Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Peter Pho: "THÁNH NGU"

 Qua “Thánh Ngu” mổ xẻ về văn hoá và tinh thần dân tộc Nga - Một đoản văn thật vạm vỡ của Peter Pho. 

----------

Lời nói đầu: Khi tiếp xúc với người Nga, đa số chúng ta đều nghi ngờ tính cách thật của họ. Đặc tính trái ngược nhau có thể thấy được ở một người Nga là ngu ngốc và khôn ngoan, xấu xí và bẩn thỉu, đẹp đẽ và thánh thiện, khiêm tốn và tàn bạo…Để hiểu biết thêm về do đâu mà người Nga lại mang trên mình sự mâu thuẫn như vậy. Lão PP đã mất cả buổi chiều để viết bài này. Xin các học GIẢ đọc cho đến con chữ cuối cùng và thấu hiểu rồi hãy khen hoặc chửi. Chửi sai sẽ bị xoá và chặn.

Thánh Ngu - The Holy Fool (юродивый) là một hiện tượng văn hóa nổi tiếng trong lịch sử nước Nga, “Thánh Ngu” từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng trong ký ức của người dân Nga và có tác động sâu sắc đến mọi mặt của văn hóa dân tộc Nga. Tìm hiểu hiện tượng này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về văn hóa và tinh thần dân tộc Nga.

“Thánh Ngu hay Holy Fool" ban đầu được dùng để chỉ những nhà sư lang thang và những nhà tu hành khổ hạnh. Theo các nguồn thần học Chính thống giáo, Holy Fool xuất hiện trong các tu viện phương Đông từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 7. Họ hoàn toàn không chú trọng đến lòng tự tôn cá nhân, luôn trong trạng thái điên loạn, chấp nhận một cách cam tâm với đánh đập và sự sỉ nhục nơi công cộng là những đặc điểm ban đầu của Holy Fool. Từ đó cho rằng Holy Fools là những người tự nguyện từ bỏ cuộc sống êm đềm của mình và điên cuồng phóng thích bản thân bởi những tình cảm tôn giáo sùng đạo. Họ trông giống như những kẻ thiểu năng trí tuệ, sống một cuộc sống nguyên thủy, chối bỏ vẻ đẹp thể chất, xa lánh của cải trần thế, phấn đấu cho tự do tinh thần và chống lại các chuẩn mực hành vi của thế tục.

Tất cả các triều đình Nga hoàng của tất cả các triều đại đều tôn thờ Thánh ngu. Alexander I đã ban họ những đối xử đặc biệt, Nicholas II cũng vậy. Sa hoàng thế kỷ 17 Alexei Mikhailovich thậm chí còn đi du lịch với Thánh Ngu như một người hầu bên họ. Ở Nga, các trưởng lão của các tu viện là người lãnh đạo tinh thần của các tu sĩ, trong khi Holy Fool là người lãnh đạo tinh thần trong cuộc sống thế tục. Học giả người Mỹ Ava Thomson tin rằng hiện tượng Thánh Ngu trong xã hội Nga là một thế lực chống lại cả phong tục tập quán và truyền thống của xã hội và phản đối truyền thống tranh luận lý tính. Trong sự sùng bái của Holy Fool, những khía cạnh phi lý của tính cách được coi trọng, trong khi những khía cạnh lý tính và xác thịt không được đánh giá cao. Hành vi của Holy Fool phủ nhận logic của phương Tây, chế nhạo kinh nghiệm của phương Tây, và việc chấp nhận Holy Fool củng cố sự khinh miệt của người Slav Nga đối với chủ nghĩa duy lý và trọng thị vật chất của phương Tây.

Bóng dáng của Thánh Ngu vẫn có thể được tìm thấy trong văn học Nga cuối thế kỷ 19, chẳng hạn như trong tác phẩm “Anh em nhà Karamazov”  (The Brothers Karamazov) “ Chàng ngốc “ (The Idiot) của Fyodor Dostoevsky, và “Tuổi thơ” của Tolstoy. Là một hiện tượng văn hóa, ý nghĩa của Holy Fool đối với văn hóa Nga rất phức tạp và nhiều khía cạnh, nhưng tâm lý dân tộc Nga - mong muốn tử vì đạo bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng Holy Fool. Nhiều quốc gia ở châu Âu có truyền thống tu khổ hạnh, nhưng "chỉ có người dân Nga muốn chết vì đức tin của họ". Hoàng thân Meshkin trong "Chàng ngốc" của Dostoevsky có những đặc điểm của Thánh Ngu từ lai lịch, trang phục, hành động và đích đến của hắn. Ông ta luôn vô gia cư, lang thang khắp nơi như một Thánh Ngu. Ông ta từ chối coi lý trí là nguyên tắc chỉ đạo cho hành vi của mình. Sự hiểu biết của ông về cuộc sống rất sâu sắc và hình ảnh của ông giống với Chúa Kitô. "Idiot" được viết vào năm 1867, vào thời điểm xã hội Nga đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và các giá trị khác nhau va chạm dữ dội. Người phương Tây muốn thay thế tư tưởng Nga bằng chủ nghĩa khởi mông lý tính châu Âu, trong khi người Slav phản đối công cụ chủ nghĩa lý tính và chủ nghĩa duy lý khái niệm hoá phương Tây.

Các nhà tư tưởng Slavơ kết hợp trải nghiệm tri giác với kinh nghiệm không tri giác, nâng cao tinh thần bên trong thành niềm tin và biến niềm tin trở thành thẩm quyền của lý trí. Họ tin rằng, thông qua sự hợp nhất của tất cả các sức mạnh tâm linh, con người sẽ có một trực giác thần bí, mang lại cho anh ta sự hiểu biết siêu phàm về sự thật của Thượng đế và thế giới. Hoàng thân Myshkin trông đơn thuần và lập dị, hành động phi logic, nhưng ông ta không bị ô nhiễm bởi thế tục, ông mắc chứng động kinh, điều này cho thấy ông ta đau khổ không hồi kết. 

Tình yêu của ông dành cho nữ nhân vật chính đầy lòng thương xót sự cảm thông như Chúa Kitô. Vì vậy, ông có thể được coi là hóa thân của Chúa Kitô. Các nhà tư tưởng châu Âu ban đầu không thích tiểu thuyết Nga, nhưng sự chú trọng đến vô thức và phi lý trong giới trí thức và triết học châu Âu trong những năm gần đây đã làm cho những yếu tố phi lý trong văn học Nga ngày càng được chú ý.

Trong thế giới hiện thực, sức mạnh thống trị hàng ngày là kinh nghiệm, tiền bạc, quyền lực, địa vị và luật pháp dựa trên tính hợp lý của con người và các quy luật khoa học. Con người luôn sử dụng lý trí để kiểm soát hành vi của mình, hoặc kìm nén dục vọng của mình để tuân theo các chuẩn mực xã hội. Hiện tượng Thánh ngu trong văn hóa Nga phá vỡ tính hợp lý bình thường của con người, cởi bỏ lớp mặt nạ của con người, phóng thích con người vào thiên nhiên và tự do. Những người như vậy thường được coi là bất thường, ngu ngốc và bệnh thái.

Nhưng truyền thống Nga không nghĩ như vậy, ví dụ, các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Dostoevsky dường như là hiện thân của một số niềm tin tôn giáo và giá trị đạo đức nhất định. Điều này dẫn đến nhiều câu hỏi: đâu là bình thường và đâu là bệnh lý của con người? Tiêu chuẩn phán đoán là gì? Trạng thái thực sự là gì? Việc khám phá những vấn đề này đã mở rộng không gian sống của con người, thế giới nội tâm của con người bước vào một thế giới bí ẩn.

Trong văn hóa Nga, các vấn đề triết học, tôn giáo và đạo đức không thể được giải quyết một cách lý trí, mà chỉ thông qua trực giác và kinh nghiệm tôn giáo. Thần tính và nhân tính trong văn hóa Nga không phải là quan hệ bên ngoài, và Chúa không phải là sự tồn tại vĩnh cửu và bất biến, như Hoàng thân Meshkin được Dostoevsky mô tả trong "The Idiot", người được mô tả là hóa thân của Chúa Kitô, Chúa và con người ở trong nội tâm của mối quan hệ, và Chúa là con người.

Học giả người Mỹ Ava Thomson tin rằng, "Từ quan điểm duy lý và thực nghiệm, văn hóa Nga chứa đựng sự tìm kiếm trí tuệ tinh thần, sự chuẩn bị khiêm tốn cho việc học, dựa vào truyền thống và một mục tiêu cao cả. Nhưng đồng thời, nó từ chối học hỏi. Những điều không thể hiểu nổi ... Văn hóa Nga, giống như một Thánh Ngu, có mặt ôn thuận đáng tin cậy và mặt tàn nhẫn bí ẩn của nó. " Ngoài việc bắt nguồn từ chủ nghĩa  Byzantine hỗn độn, hiện tượng Thánh Ngu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thuyết trực giác truyền thống và thuyết thần bí vốn có trong văn hóa Chính thống giáo.

Đặc điểm của Giáo hội Chính thống giáo phương Đông là đi sâu vào cái gọi là sự thật, dựa trên tình yêu và những tư tưởng gắn kết, đồng thời hướng tới sự thống nhất trong tự do tín ngưỡng mà Thánh Ngu kêu gọi và dẫn dắt mọi người đầu hàng số phận của mình cho Chúa Kitô. Hiện tượng văn hóa Thánh ngu của Nga đã thâm nhập vào tinh thần dân tộc và hành vi của người Nga như một loại tinh thần, và nó vẫn còn ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của văn hóa Nga cho đến ngày nay.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của văn hóa Thánh ngu là nó đã nuôi dưỡng một thứ “đạo đức biện chứng” dị dạng trong giới trí thức Nga. Trong tiềm thức của những kẻ điên rồ và ngu xuẩn thánh thiện là một loạt các đức tính trái ngược nhau, chẳng hạn như ngu ngốc và khôn ngoan, xấu xí bẩn thỉu và đẹp đẽ thánh thiện, khiêm tốn và tàn bạo, trung thành với truyền thống và phản bội đạo đức xã hội, tất cả được thống nhất một cách hài hòa trên cùng một con người. Những người Nga đã quen với nghịch lý này, tự nhiên sẽ phát triển một giá trị độc đáo, đó là coi tội đồ là đức hạnh, giết chóc là thúc sinh, hủy diệt là xây dựng, tự giày vò bản thân là hy sinh và chìm vào đau khổ như một phép rửa tội…

Điều này cũng đúng với văn hóa Nga. Lão chưa bao giờ thấy bất kỳ quốc gia mù chữ nào khác dựa vào một nhóm nhỏ quý tộc để tạo ra một nền văn hóa tinh tế đến mức che lấp đi sự hoang vu vô biên, tạo ra một ảo tưởng chung, và khiến mọi người nói chung họ nghĩ rằng Nga là một đất nước văn minh, nhưng họ không biết rằng thực sự có hai loại nước Nga: nước Nga tủ kính và nước Nga nông thôn, và hầu hết mọi người chỉ nhìn thấy một loại nước Nga trong tủ kính.

Trước Cách mạng Tháng Mười, nước Nga là một nước đế quốc xâm lược, bành trướng nhưng cũng điển hình là gã khổng lồ bằng đất một nghèo hai trắng, vô cùng lạc hậu về chính trị, kinh tế, công nghiệp, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật. Đó là một quốc gia nông nghiệp nguyên thủy được đóng gói trong quá trình phương Tây hóa hời hợt, và chủ nghĩa tư bản không bao giờ có cơ hội phát triển đầy đủ. Đại đa số người dân Nga là nông dân mù chữ, sống theo lối sống vô cùng nguyên thủy, cổ xưa và lạc hậu.

Nền văn hóa Nga vốn nổi tiếng với độc giả Việt Nam hoàn toàn du nhập từ phương Tây, về cơ bản thuộc về tầng lớp quý tộc và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong dân số. Những người khổng lồ văn hóa Nga như Mikhail Glinka, Pushkin, Mikhail Lermontov, Leo Tolstoy, Ivan Turgenev, ... đều là những nhà quý tộc được giáo dục văn hoá Châu Âu từ nhỏ. Tác phẩm của họ không liên quan gì đến những người bình dân Nga, không dành cho quần chúng mù chữ, điều mà ngay cả Lenin cũng thừa nhận. Điều này khác với Việt Nam, văn hóa Việt Nam về cơ bản là do thường dân tạo ra chứ không phải là quý tộc.

Nền văn hóa Nga du nhập thực chất này tuy đã đạt đến đỉnh cao chói lọi, nhưng lại phân bố vô cùng không đồng đều về thời gian, không gian và dân số, có thể nói về cơ bản nó là một nền văn hóa có sự xâm nhập và ảnh hưởng của văn hóa chưa thấm sâu vào bề sâu của cơ thể khổng lồ của vật chủ. Xét về thời gian, những kiệt tác văn hóa Nga đều được tạo ra từ thế kỷ 19. Trước đó còn rất hoang sơ, những “tác phẩm cổ điển” của người Nga thực chất là những tác phẩm hiện đại. Về không gian, nước Nga trước cách mạng chỉ có một số trung tâm văn hóa ở Saint Petersburg, Mát-xcơ-va và Kyiv, ngoài ra còn là một vùng đất hoang vu. Ngay cả ở một vài trung tâm văn hóa đó, văn hóa cũng chỉ tập trung vào một nhóm ít người và không liên quan gì đến đại chúng. Cuộc sống thực của người Nga vẫn là những phong tình lặt vặt như được mô tả trong "Sông Đông êm đềm" nói về cuộc sống của những người nông dân Cossack vùng sông Đông trước cách mạng tháng Mười với nếp sống phong kiến gia trưởng nghiệt ngã, cùng những xung đột căng thẳng trong những quan hệ gia đình. 

Phong cảnh văn hóa đặc thù này rất giống với “văn hóa tủ kính”. Mặc dù Sa hoàng không có ý định làm như vậy, nhưng văn hóa Nga quen thuộc với công chúng thực sự là một loại văn hóa tủ kính. Trước cách mạng, nước Nga là một nước nông nghiệp sơ khai, có bề ngoài mạ vàng phương Tây hóa và thực hiện phương thức sản xuất Á Đông. Người ta thường chỉ nhìn thấy trên bề mặt lớp vàng óng ánh của văn hóa châu Âu mà không thấy cái phôi thai thô sơ, lạc hậu và man rợ được bao phủ bởi lớp vàng mỏng.

Sở dĩ có điều này là bởi vì sự bày biện trong tủ kính quá đẹp. Thật khó tin khi chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn và không gian rất hạn chế, các đại sư người Nga đã cho ra đời hàng loạt tuyệt tác không thua kém bất kỳ bậc thầy châu Âu nào. Và độc giả Việt Nam bị cuốn hút bởi nó, họ thường nhầm Nga với một quốc gia có nền văn hóa phát triển. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi họ không biết và không có khả năng dò xét, nhưng nếu họ thực sự quen thuộc với văn hóa Nga, chỉ cần nhìn vào phong cách Nga do họa sĩ hiện thực vĩ đại người Nga Ilya Repin miêu tả, sẽ không khó để thấy đất nước này nghèo nàn, lạc hậu và man rợ đến mức nào. 

Trên thực tế, những gì đã làm nên tính cách dân tộc Nga không phải là những đồ trang trí tinh tế trong tủ kính mà đó là nét văn hóa cội nguồn độc đáo của vùng nông thôn Nga - văn hóa của Thánh ngu.

Hầu hết các Thánh ngu đều mù chữ, quần áo rách rưới và bẩn thỉu, lang thang khắp nơi trong nhà thờ, bãi chợ và những nơi đông người, họ điên cuồng la hét, lảm nhảm những điều vô nghĩa, đưa ra lời tiên đoán, thậm chí chửi bới người qua đường. Những quái nhân này thường được xã hội tôn trọng. Họ được coi là nhà tiên tri của Kitô giáo và nhà tu hành khổ hạnh, ngoài ra họ còn được coi là thần linh và phù thủy có pháp lực thần thông huyền bí, chữa bệnh trừ tà cho con người.

Hiện tượng này không phải là hiếm trong một xã hội lạc hậu, thiếu hiểu biết, điều hiếm thấy là nền văn hóa gốc rễ vô hình này đã thấm sâu vào mọi tầng lớp xã hội, được phản ánh trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như văn học Nga, một bộ phận không thể tách rời của thế giới tinh thần, nó thậm chí còn ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách dân tộc Nga.

Trong những năm gần đây, văn hóa độc đáo về Thánh Ngu của Nga và ảnh hưởng của nó đối với tính cách và tâm hồn dân tộc Nga ngày càng thu hút sự chú ý của các học giả nước ngoài. Học giả người Mỹ Thompson cho rằng hành vi của Holy Fool bao gồm 5 nhóm khái niệm "nghịch dị" là: khôn ngoan - ngu ngốc, thuần khiết - bẩn thỉu, truyền thống - không gốc rễ, ôn thuận - ngỗ ngược, tôn kính - chế nhạo. Điều này có nghĩa là những kẻ ngốc thánh thiện khôn ngoan nhưng thiếu hiểu biết. Bên ngoài họ bẩn thỉu nhưng trong sáng bên trong. Ngay cả khi họ cư xử bừa bãi và uống say quá trớn, họ vẫn có thể được coi là thánh khiết. Họ đại diện cho truyền thống của văn hóa Nga, nhưng họ sống bên ngoài hệ thống và lang thang khắp nơi, bởi thế không có cội nguồn. Họ vừa khiếm nhã ôn thuận, nhưng lại hết sức thô lỗ với những người họ ghét. Mọi người vừa tôn kính lại vừa chế nhạo Thánh Ngu. 

Và đây là tính cách dân tộc của Nga. Nhà triết học Nga Nikolai Berdyaev nhận xét: "Nhiều đặc tính mâu thuẫn có thể tìm thấy ở người dân Nga: lý tưởng và chuyên quyền, ý thức quốc gia bành trướng, và chủ nghĩa vô chính phủ, hành vi tùy tiện, độc ác, xu hướng bạo lực, và nhân hậu, nhân văn, ôn hòa, lễ phép, tìm tòi chân lý, chủ nghĩa cá nhân, ý thức cá tính nhạy bén và chủ nghĩa tập thể phi cá tính, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tự cường hóa và chủ nghĩa Purism, lý tưởng của tất cả nhân loại, Eschatology — Quan điểm tôn giáo của Đấng Mê-si và lòng thành kính bề ngoài, sự tìm kiếm Chúa và chống lại chủ nghĩa vô thần,  khiêm tốn và tự phụ, nô tính và nổi loạn…”.

Tương tự, nhà văn Nga Ivan Shmelyov nhận xét rằng "hào phóng" theo cách hiểu của người Nga có thể có nghĩa là xu hướng đi đến cực đoan. Xu hướng đi đến cực đoan “All or nothing“ (Có tất cả hoặc không có gì), chủ nghĩa hoàn mỹ, cầu toàn và thiếu kiềm chế theo truyền thống được cho là những đặc điểm nổi bật nhất của người Nga và thường được đề cập. Khi hai học giả người Nga nghiên cứu cách diễn đạt thành ngữ, họ nhận thấy rằng có một hiện tượng gọi là "bài xích ly tâm" trong tiếng Nga, và sự cực đoan hoặc thiếu kiềm chế là những thứ duy nhất có thể gắn kết các tính cách dường như hoàn toàn không thể hòa giải.

Do đó, nhiều tác giả đã nhận thấy tính nhất quán cao độ giữa tính cách dân tộc Nga và hành vi của Thánh Ngu, và do đó tin rằng tính cách dân tộc Nga chứa đựng những mâu thuẫn, cực đoan, phi lý, thần bí, vô chính phủ, niềm tin vào bạo lực và phản đối thế giới bên kia. Sự theo đuổi và thái độ độc đáo của họ đối với đau khổ có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa của Holy Fool. Họ cũng xác nhận hình ảnh của Holy Fool từ một số nhân vật văn học được tạo ra bởi các bậc thầy người Nga, bao gồm Công tước Myshkin, nhân vật chính trong cuốn sách nổi tiếng “ Thằng Ngốc” (The Idiot) của Dostoevsky.

Tựu chung lại, tình cảm bi tình nhân ái được các bậc thầy văn học Nga bộc lộ đều nằm trong khuôn khổ của chủ nghĩa tập thể, và "chân lý" mà họ đang phấn đấu là một lý tưởng nằm trong khuôn mẫu tập thể. Đọc những kiệt tác đó, bạn không cảm thấy gì ngoài lương tâm sâu sắc đã thúc đẩy bạn dấn thân vào cuộc đấu tranh cách mạng để thay đổi hiện thực xã hội xấu xa đó. Chúng có thể thúc đẩy bạn phát triển thói quen nội tâm và nâng cao tu dưỡng đạo đức, nhưng chúng sẽ không thúc đẩy nhận thức của bạn về quyền tự chủ và khiến bạn cảm thấy cần phải theo đuổi sự giải phóng cá nhân và tự do cá nhân. Thế kỷ 19 là đỉnh cao huy hoàng của nền văn hóa Nga, nhưng đó không phải là thời kỳ Phục hưng ở thời Trung cổ ở châu Âu, hay thậm chí là “Bão táp và xung kích” ở Đức, và không liên quan gì đến sự khai sáng của chủ nghĩa nhân văn khẳng định giá trị cá nhân. 

Đó là lý do tại sao nhiều nhà văn Nga có khuynh hướng cách mạng: Pushkin, Lermontov, Nekrasov, Alexander Herzen, Nikolay Chernyshevsky, Nikolay Dobrolyubov ... Người này thì ngang trái hơn người kia, cực đoan hơn người kia. Những ý tưởng cách mạng của họ được sinh ra từ thực tại thối nát, được nuôi dưỡng bởi lương tâm nhạy bén và ý thức sâu sắc về “trách nhiệm xã hội”, và vì khát vọng và lời kêu gọi giải phóng quần thể, do đó lý tưởng cách mạng của họ trở nên cao cả và hấp dẫn lạ thường.

Ở một khía cạnh nào đó, những trí thức cấp tiến của Nga đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của tổ tiên Thánh Ngu của họ, vặn hai đầu vành móng ngựa lại với nhau, và cuối cùng “thăng hoa” cho cái ác thành một “siêu lương tâm” và nuôi dưỡng ra Pyotr Tkachev (Петр Никитич Ткачев, 1844- 1886) và Sergey Nechayev  (Сергей Геннадиевич Нечаев, 1847-1882) cha đẻ của chủ nghĩa Bolshevism. Tkachev công khai đề xuất rằng sau khi cách mạng thành công, người dân phải bị cưỡng bức vào chủ nghĩa xã hội. Vì tương lai tươi sáng của nước Nga, hầu hết người dân Nga phải bị xóa sổ một cách tàn nhẫn vì họ quá thiếu hiểu biết. Và Nechayev, trong cuốn sách "Giáo lý của một nhà cách mạng" (Catechism ofa Revolutionary) đã mô tả một bản thiết kế chính xác đáng ngạc nhiên cho thế giới mới mà các đảng hỗn loạn cách mạng sẽ xây dựng và con người mới mà họ định hình.

“Trong sâu thẳm trái tim mình, anh ta (ám chỉ những người cách mạng, tương tự bên dưới), không chỉ trong lời nói mà còn cả hành động, đã đoạn tuyệt hoàn toàn với trật tự công dân và toàn bộ thế giới văn minh bằng tất cả luật pháp, tài sản, xã hội chuẩn mực và quy tắc đạo đức. Anh ta là kẻ thù không khoan nhượng của thế giới văn minh. Nếu anh ta tiếp tục sống trong đó, thì chỉ là để tiêu diệt nó hiệu quả hơn. "

"Anh coi thường dư luận, anh coi thường và ghét tất cả những biểu hiện của đạo đức xã hội đang tồn tại. Đối với anh, bất cứ điều gì thúc đẩy thắng lợi của cách mạng là đạo đức, và bất cứ điều gì cản trở thắng lợi của cách mạng là vô đạo đức và xấu xa."

"Anh ta phải bạo ngược với bản thân và với người khác. Tất cả những tình cảm khiến con người dịu dàng, suy nhược, chẳng hạn như quan hệ họ hàng, tình yêu, tình bạn, lòng biết ơn và thậm chí cả sự hài hước, đều phải bị dập tắt và nhường chỗ cho một niềm đam mê cách mạng độc tôn. Đối với anh ta thế gian chỉ có một niềm vui, một sự an ủi, một phần thưởng, một sự hài lòng - cách mạng thành công. Ngày đêm, anh ta chỉ có thể có một ý tưởng, một mục tiêu - sự hủy diệt tàn nhẫn. Anh ta phải thực hiện một cách máu lạnh và không mệt mỏi để hướng tới mục tiêu này, và còn phải chuẩn bị để tiêu diệt chính mình, tiêu diệt tất cả những gì cản trở con đường cách mạng bằng chính đôi tay của mình”.

Đây có phải là đỉnh cao của lương tâm? Nó có phải là đỉnh cao của đạo đức không? Vì lý tưởng thiêng liêng giải phóng dân tộc, những người cách mạng không ngần ngại phá bỏ mọi quy luật đã được thế giới văn minh thừa nhận, hủy hoại mọi tình cảm cao đẹp của con người, thậm chí có thể hủy hoại chính mình. Trên đời còn có sự hy sinh nào bi tráng hơn sự hy sinh này? Trên đời này còn có sự hy sinh nào thảm khốc hơn, liệu có thể có một chiến binh thuần khiết và tài giỏi hơn sẵn sàng trả giá sự hy sinh bi thảm này không? Cho dù bạn có đồng ý với lời thuyết giáo của ông ta hay không, bạn không thể không thừa nhận rằng lực hút mỹ học của nó là không thể cưỡng lại, giống như "Kamikaze" Thần phong cảm tử của Nhật Bản nhất định phải gợi lên sự tôn kính của những người theo chủ nghĩa lý tưởng hời hợt.

Lão nghĩ rằng chính sự quyến rũ mỹ học gần như điên rồ này đã làm say đắm biết bao thế hệ đảng viên cách mạng. Chính lý tưởng cao cả không phong đỉnh này đã thúc đẩy những người theo chủ nghĩa Dân túy và những người kế tục họ, những Đảng viên Cách mạng của chủ nghĩa xã hội, trở thành ông tổ của chủ nghĩa khủng bố chính trị hiện đại.

Người ta nói rằng Sergey Nechayev là nguyên mẫu của Verkhovensky, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Những con quỷ" của Dostoevsky, và thái độ của Dostoevsky đối với nhân vật chính này rất hấp dẫn. “Những kẻ đó có học và đầy lý tưởng – mong muốn làm việc gì đó lớn lao, cao thượng. Họ có niềm tin không thể lay chuyển rằng việc họ làm là vì điều tốt đẹp nhất cho nước Nga và cả loài người. Họ sẵn sàng nhúng tay vào máu nếu họ thấy đó là việc cần thiết để thay đổi thế giới theo cách họ muốn, dựa trên một lý thuyết của riêng họ về thiện ác và thượng đế. Tuy nhiên, bất kể họ nói gì, không khỏi có cảm giác có một con quỷ hiểm độc đang quanh quẩn đâu đó…”

Theo lão suy diễn, Dostoevsky dường như đang nói với độc giả thông qua kiệt tác này rằng những nhân vật như Nechayev là những nhân vật không thể tránh khỏi trong chuồng lợn Nga ( Dostoevsky trực tiếp sử dụng từ "lợn"), và họ sẽ chỉ mang lại cho nước Nga sự diệt vong, nhưng sau sự hủy diệt, nước Nga sẽ được tái sinh. Vì vậy, kiệt tác gây tranh cãi của ông thực sự là một lời tiên tri tôn giáo chính xác đến kinh ngạc. Chỉ là Dostoevsky không nói rằng lý do cho vẻ ngoài của một người như vậy là do trí thức Nga kiên trì theo đuổi sự hoàn thiện bên trong với đạo đức cao quý, và lý do tại sao những lời rao giảng điên rồ của họ có thể trở nên phổ biến trong một thời gian là phụ thuộc vào các giá trị của chủ nghĩa tập thể trong chuồng lợn. Vì sự giải phóng toàn diện của tập thể, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể và nên hy sinh vì mục đích tối cao, bất cứ thủ đoạn nào được sử dụng đều cao cả.

Từ bối cảnh đó, không khó để thấy được tại sao người Nga lại chung tình trước giấc mơ “thiên đường cộng sản” và rất nghiêm túc với “cuộc cách mạng thế giới” “giải phóng toàn nhân loại”. Ngay cả trong thời đại Brezhnev, khi tất cả những người nắm quyền đã biến chất thành "kẻ hoài nghi", thì "nghĩa vụ của chủ nghĩa quốc tế" vẫn là một học thuyết cơ bản mà những người cầm quyền không dám tùy tiện từ bỏ, và nó không hoàn toàn vì lợi ích toàn cầu. thực sự có một thành phần ý thức hệ mạnh mẽ trong đó. Về bản chất, Phong trào Cộng sản Quốc tế là một phong trào tôn giáo quốc tế ra đời ngoài Kitô giáo. Lần đầu tiên nó phát triển mạnh mẽ ở Nga vì nó phục vụ cho mong muốn của người dân Nga về sự cứu chuộc tập thể do Đấng Messiah mang lại.

Tất nhiên, những gì lão đã nói ở trên chỉ là cái nhìn gượng gạo của cá nhân lão về văn hóa Nga và thậm chí là trí thức Nga, và nó có thể không đúng. Nhưng ngoài điều đó ra, lão thực sự không hiểu tại sao một dân tộc với lương tri trí tuệ siêu phát triển lại có thể thoái hóa thành một quốc gia tà ác mang đến tai họa lớn nhất cho nhân loại.

Theo lão, một ảnh hưởng khác của văn hóa Holy Fool là thúc đẩy làn sóng của chủ nghĩa dân túy. Các nhà trí thức Nga đã mở rộng sự tôn thờ những kẻ Thánh Ngu, điên rồ, bẩn thỉu và nghèo nàn thành sự tôn thờ của nhân dân đại chúng, đồng thời tô điểm, mỹ hóa và lãng mạn hóa sự ngu dốt, nghèo đói, tủi nhục, đau khổ và những bất hạnh khác của nhân dân lao động, đạo đức hóa và thậm chí là tôn giáo hóa , biến kết quả xấu xa của những tệ nạn xã hội này thành trí tuệ tôn giáo, đức hạnh và sức mạnh thực sự để ngưỡng mộ chúng, do đó hình thành một giá trị đặc biệt. Nikolay Nekrasov đã thể hiện một cách sinh động cảm xúc lãng mạn ngây thơ này trong bài thơ dài "Im đi, Nàng thơ của sự trả thù và nỗi buồn!” (Замолкни, Муза мести и печали!), còn dịch là “Nàng thơ đau khổ”:

……

Đường tôi đi ảm đạm chẳng vô tình

Trên đầu tôi giờ chẳng còn hửng sáng

Tia nắng hồng ấm áp giữa tâm linh.

Tia nắng thần tiên của tình yêu hi vọng

Tôi vẫn gọi trong mơ và cả trong đời

Trong lao động, đấu tranh, khi bên bờ vực thẳm

Vẫn gọi tên nhưng nay đã thôi rồi!

Cái vực thẳm mà tôi không muốn biết

Nơi mà em muốn thắp sáng đôi điều

Con tim khi đã không còn thấy ghét

Có nghĩa là cũng đã chẳng còn yêu…

Hậu quả lớn nhất của loại tâm lý tự ti văn hóa dân tộc này là dễ phát triển thành tư tưởng bài ngoại toàn dân, khiến người dân dễ rơi vào vai bi tình “một người chống thiên hạ” và đam mê với nó, làm nền tảng cho các nhà độc tài đầy tham vọng thù oán với toàn bộ thế giới văn minh. Lý do tại sao lý thuyết "đấu tranh giai cấp" của Marx lại giúp Stalin xây dựng một "thế giới phản văn minh" là vì Đảng Cộng sản Liên Xô đã thông báo cho toàn dân biết: Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, bị bọn đế quốc sài lang bao vây. Nhà nước Xô Viết là nhà nước văn minh duy nhất trên thế giới, đại diện cho công lý và ánh sáng, trong khi phần còn lại của thế giới bị thống trị bởi kẻ thù giai cấp, đại diện cho cái ác và bóng tối. Hy vọng về sự cứu rỗi của cả nhân loại hoàn toàn thuộc về lịch sử trên đôi vai của người dân Xô Viết. Rời khỏi nền tảng văn hóa lạc hậu và mặc cảm dân tộc mạnh mẽ của nước Nga, rất khó có thể thiết tưởng việc trở thành kẻ thù của cả nhân loại sẽ khơi dậy niềm tự hào vô song của người dân Liên Xô.

Tất nhiên, sẽ là quá phiến diện và thiếu thận trọng khi gán cái xấu xa của nước Nga cho chủ nghĩa tập thể được hình thành bởi xã hội thuần nông nguyên thủy, lương tâm phát triển quá mức của văn học Nga đến từ văn hóa của những Thánh Ngu, và sự mặc cảm của một dân tộc hiếu chiến. Có lẽ tốt nhất để nói rằng nền văn hóa Nga thiếu truyền thống chống lại chế độ độc tài toàn trị, nhưng nó có một nền tảng "xã hội chủ nghĩa" sâu sắc, có tiềm năng đối địch với nền văn minh nhân loại, và thiếu trí tuệ tự hoàn thiện, vì vậy nó chỉ có thể xây dựng "một xã hội bất biến", một xã hội không thể thay đổi được. Nhưng nếu không phải do tình cờ, người Nga chưa chắc đã rơi vào  tình trạng xấu xa nhất thế giới mà mọi người đều biết.

Nguồn Peter Pho


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét