Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

FB Nam Nguyen: BÀI ROCK THẾ KỶ CỦA ĐỔI MỚI

(Bài dài, dành cho người đọc chậm)

Tôi là đứa nghe nhạc tạp nham, nếu nói đúng ra thì có thể nghe được từ Vivandi đến Clayderman, từ cụ Hà Thị Cầu hát xẩm cho tới Lan và Điệp cải lương, chèo, quan họ, chầu văn hay nhạc đỏ Phan Huỳnh Điểu cho tới Pari By Night xem bổ mắt là chính, rồi Trịnh Công Sơn, Chế Linh cho tới dàn nhạc quân đội Alexandrov, Thanh Lam hay Aminem cho tới Chicago...Thực lòng thì đó phải coi là kém, là không có bản sắc gì cả, thôi thì chẳng có trend nên cứ sướng gì nghe nấy vậy! “Người tử tế ai lại thế!”, vẫn biết thế không phải hay ho gì, nên ngay bọn trẻ con nhà này thích nghe nhạc gì thì nghe, không thích thì thôi, chả dám “định hướng” chúng nó. Nhưng nếu có chỉ một lựa chọn bắt buộc, một dòng nhạc nào duy nhất được để lại mà nghe thôi còn lại thì cấm hết, thì tôi cũng phải đưa ra lựa chọn của mình – đó là rock, dòng nhạc mà tôi ít nghe về thời lượng, nhưng tôi sẽ chọn nó, có lẽ sau status này các bạn âm nhạc của tôi sẽ hiểu rằng tôi chọn cũng có lý do lắm đấy...

Và với thâm niên nghe nhạc đủ thứ thập cẩm ấy tôi xin đặt tay lên ngực mà thốt ra rằng, “nước ta không có rock”. Trước cũng chả có, bây giờ chưa thấy đâu, sau này thì nhất định sẽ có! Sẽ có những bạn nhắc với tôi rằng trước kia miền nam có đấy, vâng, với người chịu khó đào bới kỷ niệm như tôi thì biết chứ, nhưng chắc luôn là rock miền nam bị “nhạc trẻ” đè chết từ trước 75 rồi! Ngoài miền bắc cũng có chứ, chúng ta cũng hát The Beatles, Smokie khá sớm mà... nhưng xin thưa cái cách chúng ta đã chơi nhạc và nghe nhạc ấy mà gọi là rock thì đau khổ quá, khác nào ăn thịt gà phải dùng kéo hay ăn phở phải đeo khẩu trang... Câu chuyện Trần Lập tôi sẽ có một lần kể sau, các bạn trẻ hay lắm nhưng kể cả Bức tường, Ngũ cung, Phạm Anh Khoa... là rock đấy, nhưng CHÚNG TA KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI NGHE ROCK! Vì văn hóa cha ông, vì điều kiện lịch sử, vì ngôn ngữ, vì cả cái thằng “cơ chế” nữa cơ đấy, nhưng tóm lại là không có, vậy đi! Có thể bảo rằng ta có “bolero” hay “hát văn” thì tây lấy đâu ra, đúng thế thật, ai thiệt hơn ai thì hạ hồi phân giải...

Không phải “bênh” gì rock cả đâu, chả cần giở từ điển âm nhạc hay trường lớp nào đâu, rock đối với tôi hiểu nó đơn giản lắm, ấy là sau khi sang Liên Xô bọn “tây lông” mới dần dà giải thích cho mà vỡ dần ra, dẫu có hơi cực đoan một tí – tất nhiên xin chúng nó cho nghe rock bằng mấy cái cassette be bé vặn hết cỡ thôi cũng phải cung cấp rượu thuốc cho mấy “sư phụ” choai ấy. Đầu tiên là thể loại: “chúng mày даан châu Á chỉ quen nghe mấy loại soft rock, kuschelrock “vớ vẩn” – đấy cũng là rock nhưng thi thoảng người ta mới nghe thôi, chứ chúng mày cứ nghe mãi khác nào thầy bói sờ voi, biết có tí tẹo, rock không phải thế! Rock là phải bạo liệt, nghe phải to, càng to càng tốt, hết cỡ”… “Cái bọn chơi rock thì tất nhiên là chơi thật, live rồi” (cái này phải nói riêng, pop bên này 80-90% là hát nhép, nhạc đĩa, đủ trò trừ mỗi chơi thật hát thật!), thế nên mới hay, chả lần nào giống lần nào. “Rock thời «thượng cổ» (như The Beatles) thì mới ăn mặc “củ xếch” thôi – chứ rock thực sự bây giờ phải bụi bặm, cá tính - không đứa nào giống đứa nào – khuyên tai khuyên mũi, xăm trổ, tóc xanh tóc đỏ hay cạo trọc đủ trò, phải phá cách, miễn đừng có như mấy thằng nhân viên cổ cồn hay bọn cán bộ đoàn trường là được”. “Rock phải thật bạo liệt, phải trống bass tức ngực, phải phun lửa khói mịt mù, vừa hát vừa phải đập đàn, phá micro, quăng quần quăng áo cơ…” (các chú tây tả tới đây mơ màng như đang được dự khán thật sự, tất nhiên đại đa số chúng nó cũng nghe kể hay xem phim thôi, nhưng mà đúng thế đấy)… “Bọn chơi rock có tiếng đều phải có tí nghiện ngập, thôi thứ khác chả biết thế nào chứ rượu và gái mà không có thì vứt đi, mà tự gái đẹp chúng nó mò đến chứ đuổi đi không hết! Mà bọn rocker giàu cực, đã vào làng rock rồi thì cứ gọi là chơi cho đến lúc chết, vừa ăn vừa phá mà vẫn giàu nhất trong số bọn nghệ sĩ, sướng thế chứ!” (lại nghe thôi, mà lại cũng đúng luôn đấy)…”Người lớn (tức là trung niên trở lên đấy) thì nghe cái gì cũng được, chứ thanh niên (tức là “choai choai” 18-30) mà không nghe rock ai nó chơi với mày, gái nó cũng chả thèm theo mày! Rock là thế, các ông già hát cho bọn trẻ nghe...”. Đúng là bên kia tôi chưa thấy thằng tây choai choai nào không nghe rock, hay là mình nghe nhạc ba vạ gái nó không theo cũng phải, giờ mới nghĩ ra…?! “Người nghe rock cũng thế, không cần biết tiếng chỉ cảm nhận thôi cũng đã đủ hay, đủ thấm rồi – nhưng hiểu được ngôn ngữ nữa thì càng tuyệt vời. Lời nhạc rock hay lắm, thật lắm, buồn lắm, thấm thía lắm… vui thì không phải rock!”. Các chú tây lại lim dim rồi nốc rượu rít thuốc, xong phán tiếp: “Quan trọng nhất, rock là âm nhạc của sự phản kháng, của đổi thay, của tiến hóa văn minh, của những người sống thực sự là mình…Rock đéo phải nhạc tình yêu, rock là cách mạng!”. Có lẽ bởi cái kết luận cuối cùng này mà tôi cứ hay nghe cái bọn “pop sến sẩm” để hóng hớt tình yêu…?

Các nước XHCN đều có rock, Liên Xô phòng trào rock cực mạnh, có cái là không được công khai thể hiện ra thôi. Ngay ký túc xá sinh viên phòng nào tường cũng dán đầy ảnh “Kiss”, “AC/DC”, “Metalica”, U2 … ở đâu ra ư, sinh viên Ba Lan, Hung, Đông Đức mỗi kỳ nghỉ đông, nghỉ hè về lại đem sang bán, hoặc poster hoặc các tạp chí âm nhạc, bên đó thì “thoáng” hơn nhiều, nghe thoải mái, xem thoải mái hơn! Các thần tượng rock Xô viết cũng nhiều lắm: “Máy thời gian”, Boris Grebenshikov, Brigada S, DDT, Nautilus, Kino...sau này thêm cả mấy nữ rocker giọng ca cũng thượng thừa lắm, kiểu như Gianna Aguzharova, Zemfira, Tchicherina...Tây giải thích cho tôi, là rock Liên Xô hầu như không được xuất hiện trên truyền hình, sân khấu lớn thì cấm cửa, đĩa hát không xuất bản nhưng sức sống mạnh lắm, có thị trường biểu diễn riêng, băng đĩa bán trao tay rồi ghi chép, lan tỏa... đâu đâu thanh niên cũng nghe rock. Tất nhiên các ban nhạc “tư bản” hầu như không được sang diễn rồi, băng đĩa rock thế giới cũng ít được in lắm, nhưng lại may vẫn có đường “Đông Âu” để âm nhạc vẫn xuyên qua hàng rào của chiến tranh lạnh mà đến với thanh niên Xô viết – tuy vậy chủ yếu họ vẫn nghe và “phê” với rock nội! Chẳng hạn với bài rất nổi tiếng của “Máy thời gian” là “Khúc cua”:

https://www.youtube.com/watch?v=0cVylft56t8

“Chúng ta đã hứa không rời khỏi con đường thẳng

Nhưng số phận nó lại khác cơ

Nói thật ra thì ai cũng sợ những đổi thay

Thôi kệ mẹ, đằng nào chả thế

Rồi đến khúc cua mới, động cơ gầm rú

Chẳng biết nó đem tới cái gì, bay bổng hay vực thẳm, nông hay sâu

Cứ cua xong đi rồi mới biết

Và cũng chả có lý do gì sợ, nếu các bạn là đàn ông

Có gì đó mạnh mẽ

Cứ phi ra cổng đi, đừng có sợ khúc cua

Chúc thượng lộ bình an... “

Đúng “truyền thống” đã rock là phải ngất ngất, đến bây giờ mấy thành viên ban nhạc vẫn còn cãi nhau chưa xong về việc bài này ý tưởng của ai, ai viết lời, ai phổ nhạc... chỉ biết nó ra đời tầm 1976-1979 và không một discoteka nào thời Xô viết thiếu được bài hát này! Và nó được coi là một trong những bài hát tiên đoán về sự đổi thay của CCCP.

Hãy nghe thử clip (mặc dù theo tôi nghe live vẫn hay hơn nhiều, bất kể chất lượng âm thanh):

https://www.youtube.com/watch?v=tHF9UN5ZxNg

(Cũng xin cho một ngoại lệ vào status này, bài hát “Khúc cua gấp đã ở phía sau” tuy không phải là rock nhưng nó như một lời đáp trả nhẹ nhàng cho “Khúc cua” – rất tươi trẻ, phấn chấn qua phần trình diễn của cô gái Anne Veski đến từ Estonia:

https://www.youtube.com/watch?v=Wy3oUNAstE4

Quả là rock thì không có vui, nhớ nhé…!)

Không phải Bộ văn hóa CCCP muốn cấm hoàn toàn rock ngoại đâu, nhưng đúng là “cơ chế” nó phức tạp quá, tới mức lần duy nhất định tổ chức liên hoan ca nhạc pop-rock ở Leningrad (nay đổi tên là Sankt-Peterburg) năm 1978 mà rồi không thành, Carlos Santana là khách mời đặc biệt, thế mà “vỡ trận” - câu chuyện rất hay mà dịp khác tôi sẽ kể sau. Nhưng quả là mãi sau này, khi đã có Gorbachev, có “perestroika” rồi thì lác đác mới có ban nhạc rock “ngoại” được mời biểu diễn ở Liên Xô. Một trong những ban nhạc được ưu ái nhất ấy là “Scorpions” – có lẽ vì họ cũng “lành”, và quan hệ CCCP-Tây Đức còn đỡ mang tính đối kháng hơn nhiều so với CCCP-Mỹ & Anh. Bạn yêu nhạc ở Việt Nam thời trước chắc cũng không lạ gì ban nhạc có chàng trai thấp bé luôn đội mũ nồi, nổi tiếng nhất ở Việt Nam với bài (cũng hay bị xuyên tạc lời) “Still Loving You”. Nhưng để biết đúng phong cách của họ xin nghe “Rock You Like A Hurricane”: https://www.youtube.com/watch?v=_ZiUlGOCQtw

(Để cho những bạn ít theo dõi rock: ban nhạc gạo cội Tây Đức này thành lập từ 1965 và vẫn lưu diễn cho tới bây giờ, lúc đầu mang cái tên quá chán là “Nameless” (“Không tên”) còn cái tên này lúc đầu thuộc về ban nhạc khác, sau đó họ lấy tên “Status Quo” thì mới hưởng sái cái tên “Bọ cạp”. Chuyên hát tiếng Anh, lúc đầu thì hát bài của The Beatles, cho tới 1969 ca sĩ thấp bé mới thay là Klaus Meine nhập bọn thì bắt đầu khởi sắc, hát bài tự sáng tác, mãi cho tới tận bây giờ, thành ban nhạc rock thành công nhất trong lịch sử của Đức – hơn 50 năm trên sân khấu thế giới! Phong cách của họ là Hard-Rock, đừng vì nghe mấy bài nhẹ nhàng mà nghĩ oan cho họ... Đấy là classic của rock thế giới rồi, với 110 triệu ấn phẩm âm nhạc được bán ra, còn bài nào là bài rock thành công nhất xin xem tiếp phía sau!)

Năm 1989, khi Liên Xô đã oải lắm trong cuộc đua chiến trang lạnh, Gorbachev và bộ sậu bị Reagan và Thatcher quần cho mệt nhoài, kinh tế lao đao, các nước khối SEV ai lo thân người nấy thì Gorbachev nghĩ cũng phải hạ hỏa, không đối đầu trực tiếp được nữa, nên “giao lưu” với Mỹ và phương tây nhiều hơn để còn vực lại kinh tế (mà đâu ngờ sau này trúng kế bị hạ gục luôn). Văn hóa luôn là cách để dễ “xích lại gần nhau nhất” và thế là CCCP quyết định bật đèn xanh cho tổ chức một liên hoan nhạc rock quốc tế tại Matxcơva, «Moscow Music Peace Festival» hay đươc báo chí thổi phồng lên là một “Woodstock kiểu Nga” – huyền thoại Woodstock là gì thì các bạn tự tìm hiểu, chứ không con cà con kê quá...Stas Namin là một tay rocker Nga được giao trọng trách móc nối, thế nào vào thời điểm ấy thì ông bầu của cả loạt «Scorpions», «Bon Jovi», «Skid Row» и «Motley Crue» tên là Doc McGhee xộ khám vì tội tàng trữ ma túy (thực ra nói thế quá nhẹ, mà đúng ra là buôn ma túy rồi ném tiền lãi vào đầu tư cho cả loạt ban nhạc rock này để rửa tiền). Để tạm tha chàng này phải chịu phạt 250000 USD và hứa tổ chức quỹ từ thiện «Make a Difference Foundation» - tuyên truyền cho rock không sử dụng chất kích thích. Các nghệ sỹ đành nghiến răng ủng hộ ông bầu của mình, và thế là liên hoan rock tại Moscow đã diễn ra với khẩu hiệu đại loại là Moscow Music Peace Festival “nói không với chất kích thích”. Không ma túy, rượu chè…nếu không chất lượng nghệ thuật có lẽ còn cao hơn nhiều, ấy là bọn tây đoán vậy!

Ngày 8/8/1989 một máy bay Boeing 757 cất cánh từ sân bay New York, trên có Doc McGhee và «Bon Jovi», Ozzy Osbourne, «Cinderella», «Motley Crue», «Skid Row» và ban nhạc Xô viết trở về sau khi đi Mỹ là “Gorky Park”. Ghé xuống London và đón thêm “Scorpions” thế là 9/8/1989 máy bay này đáp xuống sân bay Matxcơva. Cả đoàn ở tại khách sạn 4 sao “Ukraina” bên bờ sông giữa thủ đô, thế mà John Bon Jovi gọi đó là “nhà nghỉ” (motel), chắc cũng một phần vì thiếu thuốc nên cáu kỉnh hehe... Phía Liên Xô cử ra 3 ban nhạc để tham gia, cũng toàn thượng thặng cả: «Niuance», «Brigada S» và “Gorky Park” như đã kể trên. Buổi diễn sẽ tại sân vận động Luzhniki 2 chiều: 12 và 13/8, mỗi buổi bán cả trăm nghìn vé và được truyền hình trực tiếp đi 59 nước – với Liên Xô quả là một sự kiện trọng đại chỉ sau mỗi Olympics mùa hè 1980 mà thôi (và không ai ngờ cho tới hôm nay thì đây vẫn là sự kiện văn hóa lớn nhất của Liên Xô cũ). Khỏi nói là dân tình háo hức chờ đón tới mức nào... Sau khi “bức màn thép” được vén lên dân Xô viết biết về rock phương tây không hề tệ: Ozzy Osbourne thì quá nổi tiếng rồi, “Scorpions” thì discoteka nào cũng có (mấy bài chậm là chính), ngôi sao đang lên rất nổi là Bon Jovi (mặc dù mấy năm trước còn phải hát lót cho chính “Scorpions” ) tóc vàng đẹp trai hút hồn chị em Liên Xô, không tiếng tăm mấy chính là Skid Row và Cinderella. Tất cả chi phí ông bầu “ma túy” chịu, các nhạc sỹ biểu diễn không lấy tiền để ủng hộ (ông bầu), phía Liên Xô thì Stas Namin xin giấy phép, có cấp rất cao bật đèn xanh cho rồi...

Mấy ngày trước khi biểu diễn phía Liên Xô tổ chức cho các rocker “ngoại” đi tàu trên sông để ngắm Mátxcơva, đi ăn thịt nướng uống bia ở Hard Rock Cafe, rồi rẽ vào công viên Gorky là công viên trung tâm của thủ đô. Đặc biệt là chuyến đi metro nhớ đời của các chàng rocker: mấy rocker Mỹ sau này kể lại là chưa bao giờ nhìn thấy những người mặt mày buồn, ăn mặc xấu và căng thẳng như thế, thôi lần sau có rủ đi Liên Xô diễn nữa thì đừng có hòng, huống gì lại diễn không tiền thế này. Nhưng “Scorpions” lại thấy khác hẳn. Hãy hình dung thế này: những ngày tháng 8 là những ngày hè đẹp nhất trong năm, trời không quá nóng, năm 1989 ấy thời tiết càng tuyệt vời. Theo đường bờ sông lững thững có thể đi tới công viên mang tên đại văn hào Maxim Gorky, gần đấy có phố các họa sĩ bán tranh rất nhiều (và người Việt cũng hay ra đấy “tăm tia” mua được những bức rất đẹp của chính các tác giả bán, giá cũng phải chăng. Trong công viên cây cối rất đẹp, khá nhiều trò chơi, người lớn, trẻ con đi dạo, phơi nắng, ăn những suất nửa con gà Hungary nướng, uống bia, chơi đu quay... Cảnh thanh bình này mấy năm trước là không thể - thời Andropov cầm quyền ai lạng quạng ngoài phố trong giờ làm việc thì liệu hồn, cờ đỏ rồi công an túm ngay, đừng có mơ đến bia rượu... Ngay khi Gorbachev lên cầm quyền thì lại còn cấm rượu luôn cơ, may mà sau vụ Chernobyl để chống phóng xạ và động viên tinh thần dân chúng nhà nước Xô viết lại cho bán rượu trở lại (chuyện rượu khan hiếm là việc khác, hồi này kinh tế suy thoái rồi, hàng hóa gì chả thiếu, kể cả rượu bia...). Những ngày đầu tháng 8, nhất là ngày 2/8 là ngày kỷ niệm “lính dù” – từ 2/1989 Liên Xô đành rút quân khỏi Afganistan (giống như Mỹ năm nay 2021 đấy) – bắt đầu từ 1989 cứ đến ngày ấy là hội cựu binh mặc áo sọc, đội mũ bê rê, đeo huân huy chương tụ tập nhau lại tại công viên Gorky, hò hét nhậu nhẹt rồi, tắm dưới đài phun nước, chờ đến tối để say xỉn rồi... đánh nhau tưng bừng với công an, mà là lực lượng CA đặc biệt tinh nhuệ và dã man là OMOH đấy – thành truyền thống hàng năm cho tới tận bây giờ! Trong công viên này có mấy sân khấu có mái che nhưng khán giả thì hoàn toàn ngoài trời, buổi chiều tối các ban nhạc rock Liên Xô thường xuyên chơi ở đấy – từ đó mới có ban nhạc lấy tên là “Gorky Park” đấy! Nhiều rocker tham dự liên hoan Moscow Music Peace Festival không khoái không khí này, đơn giản là quá lạ lẫm đối với họ, nhưng với “Scorpions” và đặc biệt là ca sĩ Klaus Meine thì họ cực kỳ thích – họ là những “sứ giả âm nhạc” rất được yêu mến tại CCCP, 1988 đã được diễn tại Leningrad nhưng không được cấp phép để diễn ở thủ đô, và bây giờ họ ở đây... Cả Đông Âu đang đổi mới, cả Liên Xô đang chuyển mình, nước Đông Đức thì đang thay đổi từng ngày... Có thể cảm nhận được điều đó, dường như ngay trong không khí chiều hè Matxcơva, Klaus Meine bất chợt nghe được những câu hát đầu tiên cứ thế nảy ra theo từng bước chân:

Follow the Moskva

Down to Gorky Park

Listening to the wind of change

An August summer night

Soldiers passing by

Listening to the wind of change

The world is closing in

Did you ever think

That we could be so close, like brothers

The future's in the air

Can feel it everywhere

Blowing with the wind of change

Take me to the magic of the moment

On a glory night

Where the children of tomorrow dream away

In the wind of change

Walking down the street

Distant memories

Are buried in the past, forever

I follow the Moskva

Down to Gorky Park

Listening to the wind of change

Take me to the magic of the moment

On a glory night

Where the children of tomorrow share their dreams

With you and me

Take me to the magic of the moment

On a glory night

Where the children of tomorrow dream away

In the wind of change

The wind of change

Blows straight into the face of time

Like a storm wind that will ring the freedom bell

For peace of mind

Let your balalaika sing

What my guitar wants to say

Take me to the magic of the moment

On a glory night

Where the children of tomorrow share their dreams

With you and me

Take me to the magic of the moment

On a glory night

Where the children of tomorrow dream away

In the wind of change...

Và “Scorpions” cũng như tất cả các nghệ sĩ đều không nghĩ là đổi thay lại tới nhanh đến thế... Họ cứ chuẩn bị cho buổi “liên hoan” rock 12-13/8 này. Cả Moscow đã treo cờ hoa, áp phích với biểu tượng của Moscow Music Peace Festival mấy tháng trước rồi, nhưng báo chí thì ngược lại, hàng trăm bài báo nói về việc thanh thiếu niên đang bị thoái hóa, và “tuổi trẻ không cần đến heavy metal”, túm lại là vẫn “đánh tư bản” như thường lệ... Hóa ra cần chứ, rất cần – mỗi vé xem rock giá 15 rúp (xin nhớ vé đi metro tới bất cứ ga nào của thủ đô khi đó vẫn 0,05 rúp = 5 xu thôi nhé!) và mỗi buổi bán được hơn trăm nghìn vé! Hôm đó thời tiết cực kỳ đẹp, nắng mà không quá nóng, sân vận động Luzhniki từ 12h trưa đã đầy chật người xem – không phải khán đài đâu, trên đó ít thôi, mà là dưới sân bóng, hơn trăm ngàn khán giả! Một không khí “Woodstock” bắt đầu dần nóng hổi... Rất nhiều khán giả lần đầu tiên đi nghe/xem nhạc rock, trong đó có người viết bài này. Rất nhiều người Việt đi xem, bởi vì tất cả còn quá trẻ mà, háo hức vô cùng, trời lại đẹp thế kia. Thanh Lam cũng thấy gật gù trên khán đài, năm ấy cô đi dự liên hoan nhạc nhẹ từ Bu gảy về qua đó, và chắc chắn "Woodstock" này có ảnh hưởng tới style của cô trong những năm sau...

Tất cả chỉ chờ sự xuất hiện của các nghệ sỹ! Chúng tôi làm sao hiểu được rằng các rocker sẽ khá bị “khớp” bởi chưa bao giờ họ lại phải chơi nhạc trong điều kiện có mặt nhiều công an, bộ đội thế này! Sau này xem lại video người ta mới phát hiện ra là ngoài các chiến sĩ mặc quân phục còn có người mặc thường phục ngồi từng hàng ghế, để có ai “bốc” quá sẽ kéo áo, kéo tay bắt ngồi xuống – còn các nghệ sĩ được dặn dò trước, là đừng quá đà đập phá, chửi bới, ném cái nọ cái kia – diễn xem rock mà không được biểu hiện cảm xúc quá đà mới lạ chứ! Lần đầu tiên các nghệ sĩ Xô viết biết thế nào là face control và khám người trước khi vào! Nhưng thôi, CCCP vẫn đang tồn tại hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu, “trí tuệ, danh dự, lương tri của thời đại” cơ mà!

Mãi chưa thấy các nghệ sĩ, hóa ra họ cũng đang có vấn đề - chả ai chịu chơi trước cả, toàn loại danh giá mà! Bao nhiêu nhà báo, các hãng truyền thông, truyền hình tác nghiệp, nhất là có cả MTV, cả thế giới đón chờ! Cuối cùng Sid Row tiến ra, sau khi ngọn lửa Olympic được cháy lên – sau 9 năm từ thế vận hội 1980 đấy! 13h30, và cả trăm ngàn người rú lên vì hạnh phúc:

https://www.youtube.com/watch?v=pUq5PBCRWRs

Các ngôi sao cũng có nhiều vấn đề mà khán giả đâu có biết. Chẳng hạn chả ai chịu diễn trước ai – sau Skid Row và mấy ban nhạc Xô Viết thì tới lượt Cinderella

https://www.youtube.com/watch?v=pKjqOn6oo6I

rồi đến ngôi sao Ozzy Osbourne, kể cả nếu chả hát gì thì chỉ cần ông xuất hiện đã là sự kiện rock lớn rồi. Nhưng ông ta hát chứ, đặc biệt dân Xô Viết khoái khi có 2 bài của Black Sabbath từ những năm 7X mà họ biết:

https://www.youtube.com/watch?v=hyRWSb5HGqc

Motley Crue vùng vằng mãi không chịu diễn trước Scorpions và đặc biệt là Bon Jovi còn Ozzy thì đòi ra sau Motley Crue, cuối cùng họ chỉ đồng ý diễn với điều kiện phải được hỗ trợ kỹ thuật như nhau:

https://www.youtube.com/watch?v=C0hj3O13uAE

Và phút giây trông đợi đã lâu rồi cũng tới – chàng chơi bass Nikki Sixx phang cây đàn của mình vào chiếc monitor vỡ tan tành, phần còn lại trong tay quăng luôn xuống khán giả - bao nhiêu lời dặn dò của ban tổ chức thế là nước đổ đầu vịt hết! Chưa hết, trong lúc đó chàng đánh trống Tommy Lee tụt quần quay mông về phía khán giả rồi giơ ngón tay giữa lên – từ phút đó trở đi ban tổ chức có thể thở hắt ra – liên hoan sẽ thành công rực rỡ! Thế mới là rock đấy!

(Còn đây mới thực sự là “rock Mỹ”: cuối buổi khi thấy màn pháo hoa của Bon Jovi phụt lên buổi tối khác hẳn của mình, hiệu ứng hoành tráng hơn hẳn, Tommy Lee đã tìm ông bầu Doc McGhee thụi cho một quả thâm sì cả một bên mắt - Motley Crue sau đó bay về Mỹ mà không còn hợp đồng bảo trợ của ông bầu ma túy này nữa! Trong cái rủi có cái may, sau đấy album “Dr.Feelgood” của họ chiếm vị trí số 1 của Billboard…)

Trời bắt đầu xẩm tối, không khí âm nhạc ngày càng cuồng nhiệt, khán giả đa số đều rất trẻ và hầu như còn chưa thấy mệt. Thực ra trên sân cỏ đứng đâu cũng xem được, và cũng chỉ thấy được từ xa, mệt quá thì ngồi tạm xuống mà nghỉ, nhưng quả là rất ít ai ngồi, âm nhạc quá kích động mà! Nhiều thanh niên còn công kênh cả những cô gái lên vai để nhìn cho rõ hơn. Theo tôi hai ngày hôm ấy phải có cả ngàn người Việt Nam đã đi nghe rock! Đã có những Bonnie Tyler, những Pink Floyd (không đủ người) tới Moscow biểu diễn, nhưng mà một quần thể ngôi sao như thế này thì quả thực là hy hữu… Scorpions không để cho fans của mình ở đất nước Xô viết phải thất vọng, tất nhiên với bài hát tủ:

Still Loving You (Moscow Music Peace Festival 1989):

https://www.youtube.com/watch?v=7DcjIVTS1Gs

và Holliday:

https://www.youtube.com/watch?v=7ND_aQ11vBM

Kết thúc đêm rock là phần diễn được chờ mong nhất của Bon Jovi – hot boy của các cô gái Xô Viết. Thành công của Scorpions diễn trước làm chàng và ban nhạc khá hồi hộp. Bon Jovi mặc áo khoác dài, đội mũ của Hồng quân Liên Xô, chạy xuyên qua đám khán giả để lên sân khấu, đó là ấn tượng lớn nhất của đêm diễn này. Tất nhiên mọi thứ đều diễn ra ở đỉnh cao:

https://www.youtube.com/watch?v=6s2TTM7iSgc

https://www.youtube.com/watch?v=EuAZs2CpS8A

(hôm trước chàng không đi Park Gorky mà ra phố Arbat chơi: https://pikabu.ru/story/moscow_music_peace_festival_5621998 )

Đã gần nửa đêm, một số khán giả phải về trước để kịp chuyến metro cuối cùng, còn đại đa số ở lại tới cùng dù chả biết sẽ đi về bằng cách nào… Họ đã được đền đáp xứng đáng bởi một “Jam” phối hợp biểu diễn xuất sắc, “Give Peace Of Chance” của John Lennon với “Rock N Roll” của Led Zeppelin - mặc dù nếu bảo là không có rượu bia thì tôi cũng thấy khó tin, sau nửa ngày quần quật như vậy:

https://www.youtube.com/watch?v=NNW0BGAWVVM

Khó thể tả được cảm xúc vừa mệt mỏi, vừa hạnh phúc của khán giả - rất nhiều số phận có lẽ đã thay đổi sau cái ngày đặc biệt này, và dù “Woodstock kiểu Nga” không được buông thả tự do như ở quê hương của rock thì rất nhiều mối tình đã được nhen lên trong cái sân vận động đầy ắp âm nhạc ấy. Người viết bài này cũng không là ngoại lệ, tôi cũng tìm được mối tình của đời mình ở đây, giữa sân vận động Luzhniki, xung quanh với 100 nghìn người và đầy ắp âm nhạc – rock!

Ngày hôm sau tôi cũng muốn đi xem lại lần nữa, nhưng không còn sức – quả thật nghe rock là cả vấn đề về độ dẻo dai! Tất cả các báo Xô viết đều có bài về liên hoan rock này – kể cả báo “Người nữ nông dân”. Hãng đĩa hát “Melodia” hứa xuất bản đĩa của tất cả các ban nhạc nhưng cuối cùng chả hiểu bị ai chỉ đạo nên chỉ cho ra đĩa của Bon Jovi… Hậu quả nặng nhất sau Moscow Peace Rock Festival có lẽ của Ozzy Osborn: ca sĩ này đang trong giai đoạn ráo riết cai nghiện, nhưng quay về Mỹ mới phát hiện ra có một két vodka “Moscovskaya” được nhà báo Alekseev tặng, nên đã tự thưởng thức ngay, và sau đó bóp cổ cô vợ kiêm manager Sharon của mình… May mà cảnh sát can thiệp còn kịp, đúng là nhịn gì lâu cũng có hại! Nhưng “hậu quả” lớn nhất xảy ra với Claus Meine và “Scorpions”, bài “Wind Of Change” sẽ ra đời:

... The world is closing in,

Did you ever think that we could be so close, like brothers?

The future's in the air…

11/1991 bài hát được ra mắt trong album “Crazy World” và nhanh chóng chiếm được thứ hạng rất cao ở Hit-Parade của các nước châu Âu, kể cả tại Mỹ nữa. Ngoài cái sự “hay” ra thì người ta yêu quý nó bởi đó là “thánh ca của sự đổi mới”: bức tường ô nhục Berlin đã đổ xuống, perestroika đã dẫn tới sự tan vỡ của Liên bang Xô viết, và như một thành viên khác của Scorpions là Rudolf Schenker đã nói: “Có một thế hệ người Đức mới đã lớn lên, họ đến với các bạn không phải với xe tăng và vũ khí, mà với guitar và rock and roll”. Scorpions lần thứ 3 quay lại Nga năm 1991, khi đó Đức đã tái thống nhất còn Nga thì đã thành một quốc gia độc lập mới, những gì “Wind Of Change” dự cảm thì đã trở thành hiện thực tại cả hai đất nước. Tiếp họ bây giờ là Tổng thống đầu tiên (và cuối cùng) của CCCP và first lady: Raisa & Mikhail Gorbachev, hai vợ chồng này từ lâu đã là fans của ban nhạc. Sau phần chào hỏi tất cả được mời ra khỏi phòng, đa số là những nhà báo – chỉ còn lại Klaus Meine và Rudolf Schenker của “Scorpions”, hai chàng trình diễn “Wind Of Change” cho hai khán giả đặ biệt nghe với một chiếc đàn guitar thường, bản tiếng Nga mặc dù họ hát tiếng Nga khá khó nghe:

https://www.youtube.com/watch?v=tBQc6ArGJ2U

По нaбережной Москвы

иду к пaрку Горького,

слушaю я ветер перемен.

Летняя ночь августa,

мимо идут солдaты,

слушaю я ветер перемен....

(Nội dung thì vẫn giống hệt bản tiếng Anh: Tôi đi dọc đường bờ sông Matxcơva, hướng về công viên Gorky, nghe cơn gió đổi thay… Đêm tháng 8, những người lính đi ngang tôi, tôi nghe thấy cơn gió đổi thay… Kỳ lạ là phiên bản tiếng Nga của Scorpions ngay lập tức chiếm vị trí thứ 38 trong hit-list của Đức, trường hợp duy nhất trong lịch sử!)

Rồi tất nhiên khi biểu diễn thật thì hit mới này không thể không được hát lên, lần này thì trên quảng trường Đỏ:

Scorpions - Wind Of Change: 1991 tại Moscow – hãy nghe những gì Klaus Maine nói trước khi hát nhé!

https://www.youtube.com/watch?v=L4PhDfOthY4

Thực ra rock Nga về perestroika có khá nhiều bài xuất sắc, chẳng hạn ngôi sao đang lên thì bị giết là Victor Tsoy và ban “Kino” có bài hát rock “Đổi mới đòi hỏi trái tim của chúng ta” – người ta vẫn nghe cho tới tận bây giờ:

https://www.youtube.com/watch?v=94kmTPT3eIo

Năm 2005 người Đức chọn “Wind Of Change” là bài hát thế kỷ, và doanh số của nó đã vượt mọi bài hát khác của Đức! Người Đức thì coi nó là “quốc ca không chính thức của nước Đức tái thống nhất” còn người Nga thì coi nó là “bài hát của perestroika”. Và nhiều người nói đùa là có một cái “dớp” – cứ Scorpions hát “Wind Of Change” ở đâu thì ở đấy sẽ có đổi thay cực lớn!

Muốn thay đổi thì lịch sử phải chọn ra những con người với sứ mệnh thay đổi nó. Xin nói đôi lời về ông Mikhail Gorbachev. Phải thú nhận rằng tôi đã từng giống như đa số người dân Nga, khá căm ghét ông, coi ông là “đồ hèn”, “kẻ phản bội”, là người châm ngòi phá tan Liên Xô cũ. Đến nay họ vẫn nghĩ vậy, quyền của họ thôi, nhưng từ khi đặt chân sang “tư bản” tôi thấy các nước khác đánh giá về ông khác 100%, và dần dần tôi mới hiểu ra cái “tầm vóc” của con người vĩ đại này. Vâng, có thể yêu hay ghét cá nhân ông (gì chứ dân Nga cứ thấy ai ít rượu chè, lại yêu với chung thủy với một bà vợ, nghe vợ là đã không thích ra mặt rồi!) nhưng Gorbachev đã làm được một công việc vĩ đại – đem lại quyền tự do cho bao nhiêu quốc gia độc lập, mà không phải tốn xương máu gì! Người dân Đức cả hay miền Đông và Tây đều biết ơn ông “Gorbi” nhiều nhất, như cách gọi ông một cách thân thiện bằng tiếng Đức. Thử xem thái độ của dân Đức đối với Putin sẽ thấy đối nghịch hoàn toàn với dân Nga, bất kể Putin có tiếng Đức rau ráu đi chăng nữa…Nhưng thôi, đây là status về âm nhạc, hãy để các bài ca lên tiếng. Hãy xem cách năm 2011 người ta tổ chức ngày sinh nhật lần thứ 80 của Gorbi ở London thì thấy ông được kính trọng đến thế nào (chứ giải Nobel hòa bình của ông chả nói lên gì nhiều đâu) – họ gọi ông là “Mister của đổi mới”, và tất nhiên không thể thiếu được bài hát “của ông”:

https://www.youtube.com/watch?v=huQL5SHpFJ0

Hãy xem Sharon Stone & Milla Jovovich hát để chúc mừng Gorbi, nghệ sĩ họ yêu quý ông thật lòng, mặc dù không phải “yêu” như Marylin Monroe với Kennedy:

https://www.youtube.com/watch?v=Lu_EBrNp1jM

Cũng dịp đó Gorbachev tuyên bố về giải thưởng của mình: “Gorbachev's "The Man Who Changed the World" award” – “Người đã thay đổi thế giới”. Trong số các nghệ sĩ có mặt có thể thấy Paul Anka; Andrey Makarevich; Klaus Meine; Melanie Spice Girl C; Turetski Choir; Valery Gergiev & London Symphony Orchestra; Milla Jovovich; Kevin Spacey; Sharon Stone... Đừng nghĩ nghệ sĩ chỉ biết “phù thịnh” – chẳng hạn trong số đó chắc các bạn nhín thấy Andrey Makarevich - thủ lĩnh của “Máy thời gian” – ông trực tiếp đối đầu phê phán chế độ Putin mặc dù nếu ủng hộ “Vova” thì bổng lộc biết bao nhiêu mà kể…

Sau khi bài hát này đã “phát huy tác dụng” ở Đức và Nga, thì tới lượt Ucraina - tại Kiev 2012:

https://www.youtube.com/watch?v=1hFoD4ckHO4

hãy xem cách người dân Ucraina cảm nhận “Gió của đổi mới” – không phát huy tác dụng mới lạ chứ! Chả bao lâu sau chính quyền Yanukovich bị lật đổ và Maidan trở thành từ mới trong các tự điển quốc tế.

Năm 2016 Scorpions có tới Hà Nội, quả là một sự kiện âm nhạc lớn cho nước nhà. Riêng tôi ngoài âm nhạc ra còn có sự tò mò không hề nhỏ, đó là xem “Wind Of Change” có “phát huy tác dụng” gì không…?!

https://www.youtube.com/watch?v=uCCrm3ebMfY

Tôi có cho thằng bạn tây xem clip này, nó khá ngạc nhiên, bảo không ngờ dân Việt khá tiếng Anh thế, hơn đứt Nga hay Ucraina (cũng có thể dân ta hay đọc lời hát trên đt, hoặc karaoke nhiều cũng khá lên hay sao ấy…). Nhưng nó nghe kỹ, xem kỹ rồi bảo “âm thanh ánh sáng tốt, đông người, nhưng chúng mày không phải đi nghe nhạc rock. Chắc là xem Modern Talking hay BoneyM chúng mày cũng thế này đúng không?”. Tôi không cãi được, quả là dân ta yêu âm nhạc lắm, nhạc gì chả yêu như nhau, nhưng có bốc lửa đâu, có bạo liệt đâu, đây vẫn chưa phải rock thật, có lẽ cái đó nó truyền lại cho ban nhạc, cho Klaus Meine chăng, nên ngay các rocker trên sân khấu cũng không còn nhiều máu lửa mấy nữa, đáng tiếc…Và dự cảm của tôi đã thành sự thật – “changes” thì có nhưng cũng lìu tìu vớ vẩn thôi, biết đâu lý do lại bởi dân ta không biết thưởng thức rock cho đúng kiểu?

Scorpions trở thành “nghệ sĩ nhân dân” của các nước Xô viết cũ, như Nga, Ucraina, Belarus... Hầu như họ tới diễn liên tục, ở nhiều thành phố, năm nào cũng diễn, ở đâu cũng được người dân yêu quý, và chắc chắn ở đó sẽ còn có “perestroika”. Chẳng hạn ở Minsk, 2019, rồi sau đó chuyện gì xảy ra các bạn đã biết rồi đấy:

https://www.youtube.com/watch?v=Dhqii0kxJcI

Nước Nga có lẽ không chỉ trông chờ vào Scorpions và “Gió đổi mới” được thêm một lần nữa nữa, họ hiểu là mọi thứ nằm trong tay mình. 2019 Makarevich thủ lĩnh của “Máy thời gian” – một trong không ít người dám thẳng thắn tỏ thái độ với Putin (và người nói điều đó ra thằng thắn nhất chính là Gorbachev) – vẫn cháy hết mình với bài hát “Khi ngọn nến còn đang cháy” như 40 năm trước! Một bài hát mượn tình yêu để nói về cuộc đấu tranh còn đầy nhọc nhằn, nhưng chớ buông tay – rock không phải hát về tình yêu, mà hơn thế nữa! Có cái gì đó rất "Let It Be" của Paul ở đây, các bạn có thấy không:

https://www.youtube.com/watch?v=-O_iI8lIUeg

https://www.youtube.com/watch?v=PYAwPUozzT0

...Tôi đã tin – không phải đã mất hết

Khi ánh sáng vẫn còn, khi ngọn nến vẫn cháy

Chẳng có ai có thế bắt tôi hát lên,

Sự im lặng là khởi đầu của mọi bắt đầu

Nhưng nếu hát để phấn chấn tinh thần

Sẽ rất khó để bắt tôi im lặng

Và hôm nay dù chẳng còn lại bao nhiêu ngày tháng,

Ánh sáng đã leo lét dần, máu cũng chẳng còn ấm nữa

Tôi vẫn bắt đầu lại, lần thứ một trăm

Khi ánh sáng vẫn còn, khi ngọn nến vẫn cháy.

... và với hàng chục nghìn ngọn nến nhỏ, rồi hàng chục triệu ngọn nến sẽ cháy lên, nước Nga chắc chắn sẽ thay đổi! “Rock” đọc theo kiểu tiếng Nga nó có nghĩa là “số phận” đấy! Một nhà báo có thể gây chấn động bởi một bài phóng sự, một chính trị gia có thể gây xáo động xã hội bởi một điều luật nhưng một ban nhạc rock có thể gây bão táp chỉ bằng một bài hát...

Còn Việt Nam của tôi nếu chẳng kịp mời Scorpions quay lại (mặc dù họ đã già nhưng còn rock tốt!) thì mãi rồi cũng có được một Scorpions của mình, hoặc rồi cũng sẽ tới lúc dân ta biết nghe rock thôi mà, chúng ta tạm thời hãy nghe “Wind Of Change” thế này cũng thích lắm (bản bằng 2 thứ tiếng):

https://www.youtube.com/watch?v=uXRwSGG6_9c

The future's in the air…

Ghi chú:

-Mọi sự so sánh đều khập khiễng: 25 bài rock hay nhất:

https://www.facebook.com/namhhn/posts/894179890643949

-Đây là bài cuối trong xê ri 100 các bài viết về âm nhạc của Nam Nguyen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét