét