"60 phút mở" dù được dẫn dắt bởi nhà
báo giàu kinh nghiệm, nhưng đứng trước một MC Phan Anh hoạt ngôn, hiểu biết, ê
kíp của nhà báo Tạ Bích Loan được đánh giá là đã thất bại thảm hại. Lý do đã
được nhà văn Nguyễn Quang Vinh mổ xẻ khá thuyết phục.
Bài học đau đớn cho Tạ Bích Loan
Đánh giá về chương trình "60 phút
mở" được phát sóng tối ngày 27/5, nhà văn Nguyễn Quang
Vinh, đồng thời là một blogger nổi tiếng trên mạng xã hội nhìn nhận:
Đáng ra đây là chương trình rất hay, vì nó thời sự, nóng bỏng, nó chạm đến sự
quan tâm của hàng chục triệu con người, nếu nó được xây dựng (dù định hình chủ
động) bằng sự chân thành, bằng ý thức với xã hội rằng, xã hội cần lên tiếng với
cái xấu trên tinh thần thiện chí và xây dựng. Xã hội chỉ có thể tiến bộ bằng sự
cởi mở, minh bạch thông tin, bằng tiếng nói trách nhiệm của từng cá nhân.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh
(ảnh NVCC)
Đáng tiếc, như đã nói, chương trình đã mặc định rằng, anh (tức
người dùng Facebook) phải thế này mới đúng, phải thế này là sai, một thứ mặc
định hoang đường và ấu trĩ. Hay như yêu cầu người dùng Facebook khi chia sẻ
điều gì cần kiểm chứng.
Nghe rất hay, một lời khuyên có vẻ rất có trách nhiệm nhưng nếu
tôi chia sẻ thông tin từ báo chí chính thống mà cũng bảo tôi phải kiểm chứng
thì còn cần đến báo chí làm gì. Thứ nữa, chương trình đưa ra clip cá chết được
cho là dàn dựng nhưng chưa có một quyết định, một văn vản nào khẳng định clip
ấy dàn dựng.
Mới chỉ là một số ý kiến phản ứng từ địa phương hay cá nhân vài
nhà khoa học... thì làm sao anh dám cột chặt động cơ của MC Phan Anh là lan truyền thông tin xấu?
Tóm lại, dù tiêu chí một chương trình có tốt đẹp bao nhiêu, nhưng
người thực hiện nó luôn cố thủ theo cái cách áp đặt người xem, áp đặt quan
điểm, nói "mở" nhưng là "mở" một phía, thiếu công bằng và
minh bạch, thiếu thiện chí, chuyển tải lấy được mục đích truyền thông thì thất
bại là không có gì lạ.
Điều đáng ngạc nhiên là sự thất bại lại rơi vào một ê-kíp dày dạn
kinh nghiệm. Hóa ra, lòng thiện còn có sức mạnh hơn nhiều kỹ thuật tạo dựng
chương trình. Mọi nghề đều phải lấy lòng thiện làm căn cốt, ở đây nghề báo,
điều đó còn phải được tôn thờ.
Sở dĩ chương trình gây ra những phản ứng ngược với dụng ý của
chương trình, theo nhà văn Nguyễn Quang Vinh là ở cách lựa chọn vấn đề: "Đó là sự thất bại về thông điệp chương trình, về
mục đích, về kịch bản; thất bại về thái độ giao lưu, sự lựa chọn khách mời...
nhưng đau đớn nhất là thất bại trước khán giả... Khán giả đã thông minh hơn,
minh bạch hơn, tỉnh táo hơn và không dễ bị định hướng hay dẫn dắt.
Khán giả đã trở thành người
thầy dạy cho những người làm chương trình rất đơn giản và rất đáng giá: Hỡi
những nhà báo, hãy chân thành với cuộc sống, hãy trung thực với nhịp thở của
cuộc sống, đừng vo viên, đừng thổi phòng, đừng lèo lá và đừng coi thường độc
giả của mình. Bài học đau đớn này không phải dành cho ê-kíp Tạ Bích Loan, dành
cho tất cả các nhà báo".
Phẫn nộ
vì áp đặt MC Phan Anh
Nhà văn phân tích: Việc đưa tình huống và nhân vật liên quan đến
cá chết do nước biển nhiễm độc vào chương trình là một sự lựa chọn dại dột. Bởi
vì sau hơn 1 tháng, vẫn chưa có câu trả lời xác đáng với nhân dân về nguyên
nhân cá chết, việc nước biển đã sạch chưa, cá biển đã ăn được chưa... vẫn đang
là những thông tin rất nóng, bán tính bán nghi khiến dư luận bực bội...
Do đó, khi đưa chuyện cá chết vào chương trình mà nguyên nhân cá
chết đang chưa rõ ràng, đang gây bức xúc mạnh trọng cộng đồng, lại nhăm nhe phê
phán, chỉ trích, trấn áp người đưa thông tin thì chắc chắn sẽ nhận "gạch
đá".
Ví dụ, nếu gọi một ông quan chức có trách nhiệm tới, và tất cả
khách mời xoáy vào ông này, hỏi cho ra, truy cho tới cùng nguyên nhân cá chết.
Ngay cả khi chưa nhận được câu trả lời thì người xem cũng ồ ạt vỗ tay tưng
bừng, vì đụng vào đúng "chỗ ngứa" của họ chứ không phải bây giờ đang
đụng vào "bầu nóng tức giận" của họ.
Phan Anh dù bị khách mời
"truy đuổi" nhưng vẫn khá bản lĩnh
Với Tạ
Bích Loan , nhà
văn Nguyễn Quang Vinh đánh giá cao sự thông minh, sắc sảo, hoạt ngôn nhưng với
chương trình "60 phút mở: Chúng ta chia sẻ để làm gì?", sự thông minh
của nhà báo Tạ Bích Loan được ông cho là "đã sử dụng lãng phí",
"dùng sai trong chính chương trình này".
"Trong một cuộc cãi nhau giữa người ở cơ trên và người ở cơ
dưới, tâm lý bao giờ người ta cũng ghét sự sắc lẹm, hoạt ngôn của người cơ trên
và luôn đứng về người yếu thế hơn. Vì thế, những câu hỏi, chấn vấn, nhận định
của Tạ Bích Loan dù rất nhanh, rất hoạt, rất sắc như có thể áp đảo Phan Anh đã
khiến người xem phẫn nộ.
Sự ghét của người xem với Tạ Bích Loan trong trường hợp này rất có
lý, dù "oan" nhưng là bài học cho người dẫn chương trình. Biết lựa
chọn người dẫn cho từng đề tài, từng câu chuyện, từng vấn đề, thậm chí phải
biết thay đổi đài từ, thái độ, tốc độ phát ngôn, hình thức ngôn ngữ của chính
mình cho từng câu chuyện, từng tình huống họa may mới dẫn dụ người xem tới cái
đích, tới thông điệp mình muốn gửi gắm", nhà văn Nguyễn Quang Vinh nói.
Ông cũng nhắn nhủ tới ê kíp chương trình rằng, cái cách xóa hết
clip chương trình đã phát sóng đã là một hành động rất non tay. Cách hay nhất
là "chơi" 60
phút mở bằng
chính đề tài này nhưng nhân vật chịu trận là nhóm phóng viên thử nghiệm cá, để
cho họ chứng minh, cãi nhau, gửi một thông điệp trách nhiệm với xã hội.
Đồng thời mời người có trách nhiệm về vụ cá chết lên chất vấn,
tranh luận... tất nhiên thật bình đẳng, thật thấu tình đạt lý và thật chân
thành. Dứt khoát, bạn đọc và người xem sẽ đồng tình.
Minh Nhật/Báo Gia
đình & Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét