Link : http://anhbasam.wordpress.com/2013/01/26/1573-vn-hay-nhin-lai-lich-su-ngo-dinh-diem-chinh-la-vet-xe-do/#more-90971
CHUYÊN GIA: XIN KHUYÊN VIỆT NAM HÃY NHÌN LẠI LỊCH SỬ – NGÔ ĐÌNH DIỆM CỦA NAM VIỆT[i] CHÍNH LÀ VẾT XE ĐỔ
25.12.2012
(Tác giả là nghiên cứu viên Viện nghiên cứu KHXH Quảng Tây, Trung Quốc)
Người dịch: XYZ
Ngô Đình Diệm sinh ngày 3.1.1901 tại Huế, Việt Nam. Tháng 10 năm 1955 thiết lập Việt Nam cộng hòa, đồng thời nhậm chức tổng thống khóa đầu tiên. Trong thời gian nhậm chức đã ra sức đàn áp người theo cộng sản và tín đồ Phật giáo, khiến cho mâu thuẫn xã hội gay gắt chưa từng có. Ngày 1.11.1963, đã bị quân nhân đảo chính giết chết ở tuổi 62.
Nghe nói Việt Nam lập ra một “Đội bóng đá chống Trung Quốc”, khi các cầu thủ thi đấu đều hô lên những câu khẩu hiệu chống Trung Quốc, khi được phóng viên chụp ảnh sẽ giương biểu ngữ “Ngăn chặn đường 9 đoạn”. Tại một đất nước mà chính phủ có sức kiểm soát xã hội mạnh, chúng ta rất khó hình dung được rằng, sự xuất hiện của một đội bóng mang ý nghĩa chính trị như vậy mà lại là do “sai sót” của nhà cầm quyền.
Mấy năm vừa qua, về yêu cầu lãnh thổ đối với Nam Hải[ii], Việt Nam luôn đi rất “nhịp nhàng”. Trước khi hoàn thành việc phân chia Vịnh Bắc Bộ Trung-Việt và phân giới cắm mốc ở biên giới Trung-Việt, chính phủ Việt Nam không hề đề cập đến quần đảo Tây Sa[iii]. Sau khi hoàn thành việc phân chia Vịnh Bắc Bộ, đến năm 2008, Việt Nam liền bắt đầu đưa ra vấn đề “phân giới quần đảo Tây Sa”, tức cái gọi là “phân giới ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”, song lại không nói là phân chia như thế nào, mà cũng chẳng xác định thời gian. Mãi đến khi biên giới đất liền Trung-Việt đã được hoạch định và cắm mốc toàn bộ, Việt Nam mới chính thức đề xuất yêu cầu về “chủ quyền toàn bộ” đối với các quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa[iv]
Vào thập kỷ 50 thế kỷ trước, “Địa lý Việt Nam” đã vạch ranh giới Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam đến 109° Kinh đông, tuy nhiên bản đồ Việt Nam hiện giờ lại kéo điểm này đến 118° Kinh đông, trùm lên cả quần đảo Tây Sa quần đảo Nam Sa. Sách giáo khoa lịch sử sau ngày Việt Nam thống nhất Nam-Bắc, nhất là trong giáo trình quốc phòng, lại càng coi cái gọi là “Phương Bắc xâm lược” là mối uy hiếp lớn nhất, đồng thời từng bước đưa quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa vào bản đồ Việt Nam. Những điều này đương nhiên sẽ tác động đến tình cảm của dân chúng Việt Nam. Đội bóng đá chống Trung Quốc này cho dù không có chính phủ làm nền, thì cũng chắc chắn là sản phẩm của sự giáo dục quốc phòng mạnh mẽ và kỹ lưỡng từ chính phủ Việt Nam.
Điều khiến cho người ta thấy khó hiểu là, trong giáo trình quốc phòng của Việt Nam tuyệt nhiên không có trang nào nói về Mỹ xâm lược. Về điều này người Việt Nam thường nói, người Việt Nam chúng tôi không thù dai, song đối với Trung Quốc thì họ lại không thế. Một điều nữa cũng khiến cho người ta thấy khó hiểu là, trong rất nhiều tình huống, Việt Nam làm mờ nhạt, thậm chí xóa bỏ hẳn sự viện trợ của Trung Quốc đối với mình, như ở Chiến dịch Điện Biên Phủ mang ý nghĩa lịch sử trọng đại trong chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, Trung Quốc đã dành sự viện trợ to lớn cho Việt Nam, nhưng trong sách lịch sử của Việt Nam không tìm thấy một chữ nào.
Khỏi cần phải nói, trong thẳm sâu tâm hồn của một số người Việt Nam vẫn nuôi giấc mộng mưu đồ khôi phục lại cái gọi là “Liên bang Đông Dương” 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia trong thời kỳ thực dân Pháp. Trong số 3 nước khi ấy, thực dân Pháp đặt kỳ vọng nhất chính là Việt Nam. Còn người Pháp khi ấy đã có tác động rất lớn đến thế giới quan của một bộ phận người Việt Nam về việc mở rộng thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là trên biển. Trong đó có một chi tiết không thể không nhắc đến: Vào thập niên 30 thế kỷ trước, thực dân Pháp đã dùng pháo hạm để đánh đuổi ngư dân Trung Quốc trên 9 hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa.
Tháng 1 năm tới, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam sẽ nhậm chức Tổng thư ký ASEAN. Đến lúc ấy, chúng ta buộc phải liên tưởng quả đá phạt của Đội bóng đá chống Trung Quốc với việc thiết kế tương lai cho ASEAN của Việt Nam. Chúng ta có lý do để lo lắng rằng, sau khi người Việt Nam nhậm chức Tổng thư ký ASEAN, liệu sẽ có dùng đến tranh chấp Nam Hải để hợp nhất toàn thể ASEAN, hay là bắt cóc toàn bộ ASEAN?
Tất nhiên người Việt Nam cũng phải cẩn thận, bởi trong ASEAN có rất nhiều nước đứng ngoài tranh chấp Nam Hải không hề muốn bị cuốn vào tranh chấp, do Việt Nam “tự tung tự tác” về mặt ngoại giao mà ASEAN cũng có thể sẽ phải đối mặt với cục diện đầy rủi ro bị chia rẽ.
Đúng vậy, Phương Tây không muốn nhìn thấy một nước Trung Quốc lớn mạnh và trỗi dậy. Song, đất nước mà dựa vào thế lực của Mỹ để thực hiện lợi ích cốt lõi của mình dường như vẫn còn hiếm gặp. Hãy suy nghĩ về cách Hoa Kỳ đã bỏ rơi cựu Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos và cựu Tổng thống Indonesia Suharto một cách dứt khoát làm sao, rồi hãy suy nghĩ rằng nếu như Mỹ một lòng một dạ hỗ trợ Aung San Suu Kyi, thì 2 ngày trước đó Mỹ đến lôi kéo phe quân nhân Myanmar là có ý gì? Xin khuyên chính phủ Việt Nam nên nhìn lại lịch sử cho kỹ, nếu không, Ngô Đình Diệm của Nam Việt đã chẳng phải là vết xe đổ đó rồi sao.
Nguồn: military.china.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét