Copy từ Facebook Nhật Huỳnh
Người Việt và
người Tàu thường đề cao trí khôn và cho những người có sức mạnh mà không mưu mẹo
là "hữu dũng vô mưu". Lại có câu cho rằng "kẻ mạnh chưa chắc là
kẻ thắng nhưng kẻ thắng chắc chắn là kẻ mạnh". Đó là lý do khiến cả hai
dân tộc này từ chỗ là các cường quốc văn minh cổ đi đến chỗ lạc hậu trong thời
hiện đại so với Tây phương.
Theo tiến hoá
chọn lọc tự nhiên trong thiên nhiên thì giống tốt nhất, có gen mạnh khoẻ nhất sẽ
được chọn để nhân giống. Trong thế giới động vật, các con đực sẽ đấu với nhau để
chọn ra con mạnh nhất, ngoài việc để được giao phối với các con cái và làm chủ
đàn thì nó còn một ý nghĩa to lớn hơn, đó là duy trì gen tốt cho nòi giống của
mình ở các thế hệ sau được mạnh khoẻ.
Các chiến
binh La Mã như Ceasar, Antonio hay hoàng đế vĩ đại Alexander người Macedonia đã
chinh phục thế giới bằng sức mạnh bản thân, chiến thuật quân sự trên chiến trường
chứ không dùng kiểu mưu lược chính trị như phương Đông, lại càng không dùng bẫy
để bẫy lén lút đối phương kiểu "bự dùng sức, nhỏ dùng mưu". Nếu những
người này sinh ra ở Trung Quốc, chắc chắn sẽ được liệt vào dạng "hữu dũng
vô mưu".
Vì sao vậy?
Nếu ai đã từng
xem "Hán Sở tranh hùng" chắc chắn đều đánh giá Hạng Vũ là người hữu
dũng vô mưu theo cách nhìn đầy thành kiến của các sử gia hủ nho. Nhưng xét lại
các chiến công của Hạng Vũ đánh Đông dẹp Bắc chưa hề thua trận nào, đại phá
quân chủ lực của Tần do danh tướng Chương Hàm trấn giữ, tiến thẳng Quan Trung
làm chư hầu khiếp sợ thì liệu có phải là tay mơ về chiến thuật quân sự không?
Thậm chí khi bị vây ở thành Cai Hạ, cả liên quân Anh Bố - Bành Việt - Lưu Bang
- Hàn Tín đều không hạ nổi, phải nhờ tiếng sáo Trương Lương làm quân Sở nhớ nhà
mới bình được Vũ, cái uy dũng ấy từ đâu mà có?
Ngược lại,
Lưu Bang là một tên thất học, hèn hạ lại được một bầy mưu sĩ khôn lỏi như
Trương Lương, Tiêu Hà phụng sự với mong muốn thao túng được hắn ta khi hắn nắm
chính quyền thì kết cục như thế nào? (Trương Lương và Tiêu Hà vốn biết rõ Lưu
Bang là một tên lưu manh nhưng vẫn theo phò tá nên không thể coi họ là trượng
phu). Diệt sạch! Ấy là bởi vì đâu? Vì kẻ dốt luôn lo sợ và ghen ghét người giỏi
hơn mình, lại càng muốn giấu giếm cái quá khứ bần tiện, các truyền thuyết mà
các tay nho sinh nắm được hoặc tô hồng cho bản thân hắn. Vì thế mà phải giết đi
để bịt đầu mối.
Cái trí khôn
của người phương Tây là để vận dụng nghiên cứu khoa học, chế tạo vũ khí, trang
thiết bị phục vụ con người. Trí khôn của người phương Đông là dùng để lưà gạt,
biến của người ta thành của mình, nói trắng ra là ăn cướp và dùng xảo ngữ để
bao biện cho các hành vi xấu xa của bản thân. Vì hai cái tính cách khác nhau
này mà cái câu "kẻ mạnh chưa chắc đã thắng, kẻ thắng sau cùng mới là kẻ mạnh"
khi áp dụng vào thực tế giữa hai nền văn hoá sẽ tạo ra sự khác biệt. Ở phương
Tây, anh mạnh tôi sẽ mạnh hơn anh để chiến thắng, nghĩa là, kẻ chiến bại không
phải là kẻ yếu mà đơn giản, kẻ thắng anh là kẻ mạnh hơn và chiến thắng đó ngoài
sự thống trị còn kéo theo sự phát triển bởi kẻ thua sẽ được tiếp nhận một trình
độ cao hơn mình, thuận với quy luật tiến hoá. Ở phương Đông, quan niệm về kẻ
chiến thắng chưa chắc là kẻ có sức mạnh vượt trội mà là kẻ dám bất chấp mọi thủ
đoạn. Vì thế, sự chiến thắng này thường kèm theo sự gian trá, suy đồi về đạo đức
bởi ở đó, kẻ yếu thắng kẻ mạnh bằng sự khôn lỏi thì nó sẽ tìm mọi cách triệt
tiêu các mầm mống mà nó cho rằng có khả năng uy hiếp sự thống trị của nó hoặc
đơn giản là để xoá đi mặc cảm về sự yếu kém của mình, đó là lý do tại sao đa số
các triều đại lập quốc của Việt Nam và Tàu đều diệt các công thần khai quốc,
làm cho bao thế hệ tài năng bị chôn vùi và thoái hoá nòi giống bởi một hệ tư tưởng
luôn lấy sự khôn lỏi của những kẻ không có năng lực đè đầu cưỡi cổ những người
có chuyên môn thật sự và cho rằng đó là mưu chước.
Mưu ma chước
quỷ, bầy khỉ thành người. Khi nào mà người Việt còn mở miệng chê người khác
"hữu dũng vô mưu" mà không hiểu rõ ý nghĩa của nó thì lúc đó chúng ta
mãi còn trong tiến trình đi từ văn minh về đến mọi rợ theo thuyết tiến
hoá...ngược.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét