ĐINH KIM PHÚC
Sự
xung đột trong tuyên bố về chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông của Trung Quốc, nơi
có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt dồi dào và là con đường hang hải huyết mạch với
các nước trong khu vực đang làm gia tăng nguy cơ có thể dẫn tới chiến tranh tại
vùng biển Đông Nam Á.
Ngày
2/3/2011, tàu tuần tra Trung Quốc hoạt động trong nhóm đảo Kalayaan của
Philippines tiếp cận một tàu khảo sát địa chấn của Philippines trong vùng biển
ngoài khơi bãi Cỏ Rong và ra lệnh cho con tàu này rời khỏi khu vực.
Theo
thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), ngày 26/5/2011 các tàu
hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam ,
gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động bình thường của
PVN. Tàu hải giám Trung Quốc đã đe dọa tàu Bình Minh 02, cắt cáp thăm dò địa
chấn tại lô 148 Thềm lục địa Việt Nam , cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên)
120 km hải lý. Hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh đã được diễn ra một cách
bình thường từ năm 2010 không có tranh chấp.
Cáp tàu Bình Minh 02 bị tàu
hải giám Trung Quốc phá hoại.
Ngày
28/5, hai ngày sau khi Việt Nam cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây
hấn với tàu thăm dò Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông
cáo nói đây là “hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền”
của nước này.
Sau
đó, tại cuộc họp báo hôm thứ Ba 31/5, người phát ngôn Khương Du nhắc
lại lập trường của Trung Quốc: “Tàu hải giám của Trung Quốc chỉ làm
việc thực thi pháp luật trước sự hoạt động bất hợp pháp của tàu
Việt Nam. Đây là hành động hoàn toàn chính đáng (của Trung Quốc)”.
“Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay các hoạt động của họ và
không gây thêm rắc rối”.
Tiếp đó,
ngày 9/6/2011, tàu khảo sát địa chấn Viking 2 mà Việt Nam thuê của
Pháp đã bị tàu cá của Trung Quốc phá dây cáp vào buổi sáng.
Thông
tin từ PVN cho biết, tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 6226 đã chạy
với tốc độ cao ngang qua và phá hoại dây cáp thăm dò của Viking 2
“bằng thiết bị chuyên dụng”, gây rối cáp khiến tàu này phải ngừng hoạt
động.
Đây là
một việc làm “hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng” và được
tiếp sức bởi nhà cầm quyền Trung Quốc. Ngay sau khi Người phát ngôn Việt Nam
tổ chức họp báo thì Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
đã cáo buộc Việt Nam đã “vi phạm chủ quyền của Trung Quốc” trong vụ
xảy ra sáng ngày 9/6/2011.
Tân
Hoa Xã dẫn lời Người phát ngôn Trung Quốc nói: “Tàu cá Trung Quốc,
trong khi hoạt động tại vùng biển trên, đã bị tàu có vũ trang của
Việt Nam xua đuổi”. “Trong khi đuổi bắt lộn xộn, lưới của một trong
các tàu cá Trung Quốc bị vướng vào dây cáp của một tàu thăm dò dầu
khí Việt Nam, vốn đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển này”.
Nhưng
sự thật là vị trí xảy ra sự việc là ở lô 136.03, hoàn toàn nằm trong
vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam.
Nhưng
những diễn biến tiếp theo các học giả Trung Quốc lại đặt “16 chữ vàng” bên lề
tình hữu nghị.
Giáo sư Lý Kim Minh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ
Môn trong bài viết “Nguồn gốc và sự tranh cãi đang diễn ra về vấn
đề Biển Đông” đăng trên “Beijing Review”(1/8/2011) đã nhận xét: ‘Pháp
đã không kiểm soát quần đảo Nam Sa sau chiến tranh thế giới thứ II. Hơn nữa,
không có tài liệu chứng minh việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam . Ngoài ra,
Việt Nam thừa nhận quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc
trong quá khứ. Vì vậy, dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế,
chính phủ Việt Nam
hiện nay nên tuân theo ghi nhận trước đó”.(1)
Vu Hướng Đông,
Giáo sư Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam, Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học
Trịnh Châu, lại càng hồ đồ: “Trong quá trình phát triển quan hệ Trung –
Việt, tranh chấp Nam Hải bắt đầu từ những năm 70 thế kỷ trước đã trở thành nhân
tố tiêu cực lớn. Trong bối cảnh biến động ghê gớm về địa chính trị trên thế
giới và khu vực, phương thức của
Việt Nam thông qua dư luận để tuyên truyền và chiếm đóng về mặt quân sự, không
ngừng khuấy lên tranh chấp với Trung Quốc ở Nam Hải đã trở thành một trong
những nhân tố làm cho quan hệ Trung-Việt hiện nay xấu đi, cũng khiến cho
quan hệ hai nước trong thể kỷ 21 đứng trước thử thách nghiêm trọng.
Mọi người
đều biết, năm 1958 trong một bức thư ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai đã
công nhận chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) là thuộc
về Trung Quốc, năm 1974 lại công khai ủng hộ cuộc chiến phản kích tự vệ của
Trung Quốc ở quần đảo Tây Sa. Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước,
Việt Nam đã hoàn toàn thay
đổi lập trường trong vấn đề Nam
Hải. Mùa Xuân năm đó hải quân Việt Nam đã căn cứ theo chỉ thị của Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam bí mật xuất quân, chiếm lĩnh trái phép các đảo thuộc
quần đảo Nam Sa như đảo Nam Tử (Việt Nam gọi là Song Tử Tây), đảo Cát (hay còn
gọi là bãi cát Đôn Khiêm), (Việt Nam gọi là đảo Sơn Ca), đảo Hồng Hưu (Việt Nam
gọi là đảo Nam Yết), đảo Cảnh Hồng (Việt Nam gọi là đảo Sinh Tồn). Nửa cuối
những năm 70 đầu những năm 80 Việt
Nam lần lượt công bố 4 sách trắng và một số bài nghiên cứu, tuyên bố các quần
đảo Tây Sa và Nam Sa là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đánh lừa cộng đồng quốc tế. Trước việc
làm nói trên, Trung Quốc đã kiên quyết đáp trả và tỏ rõ lập trường nghiêm chỉnh
của mình. Sau đó Việt Nam lại tiếp tục gặm nhấm thêm một bước các đảo của Trung
Quốc, tăng cường xâm chiếm trái phép, không ngừng nâng cao quy cách hoạch định
khu vực quản lý hành chính đối với cái gọi là “quần đảo Hoàng Sa” và “quần đảo
Trường Sa”, đồng thời mở rộng mức độ hợp tác với các công ty nước ngoài, tiến
hành thăm dò khai thác dầu khí, ngang nhiên cướp đoạt tài nguyên biển của Trung
Quốc” (2).
Ngoài ra còn có Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu
viên thuộc Trung tâm nghiên cứu Sử Địa biên giới, Viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc, Vương Hàn Lĩnh, Tiến sĩ, Phó Viện trưởng Viện Luật pháp quốc tế, Viện
Khoa học Xã hội Trung Quốc, Giáo sư Tô Hạo, Đại học Ngoại giao Trung Quốc…quan
điểm không có gì khác với lập trường của chính phủ Trung Quốc hiện nay.
Lịch sử tranh
chấp 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa đối với Việt Nam của Trung Quốc có đúng như thế
không?
Bài viết này
nhằm phản bác lại quan điểm sai trái và hàm hồ của các học giả Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Hồng Lê Thọ đã nhấn mạnh: “Nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay đang cố
gắng dùng lời lẽ ngọt ngào trong đàm phán ngoại giao, với những thông điệp rất
êm tai như “hòa bình”, “hữu nghị”, “láng giềng thân thiện”… hay gần đây nhất là
“sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương
quan” của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi đề cập đến quan hệ Trung-Việt nhưng bên trong
và hành động trên thực tế hoàn toàn trái ngược, áp đặt “một chiều” để lấn
át và răn đe thô bạo kiểu Trung Quốc. Nhìn hạm đội của Trung Quốc trong
tư thế vũ trang sẵn sàng chiến đấu, thao dượt rầm rộ trên biển Đông và liên tục
bắt bớ tàu đánh cá, đánh đập ngư dân Việt Nam trong vùng biển Hoàng Sa, xem
biển Đông và Nam Trung Hoa như ao nhà, người ta không thể không cảnh giác trước
uy hiếp về quân sự của Trung Quốc. Tư tưởng biên giới lãnh thổ mở rộng và luôn
biến động theo tầm địa lý của lợi ích quốc gia trong một số nhà lãnh đạo quân
sự Trung Quốc càng kích động những người quá khích chạy theo chủ nghĩa dân tộc
ích kỷ và bành trướng, đưa nguy cơ xung đột ngày càng có điều kiện bùng nổ bất
cứ lúc nào.Không thể xây dựng niềm tin trên sự giả dối và càng không thể thương thảo khi đối tác lăm lăm gươm giáo, đằng đằng sát khí, với mùi khét của khói súng lãng vãng bên cạnh. Lời nói phải đi đôi với việc làm với thái độ tự trọng và biết kiềm chế, tương kính lẫn nhau là điều kiện tiên quyết để tìm lối thoát hợp lý và công bằng vì một nền hòa bình và ổn định dài lâu để cùng phát triển phải chăng là một đòi hỏi quá đáng hay ngược lại đang nằm trong tầm tay của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nếu họ chấp nhận từ bỏ tư tưởng Đại Hán?”(3), Tác giả Hồng Lê Thọ kêu gọi: “Với tình hình quốc tế hiện nay, việc “đa phương hóa” hay”quốc tế hóa” vấn đề biển Đông đã có được những tiền đề vô cùng thuận lợi, không nhất thiết phải lo lắng thái quá trước động thái phá hoại hay ngăn cản từ một phía nào đó, mà theo chúng tôi chẳng qua là họ bắt buộc phải lên tiếng hung hăng như bao lần, vẫn cứng cổ rằng “không thể tranh cãi” trong yêu sách ngoan cố về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông ngang ngược và trái khoáy với “chiếc lưỡi bò” lãnh hải vô căn cứ “do lịch sử để lại”. Trước khi chấp nhận một giải pháp đa phương, nhà đương cuộc của Trung Quốc có thể có hành động làm càn, ra tay trước để thị uy. Vì vậy việc cảnh giác trước mọi động thái hiếu chiến và khả năng sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Trường Sa, Việt Nam cần phải có phương án để đối phó một cách hữu hiệu và nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền hải đảo trong nhân dân hơn bao giờ hết”.(4)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét