Hôm
qua một số chú lớn tuổi đăng lại bài viết về thảm sát Thiên An Môn. Tôi đọc và
thấy quý họ vì đã dịch và đăng lại, cho chúng tôi được biết. Nhưng tôi hơi buồn cười, vì thấy bên dưới bài của các chú,
có người comment “Chuyện cũ rồi, đưa lại làm gì, tụi mày là phản động à?” – chú
tác giả đã đi gom đám ảnh ấy không đáp lại bạn.
Câu
comment ấy khiến tôi nhớ đến một quyển sách, là “Người đọc” của Bernhard
Schlink, người Đức. Quyển sách này kể về một mối tình của cậu bé Michael 15
tuổi với một cô gái làm soát vé trên đường sắt, khi cô này đã 36 tuổi. Cô tên
là Hana Schmitz. Michael đã yêu Hana nhiều đến mức bán đi tất cả bộ sưu tập tem
của mình, để có tiền dắt cô đi dã ngoại trong ngày cuối tuần. Michael cũng trốn
học, bỏ giờ chơi với bạn để đến bên cô. Khi ở bên nhau, họ làm tình và Michael
đọc sách cho Hana nghe.
Một
ngày họ Hana biến mất. Mối tình của họ ko còn một cung lời nào.
6
năm sau, khi Michael vào đại học, trở thành sinh viên Luật. Giới sinh viên xôn
xao vì một vụ án xử Phát xít Đức: một nhóm phụ nữ bị cho là phát xít đã nhốt
300 người Do Thái trong một nhà thờ, và để mặc họ bị thiêu cháy đến chết, chỉ
còn vài người sống sót. Vì là sinh viên Luật, Michael đi dự phiên tòa. Kinh
hoàng thay, người anh nhìn thấy bên dưới là Hana – cô gái mà anh yêu – giờ đang
được hỏi cung liệu chính bà có phải là người đã ra lệnh khóa cửa nhốt 300 người
trong cái nhà thờ cháy đó.
Lần
đầu tiên đọc truyện này, tôi không chú ý nhiều đến phiên tòa, mà chú ý nhiều
đến cảm xúc của Michael và Hana. Nhưng trong một lần gặp viện trưởng viện
Goethe , ông cũng tổ chức một buổi đọc cuốn này, và ông giải thích, hành vi của
Michael là biểu hiện của giới trẻ Đức, cảm thấy đau đớn và xấu hổ đến không
chịu nổi tội ác của cha ông mình, nhưng cũng yêu thương không khoan nhượng, khi
nhận ra mình đã sai một kẽ hở nào đó trong vụ xử án. Giới trẻ ấy đã ngồi nhìn
những phiên tòa xử Phát xít để mà chia rẽ, cãi cọ, căm giận, yêu thương .Mà
trong quyển sách, Hana là người đã nhận hết tội, nhận mình là người viết bản
báo cáo đã giết 300 người kia. Vừa lúc ấy Michael nhận ra, Hana không biết chữ.
Chính vì không biết chữ, cô mới bắt anh đọc sách cho nghe. Chính vì ko biết
chữ, cô ko thể nào là kẻ lãnh đạo cái trò giết người ấy. Cô nhận tội, vì ko
chịu cho thế giới biết mình là một người mù chữ.
Cách
tiếp cận tội ác của Bernhard Schlink khiến tôi ngạt thở. Tội ác có thể là bất
cứ ai, là bất cứ con người nào, trong cái nước Đức đầy tủi hổ và dã man của
ông. Nhưng liệu có đúng ko, khi nhân danh cái thiện, nhân danh định kiến, nhân
danh một giới trẻ vô tội và trong sạch, người ta có quyền như những sinh viên
trẻ, phỉ nhổ vào các tội nhân bên dưới, và ko thèm nhìn xem liệu họ có tội thật
hay không – trong bóng tối mờ nhòe đó của chiến tranh.
Tình
yêu của Michael cũng vậy, nó nhẫn tâm vì nó nghĩ người yêu là kẻ giết người, nó
im lặng cho phiên tòa phán xét, và nó dành cả cuộc đời sau đó để tưởng niệm cho
chính những đớn đau và hằn học vô cớ đã gây ra, cho một con người – dù là biểu
tượng của cả chế độ phát xít kinh tởm – nhưng cũng là một con người – nghĩa là
có quyền được vô tội như bất cứ ai khác. Chính bởi vì tình yêu trung thành và
yếu hèn đó, Michael không được quyền sống cạnh Hana – bà đã từ chối điều đó –
dù yêu anh hơn bất kì ai khác trong đời.
Tại
sao tôi lại kể về quyển sách này trước một comment kiểu: “Chuyện cũ rồi, đưa
lại làm gì, tụi mày là phản động à?”
Con
người quá dễ dãi trước một quá khứ, dù sai, dù đúng, đều sẽ dễ dàng lặp lại các
tội ác do kẻ đã từng đi qua mình thực hiện. Tại sao người Đức không đi bịt
miệng thế giới nói về tội ác Phát xít? Tại sao năm nào phim Mỹ cũng làm về
chiến tranh phát xít? Tại sao chính người Đức vẫn viết sách về phát xít? –
Trong những bộ phim, hình ảnh ấy, bên ngoài những kẻ nấu thịt ăn người, là
những con người khác, dũng cảm sống như Anna Frank, dũng cảm cứu đồng loại như
Schindler, dũng cảm chết vì một người không quen biết với mình hoặc dũng cảm
nghe nốt bản nhạc của Edith Pyaff trước giờ xe tăng Đức vào trận.
Những
tác phẩm ấy sống hoài, bởi vì nó ko đi kể lể về những kẻ giết người, nó viết về
những con người sống hoài, bất chấp những viên đạn và nòng súng ấy. Có lẽ người
Đức không dễ dãi với lịch sử, không dễ dãi với cha ông của mình, cũng không dễ
dãi với niềm tủi hổ của họ, khi họ viết và nói về điều đó ở khắp nơi trên thế
giới. Tội ác là một bài học mà BẤT CỨ ĐỨA CON CHÁU NÀO CỦA TỘI ĐỒ, cũng cần
phải học, để chúng không trở thành một thứ mầm ác mới.
Với
những kẻ nào coi Thiên An Môn là “chuyện cũ rồi” hay “chuyện của nhà người ta,
không lo mình đi”, hay nói “đó là hành vi của bọn phản cách mạng”, thì các
người – có lẽ cần phải đợi đến ngày một ai đó dùng xe tăng cán qua cổ các
người, thì các người mới hiểu được, tội ác có nghĩa là gì.
Với
những kẻ suy nghĩ kiểu ấy, các người sẽ không thể hiểu vì sao Bernhard Schlink,
một nhà văn viết quyển sách tận năm 1995, lại phải ngồi đó, giày vò các suy
nghĩ của mình, trong một mối tình cựu phát xít – người thường. Các người sẽ
không thể hiểu, đằng sau tội ác là những gì, và làm cách nào để một đứa trẻ như
Michael có thể chịu đựng được tội ác do chính thế hệ trước của anh ta gây nên.
Tội
ác có thể bất cứ ai, là bất cứ ý tưởng điên khùng vĩ cuồng nào, nó là sự thản
nhiên và vô nhân tính trước cái đau đớn của đồng loại trong cơn nồi da nấu
thịt.
Những
kẻ vô cảm, sẽ là những tên nhanh nhất chộp lấy súng, và nã đạn vào đầu người
khác, khi có dịp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét