* Các
"tiểu quốc" nhỏ hơn nước Tàu, dân số ít hơn hẳn so với người Hán,
nhưng họ tấn công và đều chiến thắng, cai trị nước Tàu cái rụp!
Khi nào thì
"tiểu quốc" mới thua TQ? Khi và chỉ khi giới cầm quyền "tiểu quốc"
tự quì mọp (bởi vậy mới thấy TQ cao hơn) mà thôi.
1/ Sắc tộc
du mục Khitai (tiếng Ba Tư: ختن; phiên qua chữ Hán là 契丹: Khiết Đan)
cư trú ở vùng Bắc Á, Trung Á. Họ tấn công nhà Tống của Trung Hoa, chiếm kinh đô
Bắc Kinh và toàn bộ phía Bắc Trung Hoa, đẩy nhà Tống xuống phía Nam (sử gọi là
"nhà Nam Tống").
Người Khitai
(Khiết Đan) lập ra "Khiết Đan quốc" ((契丹國), còn gọi là nhà Liêu (遼 朝). Cho dù
là "ngoại tộc" ít hơn người Hán, nhưng họ buộc "đại quốc"
Trung Hoa (Nam Tống) hàng năm phải triều cống cho họ!
Người Khiết
Đan chiếm lĩnh Bắc Kinh, cai trị toàn bộ phía Bắc Trung Hoa kéo dài những 218 năm,
hơn hai thế kỷ (907-1125)! Họ kết thúc sự cai trị chẳng phải do người Hán đủ mạnh,
mà do những "ngoại tộc" (không phải Hán) mạnh hơn.
2/ Vào năm
1038 người Tangut ( མི་ཉག་ ) tấn công vùng phía Tây Trung Hoa, lập nên một triều đại mà
sử Trung Hoa ghi là "nhà Tây Hạ" (西 夏). Nhà Nam Tống của người Hán thúc thủ,
"xuống nước" tới mức hàng năm cũng triều cống cho người Tangut giống
như nộp cống cho người Khitai (Khiết Đan).
Nhà Tây Hạ của
sắc tộc Tangut kéo dài đến năm 1227.
3/ Sắc tộc
Tungus (phiên qua chữ Hán: 女真, "Nữ Chân") (về sau này được
gọi là sắc tộc Manchu: ᠮᠠᠨᠵᡠ, phiên qua chữ Hán là 滿 族 Mãn tộc) vào năm 1126 đánh bại tộc
Khitai (nhà Liêu), sau đó đánh bại tộc Tangut (nhà Tây Hạ) - để lập nên, mà sử
Trung Hoa, gọi là "Nhà Kim".
Nhà Kim của
tộc Tungus kéo dài đến năm 1234, thống trị được 108 năm (1126-1234).
4/ Tiếp theo
đó là tộc Mongol (ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ , phiên qua chữ Hán là 蒙古, Mông Cổ). Vào năm 1271, Mongol đánh
bại sắc tộc Khitai (nhà Liêu), đánh bại sắc tộc Tungus (nhà Kim) và tiêu diệt
Nam Tống của tộc Hán.
Người Mongol
thống nhứt toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, lập ra triều đại mà sử Trung Hoa gọi là
"nhà Nguyên".
Người Mongol
cai trị Trung Hoa cho đến năm 1368, tổng cộng được 97 năm (1271-1368).
5/ Vào năm
1636, người Mãn Châu bắt đầu cai trị trên toàn lãnh thổ Trung Hoa, sử gọi là
"nhà Thanh". Triều đại của Mãn tộc kéo dài cho đến năm 1912, đây là
triều đại của một ngoại tộc cai trị người Hán dài nhứt trong lịch sử: 276 năm.
Tổng cộng thời
gian mà các sắc tộc từ những tiểu quốc đặt sự cai trị đối với Hán tộc, trên
lãnh thổ Trung Hoa, là BẢY THẾ KỶ!
Chỉ trong
khoảng một ngàn năm, tức mười thế kỷ - từ năm 907 của "nhà Liêu" bởi
tộc Khitai (Khiết Đan) cho đến năm 1912 của "nhà Thanh" bởi tộc
Manchu (Mãn Châu) - thì đã có đến bảy trăm năm, tức bảy thế kỷ, người Hán tuy
đông ơi là đông nhưng bẹp dí dưới sự cai trị của ngoại tộc!
Khách quan
mà nói, lịch sử của Hán tộc như rứa có đáng để vênh vang kiêu ngạo?
So với người
Việt, cũng trong khoảng một ngàn năm (kể từ nhà Ngô cho đến hết triều đại nhà
Nguyễn), thời gian bị ngoại tộc cai trị tròn trèm 1 thế kỷ - gồm 20 năm thời
Minh (1407-1427) cộng với 83 năm thời Pháp thuộc (kể từ năm 1862 khi Pháp chiếm
ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho đến năm 1945).
Cùng một độ
dài 10 thế kỷ, Hán tộc bị "ngoại tộc" cai trị suốt 7 thế kỷ, dài đăng
đẳng, dài dằng dặc không thể tưởng! Trong khi Việt tộc dù bị ngoại xâm nhiều đợt
nhưng đều chiến thắng, chỉ bị cai trị 1 thế kỷ thôi, thử nghĩ tộc nào có ý chí
bất khuất, kiêu hùng hơn?
Điều ĐÁNG
CHÚ Ý là: Hán tộc chỉ mới giành lại sự cai trị tại Trung Hoa vào thế kỷ 20.
Cai trị toàn
bộ Hoa lục, hiện nay, là chế độ Bắc Kinh xưng là "Trung quốc" (nghĩa
là nước Giữa), bắt đầu từ cuối năm 1949, tức là chỉ mới được ngoài 70 năm thôi.
Nghĩa là mới "chớm", vẫn còn ngắn ngủi lắm khi so với quãng thời gian
mà những "tiểu quốc" của ngoại tộc cai trị Trung Hoa.
Rất có thể đến
lúc nào đó, Trung Hoa lại bị một "tiểu quốc" (được hiểu là có diện
tích nhỏ hơn, dân số ít hơn hẳn, nhưng nghệ thuật quân sự giỏi giang hơn) xâm
chiếm và đặt quyền thống trị.
Đây không phải
là giả tưởng, mà dựa vào lịch sử Trung Hoa tuy dân đông ơi là đông, đất rộng ơi
là rộng nhưng vẫn bị các tiểu quốc nhảy vào "làm gỏi" như thường!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét