Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

FB Matthew NChuong: Chữ Quốc ngữ là "LATIN HÓA TIẾNG VIỆT"? NHẬN XÉT NÀY HOÀN TOÀN SAI BÉT!

 Chữ Quốc ngữ là "LATIN HÓA TIẾNG VIỆT"? NHẬN XÉT NÀY HOÀN TOÀN SAI BÉT!

Theo Facebook Matthew NChuong

* Trong khi đó, dùng Hán tự, tiếng Việt buộc phải "HÁN (biến) HÓA"!

&1&

Xin nhớ rằng: ký tự biểu ý (Hán tự), ký tự biểu âm Latin đều là cái vỏ văn tự, còn "hồn cốt" nằm ở TIẾNG (NÓI) VIỆT. Văn tự lý tưởng nhứt, thích hợp nhứt là phải ghi được toàn bộ tiếng (nói) Việt.

Chỉ là mượn cái vỏ văn tự Latin thôi, nhưng đã bị hiểu sai trật qua mệnh đề phát biểu như sau: "chữ Quốc ngữ là Latin hóa tiếng Việt". Nhiều người vô tình cũng lặp lại như rứa, mà không biết mình đang lặp lại một mệnh đề vô nghĩa hết sức!

&2&

Đây, xin giải thích. 

2a) Khi quí bạn phát âm tiếng Việt: "máu", "thịt", "ăn", "uống", "ngày", "tháng", "năm" - nếu dùng Hán tự làm văn tự để ghi lại, quí bạn biết chuyện gì xảy ra không? 

Hoàn toàn KHÔNG có chữ Hán nào phát âm thành "máu", "thịt", "ăn", "uống", "ngày", "tháng", "năm" ráo trọi!

Mà "thịt" buộc phải đọc thành: "nhục" 肉 / "máu" buộc phải đọc thành: "huyết" 血 / "ăn" buộc phải đọc thành: "thực" 食 / "uống" buộc phải đọc thành: "ẩm" 飲 / "ngày" buộc phải đọc thành: "nhật" 日 / "tháng" buộc phải đọc thành: "nguyệt" 月 / "năm" buộc phải đọc thành: "niên" 年.

Tức là những tiếng NAM ÂM (thuần Việt) của chúng ta, như mấy dẫn chứng nêu trên, buộc phải HÁN (biến) HÓA, trở thành "âm Hán-Việt" một khi ghi bằng Hán tự đó đa! 

Thêm ví dụ này nữa, nghe cho thấm. Bạn thốt lên, "Mẹ, con yêu mẹ!"; nếu dùng Hán tự để ghi: "媽媽, 我愛你 !". Bạn biết chuyện gì xảy ra không? 

Câu nói bằng Nam âm (thuần Việt) gần gũi, ngọt ngào "Mẹ, con yêu mẹ" biến mất tiêu, mà phải HÁN (biến) HÓA trở thành âm Hán-Việt đọc là... "Ma ma, ngã ái nhĩ"!

Những tiếng Nam âm của chúng ta, như "ngày", "tháng", "năm", "máu", "thịt", "ăn", "uống", "con yêu mẹ"... BỊ LOẠI KHỎI nếu dùng Hán tự làm văn tự chính thống; muốn có mặt thì phải HÁN (biến) HÓA thành những âm gọi là "Hán-Việt" đồng nghĩa!

(Những tiếng Nam âm được GHI lại trong chữ Nôm, KHÔNG ghi trong chữ Hán. Đọc ghi chú, ở cuối bài này: *) 

2b) Còn chữ Quốc ngữ, dùng văn tự biểu âm Latin?

Khi bạn dùng chữ abc ghi lại tiếng (nói) Việt: "máu", "thịt", "ăn", "uống", "ngày", "tháng", "năm"..., có phải biến âm kiểu nào đó theo tiếng Latin không? KHÔNG! Chỉ là tiếng Việt, chỉ có tiếng Việt mà thôi.

Hoàn toàn KHÔNG có cái gọi là "Latin hóa tiếng Việt" ở đây!

Trong khi đó, "máu", "thịt", "ăn", "uống", "ngày", "tháng", "năm" nếu dùng Hán tự để ghi, thì BUỘC PHẢI BIẾN ÂM theo tiếng Hán, gọi là "âm Hán-Việt", để thành "huyết", "nhục", "thực", "ẩm", "nhật", "nguyệt", "niên". 

Tức là PHẢI "Hán hóa tiếng Việt", theo một cách đặc biệt, trở thành những lớp từ vựng gọi là Hán-Việt! 

----------------------------------------------------------------

(*) Những tiếng Nam âm (thuần Việt) bị gạt ra khỏi Hán tự, thành thử tiền nhân chúng ta dùng chữ Nôm để lưu lại Nam âm khỏi bị sống cảnh vất vưởng. 

Đa phần chúng ta không nghiên cứu ngôn ngữ (vì mỗi người bận bịu những công việc khác nhau trong đời) nên không phân biệt được sự khác nhau giữa chữ Nôm và chữ Hán, thấy đều "chữ vuông" ráo trọi. Chỉ cần ghi nhớ rằng: DI SẢN TIẾNG THUẦN VIỆT KHÔNG CÓ MẶT TRONG HÁN TỰ! 

Âm Hán-Việt : "hoa" (花), "quả" (果), "nhục" (肉), "huyết" (血), "nhật" (日), "nguyệt" (月), "niên" (年), "thực" (食), "ẩm" (飲);  

Đây, Nam âm: "bông" (葻), "trái" (𢁑), "thịt" (𦧘), "máu" (𧖱), "ngày" (𣈜), "tháng" (𣎃 ), "năm" (𠄼), "ăn" (𫗒), "uống" (𠶖 ).

* Hình ảnh: Giáo sĩ Alexandre Rhodius (Đắc Lộ), người có công lao rất lớn trong việc xây đắp bộ chữ abc DÀNH RIÊNG CHO TIẾNG VIỆT. 

(dưới): Trương Vĩnh Ký, chủ bút Gia Định báo, là người đã gọi bộ chữ abc là CHỮ QUỐC NGỮ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét