Hôm nay cộng đồng mạng dậy sóng với clip của chương trình 60
phút Mở của VTV với biên tập viên Tạ Bích Loan và các khách mời, trong đó nổi
bật nhất là MC Phan Anh (nguồn: https://goo.gl/T7CtfC).
Có các trao đổi thú vị và cũng nhiều ngụy biện xuất hiện.
Rất nhiều độc giả đã inbox và yêu cầu
admin phân tích các ngụy biện trong buổi nói chuyện khá dài này, nên bài phân
tích ngụy biện này chính là để đáp ứng các yêu cầu của các quý độc giả ấy.
Cảm nhận đầu tiên của admin là clip phát
sóng đã được cắt cúp khá nhiều cho vừa thời lượng chương trình. Điều này dẫn
đến một điều là nhiều câu nói bị cắt ngắn và có thể không thể hiện đúng, đầy
đủ, rõ ràng những lời các nhân vật tham gia buổi nói chuyện này. Ngoài ra do
clip quá dài nên admin chỉ xin phép phân tích nó trong khoảng 10 phút đầu tiên
mà thôi nhé.
Nào, chúng ta sẽ xem xét vài ngụy biện
của những người tham gia buổi nói chuyện này trong 10 phút đầu của clip.
1- Ngụy biện của vị tiến
sĩ tâm lý học Phạm Mạnh Hà:
- Ngụy biện cắt xén thông tin ngoài ngữ cảnh (quoting out of contexthttps://goo.gl/lyOT1O, xem ví dụ 16 https://goo.gl/OCGwXm): Phút 3'20'', ông Hà đã trích dẫn Lý thuyết McClelland về nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành động một con người gồm: động cơ tồn tại (được mọi người biết đến mình), động cơ liên kết, giao tiếp (muốn kết nối nhiều người, hiểu được quan điểm suy nghĩ của mình) và nhu cầu quyền lực (nhu cầu tác động người khác, người khác phải nghe theo mình).
Thật ra lý thuyết McClelland về nhu cầu con người thường được áp dụng trong môi trường làm việc là chính (có thể tham khảo nó tại đâyhttp://goo.gl/PyWV57 hay tại https://goo.gl/OG6rHm). Theo lý thuyết này, người ta chia nhu cầu, động lực người làm việc ra làm ba nhóm: nhóm muốn thử thách và đạt thành quả công việc (achievement), nhóm muốn hòa mình vào đám đông (affiliation), chọn công việc ít rủi ro và nhóm muốn có quyền lực (power), control và tác động người khác làm theo ý họ. Dựa vào việc phân chia thành viên nhóm theo cá tính, như câu, động lực của họ, "các sếp" sẽ có cách phân chia công việc hợp lý, phù hợp từng người. Lý thuyết McClelland vì thế được giảng dạy trong các giáo trình quản trị và áp dụng trong môi trường công việc là chính yếu.
Trong ngữ cảnh trao đổi trong clip, ông TS Hà đã trích dẫn sai lý thuyết McClelland (chẳng hạn không có nhu cầu tồn tại như lời ông Hà nói), do đó phạm lỗi ngụy biện cắt trích thông tin ngoài ngữ cảnh (quoting out of context)
- Ngụy biện cắt xén thông tin ngoài ngữ cảnh (quoting out of contexthttps://goo.gl/lyOT1O, xem ví dụ 16 https://goo.gl/OCGwXm): Phút 3'20'', ông Hà đã trích dẫn Lý thuyết McClelland về nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành động một con người gồm: động cơ tồn tại (được mọi người biết đến mình), động cơ liên kết, giao tiếp (muốn kết nối nhiều người, hiểu được quan điểm suy nghĩ của mình) và nhu cầu quyền lực (nhu cầu tác động người khác, người khác phải nghe theo mình).
Thật ra lý thuyết McClelland về nhu cầu con người thường được áp dụng trong môi trường làm việc là chính (có thể tham khảo nó tại đâyhttp://goo.gl/PyWV57 hay tại https://goo.gl/OG6rHm). Theo lý thuyết này, người ta chia nhu cầu, động lực người làm việc ra làm ba nhóm: nhóm muốn thử thách và đạt thành quả công việc (achievement), nhóm muốn hòa mình vào đám đông (affiliation), chọn công việc ít rủi ro và nhóm muốn có quyền lực (power), control và tác động người khác làm theo ý họ. Dựa vào việc phân chia thành viên nhóm theo cá tính, như câu, động lực của họ, "các sếp" sẽ có cách phân chia công việc hợp lý, phù hợp từng người. Lý thuyết McClelland vì thế được giảng dạy trong các giáo trình quản trị và áp dụng trong môi trường công việc là chính yếu.
Trong ngữ cảnh trao đổi trong clip, ông TS Hà đã trích dẫn sai lý thuyết McClelland (chẳng hạn không có nhu cầu tồn tại như lời ông Hà nói), do đó phạm lỗi ngụy biện cắt trích thông tin ngoài ngữ cảnh (quoting out of context)
-Ngụy biện kết luận ẩu, phán ẩu (jumping
to conclusionshttps://goo.gl/R77WVl,
xem ví dụ 9 https://goo.gl/U6L5Pa)):
khi ông Hà đã kết luận - việc MC Phan Anh share một clip để mong mọi người quan
tâm về quyền được lên tiếng của mình - là vì nhu cầu quyền lực. Điều này sai,
vì việc lên tiếng trên không gian facebook không có ý nghĩa ép buộc người khác
làm theo, tin theo và nếu nhìn khách quan, những gì Phan Anh lên tiếng là vì
lương tâm, trách nhiệm và muốn cống hiến sức mình, tiếng nói mình cho cộng đồng
mà thôi. Đó là một nhu cầu rất trong sáng và nếu dùng sắp xếp "nhu cầu
quyền lực" theo kiểu của McClelland thì không ổn thỏa. Có nhiều học thuyết
sắp xếp nhu cầu con người khác nhau, chứ không chỉ riêng của McClelland, chẳng
hạn như thuyết sáu nhu cầu về mặt cảm xúc con người của Anthony Robbins (xem
tại đây:https://goo.gl/uYRbLR)
trong đó có nhắc đến nhu cầu cống hiến (contribution need). Admin thấy cách
phân loại của Anthony Robbins có thể áp dụng chính xác để giải thích cho hành
động đầy trách nhiệm của Phan Anh hơn là thuyết của McClelland.
2- Ngụy biện của nhà báo
Hồng Thanh Quang
Tệ hại nhất là nhà báo Hồng Thanh Quang,
khi ông ta đã phạm nhiều lỗi ngụy biện rất thấp kém:
-Ngụy biện kết luận ẩu (jumping to
conclusions https://goo.gl/R77WVl):
khi phút 8'10'', HTQ kết luận Phan Anh ngụy biện (admin thì vui nhất đoạn này,
khi thấy gian hồ nhắc đến cụm từ "ngụy biện", hè hè hè :V ), mà không có chứng cớ hay lập luận
gì logic để chứng minh nhận định đó cả.
- Đoạn kết tội trên có thể liệt kê vào
ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem https://goo.gl/8s0iLG,
xem ví dụ 1 https://goo.gl/TLZV7B,
ví dụ 2https://goo.gl/xtnVin và ví dụ 4 https://goo.gl/q13V2r),
một lỗi ngụy biện thấp kém tệ hại nhất: hạ nhục người đối thoại để từ đó làm
giảm giá trị lời nói của họ.
- Ngụy biện lợi dụng người nổi tiếng
(appeal to authority, xem ví dụ 18https://goo.gl/4pD1kM):
ông Quang còn trích một bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu, vốn không có tính logic
gì đáng kể và chỉ để khoe chữ, đánh vào tâm lý người đối thoại mà thôi.
3- Ngụy biện của nhà báo
Tạ Bích Loan:
- Ngụy biện chế giễu (appeal to ridiculous https://goo.gl/FaU4v1, xem ví dụ 6 https://goo.gl/cdt1dc): tại thời điểm 4'40'', TBL đã "à há" nhẹ, như chế giễu lời nói của Phan ANh khi anh phản đối kết luận của TS Hà xếp loại hành động của anh là vì "nhu cầu quyền lực".
- Ngụy biện chế giễu (appeal to ridiculous https://goo.gl/FaU4v1, xem ví dụ 6 https://goo.gl/cdt1dc): tại thời điểm 4'40'', TBL đã "à há" nhẹ, như chế giễu lời nói của Phan ANh khi anh phản đối kết luận của TS Hà xếp loại hành động của anh là vì "nhu cầu quyền lực".
KẾT
Dù có nhiều sạn, nhưng admin thật lòng thích chương trình này, vì nó đã mở ra một kênh đối thoại mở, với nhiều ý kiến thú vị, có vẻ đối nghịch nhưng rất đa dạng và nhiều chiều.
Admin thích hashtag của vài vị trong chương trình. Thích nhất là hashtag của TS Hà: "Tôn trọng sự khác biệt", đây là một mục tiêu quan trọng và kim chỉ nam mà page Ngụy biện - Fallacy và admin muốn hướng tới.
"Đừng im lặng" của Phan Anh - rất mạnh mẽ, hiện đại, trách nhiệm và cần thiết - là hashtag admin thích nhì.
Xin cảm ơn chương trình này của VTV và đặc biệt là sự khẳng khái, bản lĩnh của Phan Anh qua các đối đáp thú vị của chương trình này.
Cuối cùng, vẫn là một nhắn nhủ với các độc giả page: Hãy luôn tìm hiểu và phân tích ngụy biện - fallacy để nâng cao trình đọc, hiểu và phân tích các luận điểm trái chiều mà chúng ta hay gặp hàng ngày, các bạn độc giả nhé.
Dù có nhiều sạn, nhưng admin thật lòng thích chương trình này, vì nó đã mở ra một kênh đối thoại mở, với nhiều ý kiến thú vị, có vẻ đối nghịch nhưng rất đa dạng và nhiều chiều.
Admin thích hashtag của vài vị trong chương trình. Thích nhất là hashtag của TS Hà: "Tôn trọng sự khác biệt", đây là một mục tiêu quan trọng và kim chỉ nam mà page Ngụy biện - Fallacy và admin muốn hướng tới.
"Đừng im lặng" của Phan Anh - rất mạnh mẽ, hiện đại, trách nhiệm và cần thiết - là hashtag admin thích nhì.
Xin cảm ơn chương trình này của VTV và đặc biệt là sự khẳng khái, bản lĩnh của Phan Anh qua các đối đáp thú vị của chương trình này.
Cuối cùng, vẫn là một nhắn nhủ với các độc giả page: Hãy luôn tìm hiểu và phân tích ngụy biện - fallacy để nâng cao trình đọc, hiểu và phân tích các luận điểm trái chiều mà chúng ta hay gặp hàng ngày, các bạn độc giả nhé.
P/s: bài viết này được admin đưa vào
album "Các phân tích ngụy biện tổng hợp"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét