MIẾNG ĂN LÀ MIẾNG TỒI TÀN
MẤT ĂN 1 MIẾNG LỘN GAN LÊN ĐẦU
Ẩm thực ngoài bắc rườm rà phức tạp hơn vì họ muốn ăn cho ngon. Bởi vậy ngày nay bất chấp tất cả chỉ vì 1 miếng ăn là thế.
-------😅
FB NGUYỄN GIA VIỆT.
Vì sao người Hà Nội thích xếp hàng chờ 30 phút để ăn phở nhưng người Sài Gòn lại không hề có?
Có một bài báo "Xếp hàng 30 phút chờ ăn phở ở Hà Nội, có nhục vì miếng ăn?" được tác giả lý giải rất nhiều văn tự, nào là ký ức, nào là gia truyền, ngon lắm, nào là thói quen xếp hàng là văn minh, nào là ẩm thực xứng đáng, là văn hoa...
Mất 30 phút xếp hàng, rồi tự bưng, tự tìm chỗ, tự dẹp tô là thói quen của nhiều người Hà Nội khi đi ăn phở Bát Đàn, nhưng như một bạn cmt rõ ràng ở dưới, là:
"Cũng là thú vui quái gở, miếng ăn bây giờ nó bình thường quá rồi, cũng là cái lạ kỳ của một số người Việt. Đứng chờ vài giây đèn đỏ thì không chịu, vậy mà sẵn sàng chờ hàng tiếng để ăn, mua miếng ăn".
Xin nói rõ, chỉ có người Hà Nội mới xếp hàng 30 phút chở bưng tô phổ nhưng không chịu ngừng vài giậy chờ đèn đỏ thôi, người Sài Gòn và Miền Nam không chấp nhận và không có cảnh đó.
Phở Bát Đàn ăn được, không hề ngon, không hề là duy nhứt hay đệ nhứt.
Xếp hàng đi ăn là một "thói quen" của một người Hà Nội do ba lẽ sau:
- Thói quen của thời bao cấp, thời ăn uống khan hiếm. Khi đó ít người bán, mà để được "ăn" là một sự gian nan và đổ mồ hôi. Ăn phải chầu chực là nó. Để có miếng ăn mà theo họ là "ngon", họ chấp nhận mất sức, mất thời gian.
Hà Nội không có nhiều lựa chọn cho những quán ăn ngon.
-Thói quen sĩ hão của người Hà Nội
Người Miền Bắc có thói quen sĩ hão rất rõ rệt. Kiểu hoa hòe hoa sói mới hay, mới ngon, mới "bố mày", mới "đứng trên thiên hạ".
Thói sĩ diện hão thường đồng hành với sự giả tạo, khoe mẽ, hợm hĩnh, bảo thủ, giấu dốt, phù phiếm, lãng phí và khác người.
Một xã hội bảo thủ, dồn nén, vì miếng ăn, ẩm thực chưa bao giờ phát triển, cộng với thói "bố đời" và quen với miếng ăn "cầu cạnh", "xếp hàng" đặc trưng phổ biến của xã hội bao cấp mà cho ra kiểu phở xếp hàng và bún chửi vẫn nườm nượp người đi ăn và lấy đó làm vui sướng.
-Tâm lý đám đông
Miền Bắc đông dân, nhân mãn, tâm lý đám đông và a dua theo đám đông rất nặng nề. Kiểu Trạng Quỳnh đề thơ và anh lái đò.
Nhiều người họ đóng chặt suy nghĩ, cái gì xếp hàng là ngon, là quí và rất đáng để họ xếp hàng, để nghe chửi. Đó là dạng huyễn hoặc tâm thần.
Người Miền Nam và Sài Gòn đồ ăn, ẩm thực phủ phê, tràn giang đại hải, tâm lý thoải mái khi ăn, hề hà khi bán, vạn người bán vạn người mua, tất cả bình đẳng, tự do và thoải mái cùng sự tôn trọng.
Ẩm thực Sài Gòn là nghệ thuật, cách bán buôn và phục vụ khách hàng cũng là nghệ thuật, cách ăn uống kiểu Sài Gòn là văn minh.
Thành ra những hàng quán kiểu Miền Nam, kiểu Sài Gòn mà khách quá đông, đã có mòi xếp hàng thì bà chủ sẽ mở rộng mặt bằng, mướn thêm hai ba căn nhà kế bên, mở thêm chi nhánh, kiểu như chè Thái Ý Phương.
Người Miền Nam, người Sài Gòn thực dụng, trơn tuột, sống thẳng, sống thực, sống không sĩ hão, không a dua nên rất thẳng thừng. Quán hàng nhiều, món đó cũng chỉ bấy nhiêu cách nấu, Sài Gòn nhiều quán lắm, không có quán này tao đi quán khác, khỏi chờ.
Thành ra tính cách Nam Bắc nó khác nhau trong ăn uống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét