1/5 tôi đã cùng 2000 người xuống đường chỉ
với một mục đích duy nhất, yêu cầu nhà nước phải minh bạch rõ ràng chuyện cá chết ở 4 tỉnh miền Trung ruột thịt. Họ khổ 1, chúng ta đau
tới 10. Họ khổ 10, những người đủ ăn đủ mặc như chúng ta đau 100. Và biết đâu,
những con cá đang ở trên bữa ăn mỗi gia đình chúng ta sau này. Tôi quyết định
BIỂU TÌNH.
8/5
cũng hàng ngàn người xuống đường với một trái tim và khối óc đầy nhiệt huyết.
Nhưng những hình ảnh ngày hôm đó là những cảnh đàn áp, đánh đập cả phụ nữ và
trẻ em, quá khốn nạn. Tôi quyết định BIỂU TÌNH.
15/5
tôi đặt chân về SG lần thứ 2 trong tháng. Tôi đi vì chính bản thân tôi, tôi đi
vì cá, tôi muốn chia sẻ nỗi đau thể xác với dân tộc tôi (nếu có). Tôi sẽ chứng
kiến giây phút mà các lực lượng an ninh, TNXP đánh đập vào đầu dân tộc này.
Tôi, chúng ta, những con người không có tất sắt trong tay, chỉ những cái áo,
chiếc nơ, và vài ba dòng chử đau đáu trong lòng mình để đáp lại...
Hành trình
Từ
Đà Lạt đi SG trong đêm, sáng được chị tôi đón chở đi ăn sáng, dặn dò. Tôi hứa
cũng chỉ quan sát, để dành sức lực cho buổi chiều tối tại Bùi Viện. Đi dạo một
vòng xung quanh tôi gặp chị Quỳnh rồi đi uống cafe. Không khí tại đây rất nặng
nề, bên ngoài đã có bắt người. Bạn chỉ cần 1 cái điện thoại trên tay là có thể
sẽ ngồi trong đồn công an 5' sau đó. Ngồi được nửa tiếng thì a Long Trần đến
chơi, biểu tình chắc chắn ko nổ được. Bàn kế bên là 4 an ninh nữ, trước cổng là
hàng chục an ninh đang chờ sẵn. Biết chắc là sẽ có chuyện ko hay, chị Quỳnh
tính tiền rồi anh em chuẩn bị ra về. Đi tới sảnh thì 4 người lao vào đánh chị
Quỳnh, đè đầu, bóp cổ ngay trước mắt mình. Phản xạ lúc đó của tôi chỉ biết kéo
chị Quỳnh ra, đỡ được cái nào hay cái đó, tôi ko biết làm gì hơn, an ninh đánh
và ném tôi ra xa rồi lôi chị Quỳnh đi. Một giọng nạt lớn từ phía xa "BẮT
HẾT TỤI NÓ". Dĩ nhiên là không chống cự, có thằng an ninh đánh tôi tới
tấp, lên gối, bạt tai, cũng có anh an ninh can "thôi ko đánh nó nữa",
vậy là về đồn Biểu tượng
cảm xúc grin.
Anh Long Tran bị đánh rất nhiều và kẹp cổ lên taxi
Anh Long Tran bị đánh rất nhiều và kẹp cổ lên taxi
Phường Bến Thành mệt mỏi
Vừa
bước xuống xe vô đồn là 1 thằng bịt khẩu trang đánh vào mặt tôi rất nhiều để
dằn mặt. Công an lột sạch điện thoại, bóp ví và la hét. Có một thực tế là công
an phường không ưa an ninh, Chủ Nhật tuần nào cũng làm việc hết công suất. Đã 3
tuần, chủ nhật nào cũng hơn một chục người yêu nước vào đây (tôi sẽ ko dùng từ
phản động nữa). Người thì hợp tác, đứa thì hiểu rõ luật vặn lại là ngậm họng,
chỉ biết để ngồi đó làm hồ sơ.
Tôi
chỉ đưa chứng minh, không khai bất cứ gì liên quan đến lý lịch gia đình, vì tôi
KO PHẢI LÀ TỘI PHẠM, không có lí do gì tôi phải ở đây và "làm việc",
tôi không ký bất cứ biên bản nào. Tôi ở đây từ 10h sáng đến 2h sáng hôm sau rồi
chuyển qua trung tâm bảo trợ xã hội.
Chung
chỗ với tôi có một bạn quốc tịch Úc, đi du lịch và có chụp hình xung quanh khu
vực biểu tình, công an lấy máy ảnh và xóa hết. Vì ngoại hình anh này là người
Châu Á nên công an phường nhốn nháo, sợ nó "chơi" mình, giả làm khách
nước ngoài, vậy là nhốt luôn hehe. Đến chiều họ chỉ mua cho anh ta ổ bánh mỳ.
Anh chỉ ăn nữa ổ rồi bẻ đôi cho tôi nữa ổ, người ngoài còn thương tôi còn hơn là những con người mặc bộ đồng phục và chung dòng máu với tôi, bạn tôi ạ. Lúc này có 1 thằng đầu trọc tôi nhận ra là dân quân tự vệ ở đây, đã hết ca làm việc và mặc áo bình thường bước vô phòng, giựt lấy ổ bánh mỳ mà tôi chuẩn bị đưa lên miệng rồi quăng vào sọt rác. Sau đó chỉ mặt và đánh liên tiếp vào mặt tôi mấy cái. Tôi bình thản đón nhận, chỉ mặt vào thằng công an phường "người này là ai, bây giờ anh cho người lạ vô đánh tôi phải không, có camera ở trên đó, anh lo mà xóa đi".
Công an phường lúc này mới lôi thằng kia ra.
Anh chỉ ăn nữa ổ rồi bẻ đôi cho tôi nữa ổ, người ngoài còn thương tôi còn hơn là những con người mặc bộ đồng phục và chung dòng máu với tôi, bạn tôi ạ. Lúc này có 1 thằng đầu trọc tôi nhận ra là dân quân tự vệ ở đây, đã hết ca làm việc và mặc áo bình thường bước vô phòng, giựt lấy ổ bánh mỳ mà tôi chuẩn bị đưa lên miệng rồi quăng vào sọt rác. Sau đó chỉ mặt và đánh liên tiếp vào mặt tôi mấy cái. Tôi bình thản đón nhận, chỉ mặt vào thằng công an phường "người này là ai, bây giờ anh cho người lạ vô đánh tôi phải không, có camera ở trên đó, anh lo mà xóa đi".
Công an phường lúc này mới lôi thằng kia ra.
Cảnh
tượng xúc động nhất của tôi lúc này là một người đàn ông nước ngoài ôm mặt khóc
nức nở, khóc thành tiếng, anh ta chưa bao giờ thấy một cảnh nào như vậy trước
đây. Tôi cười, vỗ vai và nói "this my country, this my country.." và
ra hiệu cho ảnh biết tôi ổn, ko sao cả Biểu tượng
cảm xúc grin
Sau vụ này chắc phải đi học tiếng Anh, hồi nhỏ cô giáo chớt Biểu tượng cảm xúc frown
Sau vụ này chắc phải đi học tiếng Anh, hồi nhỏ cô giáo chớt Biểu tượng cảm xúc frown
Phần 2, ở trại
2h
sáng ngày 16/5/2016, tôi và Long bị di lí về các phường xung quanh khu vực Q1.
Chúng tôi bước ra khỏi đồn rất im lặng, ko ồn ào, ko đòi người, tôi cảm thấy
hụt hẫng, có cái gì đó rất buồn..., nhưng tôi ko trách, tôi biết rằng bạn bè
mình đang ở đâu đó trên khắp SG này tỏa ra các phường khác để tìm kiếm. 2 chúng
tôi không phải là những người duy nhất của ngày 15 lịch sử, ngày mà nhà cầm
quyền đã tước sạch mọi quyền công dân của người yêu nước.
Xe bắt đầu chạy qua các khu phố, Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, rồi tôi nhìn ra ngoài khung cửa. Bia vẫn bán, người vẫn uống và nhạc vẫn sập sình, tất nhiên! Nhưng không biết ai trong số họ biết rằng hôm nay tại SG đã xảy ra chuyện gì....
Xe bắt đầu chạy qua các khu phố, Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, rồi tôi nhìn ra ngoài khung cửa. Bia vẫn bán, người vẫn uống và nhạc vẫn sập sình, tất nhiên! Nhưng không biết ai trong số họ biết rằng hôm nay tại SG đã xảy ra chuyện gì....
Vừa
tới phường Cô Giang tôi mừng như muốn khóc, khoản 10 người anh chị em đang chờ
ở đó, xe vừa tới là anh em lao ra, bé Miu la lên : a Bin với a Long kìa. Thằng
em Phát thì chạy lại sát cửa kính để chụp hình, người thì chạy lại đưa cho công
an chai nước suối, vừa nói vừa thở: " anh, anh cho bạn em chai
nước...".
Xe đậu ở phường Cô Giang một lúc rồi lăn bánh qua Phạm Ngũ Lão. Anh em vẫn chạy theo phía sau lưng. Tôi biết rằng, trong đoạn đường này, từ hôm nay hay về sau, chúng tôi ko bao giờ cô độc.
Xe đậu ở phường Cô Giang một lúc rồi lăn bánh qua Phạm Ngũ Lão. Anh em vẫn chạy theo phía sau lưng. Tôi biết rằng, trong đoạn đường này, từ hôm nay hay về sau, chúng tôi ko bao giờ cô độc.
Tại
Phạm Ngũ Lão, một chiếc xe buýt đang chờ chúng tôi ở đó, trước khi lên xe, anh
công an tên Giang làm thủ tục bàn giao rồi trả lại điện thoại cho tôi và Long.
Tôi chỉ kịp chủ động bắt tay ảnh một lần trước lúc bước lên xe buýt:
- cám ơn anh, em đi nghe Biểu tượng cảm xúc grin
- Ờ ờ, thôi đi đi
Tôi cảm nhận được sự tôn trọng trong lần bắt tay này. Hãy hiểu cho họ, nghề nào cũng vậy, không có ai làm việc cả ngày trời tới 2h sáng mà không mệt mỏi cả. Lần nào về SG chắc sẽ mời anh này cafe, ảnh rất vui tính.
- cám ơn anh, em đi nghe Biểu tượng cảm xúc grin
- Ờ ờ, thôi đi đi
Tôi cảm nhận được sự tôn trọng trong lần bắt tay này. Hãy hiểu cho họ, nghề nào cũng vậy, không có ai làm việc cả ngày trời tới 2h sáng mà không mệt mỏi cả. Lần nào về SG chắc sẽ mời anh này cafe, ảnh rất vui tính.
2
người chúng tôi là 2 người cuối cùng lên xe buýt, tôi nhận ra những người bạn
chỉ tương tác qua facebook mà như thân quen tự thuở nào. Bé Rita, a Diệu mắm
tôm, Nguyễn Tấn, a Đen ( Lê Can Trường ) và nhiều anh em khác mà tôi chưa kịp
làm quen. Thanh Niên Xung Phong ngồi băng ghế cuối cùng và quan sát. Anh em
cười nói rôm rả, phía trước là CSGT đang dẹp đường cho "phản động"
đi. Trong đầu sẽ nghĩ là mình được về, tôi gọi điện thoại cho bố thông báo tình
hình để bố yên tâm. Tôi đâu biết rằng, có một trại giam giữ người trái phép
dưới vỏ bọc bảo trợ xã hội đang chờ tôi phía trước....
14
tiếng đồng hồ vẫn chưa có gì vào bụng ngoài miếng bánh mỳ cắn dỡ và mấy cái bạt
tai...
Phần 3: 463 - Thử thách đầu tiên
Những
thử thách đầu tiên mà tôi gặp phải là hình ảnh CSCĐ, dàn quân ra đón xe buýt,
mọi người bước xuống xe với tâm trạng căng thẳng hơn lúc đầu. Không còn vui vẻ,
cũng chẳng ca hát được câu nào. Từng người bước xuống rồi bị bắt ngồi gom lại
một chỗ như chó đói. Một nhóm khoản 30 người cũng đã ngồi ở đó từ trước. Bạn cứ
hình dung lúc coi mấy cảnh bắt tội phạm mại dâm hay ma túy thì chúng tôi cũng y
như vậy, cả nhóm ngồi xung quanh, trên đầu mình là dùi cui và roi điện, 3..4
máy quay đang chỉa thẳng vào mắt từng con người mà mới sáng nay họ chỉ đi ra
phố, chụp hình hay uống nước cùng bạn bè. Đã có người phản đối, là Rita:
- mấy người bắt tôi như vậy làm gì. Tôi đang ăn bún bò cũng bắt tôi vô đây là sao. Mấy người có còn luật pháp ko
- NGỒI XUỐNG !!!
Một thằng quản lý tại trung tâm nạt nộ. Cô bé vẫn cãi lại "TÔI PHẢN ĐỐI BẮT TÔI VÔ ĐÂY". Phải công nhận, hàng tá đàn ông cũng không cứng rắng bằng cô ấy. Rita được C.A địa phương đưa về ngay trong đêm.
2h30 sáng 16/5, công an bắt đầu làm việc, lăn tay và làm hồ sơ. Cơ động bắt buộc mọi người đổ hết mọi điện thoại ra bàn làm việc, không cho sử dụng bất cứ điện thoại nào trong lúc này. Trung bình mỗi người 2 cái. Lăn tay, cầm biển số, chụp hình, lột hết tư trang từ đồng hồ đến tiền bạc, rồi quăng qua một góc khi xong việc là những cảm giác mà không ai có thể quên được.
Bản chất quăng anh chị em vô "trung tâm bảo trợ xã hội" vì không xác định được địa chỉ, coi chúng tôi là những người lang thang cũng chỉ là cái cớ. Họ muốn biết chính xác nhân thân, nhà cửa, công ăn việc làm, nhà trọ để có thể làm khó sau này. Sẽ không ai được bước ra khỏi đây sau khi chính công an nơi cư trú di lí về địa phương. Sau đó chúng tôi được đưa vào 3 buồng giam, mỗi buồng khoản 15 người. Đồng hồ điểm 3h sáng và bụng vẫn đói....
- mấy người bắt tôi như vậy làm gì. Tôi đang ăn bún bò cũng bắt tôi vô đây là sao. Mấy người có còn luật pháp ko
- NGỒI XUỐNG !!!
Một thằng quản lý tại trung tâm nạt nộ. Cô bé vẫn cãi lại "TÔI PHẢN ĐỐI BẮT TÔI VÔ ĐÂY". Phải công nhận, hàng tá đàn ông cũng không cứng rắng bằng cô ấy. Rita được C.A địa phương đưa về ngay trong đêm.
2h30 sáng 16/5, công an bắt đầu làm việc, lăn tay và làm hồ sơ. Cơ động bắt buộc mọi người đổ hết mọi điện thoại ra bàn làm việc, không cho sử dụng bất cứ điện thoại nào trong lúc này. Trung bình mỗi người 2 cái. Lăn tay, cầm biển số, chụp hình, lột hết tư trang từ đồng hồ đến tiền bạc, rồi quăng qua một góc khi xong việc là những cảm giác mà không ai có thể quên được.
Bản chất quăng anh chị em vô "trung tâm bảo trợ xã hội" vì không xác định được địa chỉ, coi chúng tôi là những người lang thang cũng chỉ là cái cớ. Họ muốn biết chính xác nhân thân, nhà cửa, công ăn việc làm, nhà trọ để có thể làm khó sau này. Sẽ không ai được bước ra khỏi đây sau khi chính công an nơi cư trú di lí về địa phương. Sau đó chúng tôi được đưa vào 3 buồng giam, mỗi buồng khoản 15 người. Đồng hồ điểm 3h sáng và bụng vẫn đói....
Ăn sáng bằng dùi cui và roi điện
Tôi bước vô buồng giam với anh em, kiếm một góc rồi
đặt lưng xuống nền gạch lạnh ngắt, ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm
sau, anh em đã rất bức xúc, không kiềm được đã phản đối bắt người, phản đối
giam người. Tay đập vô cửa săt, mắt nhìn lên lá cờ đỏ sao vàng đang được các
nhân viên, bảo vệ ở trung tâm đang chào cờ và hát quốc ca "cờ in máu chiến
thắng mang hồn nước...". Đúng là một hình ảnh thật nực cười của chế độ....
Sau khi chào cờ xong thì những người ở đây hùng hổ bước tới buồng, máu như dồn lên não. Một ông có lẽ quản lý tại đây lớn tiếng
- mày tưởng tao muốn nhốt tụi mày ở đây hả, mày biết tao phải làm việc tới 5h sáng hay ko, hả! Tao còn phải vợ con, nhà cửa mà bây giờ phải ở đây nhốt mày hả. Khai đúng đi, địa phương xác định rồi cho về. Lôi hai thằng kia ra.
Sau khi chào cờ xong thì những người ở đây hùng hổ bước tới buồng, máu như dồn lên não. Một ông có lẽ quản lý tại đây lớn tiếng
- mày tưởng tao muốn nhốt tụi mày ở đây hả, mày biết tao phải làm việc tới 5h sáng hay ko, hả! Tao còn phải vợ con, nhà cửa mà bây giờ phải ở đây nhốt mày hả. Khai đúng đi, địa phương xác định rồi cho về. Lôi hai thằng kia ra.
Tiếng roi điện "tách tách", họ mở cửa và lôi
anh Huỳnh Anh Tới và A Chế Hoàng ra ngoài. 4 thằng bắt 2 anh lên trên lầu. Đánh
đập, roi điện, chửi và mạt sát là hành động trấn áp mọi sự lên tiếng. Nữa tiếng
sau anh ôm bụng về buồng trở lại, lưng đã trầy xướt và chân rướm máu. Chế Hoàng
cũng về ngay sau đó. Được biết anh bị đem qua phòng của trại viên cho tụi nó
"chào phòng". Đối với riêng tôi và Long thì bây giờ đã hơn 24h giam
giữ trái phép.
Tại sao chúng tôi lại vào đây, tại sao chúng tôi bị giam từ 2 đến 3 ngày, ăn sáng bằng những trận đòn chỉ vì lòng yêu quê hương này tha thiết hay sao. Đất nước mình ngộ quá.... Biểu tượng cảm xúc frown
Tại sao chúng tôi lại vào đây, tại sao chúng tôi bị giam từ 2 đến 3 ngày, ăn sáng bằng những trận đòn chỉ vì lòng yêu quê hương này tha thiết hay sao. Đất nước mình ngộ quá.... Biểu tượng cảm xúc frown
Những kỉ niệm
Đã có rất nhiều chuyện xảy ra tại đây, nhiều kỉ niệm
mà anh em cùng nhau trải nghiệm. Từ một bữa cơm chỉ có 2 miếng chả, từ thùng
nước được mang vô để đó. Rồi cái toilet thì nhơ nhớp hay chỉ có duy nhất một bộ
đồ trên người, nhưng cái cảm giác thèm thuốc có lẽ là kỉ niệm sâu sắc nhất với
tôi. Mới một ngày mà tôi như phát điên, tôi thề là chưa bao giờ mình thèm thuốc
đến như vậy, tôi thề là sẽ hút 10 điếu một lần, hút cho nám phổi luôn nếu có
thuốc. Nghiện thuốc lúc này mới thấy có hại các bạn ạ, thật dã man. Anh Can
Trường quyết định bỏ thuốc, đây cũng là một dạng của đấu tranh. Em phục anh, anh
Trường. Càng khâm phục hơn những con người đang ngồi sau song sắt vì cất lên
tiếng nói của lương tâm mình mà người ta vẫn hay gọi là Tù Nhân Lương Tâm.
Không một thằng, một đứa nào trong trung tâm quan tâm
đến chúng tôi ngoài một anh CSCĐ. Đến chiều ảnh cho phòng tôi và phòng kế bên 2
điếu. Anh em tập trung lại ngồi chơi và nói chuyện vui vẻ, tinh thần cũng lạc
quan hơn trước, sẵn sàng ở lâu hơn nếu tình huống không hay xảy ra vì đã xác
định rằng ở đây họ trốn tránh mọi trách nhiệm, công an phường làm việc lẹ thì
chúng tôi về lẹ, không thì ngồi đây ăn cơm tù tiếp. Anh em kể lại vì sao mình
bị bắt, rồi hoàn cảnh mỗi người, 3 người có thể sẽ mất xe là anh Long, Chế
Hoàng và a Thủy. Có anh Thủy người Chăm từ Phan Rang, hiền như bụt và có tật
nói lắp, anh Tới từ Long An, Nghĩa từ Bến Tre, v.v... 10 người với 1 điếu thuốc
lúc này thật quí biết bao. Ko phải vì khói thuốc mà vì cái tình người trong
chốn lao tù này. Tối lại gõ "cốc, cốc" vô tường bên cạnh lại lòi ra
thêm 2 điếu nữa hehe. Chắc của a Diệu mắm tôm Biểu tượng cảm xúc pacman
Chiếc điện thoại còn sót lại
Tối ngày 16 anh Minh nhớ lại mình còn một cái điện
thoại đã tháo hết vỏ, ko có sim vẫn sử dụng chụp hình được. Anh em mừng như bắt
được vàng. Còn Nghĩa thì có 1 cái sim 3G, tất cả như sắp đặt của số phận, tôi
nghĩ vậy. Mọi người cùng nhau bàn bạc, hình sẽ chụp nhưng có gửi ra ngoài hay
ko, gửi cho ai, rồi nhắn nhủ gì. Sau đó anh em nhất trí chỉ khi nào 3 buồng
cùng ra hết thì mới công bố hình ảnh để làm bằng chứng vì những ngày giam giữ
tại đây. Cũng nhờ chiếc điện thoại này mà anh em được liên lạc với gia đình cho
đỡ lo. Mọi người canh cho nhau, mỗi thằng đi "toilet" 5'. Tôi nhắn
cho bố và một người bạn...
Đến gần khuya anh em đều đã ngủ..
Đến gần khuya anh em đều đã ngủ..
10h sáng hôm sau tôi ra khỏi "trại súc vật"
--------------------------------------
--------------------------------------
Lời của Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh viết cho bạn bè của chị
Viết
cho bạn bè mình,
Hôm qua khi trả lời các câu hỏi của Tổ
chức Ân xá quốc tế về việc công an Tp Hồ Chí Minh đánh đập bắt giữ công dân rất
tuỳ tiện vào hôm Chủ Nhật ngày 15/5/2016 tự nhiên tôi nhớ rất nhiều người. Nhớ
Dương, nhớ Long là hai đứa em mới gặp vài chục phút sau đó đã te tua trong đồn.
Nhớ hình ảnh bắt bớ, đánh đập kẹp cổ tràn ngập Facebook mà sau đó mới nhận ra
là bạn bè trong friend list mình.
Sau khi kêu gọi những người cùng bị bắt
hôm Chủ Nhật gửi thông tin và hình ảnh vào email saveoursea2016@gmail.com, tôi
mất khá nhiều thời gian để đọc, và để theo dõi từng trường hợp.
Lời đầu tiên xin được cám ơn các bạn trẻ
- những người kém tuổi tôi nhiều, các bạn đã rất ôn hoà, văn minh và thật tuyệt
vời.
Việc các bạn ý thức được trách nhiệm công dân, vị thế của mình khi làm việc và yêu cầu được đảm bảo quyền con người là một bước tiến mà bất kỳ tên côn đồ hung hãn nào cũng sẽ phải suy nghĩ và thấy sợ. Tại sao người trẻ gan dạ như vậy? – Tôi chắc chắn họ sẽ hỏi điều đó. Và câu trả lời của chúng ta như mọi lần vẫn sẽ là : vì lương tâm mình.
Việc các bạn ý thức được trách nhiệm công dân, vị thế của mình khi làm việc và yêu cầu được đảm bảo quyền con người là một bước tiến mà bất kỳ tên côn đồ hung hãn nào cũng sẽ phải suy nghĩ và thấy sợ. Tại sao người trẻ gan dạ như vậy? – Tôi chắc chắn họ sẽ hỏi điều đó. Và câu trả lời của chúng ta như mọi lần vẫn sẽ là : vì lương tâm mình.
Bên cạnh đó, việc nhiều bạn cương quyết
nói không với các biên bản xử phạt hành chính một cách dứt khoát, sẽ là tiền lệ
tốt cho các hành vi bất tuân dân sự sau này.
Tôi sẽ không nói về Myanmar, sẽ không mơ về Hong Kong nữa bởi ở đây, ngay lúc này, bên cạnh tôi là bạn bè, những người trẻ tuổi nhiệt huyết đã sống và đang thể hiện thái độ chính trị của mình thật tuyệt vời.
Tôi sẽ không nói về Myanmar, sẽ không mơ về Hong Kong nữa bởi ở đây, ngay lúc này, bên cạnh tôi là bạn bè, những người trẻ tuổi nhiệt huyết đã sống và đang thể hiện thái độ chính trị của mình thật tuyệt vời.
Đọc nhiều chia sẻ của các bạn, tôi muốn
ôm chặt lấy T., lấy L., lấy Ng… những người trẻ đã bị đánh đập, phải trải qua
nhiều giờ kinh khủng trong các đồn công an khác nhau chỉ vì để lương tâm mình
lên tiếng. Tôi muốn các bạn biết rằng, những ngày sắp tới đây sẽ là thời khắc
khó khăn với mỗi người, khi công an huy động mọi đơn vị từ cấp cao đến cấp thấp
vào cuộc, xới tung mọi mối quan hệ của các bạn, sử dụng đủ luận điệu và lời lẽ
không ra gì.
Các bạn sắp bước vào một cuộc chiến mới – cuộc chiến với nỗi sợ của những người xung quanh, của cha mẹ, gia đình và bạn bè… Đây là cuộc chiến khó khăn nhất trong mọi cuộc chiến, vì thường chúng ta sẽ bị tẩy chay, bị cô lập và bị nghi ngờ.
Đừng nản lòng nhé các bạn tôi ơi!
Các bạn sắp bước vào một cuộc chiến mới – cuộc chiến với nỗi sợ của những người xung quanh, của cha mẹ, gia đình và bạn bè… Đây là cuộc chiến khó khăn nhất trong mọi cuộc chiến, vì thường chúng ta sẽ bị tẩy chay, bị cô lập và bị nghi ngờ.
Đừng nản lòng nhé các bạn tôi ơi!
Hãy nhớ lại xem, Joshua Wong cũng bị hắt
nước vào người, bị hàng xóm tẩy chay, bị xem là kẻ thần kinh ngược ngạo trên
nhiều trang báo.
Hãy nhớ lại xem, các bạn Myanmar cũng đã bị buộc thôi học, bị cấm túc và bị bêu tên trên nhiều phương tiện thông tin trong các trường đại học và công sở…
Và họ vẫn ngẩng cao đầu, bằng chính sự điềm đạm và văn minh của tuổi trẻ.
Hãy nhớ lại xem, các bạn Myanmar cũng đã bị buộc thôi học, bị cấm túc và bị bêu tên trên nhiều phương tiện thông tin trong các trường đại học và công sở…
Và họ vẫn ngẩng cao đầu, bằng chính sự điềm đạm và văn minh của tuổi trẻ.
Thời gian này, là thời gian căng thẳng
trong mỗi gia đình, bố mẹ sẽ buồn bã, than khóc và trách móc.
Đừng cáu giận nhé các bạn tôi – thế hệ ông cha chúng ta, họ sống quá lâu trong sợ hãi và chứng kiến quá nhiều mất mát nên chuyện lo lắng cho con em mình là việc bình thường.
Đừng khó chịu, đừng bứt rứt vì việc này nhé các bạn.
Lòng yêu thương là thứ giữ mọi thành viên trong gia đình với nhau, vì vậy hãy xây dựng niềm tin và sự thấu hiểu cho những người xung quanh, dựa trên nền tảng này nhé các bạn.
Đừng cáu giận nhé các bạn tôi – thế hệ ông cha chúng ta, họ sống quá lâu trong sợ hãi và chứng kiến quá nhiều mất mát nên chuyện lo lắng cho con em mình là việc bình thường.
Đừng khó chịu, đừng bứt rứt vì việc này nhé các bạn.
Lòng yêu thương là thứ giữ mọi thành viên trong gia đình với nhau, vì vậy hãy xây dựng niềm tin và sự thấu hiểu cho những người xung quanh, dựa trên nền tảng này nhé các bạn.
Các bạn thân mến,
Hãy lên tiếng, đừng ngại ngần.
Hãy nói cho thế giới biết chúng ta đã bị phân biệt đối xử thế nào trong các đồn công an, trong trung tâm bảo trợ xã hội.
Hãy lên tiếng để chấm dứt hành vi đánh đập người khác tuỳ tiện của công an.
Hãy lên tiếng để bảo vệ quyền được biết của mình.
Và nhất là lên tiếng để được thấy tương lai của mình thay đổi từ việc nghĩ khác và sống khác.
Tôi tin rằng cùng nhau, các bạn trẻ và chúng tôi sẽ làm nên lịch sử từ việc sống đúng với lương tâm mình.
Hãy lên tiếng, đừng ngại ngần.
Hãy nói cho thế giới biết chúng ta đã bị phân biệt đối xử thế nào trong các đồn công an, trong trung tâm bảo trợ xã hội.
Hãy lên tiếng để chấm dứt hành vi đánh đập người khác tuỳ tiện của công an.
Hãy lên tiếng để bảo vệ quyền được biết của mình.
Và nhất là lên tiếng để được thấy tương lai của mình thay đổi từ việc nghĩ khác và sống khác.
Tôi tin rằng cùng nhau, các bạn trẻ và chúng tôi sẽ làm nên lịch sử từ việc sống đúng với lương tâm mình.
P/s : Những bạn nào bị đàn áp, bị đánh
đập hãy liên lạc với chúng tôi, chịGrace Bui, em Trịnh Bá Phương để lập hồ sơ gửi đến các cơ quan nhân
quyền quốc tế về những gì đã xảy ra hôm 15/5/2016. Cám ơn chị và em Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét