THƯ GỬI TỔNG THỐNG HOA KỲ
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20.5.2016
Kính gửi: Ngài Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ Barack Obama
Thưa Ngài,
Chúng tôi rất vinh dự và có trách nhiệm gửi thư trực tiếp
đến Ngài Tổng thống qua Tổng Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh để
bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của chúng tôi, một nhóm trí thức, nhân sĩ Sài Gòn
nhân chuyến thăm của Ngài đến Việt Nam và sẽ thăm thành phố Hồ Chí Minh.
Với lòng kính trọng và tin tưởng, chúng tôi muốn trình bày
với Ngài Tổng thống mấy vấn đề sau đây:
1. Chúng tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng có ý nghĩa sống còn
của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ mật thiết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hiện
đang là đối tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế,
thương mại và đầu tư với những bước tiến vượt bực trong những năm qua từ khi có
Hiệp ước Thương Mại Việt Mỹ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Những thành tựu đó là điểm tựa cho những hoạt động khác, đưa
sự phát triển của Việt Nam bước vào một giai đoạn mới để giảm bớt sự lệ thuộc
quá nguy hiểm bởi sự thao túng và áp lực của Trung Quốc. Bằng những hành động
cụ thể của đối tác đáng tin cậy để trở thành đối tác chiến lược giữa Việt Nam
và Mỹ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tình hình đất nước chúng tôi hiện
nay trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang có nhiều biến động. Gay gắt nhất là
hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm thực hiện “giấc mơ Trung
Hoa” của Tập Cận Bình, một Frankenstein thế kỷ XXI như cảnh báo của Tổng thống
Nixon trước khi qua đời “Chúng ta có thể đã tạo ra con quái vật Frankenstein”.
2. Chẳng phải hôm nay, mà trước đây hơn nửa thế kỷ, Việt Nam
đã biểu tỏ mong muốn có mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Trước và sau ngày
đọc Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi 14 lá thư cho lãnh
đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ “hợp tác
toàn diện với Hoa Kỳ”. Ngay sau Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, trong diễn
văn tiếp theo Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Mỹ là nước dân chủ, không có tham
vọng về đất đai mà lại có công nhất trong việc đánh bại kẻ thù của ta […] nên
ta coi Mỹ như một người bạn tốt”. Cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và cả hai nước
chúng ta đã phải gánh chịu những đau thương mất mát quá lớn không đáng có.
Một Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với mục tiêu Độc lập, Tự do,
Hạnh phúc như đã từng Tuyên bố trước thế giới ngày 2.9.1945, trải qua bao thăng
trầm biến động, nay đang cố gắng hội nhập và đóng góp có trách nhiệm cho cộng
đồng khu vực và quốc tế là phù hợp với lợi ích của hoà bình, an ninh, hợp tác
và phát triển ở Châu Á – Thái Bình Dương và các nước khác trên thế giới. Một
Việt Nam giàu mạnh, phát triển bền vững, có đủ tiềm lực kinh tế và quốc phòng
là phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ. Cùng chung lợi ích, đó là nhân tố quyết định
cho việc thắt chặt mối quan hệ đối tác toàn diện sớm trở thành đối tác chiến
lược Việt Nam – Hoa Kỳ đang là đòi hỏi nóng bỏng nhất hiện nay, cũng là khát
vọng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam chúng tôi hôm nay.
Là một khát vọng mãnh liệt, vì chúng tôi đang đối diện với
những áp lực nặng nề của Trung Quốc, mà Trung Quốc thì hiểu rất rõ rằng Mỹ là
cường quốc duy nhất có khả năng ngăn chặn và đập nát âm mưu độc chiếm biển
Đông của họ. Họ biết rằng, nếu có một Hiệp định An ninh Việt Mỹ, thì đó sẽ
là lưỡi gươm sắc bén đủ để chặt đứt cái lưỡi bò tham vọng ngông cuồng
và lố bịch mà họ đang theo đuổi.
Vì thế, nếu Mỹ tuyên bố dỡ bõ lệnh cấm vận vũ khí
sát thương cho Việt Nam và cam kết hỗ trợ Việt Nam trong cố gắng bảo
vệ chủ quyền chính đáng và hợp pháp của mình thì đó là một hành động
có ý nghĩa nhất đối với đất nước chúng tôi hiện nay. Chính vì thế, chúng tôi
chân thành cám ơn Thượng nghị sĩ John McCain với thông cáo ngày 18.5.2016 khẳng
định “Chúng ta tăng cường khả năng của Việt Nam đóng góp vào hoạt động hàng hải
bằng việc gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí với chính phủ Việt Nam”.
Cùng với điều đó, việc hoàn tất tiến trình Việt Nam tham gia
TPP sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện
thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước, giữa Hoa Kỳ và ASEAN bởi lẽ
hàng hoá Hoa Kỳ sẽ vào thị trường Việt Nam của hơn 90 triệu dân, được kết nối
với thị trường ASEAN hơn 600 triệu dân. Việc Hoa Kỳ sớm công nhận nền kinh tế
thị trường của Việt Nam là bước đi cần thiết cho cả hai bên theo hướng đó. Cũng
vì thế, chúng tôi cám ơn Ngoại trưởng John Kerry khi ông nhìn nhận “Không ai có
thể tưởng tượng nổi Hoa Kỳ và Việt Nam bắt tay cùng mười quốc gia khác để đạt
được một cơ hội giao thương vô giá”.
Theo chúng tôi, nếu thực hiện thành công những vấn đề nói
trên, những điều đang được thế giới quan tâm theo dõi, Ngài sẽ đi vào lịch sử
với những quyết định có tầm cỡ lịch sử bằng Hiệp Định TPP, bình thường hóa quan
hệ với Cuba sau hơn 60 năm đối đầu căng thẳng, thỏa thuận hạt nhân với Iran, và
nay là bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí, mở rộng cửa cho Việt Nam vào TPP, một quốc
gia cựu thù mà hội chứng Việt Nam vẫn chưa phai trong lòng nước Mỹ. Chúng tôi
hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt và bản lĩnh của Ngài như chúng tôi đã
chứng kiến.
3. Để làm được những điều ấy, chúng tôi hiểu rõ Ngài phải
đối diện với những thách thức khá gay gắt, mà đáng buồn nhất trước hết – vì lí
do nào đó – lại là với thái độ không minh bạch và sòng phẳng của một bộ phận
những người trong bộ máy quyền lực của Việt Nam về mối quan hệ Việt-Mỹ đang
chịu áp lực nặng nề và sự chi phối thường xuyên và xảo quyệt của Bắc Kinh.
Thế lực này bị ràng buộc về mặt lợi ích và cái ghế quyền lực
được khoác cái mặt nạ cùng chung ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa với cộng sản Trung
Quốc. Những vi phạm về nhân quyền đặc biệt được thể hiện rõ trong việc đàn áp
đánh đập dã man những người tuần hành ôn hòa trong tay không có một tấc sắt, kể
cả phụ nữ và trẻ em nhằm thực hiện quyền biểu tình vốn đã được ghi trong Hiến
Pháp, nhằm lên tiếng trước thảm họa môi trường, cá biển chết suốt dọc bờ biển
Miền Trung. Nhiều nghi vấn đặt ra, tại sao người ta lại đàn áp người dân như
vậy trước chuyến thăm của Tổng thống Hoa kỳ vốn được nhân dân Việt Nam mong
đợi?
Người ta biết quá rõ, vấn đề dỡ bõ lệnh cấm vận vũ
khí sát thương cũng như vấn đề Việt Nam gia nhập TPP gắn liền với đòi hỏi về
cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Phải chăng, một thế lực nào đó được sự hỗ trợ
của Bắc Kinh muốn ngăn cản tiến trình ấy sẽ được đẩy mạnh với chuyến đi của
Ngài Tổng thống? Ngăn cản tiến trình đó đồng nghĩa với việc thực thi chiến lược
và sách lược của Trung Quốc trói chặt Việt Nam trong quỹ đạo áp đặt của Bắc
Kinh, biến Việt Nam thành chư hầu ngoan ngoãn của Trung Quốc như những triều
đại phong kiến Trung Hoa hàng ngàn năm trước đây đã làm. Bắc Kinh rất lo ngại
quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam được đẩy mạnh sẽ gây một phản ứng dây chuyền
với chế độ toàn trị phản dân chủ đang kìm kẹp nhân dân Trung Quốc.
Tập Cận Bình đang hung hăng thực thi luật rừng, coi trọng
quyền lực cứng mà coi nhẹ quyền lực mềm, tập trung quyền lực cá nhân, phục hồi
“sùng bái cá nhân”, và công khai thách thức Mỹ. Tập đang thực hành chính sách
“bên miếng hố chiến tranh” nhằm đưa mâu thuẫn ra bên ngoài, không chỉ uy hiếp
đe dọa và cướp biển, cướp đảo của Việt Nam, mà còn làm cho quan hệ Trung-Nhật
căng thẳng, thách thức Mỹ trong việc thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. Chính
vì thế, Trung Quốc hết sức lo ngại khi Việt Nam sẽ ngả hẳn về phía Mỹ.
Một mặt khác, thực tế tình hình cho thấy, nếu thỏa hiệp và
nhượng bộ những toan tính của Trung Quốc ở Việt Nam để mong giữ được ổn định,
nhằm dồn sức cho những mục tiêu chiến lược dài hạn khác của Mỹ, thì sẽ phải trả
giá đắt. Tình hình Việt Nam sau chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến
Mỹ và cuộc diện kiến của Tổng bí thư với Ngài Tổng thống tại Phòng Bầu dục và
tiếp đó là Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không tốt lên như một số
người lầm tưởng, mà ngược lại. Chúng tôi phải đau đớn và thẳng thắn nói lên
điều đó.
Không cần phải có cuộc điều tra nghiên cứu công phu, chỉ
bằng sự chứng kiến và miêu tả lại của các phóng viên và khách du lịch nước
ngoài đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mấy tháng qua cho thấy tình hình đã
xấu đi nhiều, niềm tin của người dân ngày càng giảm sút, thiên tai và nhân họa
đang đẩy xã hội Việt Nam vào những biến động mới rất đáng lo ngại. Chúng tôi
biết rõ điều này khiến Bắc Kinh rất hài lòng, vì Việt Nam càng yếu, càng mất ổn
định thì sự lệ thuộc về kinh tế, về chính trị vào Trung Quốc càng thắt chặt
hơn, những toan tính thâm độc của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán muôn thuở càng
có điều kiện thực hiện hơn. Dân tộc Việt Nam chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết tham
vọng này của Bắc Kinh.
Là những trí thức có sự hiểu biết về tình hình trong nước và
quốc tế, sống trong nỗi đau của người dân trước thảm họa của môi trường đang uy
hiếp nghiêm trọng đời sống, công ăn, việc làm của mọi tầng lớp nhân dân, nhất
là mấy chục triệu dân nghèo đang khốn đốn cần phải được cứu trợ khẩn cấp cũng
như cần những giải pháp lâu dài để cải thiện đời sống cho hơn 90 triệu dân,
chúng tôi hiểu rõ cần phải có một chuyển biến mang tính đột phá. Chuyến đi của
Ngài Tổng thống đến Việt Nam là một cơ hội vàng để những nhà cầm quyền có trách
nhiệm thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân tìm thấy những chuyển biến
mang tính đột phá ấy để đưa đất nước vượt qua những thách thức hiểm nghèo mà
bứt lên. Chúng tôi đặt nhiều hy vọng vào Ngài Tổng thống.
Về phần chúng tôi, những trí thức từng đọc và tìm hiểu về
những hoạt động của Ngài Tổng thống, chúng tôi hiểu rằng hai nhiệm kỳ Tổng
Thống của Ngài diễn ra trong một bối cảnh thế giới nhiều biến động và quá nhiều
những thách đố. Ngài đã vượt qua những thách đố đó một cách ngoạn mục nhờ vào
bản lĩnh, trí tuệ và phẩm chất mạnh mẽ của một người hành động vì mục tiêu cao
cả. Chính vì thế, chúng tôi kỳ vọng về chuyến đi của Ngài đến Việt Nam lần này.
Khẩu hiệu tranh cử của Ngài “Change – Yes, we can” cũng đã
trở thành phương châm hành động chúng tôi trong cuộc đấu tranh cho tự do và dân
chủ mà chúng tôi đang dấn bước. Chúng tôi cám ơn Ngài Tổng thống đã tiếp thêm
nghị lực cho chúng tôi và mong mỏi Ngài sẽ thổi một nguồn sinh khí mới vào đất
nước chúng tôi từ cuộc viếng thăm của Ngài.
Chào mừng Ngài Tổng thống đến Việt Nam và kính chúc sức
khỏe.
Danh sách những người ký tên:
1. Hồ An, nhà văn, nhà báo
2. Bùi Tiến An, cựu tù Côn Đảo
3. Vũ Thị Phương Anh, giảng viên về hưu
4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TPHCM
5. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo
6. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao động
7. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu
8. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh niên, hiện là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM
9. Hoàng Dũng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Đại học
10. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn TPHCM
11. Nguyễn Văn Hạnh, Giáo sư, nguyên Phó trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục
12. Mai Hiền, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh
13. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do
14. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ
15. Hà Thúc Huy, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Đại học
16. Hoàng Hưng, nhà thơ
17. Tuấn Khanh, nhạc sĩ
18. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long
19. Nguyễn Sỹ Kiệt, Tiến sĩ, nguyên cán bộ Tổng Công ty Dầu khí
20. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam
21. Nguyễn Văn Ly, nguyên thư ký của ông Mai Chí Thọ Chủ tịch UBNDTPHCM
22. Huỳnh Công Minh, linh mục
23. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng
24. Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo
25. Nguyễn Minh Nguyệt, nguyên giảng viên Khoa Sinh vật, Đại học Tổng hợp Hà Nội
26. Phan Đắc Lữ, nhà thơ
27. Ý Nhi, nhà thơ nữ
28. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo
29. Phan Thị Hoàng Oanh, Tiến sĩ, giảng viên Đại học
30. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ
31. Trần Minh Quốc, nhà giáo nghỉ hưu
32. Tô Lê Sơn, kỹ sư
33. Thiều Thị Tạo, cựu tù Côn Đảo
34. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo
35. Trần Công Thạch, nhà giáo về hưu
36. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo
37. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo
38. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
39. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM
40. Hà Quang Vinh, Cao học Luật, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, TPHCM
2. Bùi Tiến An, cựu tù Côn Đảo
3. Vũ Thị Phương Anh, giảng viên về hưu
4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TPHCM
5. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo
6. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao động
7. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu
8. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh niên, hiện là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM
9. Hoàng Dũng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Đại học
10. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn TPHCM
11. Nguyễn Văn Hạnh, Giáo sư, nguyên Phó trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục
12. Mai Hiền, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh
13. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do
14. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ
15. Hà Thúc Huy, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Đại học
16. Hoàng Hưng, nhà thơ
17. Tuấn Khanh, nhạc sĩ
18. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long
19. Nguyễn Sỹ Kiệt, Tiến sĩ, nguyên cán bộ Tổng Công ty Dầu khí
20. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam
21. Nguyễn Văn Ly, nguyên thư ký của ông Mai Chí Thọ Chủ tịch UBNDTPHCM
22. Huỳnh Công Minh, linh mục
23. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng
24. Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo
25. Nguyễn Minh Nguyệt, nguyên giảng viên Khoa Sinh vật, Đại học Tổng hợp Hà Nội
26. Phan Đắc Lữ, nhà thơ
27. Ý Nhi, nhà thơ nữ
28. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo
29. Phan Thị Hoàng Oanh, Tiến sĩ, giảng viên Đại học
30. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ
31. Trần Minh Quốc, nhà giáo nghỉ hưu
32. Tô Lê Sơn, kỹ sư
33. Thiều Thị Tạo, cựu tù Côn Đảo
34. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo
35. Trần Công Thạch, nhà giáo về hưu
36. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo
37. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo
38. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
39. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM
40. Hà Quang Vinh, Cao học Luật, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, TPHCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét