TRỜI MƯA Ế KHÁCH RẢNH NHẢM NHƯNG VIẾT NGHIÊM TÚC:
Nhiều bạn cả trẻ lẫn già, nhất là mấy bạn người Bắc hay có cái ngộ nhận là miền Tây chỉ là trên cơm dưới cá, đồng ruộng bao la, con người chơn chất phóng khoáng... Theo kiểu "Hương rừng Cà Mau" của Sơn Nam viết hồi nẳm.
Cái này đúng, nhưng chỉ đúng một phần nhỏ thôi. Tôi đi giang hồ, làm việc ở miền Tây nhiều, thấy cái văn hóa, dư địa chí miền Tây rất rộng và nhiều dị biệt lắm.
Tạm chia ra mấy loại như vầy (không có ý phân ngôi cao thấp nha):
- Loại phì nhiêu, hoang sơ: cạnh phía Bắc của tứ giác Long Xuyên từ Hồng Ngự đổ xuống tới Cà Mau, dọc theo đường N2. Đúng là chỉ thấy ruộng và ruộng, thật sự là trên cơm dưới cá. Con người chơn chất, thật thà lắm.
- Loại căn cứ cũ CM (Mỏ Cày, Đức Hòa, Bình Đại...): học vấn thấp, quan lại nhiều, dân mặt mày nhăn nhúm khắc khổ, nói giọng gằn gằn nghe rất ngộ và đa phần nghèo rớt mồng tơi (vì theo CM mà ra vậy hay vì vậy nên mới theo Đ NN, tui hông biết)
- Cũng Bến Tre, nhưng vùng Cái Mơn chẳng hạn, có trường dòng, có nghề trồng bông (thu nhập cao và đòi hỏi tay nghề hơn trồng lúa): dân chúng mặt hiền hậu, tươi sáng hẳn ra. Có những học giả thứ dữ như Petrus Ký, Paulus Của.
Trong danh sách miền Tây sang trọng này có thể kể Cù Lao Giêng, An Giang, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc, Gò Công...
Những tỉnh này là nguồn trí thức hàng hiệu cho sự phát triển của miền Tây và Sài Gòn, như ông Gilbert Trần Chánh Chiếu, người lập bến Mễ Cốc xuất cảng gạo, lấy tiền tài trợ cho Đông Kinh Nghĩa Thục, ông "bác vật " Lâm văn Bền lầy tro dừa chế xà phòng xuất cảng sau khi đi học kỹ sư hóa học bên Pháp dìa, ông Huỳnh Tịnh Của viết cuốn Đại Nam Quấc Âm tự vị - cuốn Webster - tự điển giảng nghĩa- đầu tiên của VN...
Không biết đến nhóm miền Tây này, thì nghĩ miền tây chỉ có hoang sơ, ruộng đồng là tầm bậy lắm.
- Nhóm kinh thương: các tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá, Sa Đéc, Cần Thơ "dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu". Dân tình miệt này giàu có vô số kể, vừa khai khẩn đất đai, vừa kinh doanh cá mú, gạo, muối,... Ở Sa Đéc có khu chợ Nha Mân, đàn bà vừa đẹp vừa giỏi bán vàng, đào mỏ là chuột sa hũ nếp. Ông Huỳnh Thủy Lê, một đại điền chủ Sa Đéc quất 1 em đầm mà 80 năm sau ẻm vẫn còn tơ tưởng qua cuốn tiểu thuyết Người tình là một ví dụ.
- Nhóm trớt quớt, hổng có gì hết, hoang vu đến độ không có một cái trường học hay một ngôi đình- chùa cổ, nơi đi đày của mí người can tội sát nhân: Cao Lãnh ^-^. Đây có lẽ là tỉnh lỵ nhạt nhẽo nhất miền Tây, hok có gì để thăm thú hết. Nản!
Nhưng vì sao người ta hiểu lầm về miền Tây dữ vại?
Trả lời: VÌ CHÚNG NÓ MUỐN VẠI. Chúng nó muốn xoá sổ mọi dấu vết Tây học, công cuộc truyền giáo, ơn đức khai khẩn của các chúa Nguyễn. Thay vào đó là cụm từ "miền đất giàu truyền thống CM" (?)
Theo đó, Gò Công vinh danh ông Trương Định đánh Pháp, nhưng lờ tịt Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, cha vợ vua Thiệu Trị. Gò Công còn là quê hương Nam Phương Hoàng hậu nữa.
Bến Tre chỉ có "quê hương đồng khởi", "đạo quân tóc dài", thay vì là quê hương Trương Vĩnh Ký, người có tên trong tự điển Larousse, hay học giả Huỳnh Tịnh Của.
Miền Tây đâu chỉ có đờn ca tài tử, mà chúng nó vờ mẹ mấy bác công tử miền Tây là cha đẻ của ngành thu âm VN, lập hãng đĩa Pathé để ghi âm lại tiếng hát của Út Trà Ôn, cô Bảy Phùng Há...
Những ví dụ theo kiểu hạ tiện thì thích điều thấp kém (what you get is what you see), nhiều vô số kể ở nước Nam này, không trừ miền Tây.
Tóm lại, miền Tây có rất nhiều bản sắc rất dị biệt. Đi nhiều, đọc sách, tiếp cận con người... thì thấy được cái dị biệt rất thú vị đó.
Và thương, đến nỗi hiểu rõ cái xấu cũng thương như thường! Mặc dù cái ác kiểu miền Tây như đổ thuốc độc vào ao cá của nhau, đổ keo con voi vào cửa mình để đánh ghen... thì chắc bi giờ mới có 😛
Ký tên: bài viết lan man của một người có ông cố tổ rất đẹp chai và bị một cô thôn nữ miền Tây hiếp dzm vào thế kỷ XVII, năm Mình Mạng thứ18.
( Chán đời nên ẩn danh )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét