Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Nguyễn Thùy Dương : Sống nghèo, chết khổ (Phần cuối)


Bà Tiếu đi hái rau mát ngoài ruộng về thấy hàng rào kẽm gai rào trước nhà đâu mất. Bà vô hỏi má mình là bà Bảy :
- Má! Cái hàng rào kẽm gai của mình đâu rồi má?
- Tám Thuận nó tháo qua rào mì nó trồng rồi!
Bà Tiếu thủng thẳng qua nói chuyện với Tám Thuận:
- Anh Tám ! Hàng rào của em, anh tháo rào mì. Chừng nào mì lớn, anh trả hàng rào cho em nha anh Tám !
Tám Thuận trợn trừng nhìn bà Tiếu, ổng đang là cán bộ xã lấy hàng rào mà con mẹ dân đen dám ăn nói như vậy. Tám Thuận quát luôn:
- Hàng rào gì của mày? Mày liệu hồn tao còng đầu mày đó!
Bà Tiếu không nói gì, bà quày quả về nhà tháo bó rau mát xuống. Dặn má mình xắt rau trộn cám cho vịt ăn. Bà đạp thẳng lên xã gặp cán bộ xã
- Anh Năm! Khoẻ hả anh? Tui lên hỏi anh Mỹ nó rút về nước hết chưa anh?
Ông Năm Ghẻ lạ gì tính bà Tiếu hồi đi hoạt động. Từ ngày thống nhất bà không liên hệ gì với chính quyền, bà mà tới thì lo nhiều hơn vui. Nên ông cũng nhẹ nhàng đáp lời:
- Dạ, họ rút về hết rồi chị.
- Tụi này bậy quá, rút về mà để quên đồ anh ơi!
- Sao kì vậy chị?
- Hồi Mỹ Nguỵ nó chỉ kiềm kẹp thôi là nó có cái kiềm với cái kẹp. Nó về nó đem theo cái kiềm với cái kẹp. Không biết nó có để quên cái còng, còng đầu không mà thằng Tám Thuận vừa ăn cắp kẽm gai, vừa đòi còng đầu tui vậy anh? Anh kêu nó về đây còng đầu tui thử ?
Nói rồi bà bỏ về, sáng hôm sau, Tám Thuận đem cuộn kẽm gai qua rào lại cho bà, lẳng lặng chuồn mất.
****
Năm con Xí Được 3 tuổi, nó ý thức được chiều chiều bà cố nó dẫn nó lên bờ hầm cá trên đường lộ ngồi. Bà cố nó già lắm rồi, da nhăn, tóc bạc búi một cục đằng sau đầu. Bà cố nó hay ăn trầu, bà có cái ngoáy trầu bằng đồng cầm nặng trịch à.
Cố dẫn nó lên ngồi đầu lộ, lâu lắm mới dẫn nó về. Cố chống gậy nó lủng chủm chạy theo. Bên đường là con kênh chạy dọc về nhà. Lâu lâu, nó hỏi Cố : Lên đây chi vậy cố? Ngày nào cũng ngồi chán lắm!
Bà cố nó chỉ nói : Cứ lên đợi đi, thế nào nó cũng về à!
- Chờ ai vậy Cố ? Con chán rồi! Con hông chờ đâu, Cố dẫn con đi uống nước trái vải đi!
Con nhỏ khoái chai nước trái vải bằng thuỷ tinh trong suốt, thơm phức. Mà tới 1000 đồng 1 chai lận. Lâu lâu, Cố nó cũng dẫn nó đi. Lúc trả tiền, Cố nó mở mấy lớp túi nilong lấy ra hai tờ 500 đồng đỏ chói đưa cho chủ quán.
Cứ như vậy, mỗi buổi chiều, nó chạy chân sáo theo Cố nó chờ. Cho đến khi nó gần 6 tuổi, Cố nó yếu lắm rồi. Nhưng cứ ngày nào đi nổi, Cố đều dẫn nó lên đầu đường để chờ. Rồi Cố cũng nói :
- Cố chờ thằng Tám. Ông cố Tám của con. Nó tên Nguyễn Văn Tấn - Tám Tấn nó đánh bót Thủ Thiêm cuối thời Pháp mà chưa về nữa. Hồi đó, nó hứa Pháp về nước là nó về nhà ở với chị Bảy là ở với Cố con biết hôn. Cái thằng nó tệ lắm. Hơn 50 chục năm rồi mà nó chưa về. Người ta nói nó chết rồi, xác thả xuống sông. Cố có lên Thủ Thiêm kiếm mà không có. Nó đẹp lắm, cao ráo, trắng trẻo. Nó đi lính Pháp mà nghĩ lại người Pháp không phải người mình nên bỏ theo Việt Minh. Quan Pháp kêu vợ nó làm sao bắt được nó về thì quan thưởng, con đó giả bệnh dụ má của bà cố qua cắt giác. Rồi để cho lính bắt bà sơ con luôn, thằng Tám nghe tin về cứu mẹ thì họ giết bà sơ rồi. Nó điên lên đánh bót Tân Lập, bót Cả Bảy. Nó về kiếm vợ nó mà nó không giết con nhỏ. Nó chỉ bắn một phát lên trời rồi bỏ đi. Lần cuối nó về nhà là lúc nhà còn ngoài Xóm Mới, đêm đó mưa lắm. Nó ướt nhem, nó nhìn cố, nắm tay cố, nó rờ ngoại con. Nó hứa Pháp rút nó về, nó còn kêu Cố lên báo quan nó về ăn trộm tiền. Chứ không thì họ cũng biết nó về, liên luỵ Cố. Ngoại trừ ông Cố con, con cháu trong nhà. Nó là người thân duy nhất của Cố. Cái thằng cũng bạc hơn 50 chục năm rồi mà nó hổng về!
24/2 âm lịch năm 1996 , bà Bảy mất, bà thọ 83 tuổi. Bà mất khi không được nhìn đứa em trai mình thương yêu nhất - thằng Tám của bà. Để khi đứa cháu cố của bà năm nào lớn lên nó cảm nhận được nổi đau của người đàn ông mất mẹ do vợ hại. Nó cảm nhận được nổi đau, giằng xé của người chị chờ em hơn 50 năm trường vẫn không tin em đã chết. Nỗi đau của người đàn ông trẻ về thăm chị đêm mưa, để rồi phải tự mình kêu chị đi báo quan. Có những thứ trên vạn dặm chiến trường vẫn khiến người ta ngoảnh lại đau thương, nhung nhớ muốn được tựa vào đó là tình thân ruột thịt. Suốt bao năm nay, tôi tự hỏi ai trả lại được cho những con người thiên cổ nghẹn ngào đó một kết cục tốt đẹp. Mong sao họ gặp nhau khi đã mất, có thể ôm nhau, cái ôm của thương nhớ đợi chờ.
*****
Bà Tiếu suy tính nếu thằng cán bộ đã nhất quyết trừ sai, nó nói ruộng mình trừ phần mình nhận lãnh ra còn 20.396 m2 thì mình cứ đi đòi số đó. Bà ráng viết đơn đạp xe đi gửi lên huyện nó trả lời ko trả dù có chủ trương của ông Nguyễn Văn Linh nào đó kêu trả dân về chân đất cũ. Thế là bà Tiếu và 10 hộ dân được lãnh ruộng của ba má bà xảy ra tranh chấp. Người dân được cấp ruộng thì chắc rằng đây là phần ruộng nhà nước cấp cho mình. Bà Tiếu thì đòi phần ruộng của ba má mình , bà nói thẳng: "Nhà nước chia lắm! Chia lên kinh tế mới đó, không làm hợp tác xã nữa thì trả ruộng cho tui."
Khi người dân đứng giữa cuộc tranh chấp chính quyền địa phương không hoà giải mà cứ mặc tình họ. Dân lúc đó dùng vũ lực để nói chuyện với nhau. Ngày nào, cánh đồng Cát Lái cũng xảy ra đánh lộn, chém lộn, phản, mát, dao phay luôn có sẵn. Khung cảnh dành ruộng cứ như cuộc chiến thời phong kiến. Sai lầm bắt nguồn từ đâu? Có phải chăng từ cải cách ruộng đất đưa đất vào Hợp Tác Xã ?
Năm 1998, thành phố HCM ra quyết định thu hồi phần đất trên giao cho Uỷ Ban Nhân Dân Quận 2 quản lý. Họ nạy ra lý do là phần đất trên do ông bà Bảy thuê của chế độ cũ. Nhưng họ quên mất trong quyết định giao 17.747m2 đất có 1 chi tiết rất nhỏ nhưng khẳng định đó không phải là đất thuê.
Năm 2002, 11 hộ dân vẫn tiếp tục kiện tụng tuy nhiên có một điều vi diệu đã xảy ra. Vào thời điểm này, Quận 2 bắt đầu Công Nghiệp Hoá Hiện Đại Hoá đất nước, ống khói công nghiệp là biểu tượng phát triển. Họ quy hoạch một phần phường Cát Lái để làm khu công nghiệp. Họ chia thành 4 khu, khu Công Nghiệp Cát Lái cụm 1 (KCNCL), cụm 2, cụm 3, cụm 4. Ở phần đất của KCNCL cụm 1,2 giá đền bù chỉ có 60-80 nghìn đồng/1m2. Nhưng ở khu CNCL 3,4 có giá từ 300 nghìn đồng đến 3 triệu đồng cho 1m2. Đất bà Tiếu và 10 hộ xã viên tranh chấp nằm ở cụm 4. Nó được chuyển đổi công năng thành khu dân cư nên giá đền bù cao hơn khu 1,2.
Thật ra chính sách về giá đền bù đã sai ngay từ đầu khi bắt hàng trăm hộ dân ở khu CNCL cụm 1 chịu hi sinh nhận đền bù thấp để phát triển đất nước. Không có một truyền thống hay chính sách nào có thể hút máu dân 1 khu vực để nuôi dân 1 nước cả. Nếu có nó chỉ là chính sách của giống khác loài. Xui rủi thay người nhà cán bộ toàn có đất ở khu CNCL cụm 1,2. Khi hàng trăm hộ dân đau khổ thì họ vẫn bình chân như vại. Họ ko nhận tiền đền bù, họ nhận đất. Tất cả các phần đất đang tranh chấp của dân ở khu CNCL cụm 3,4 được hoán đổi cho người nhà cán bộ. Đúng là mọi con vật đều bình đẳng nhưng có một số con bình đẳng hơn.
Khu Cụm 3,4 ngoài bà Tiếu và 10 hộ dân còn hàng chục gia đình đang tranh khác cũng mất đất. Để đến khi các hộ dân hoà giải tỉ lệ xong, Quận 2 trả lời không còn đất để đền. Khó vậy mà họ cũng nghĩ ra được. Đúng không cô Thái Thị Hạnh người xuất thân là lính của Bác Hai - Lê Thanh Hải trong phong trào Thanh Niên Xung Phong? Lúc đó ai kí hoán đổi đất vậy cô ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét