Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

Ngô Nhật Đăng: THỊT THỐI DÙ GỌI BẰNG GÌ THÌ CŨNG BỐC MÙI

 THỊT THỐI DÙ GỌI BẰNG GÌ THÌ CŨNG BỐC MÙI

Nếu Mussolini, Hitler và Tojo (Đại tướng lục quân Nhật Bản) biết rằng họ sẽ chết một cách đáng xấu hổ thì có lẽ giấc mơ về “Một Đế chế ngàn năm” của họ đã có thể được giải tỏa. Tương tự, Ceaușescu (tổng bí thư đcs Rumania) và Gadafi cũng sẽ bớt điên cuồng tham quyền cố vị nếu biết họ sẽ bị chính những người bảo vệ mình hành quyết.

Nhưng tại sao chế độ độc tài toàn trị đang thắng thế trên toàn thế giới ?

Sự hủy diệt gây ra hoang tàn đổ nát khắp thế giới trong thế kỷ 20 tưởng sẽ là đủ để mua cho nhân loại thêm nhiều năm hòa bình nhưng đáng tiếc là hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc Chiến tranh Lạnh có nguy cơ bùng nổ của vũ khí hạt nhân đã không làm dịu được lòng tham quyền lực của các chính phủ cũng như lòng ham muốn giàu có của những kẻ siêu giàu ủng hộ tài chính cho các chính phủ. 

Cuộc đụng độ giữa các đế chế trong Thế chiến thứ nhất lẽ ra đã ngăn cản sự phát triển của các liên minh xâm lược lãnh thổ bất tận thì lại góp phần cho các nước phương Tây đi xâm chiếm thuộc địa ở các châu lục khác. Tội ác do các chế độ toàn trị trong Thế chiến thứ hai lẽ ra đã ngăn cản sự phát triển của các thể chế tập trung và các bộ máy quan liêu rộng lớn thì thay vào đó, các liên minh quân sự, ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý quốc tế và các tổ chức thương mại toàn cầu ngày nay đã tích lũy được nhiều quyền lực hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Thế kỷ 21 là thế kỷ của việc xây dựng đế chế và chủ nghĩa toàn trị với quy mô toàn cầu, sự hủy diệt hàng loạt xảy ra sau đó sẽ khiến hai cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên trông giống như trò đùa. Ai sẽ được lựa chọn để ra đời với chính sách "hạn chế sinh đẻ" cùng với những kẻ đồng tính sinh ra như nấm sau mưa, ai sẽ đủ tiểu chuẩn để thành "công dân kiểu mẫu" và những ai sẽ bị loại bỏ khi mô hình lý tưởng là trái đất chỉ đủ sung túc cho 500 triệu người ?

Mười phần chết bảy còn ba

Chết hai còn một mới ra thái bình

Câu sấm Trạng Trình không phải là cảnh báo cho cảnh địa ngục ấy hay sao ?

Một trong những đặc điểm của thời đại hiện nay là có rất nhiều người vẫn bị “điểm mù” không nhìn thấy việc chủ nghĩa toàn trị đang phát triển và lan rộng. Các chính phủ ngay cả ở phương Tây được gọi là “Dân chủ” cũng đã nắm quyền cho công chúng trên toàn thế giới biết điều gì là sự thật và điều gì phải được kiểm duyệt vì “thông tin sai lệch”. Họ công khai theo dõi các cuộc gọi điện thoại, đọc email, ghi lại mọi tìm kiếm trên Internet và cú nhấp bàn phím trên máy tính cũng như theo dõi các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội của chúng ta. Họ cho chúng ta biết những từ “đúng đắn về mặt chính trị” mà chúng ta phải sử dụng và những từ nào bị cấm vì vi phạm “tiêu chuẩn cộng đồng”. Họ thao túng giá trị đồng tiền và thao túng thị trường theo cách làm nghèo thêm những người nghèo và làm giàu thêm cho những người giàu. Các phương tiện truyền thông gọi là “đại chúng” thì hoạt động như cơ quan ngôn luận của Nhà nước, các ngân hàng phân biệt đối xử với khách hàng, các công ty sa thải nhân viên vì không đủ “nhận thức chính trị” vv..... Ngày nay, người dân phương Tây cũng như thế giới không cần phải tìm hiểu về sự trỗi dậy của chủ nghĩa toàn trị từ những cuốn sách lịch sử bụi bặm mô tả những thập kỷ giữa Thế chiến I và Thế chiến II, nó phát triển ngay bên ngoài cửa sổ căn nhà của họ.

Các chính phủ Dân chủ đã không học được gì từ chiến tranh toàn cầu, nạn đói, suy thoái kinh tế hoặc nạn diệt chủng do Nhà nước bảo trợ, đã bao nhiêu lần chúng ta nghe thấy các quan chức vô trách nhiệm từ Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Quốc tế hoặc Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố hành động thay mặt công chúng? Tuy nhiên, những người bình thường không có quyền kiểm soát các tổ chức vô cùng quyền lực này. LHQ, WB, WTO và WHO là những tổ chức tinh hoa phục vụ cho giới tinh hoa. Không có gì là “dân chủ” hay “đại diện” khi những “chuyên gia” tự cho mình sử dụng quyền lực để ép buộc người dân bình thường phải phục tùng thông qua các chính phủ.

Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các chính trị gia Canada, thủ tướng Anh, các chiến lược gia NATO hay những người đứng đầu của Liên minh Châu Âu diễn thuyết giảng dạy cho công dân thế giới về sự cần thiết của các “nền dân chủ” phương Tây để chống lại các chế độ “độc tài”? Tuy nhiên, trong “Triều đại khủng bố COVID” như họ tố cáo, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp phong tỏa COVID hà khắc nhất trên thế giới - và các chính phủ phương Tây không chỉ hoan nghênh chế độ tàn bạo của Trung Quốc mà còn cố gắng tái tạo bộ máy của nó trên khắp phương Tây, đây là sự cố ý, Trung Quốc với số dân hơn 1,4 tỷ người là hình mẫu lý tưởng cho việc thiết kế một mô hình toàn trị toàn cầu, họ bỏ rơi Hongkong dù trước đó đã cam kết cho hòn đảo này được giữ quyền tự trị, không ai hơn người dân Hongkong thấm thía nỗi cay đắng vì sự phản bội này. Thậm chí, coi Nga là một ông kẹ độc tài cần phải bị tiêu diệt thì lại làm giàu cho Trung Quốc bằng những thỏa thuận thương mại béo bở và khoác tấm áo choàng cho những tên bạo chúa Trung Quốc bằng những biểu hiện khúm núm. Có thể nào các nhà lãnh đạo phương Tây hoàn toàn hài lòng với chế độ độc tài miễn là họ kiếm tiền và duy trì sự kiểm soát chính trị hoàn toàn? Hỏi tức là trả lời.

Chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Quốc xã, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Tân tự do, chủ nghĩa xã hội dân chủ đặc sắc vv...không quan trọng nó được gọi là gì. Mọi hình thức của chủ nghĩa tập thể về bản chất đều mang tính toàn trị. Họ  không thể đứng vững nếu không có bạo lực và cuối cùng chỉ tồn tại bằng vũ lực. 

Chế độ toàn trị chiến thắng khi những người tốt bị ru ngủ và không hành động. Chúng ta chỉ quan tâm đến việc riêng của mình và muốn chính phủ để chúng ta yên bởi vì chúng ta không có ích gì cho chính phủ và không để ý đến họ nên chúng ta hy vọng chính phủ cũng sẽ không có ích gì cho chúng ta và không để ý đến chúng ta. Vì thế chúng ta im lặng trong khi cái Ác đang ở xa ngôi nhà của chúng ta. Chúng ta hướng tới những tiện nghi sinh hoạt cơ bản và phớt lờ cái Ác khi nó đến gần. Và cuối cùng, chúng ta thậm chí còn hợp tác với cái Ác để tránh gây ồn ào “Tôi chỉ muốn yên thân để làm ăn, mọi người xung quanh tôi cũng làm như vậy. Điều đó có gì là sai trái ?” Hy vọng với nỗ lực chịu đựng của bản thân sẽ không gây ra quá nhiều sóng gió, nhưng những làn sóng của cái Ác ngày càng lớn mạnh cho đến khi chúng ập vào nhà chúng ta. Ngọn lửa của cái Ác thiêu cháy chúng ta trong khi những cánh cửa sổ thoát hiểm đã bị hàn kín bằng những thanh chấn song sắt. Đến lúc đó thì đã quá muộn để phá bỏ các bức tường.

Rút cuộc, “Chủ nghĩa toàn cầu” là gì  nếu không phải là một hệ thống nhằm tối đa hóa sức mạnh của một thiểu số “tinh hoa quốc tế” trong khi đàn áp các quyền và tự do bất khả xâm phạm của công dân? Nó chính là độc tài toàn trị trên quy mô toàn cầu, nó chỉ bị ngăn chặn khi những người tốt không còn tự ru ngủ mình rằng “chắc nó chừa mình ra” vì mình biết im lặng. Chủ nghĩa toàn cầu cũng mang lại một cơ hội cho sự đoàn kết của những người tốt trên toàn thế giới như Havel gọi là “Tình đoàn kết của những người bị chấn động”. Khi một người nông dân biết được sứ mệnh lịch sử và trách nhiệm của mình, họ có sức mạnh bằng cả một sư đoàn. “Những người ở Nhà Trắng ăn gì vào bữa sáng, nó được làm ra bởi bàn tay của ai ?” Một nông dân miền Trung Tây Hoa Kỳ đã hỏi một Thượng nghị sỹ như vậy. Sự vô ơn là bản chất của cái Ác, sẵn sàng chặt bàn tay người vừa bố thí cho mình, khi người tốt không còn ban ơn cho kẻ vô ơn thì hắn sẽ chết đói.

-Ngô Nhật Đăng-

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

KS Phạm Phan Long: Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ gì với 1,166 km cao tốc sẽ xây trên mặt đất?

Bài viết của KS Phạm Phan Long 

23/4/23.

“Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ gì với 1,166 km cao tốc sẽ xây trên mặt đất?”

Một quy hoạch vùng cho hệ thống cao tốc đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước đã được phê duyệt, thực ra công trình giao thông này đã đến với dân chậm mất vài thập niên vì quy hoạch này đã sớm phải là một trong những ưu tiên cao nhất quốc gia. Nông dân và ngư dân đã hàng chục năm qua chỉ chuyển vận sản phẩm bằng ghe thuyền trên sông rạch, giao thông bằng đường nhỏ chật hẹp, qua những con cầu thiết kế kém cỏi xập xình. Quy hoạch này sẽ có ích, đáp ứng mong đợi của dân cư và giúp nâng cao phát triển kinh tế và thu nhập cho họ. Tuy nhiên phương án kỹ thuật cho quy hoạch này không tuân theo quy luật tự nhiên, lịch trình thực hiện quá nhanh, cần nhiều vật liệu đã khan hiếm sẽ gây tác động xấu trên toàn bộ môi trường đất và nước dẫn đến những nguy cơ rất lớn cộng với gánh công nợ mà dân cư sẽ phải gánh chịu. Người viết tổng hợp những thông tin liên hệ đến quy hoạch này, tìm hiểu những nguy cơ và thách đố trước mắt, đề nghị vài giải pháp điều chỉnh ngay bây giờ, hy vọng giảm thiểu được tai hại khi tốn kém thấp và có thể tránh trước nguy cơ.

Tầm quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long[1]

Theo trang một trang mạng trong nước, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới; là vùng sản xuất và xuất khẩu thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước; đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước; là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều vườn cây, rừng cây rộng lớn, với 4 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là khu Ramsar của thế giới bao gồm: Vườn quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp; Vườn quốc gia Mũi Cà Mau; Vườn quốc gia U Minh Thượng - Kiên Giang và Làng Sen - Long An.

Quy hoạch nâng cấp hệ thống giao thông yếu kém của ĐBSCL [2]

Hệ thống giao thông là cơ sở hạ tầng thiết yếu cho ĐBSCL, nguồn cung cấp nông sản và thủy sản cho Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Chỉ gần đây quy hoạch xây dựng mạng lưới cao tốc ĐBSCL được phê duyệt. Hệ thống giao thông của ĐBSCL, theo một trang mạng khác, từ nhiều thập niên đã không được phát triển đồng bộ với cả nước: So với tỉnh Quảng Ninh, dân số chỉ có 1,36 triệu, diện tích 6.272 km2, thế mà số km đường cao tốc của tỉnh Quảng Ninh lớn hơn 2 lần số km đường cao tốc của cả ĐBSCL, trong khi ĐBSCL có đến 13 tỉnh, thành phố với số dân lớn gấp 13 lần, diện tích lớn gấp 6 lần [3].

Theo tin của Bộ GTVT,quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt ngày 1/9/2021, khu vực ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km với quy mô 4 - 6 làn xe, gồm: 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575km và 3 tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591km [4].

Phương án xây dựng đường cao tốc và dư luận trong nước

Đường cao tốc có thể được thiết kế theo một trong hai phương án, phương án một là đắp nền làm đường ngay trên mặt đất, phương án hai là làm cầu cạn cao trên mặt đất. Với kinh phí 4 tỉ USD cho 463 km cao tốc, ta có thể tin chắc bộ Giao thông Vận tải đã chọn phương án một, vì xây dựng cầu cạn phải cần kinh phí cao gấp hai đến gấp ba lần.

Gần đây GSTS Nguyễn Ngọc Trân đã khảo sát kinh nghiệm từ các công trình cao tốc đã có trong nước so sánh hai phương án và kết luận phương án cầu cạn là có căn cơ và bên vững cho ĐBSCL [6a]. Nhận định của ông được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia kinh nghiệm quy hoạch xây dựng đường giao thông cả trong và và ngoài nước [6b].

"GS Trân đã định vị tuyến cao tốc CT-CM trên ba nền: môi trường vật lý [6c], vùng ngập lũ các năm lũ lớn 2000 và 2011 [6d] và sơ đồ sụt lún mặt đất khảo sát trong các năm 2009 – 2014 [6e], từ đó cho thấy ngoài khó khăn thiếu cát để san lấp (mà việc tận nạo vét sông Tiền sông Hậu sẽ làm trầm trọng hơn nữa sự sạt lở và xâm thực đồng bằng trong khi nước biển lại đang dâng), phương án xây dựng cao tốc trên mặt đất đặt ra nhiều thách thức và hệ quả phải giải quyết. Một ưu việt không nhỏ của giải pháp xây dựng cao tốc trên cao (cầu cạn) là nó cho phép giải quyết cùng một lúc nhiều thách thức và hệ lụy cần tránh."

Hệ thống cao tốc theo Hình 1 đặt nằm trên mặt đất sẽ cắt nhỏ toàn bộ đồng lũ ĐBSCL ra nhiều mảng, tấn công trực tiếp vào môi trường nước, tài nguyên cốt lõi của ĐBSCL, sẽ biến đổi dòng chảy tự nhiên thành phản tự nhiên. Hệ thống cao tốc trên mặt đất này theo chỉ thị phải thực hiện nhanh chóng, bất chấp phương án thiết kế đi ngược với tôn chỉ “tôn trọng quy luật tự nhiên” của Nghị quyết 120, của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long và cả Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa phê duyệt.

Trữ lượng cát ĐBSCL sẽ cạn kiệt trước khi 1166 km cao tốc hoàn tất

Từ nay đến năm 2025 các dự án cao tốc sẽ triển khai đồng loạt, nhu cầu vật liệu cát là rất lớn, khoảng 47,8 triệu m3 và chủ yếu tập trung trong năm 2023 (17,8 triệu m3), năm 2024 (28,4 triệu m3). 

Các tỉnh ĐBSCL đã cấp phép 66 giấy phép khai thác với tổng trữ lượng khoảng 80 triệu m3, công suất khai thác khoảng 17 triệu m3/năm (trong đó cát san lấp là 14 triệu m3). Tuy nhiên, trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3.

Trong năm 2022, tại các tỉnh đang khai thác tại 24 mỏ có chất lượng đáp ứng yêu cầu của dự án, nếu tăng công suất khai thác ở các mỏ đang hoạt động thêm 50% trong 2 năm và dành toàn bộ khối lượng tăng thêm (khoảng 6,17 triệu m3) cũng chưa đáp ứng nhu cầu các dự án.

Với 475 kilo mét khối lưu lượng hàng năm, phù sa từ sông Mekong đã bị giam lại ở hàng chục hồ thủy điện trên dòng chính và hàng trăm hồ trên dòng phụ ở thượng nguồn. Mekong không còn là dòng nước no phù sa mà bây giờ đối với ĐBSCL là dòng nước đói. Theo báo cáo khoa học của TS Đoàn Văn Bình, Kyoto University: Trầm tích đã giảm 74,1% trong ĐBSCL; 166,7 ± 33,3 triệu tấn/năm trong giai đoạn tiền đập và giảm còn 43,1 triệu tấn/năm vào năm 2012-2015, với 40,2% (lượng sút giảm) gây ra bởi sáu đập (Trung Quốc xây) ngang dòng chính [8]?

Song song với nạn nước đói ăn đất gây xói lở sụt lún trên bờ, lòng sông Tiền và Hậu còn chịu nạn khai thác cát, lấy đi nhiều hơn lượng trầm tích nhận được. Việc bất chấp hai hiện trạng khẩn trương trên mà vẫn cho phép thêm 50% tăng tốc khai thác cát là cho đâm thủng lòng sông mẹ để san đắp nền các con đường. Như thế là vi phạm tôn chỉ “bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” và “tôn trọng quy luật tự nhiên” trong quy pháp.

Tác động môi trường [8a]

Xây dựng một hệ thống cao tốc trên khắp cả đồng bằng sẽ cần có nghiên cứu tác động môi trường thật nghiêm túc. Theo hướng dẫn của EPA Mỹ: Sự phân mảnh do phát triển đường cao tốc tác động đến khả năng kết nối của môi trường sống và biến đổi các chu trình dinh dưỡng (Các bon, oxy, tuần hoàn nước, phốt pho và lưu huỳnh) và lộ trình của các giống loài và kết nối quần thể.

Công trình cao tốc sẽ ức chế nước mưa và sự phân bố thủy triều, thay đổi mô hình hoạt động của nước, ức chế sự di chuyển của động vật, thay đổi năng suất sinh học, và thông lượng dinh dưỡng.

Đánh giá các tác động ở cấp độ hệ sinh thái sẽ giúp ý thức rõ  bảo vệ các loài động vật, thực vật và vi sinh vật. Các phân tích sinh thái nên xem xét cả các yếu tố gây ra sự phá hủy và suy thoái môi trường sống để mang vào kế hoạch biện pháp bảo vệ hệ sinh thái.

Thiếu tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và cao trình của cao tốc.

Bảo vệ môi trường có lẽ không thực sự được xem là quốc sách trong các công trình giao thông. Thật vậy, Tiêu chuẩn quốc gia CCS 42: 2022/TCDBVN ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TÓC không có quy định cho cao trình mặt đường [8b], đây là một thiếu sót cơ bản không thể chấp nhận. Thậm chí toàn bộ tiêu chuẩn quốc gia chỉ có một điều khoản với ba dòng về môi sinh như sau:

10.6.3 Trong thiết kế phân kỳ đường cao tốc vẫn phải điều tra nghiên cứu kỹ thực tế để bố trí các đường bên cầu vượt hầm chui thích hợp nhằm khắc phục tác dụng chia cắt của đường cao tốc đến môi trường xã hội và dân sinh của dân cư hai bên.

Cao trình mặt đường cao tốc theo tiêu chuẩn Mekong River Commission, MRC là 0,5 m trên mực nước lụt cao nhất lịch sử [9]. Nhưng với ĐBSCL, dưới trọng lượng khổng lồ của 1.166 km cao tốc, dùng tiêu chuẩn này sẽ vấp sai lầm, vì MRC không tiên liệu nền đất ĐBSCL là đất mềm, đang lún và tương lai đất sẽ vẫn còn lún, biển vẫn tiếp tục dâng và mức nước ngầm đang và sẽ còn sút giảm với chiều hướng nhanh hơn.

ĐBSCL hiện nằm rất sát mực nước biển 

Theo báo Tài Nguyên Môi trường, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cũng chỉ ra rằng, ĐBSCL đang phát triển nóng quá mức, chú trọng xây dựng các đô thị, các công trình, đường bê tông… làm tăng tải trọng lên nền đất, trong khi nền đất lại yếu, dẫn đến tình trạng ĐBSCL bị sụt lún [10].

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Utrecht (Hà Lan) trên Tạp chí khoa học Nature Communications, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam chỉ còn cao hơn mực nước biển 0,8m, chênh lệch gần 2m so với các dữ liệu vệ tinh thường được trích dẫn (2,6m) trước đó [11,12].

ĐBSCL sẽ chìm dưới mực nước biển 

Theo nhiều chuyên gia trong nước [13, 14] và báo cáo của WWF - Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên “ĐBSCL của Việt Nam có thể sẽ nằm dưới mực nước vào cuối thế kỷ này nếu không có các hành động khẩn cấp trên toàn lưu vực sông. Tiếp tục phát triển như cách thức hiện tại có thể khiến 90% diện tích vùng trọng điểm kinh tế nông nghiệp của Việt Nam, nơi sinh sống của hơn 17 triệu người bị nhấn chìm, kèm theo các tác động to lớn ở cấp độ Quốc gia và toàn cầu”[15].

Một số giải pháp bảo vệ hệ thống cao tốc và ĐBSCL

* Hệ thống cao tốc thực hiện cần có căn cơ thông minh và bền vững theo kiến nghị của GSTS Nguyễn Ngọc Trân, vì thế cần tăng kinh phí cần thiết và lịch trình hợp lý theo chiến lược tổng hợp tối ưu cả hai phương án, cao tốc trên mặt lẫn phương án cao tốc cầu cạn bảo vệ quy luật tự nhiên của đồng bằng. Cầu cạn sẽ tốn kém hơn nhưng giảm thiểu phần lớn và thậm chí tránh được tất cả các tác động xấu của phương án một.

* Thực hiện việc thu gom xử lý và ngăn ngừa nước thải và rác thải gây ô nhiễm sông rạch theo quy hoạch vùng ĐBSCL. Đây là giải pháp hữu hiệu bảo vệ nước mặt, nước ngầm và giảm cả đất lún trước khi ĐBSCL chìm dưới mực nước biển, thêm vào ta có thể bảo vệ hệ thống cao tốc khỏi chìm dưới lũ lụt.

* Lập kế hoạch dùng năng lượng gió và mặt trời cho máy bơm tồn trữ nước ngầm để sử dụng (ASR aquifer storage and recovery). Hai thí điểm ASR đã được chuyên gia Hà Lan và Việt Nam thử nghiệm tại Trà Vinh. ASR kiểm soát được chất lượng nước với tiềm năng nhân rộng [16]. ASR là giải pháp đã được áp dụng thành công ở nhiều lưu vực của thế giới và hiện đang được tận dụng ở California để đối phó với 20 năm hạn hán.  Chọn địa điểm và lịch trình nguồn nước mặt có thể kiểm soát chất lượng được, rồi bơm xuống dự trữ ở các túi nước ngầm, sau lấy lại để dùng sẽ ngăn được mặn xâm lấn, bảo vệ đất khỏi lún dưới nền cao tốc vàan ninh nguồn nước. ASR kể cả ở quy mô lớn, gần như không cần mặt bằng, sử dụng ít thiết bị và dùng ít năng lượng nên độ khả thi kinh tế cao hơn các nhà máy lọc nước thải hay nước biển.

Chúng ta đang đứng trước một công trình xây dựng sẽ biến đổi toàn diện ĐBSCL và ảnh hưởng có tốt có xấu vào vận mệnh của 18 triệu người, chúng ta sẽ mang nợ thế hệ sau nếu bây giờ không đứng ra đặt câu hỏi : Làm sao chuyên gia cố vấn viết báo cáo ĐTM để vận độnghàng chục tỉ USD đầu tư từ ngoài cho quy hoạch cao tốc này nếu không đối phó được các nguy cơ của phương án? Làm sao để dân chấp nhận những món nợ có thể chục tỉ USD đó, nhất là làm sao dân tin tưởng vào chính quyền nếu các quy hoạch quốc gia không được tuân thủ? 

California 19 tháng 4 2023.

KS Phạm Phan Long, P.E.�Chairman, Viet Ecology Foundation

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

FB Matthew NChuong: CÂU CHUYỆN HỒI OA...

 CÂU CHUYỆN HỒI OA... 

* Nguyễn vương (Nguyễn Phước Ánh), sau trận thua tại Rạch Gầm (1785), đã nhanh chóng thâu hồi được toàn bộ vùng GIA ĐỊNH (tức toàn miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long), chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi (từ 1786 đến 1788)! Nhanh chóng không ngờ nổi. Vì sao? 

* "NGƯỜI ĐẸP NHA MÂN"? Suy đoán về vẻ đẹp của con gái Nha Mân, tôi thấy tràn lan mạng này "copy" mạng kia, cho rằng vì nhiều cô gái nơi đây là hậu duệ các cung nữ mà Nguyễn Phước Ánh bỏ lại khi bôn tẩu ghé ngang qua đây (!).

Đây là lối suy đoán hết sức à uôm, cứ lặp đi lặp lại, cũng do không chịu đọc kỹ lịch sử gì hết trơn!

*&*

/1/ Nguyễn Phước Ánh xưng vương vào năm 1780, lúc đó 18 tuổi. Trận thủy chiến Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) diễn ra vào năm 1785, Nguyễn vương (23 tuổi) đại bại, phải bôn tẩu khỏi vùng đất phương Nam.

Trong quá trình bôn tẩu gấp gáp, Nguyễn vương không thể dừng lại ở bất cứ nơi nào đủ lâu, và cũng phải gọn gàng, để lẹ làng trốn khỏi sự truy đuổi gắt gao của quân Tây Sơn.

Theo sử liệu, lúc bôn tẩu, Nguyễn vương chỉ đem theo gia quyến, gồm 5 người: Nguyên phi là Tống Thị Lan,  hoàng tử Cảnh mới 5 tuổi là con trai của Nguyễn vương với Nguyên phi, Nhị phi là Trần Thị Đang, mẹ của Nguyễn vương là Vương mẫu Nguyễn Thị Hoàn, và chị cùng cha khác mẹ với Nguyễn vương là công chúa Ngọc Du.

/2/ Đến đây, xin quí bạn chú ý: DIỄN BIẾN CỦA TƯƠNG QUAN QUYỀN LỰC THAY ĐỔI NHANH CHÓNG ĐẾN KHÔNG NGỜ!

Chỉ qua năm sau, năm 1786, Nguyễn vương đã quay trở lại, với sự hậu thuẫn của nhiều đạo quân tản mác toàn vùng phương Nam được tập hợp lại.

Năm 1787 Nguyễn vương (lúc này 25 tuổi) kéo quân đến đóng bản doanh tại Hồi Oa (tức “Nước Xoáy”), Sa Đéc (sau đổi tên là Long Hưng, hiện nay vẫn giữ tên gọi này, thuộc huyện Lấp Vò) mà bán kính hoạt động gồm luôn Nha Mân…

Từ bản doanh Sa Đéc, cuộc tiến quân gặp nhiều thuận lợi, vào năm sau 1788, Nguyễn vương (26 tuổi) đã lấy lại được Gia Định thành!

/3/ Trong khi dư âm về cuộc đại thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 vẫn còn râm ran, chỉ hai năm ngắn ngủi sau đó (1787) thì Nguyễn Ánh đã sớm trở lại, có mặt nơi vùng Sa Đéc (Nước Xoáy, Nha Mân…).

Do thời gian chuyển biến quyền lực quá nhanh, khiến cho truyền thuyết dân gian dễ bị “nhòe lẫn” khi liên kết sự kiện Nguyễn Ánh có mặt ở Sa Đéc với ... cái “hậu” Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).

Kỳ thực, lúc bôn tẩu (1785) Nguyễn Ánh phải chạy gấp gáp, chỉ đem theo gia quyến vài người mà thôi.

* Điều QUAN TRỌNG NHỨT, cũng là hấp dẫn, nằm ở sự kiện: Nguyễn vương đặt đại bản doanh tại vùng Sa Đéc, Nha Mân là vào năm 1787.

Lúc này, thế và lực của Nguyễn vương bật mạnh trở lại, ông đem theo nhiều văn nhân, võ tướng, trụ lại ở Sa Đéc trong một thời gian dài thủng thẳng hơn (không phải gấp gáp như lúc bôn tẩu), do vậy họ mới có thể kéo theo bầu đoàn thê thiếp.

Đây là một dữ kiện có thực ghi trong sử. Nói là “thê thiếp của Nguyễn vương”, chính xác hơn, cần được hiểu là “thê thiếp của vương triều Nguyễn” (tức gồm cả thê thiếp của một số võ tướng, văn nhân của triều thần phò Nguyễn Phước Ánh). 

Mà như vậy mới đủ nhiều để có thể tạo ra những lớp “nữ nhơn hậu duệ” tại địa phương.  

Những cô gái thuộc “hậu duệ” thê thiếp vương triều Nguyễn, ở Nha Mân, đem lại sức thu hút và niềm cảm khái vinh hạnh! Bởi vì nơi đây “có nhơn hòa, có địa lợi” được bậc vua chúa chọn.

/4/ Sao gọi là "địa lợi, nhơn hòa"? 

Đây là nơi có địa thế thuận lợi cho Nguyễn vương trong việc tiến quân đi các nơi; vùng này đất đai trù phú cho nguồn lương thực, hậu cần dồi dào (“địa lợi”). 

Mặt khác, Nguyễn vương tạo được nhiều thiện cảm và sự hậu thuẫn từ dân chúng, qui tụ được lòng người (“nhơn hòa”). 

Vì sao?

Các thế hệ lưu dân người Việt vô miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long, trải qua bao gian khổ để tạo lập xóm ấp, nhưng họ vẫn chỉ là “kiều ngụ” (ở nhờ) - khi chủ quyền, về danh nghĩa, còn thuộc Chân Lạp. 

Chỉ đến khi các đời chúa Nguyễn xác lập chủ quyền chính thức, lưu dân người Việt mới thực sự làm chủ trên những thửa đất, thửa ruộng đổ mồ hôi sôi nước mắt.

Với tính cách TRỌNG NGHĨA, SỐNG CÓ TRƯỚC CÓ SAU (khinh bỉ thói "ăn cháo đá bát"), người dân vùng châu thổ xem đây là “tấc đất, ngọn rau ơn chúa” mà họ có trách nhiệm trả ơn trả nghĩa cho xứng. 

Nguyễn Phước Ánh chính là hậu duệ của các đời chúa Nguyễn tiền nhơn (mà người dân thọ ơn), thành thử Nguyễn Phước Ánh nhận được sự hậu thuẫn của dân chúng (về người và vật lực), là vì vậy!

* Một số khảo luận, nghiên cứu của một số Đại học tại tpHCM, tại miền Tây - giờ đây - đều thẳng thắn ghi nhận ảnh hưởng sâu rộng của Nguyễn Phước Ánh đối với người dân toàn vùng GIA ĐỊNH trong thế kỷ 18-19. 

(chỉ có những ai "khác máu tanh lòng", không biết yêu biết quí vùng châu thổ thì mới nhắm mắt bịt tai trước SỰ THỰC về mối tương quan gắn bó giữa người dân nơi đây với Nguyễn Phước Ánh) 

----------------------------------------------------------------

Hình ảnh: Cây đa bến Ngự ở vùng Hồi Oa ("Nước Xoáy").

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

Nguyễn Thanh Huy: HẠNH ĐẦU ĐÀ CÓ ĐÁNG LO ?

HẠNH ĐẦU ĐÀ CÓ ĐÁNG LO ?

Từ khi sư Minh Tuệ xuất hiện thì khái niệm “đầu đà” mới được nhiều người biết tới. Cũng phải thôi, vì đại chúng lâu nay có thấy vị sư nào tu như thế đâu. Hai tiếng “đầu đà” bỗng nhiên được bàn luận xôn xao muôn nơi khắp nẻo. 

Có một nhân vật lịch sử, được suy tôn Phật hoàng, đó là vua Trần Nhân Tông (陳仁宗), sinh ngày 7/12/1258 , nhập diệt 14/12/1308.

Ông là bậc minh quân, là một chính trị gia kiệt xuất, là nhà quân sự lỗi lạc, là nhà văn hóa lớn và là nhà thơ tài hoa. Đồng thời ông còn là một thiền sư, nhưng không mấy ai nhớ, ông từng tu theo hạnh đầu đà.

Sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ 3, vua nhường ngôi cho thái tử, xuất gia tu hành, lên núi Yên Tử thiền định, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sau lại đổi thành Trúc Lâm đại sĩ.

Nhắc lại sử để ôn cố tri tân, để thấy rằng xưa cha ông đã làm thì nay càng nên trân trọng, nhất là khi nhân loại đang có nhiều khủng hoảng, suy vi giữa thời mạt thế.

Hạnh tu này không cần phân tích nữa mà chỉ nên tán thán. Ai lựa chọn con đường này, tất yếu, sẽ nhận được sự kính trọng, ngưỡng vọng của tha nhân.

Đạo Phật là một tôn giáo từ bi và trí tuệ, giúp con người biết thương yêu  nhau hơn, giúp con người thoát khỏi những trần lao nơi cõi tạm.

Trong các giáo lý nhà Phật, chữ Duyên là một khái niệm quan trọng. Vì nó chính là sự tiếp nối trong quá trình chuyển từ nhân thành quả. Duyên chính là điều kiện sinh ra vạn pháp. Sự tồn tại của mỗi cá nhân trên đời này cũng nhờ duyên. Do vậy sự có mặt hôm nay của một ông sư tu hạnh đầu đà (học theo lời Đức Phật) chẳng phải cũng do duyên đó sao!

Sư Minh Tuệ xuất hiện với diện mạo và hành trạng là một thân hình còm nhom nhỏ bé, một cái đầu trọc, một bộ y chấp vá và chỉ biết đi bộ, vậy thì có gì đáng lo? Hay chính cái bộ dạng dị hợm này mà toát lên một loại sức mạnh ghê gớm? Hay sự ghê gớm của ông chính từ chỗ ông chẳng có bất cứ thứ gì, từ tiền bạc, ô tô, nhà cửa, ngay cả đến miếng ăn cũng phải đi xin?

Lạ nhi? Thật khó nghĩ cho thông!

Nỗi sợ của con người thực chất là do chúng ta thường làm những việc bất thiện, điều đó nó ám vào tâm trí những lo lắng, bất an. Ngược lại khi con người buông xả và hành thiện thì tự khắc trong tâm an minh.

Sư Minh Tuệ, đời ổng, đã xác định ngay cái thân mạng còn không tiếc nên sư mới chọn cách tu mà hành cái xác đó thôi. Còm cỏi, đen đúa, chai sạn…

Suốt ngày sư đi, đi mấy năm như thế rồi, có làm sao đâu! Vì trên đời này chắc chắn không có một luật pháp nào phi nhân đến độ không cho con người ta tu/ tự tu.

Tu là gì? Là sửa, sửa sao cho con người mình ngày một tốt hơn. 

Đến nay, sư đi, thiên hạ kéo theo, kẻ hiếu kì quay phim chụp ảnh, người lợi dụng làm điều xằng bậy, kẻ u mê cuồng tín lên đồng…

Tất cả những điều ấy sư chắc chắn chẳng mong cầu, vì cái sư cần là những trải nghiệm và sự tĩnh lặng để tu tâm. Nhưng vốn là một hành giả hành thiền nên sư phải cố dằn tâm chế ngự. Sư không trách ai, không giận ai thì đúng ra chúng ta càng phải cảm thông và chia sẻ với ông hơn.

Lẽ ra, với tinh thần từ bi, bác ái của đạo Phật thì sư sẽ nhận được lòng bao dung, che chở từ những người đồng tu, đồng đạo; hoặc họ ở ngôi cao với những phẩm này hàm nọ thì cũng nên có chút lòng bố thí. Đằng này thì…

Sư Minh Tuệ bị tước luôn quyền được làm một tu sĩ (với tư cách là người tu, đệ tử của Thích Ca). Phải chăng theo Phật là một đặc quyền được cấp phát? Hay Đức Phật là độc quyền của riêng ai?

Nhà Phật xưa nay vẫn dạy con người nên biết sám hối để chuộc lỗi lầm, để tâm được an nhiên thanh thản. Đạo Phật cũng luôn dạy kẻ sai đường biết “hồi đầu thị ngạn”.

Vậy, nếu một quyết định vội vàng, thiếu từ bi, phi bác ái; liệu rằng, với tư cách  con Phật “chính danh”, những ai đó có đủ dũng khí mà thành tâm sám hối hay không ?

———

P/s: Tôi vẫn thích gọi “Sư Minh Tuệ”, vì ngôn ngữ là của một cộng đồng. không ai có quyền áp đặt. 

———

Nha Trang, 17/05/2024

Nguyễn Thanh Huy

https://www.facebook.com/share/3zEvDfe7B2mstuc2/?mibextid=oFDknk

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

FB Matthew NChuong: "NHÂN" (Human being) BAO QUÁT, SÂU RỘNG HƠN "DÂN" (Citizen)

Mọi người đều biết đến quyền ứng cử và bầu cử tại Mỹ, từ lá phiếu của người dân, tức thực hiện dân chủ. Nhưng, vì sao tiêu ngữ của nước Mỹ đặt giá trị nền tảng là TỰ DO (Liberty), không ghi "Dân chủ" (Democracy)? 

"NHÂN" (Human being) BAO QUÁT, SÂU RỘNG HƠN "DÂN" (Citizen)

Tiêu ngữ (motto) của nước Mỹ tôn vinh 3 giá trị nền tảng sau: "Liberty" (TỰ DO) - "E Pluribus Unum" ("Từ nhiều nên một", HIỆP NHỨT) - "In God we trust". 

&1&

Vì sao nước Mỹ chọn TỰ DO, không phải "Dân chủ", để làm giá trị cốt lõi? Xin kể một dữ kiện nổi đình nổi đám trong dòng sử Mỹ quốc, qua đó có thể hiểu rõ hơn. 

... Vào năm 1857, trong vụ kiện nổi tiếng Dred Scott với Sandford, Tối cao pháp viện Mỹ với 7 vị chánh ản theo đảng Dân Chủ bỏ phiếu ủng hộ chế độ nô lệ, trong khi chỉ có 2 vị chánh án theo đảng Cộng Hòa phản đối. 

Sự đối kháng này đã dẫn tới cuộc nội chiến. Tổng thống Abraham Lincoln (đảng Cộng Hòa) trở thành bên thắng trận, sau đó, đã ban hành đạo luật giải phóng chế độ nô lệ!

Có lẽ nhiều người sẽ lấy làm khó hiểu tại sao đảng Dân Chủ ủng hộ chế độ nô lệ, vào thế kỷ 19, dường như đi ngược với tôn chỉ "Dân Chủ" thì phải? Ồ, không, vẫn-là-dân-chủ nếu bạn hiểu đúng khái niệm này!

Khác với quân chủ (thẩm quyền quyết định nằm ở nhà vua), thiết chế dân chủ khẳng định thẩm quyền nằm ở các lá phiếu của người dân. Vấn đề ở chỗ: những ai được xem là "dân", nói rõ hơn, những ai được định nghĩa là "công dân"?

Tòa án trong vụ kiện lừng danh nêu trên, khi đó, họ phán quyết: "nô lệ không phải là công dân, họ là tài sản". Những người thủ đắc quyền công dân (ngoại trừ nô lệ vì bị xem là "tài sản"), họ được quyền bỏ phiếu, do đó rõ ràng là quyền làm chủ vẫn thuộc về công dân đó đa! 

Hay nói cách khác, họ đang thực thi dân chủ (chớ đâu phải quân chủ).

Nô lệ, theo quan điểm đảng Dân Chủ (hồi thế kỷ 19), không phải là "Dân".

Đó là chuyện đã qua, thuộc về dĩ vãng. Nhưng, qua đây, để hiểu dân chủ tức là dân làm chủ <=> Vấn đề nằm ở chỗ: những ai thủ đắc vai trò của "dân", về mặt pháp luật những ai thủ đắc "quyền công dân"? Có là "công dân" thì mới làm chủ, còn không phải "công dân" thì khỏi chủ gì hết trơn. 

&2&

Đến đây, cần nhấn mạnh, ngay cả nô lệ hoặc bị tống giam tước quyền "công dân" thì họ vẫn là NGƯỜI, là những con người! 

Mỗi con người ("NHÂN", Human being), trong chúng ta. đều có hai chiều kích:

- chiều kích hàng ngang, còn gọi là "chiều kích xã hội", tương quan giữa con người với nhau trong xã hội/quốc gia;

- chiều kích hàng dọc, tức tương quan với chính mình (suy xét lương tâm) và với những thực tại siêu nhiên, tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng là một hình thái biểu hiện cho chiều kích này).

Theo chiều kích hàng ngang, "NHÂN" trở thành "Dân", mỗi con người khi ấy được hiểu là sinh thế xã hội, sinh thể chính trị. Tức "Dân" là một khía cạnh trong cuộc sống của "NHÂN".

Còn "NHÂN" thì rộng hơn ý niệm "Dân", vì gồm không chỉ chiều kích hàng ngang mà còn cả chiều kích hàng dọc.

Một khi giản lược con người chỉ còn là sinh thể xã hội, sinh thể chính trị (theo chiều kích hàng ngang), "NHÂN" chỉ còn là "Dân" - mà do vậy, tùy bối cảnh chính trị mà ý niệm "Dân" khó tránh khỏi sự thiên lệch, chọn lọc, phân loại theo môi trường giai cấp này kia...

&3&

Mỗi con người cần được nhìn nhận là "NHÂN", nhấn mạnh "Nhân Bản" (nghĩa là "lấy con người là gốc"): con người được nhìn toàn diện cả chiều kích hàng ngang lẫn hàng dọc.

Vậy, đâu là giá trị nền tảng của "NHÂN"? 

Đó chính là TỰ DO (Liberty) mà nhờ đó, phẩm giá con người được tôn trọng và phát triển.

Có TỰ DO (LIBERTY) => ắt sẽ có Dân Chủ (Democracy)

Nhưng có Dân Chủ thì vẫn có thể nô lệ, chưa hoàn toàn Tự Do. 

&4&

Đến đây quí bạn ắt đã tỏ tường vì sao "TỰ DO" (Liberty) được chọn làm một giá trị nền tảng trong tiêu ngữ (motto) của nước Mỹ - gồm cả thảy 3 giá trị. 

Hai giá trị nền tảng còn lại, được đề cao, là: 

* "E PLURIBUS UNUM" - cụm chữ Latin này mang nghĩa "one from many parts", "từ nhiều nên một". Nghĩa là: "HIỆP NHỨT" - mọi người cùng hợp tác làm việc với nhau.

* "IN GOD WE TRUST": minh định nước Mỹ là quốc gia đề cao tầm quan trọng của tôn giáo, của tín ngưỡng.

Chữ "GOD", trong bối cảnh văn hóa thời kỳ lập quốc của nước Mỹ, mang ý nghĩa là "Thiên Chúa", "Đức Chúa Trời".

Theo tiến trình phát triển về sau, câu "In God we trust" được quảng diễn trở thành sự xác tín dựa trên Đức Tin tôn giáo mỗi người.

Vì sao phải nhấn mạnh vào ĐỨC TIN? Vì nếu Đức Tin tôn giáo bị cấm đoán, con người ("Nhân") bị cắt xén chiều kích hàng dọc, giản lược ngay lập tức chỉ còn là "Dân" (chiều kích hàng ngang).

Mà "Dân" thì tùy vào quan niệm của nhà cầm quyền có sự phân loại, "dán nhãn" được phép là "dân" ("công dân") hoặc không, hoặc là "công dân" loại hai, loại ba.v.v...

* Hiện nay người dân Mỹ có đức tin tôn giáo chiếm đến 76,5% dân số. Trong đó:

- Christians (Cơ Đốc nhân Tin Lành, Ki-tô hữu Công giáo...) khoảng 70,6%, 

- Các tôn giáo khác: 5,9%, gồm:

tín đồ Do Thái giáo (Jewish) 1,9%, tín đồ đạo Hồi (Muslim) 0,9%, Phật tử (Buddhist) 0,7%, và nhiều tôn giáo nhỏ khác. 

TÓM LẠI:

Khi nhìn con người là "NHÂN" chớ không chỉ là "Dân", ắt phải đề cao và tôn trọng TỰ DO. Có Tự Do, như vậy, mới bảo đảm được việc thực thi dân chủ ở chiều sâu nhứt.

Gắn liền với TỰ DO (Liberty) là tinh thần HIỆP NHỨT ("E Pluribus Unum") và giá trị ĐỨC TIN (tâm linh) sâu xa cho cuộc hiện hữu của mỗi con người ("In God we trust").

Ba 3 giá trị nền tảng: 

LIBERTY - "E PLURIBUS UNUM" - "IN GOD WE TRUST".

Tức: TỰ DO - HIỆP NHỨT - ĐỨC TIN.

Theo Facebook Matthew NChuong

----------------------------------------------------------------

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

FB Hồ Phương Trinh: MÙA HẠN của người nông dân.

MÙA HẠN của người nông dân.

Người nông dân ở đây là tui đó. 

Mấy hôm nay lo viết chuyện hạn, mặn, lũ chung chung thì bây giờ viết chuyện của mình đây.

Vùng tứ giác Long Xuyên có bốn góc : phía bắc là Châu Đốc, đông là Long Xuyên, nam là Rạch Giá và tây là Hà Tiên. Bốn cạnh là: cạnh Châu Đốc Long Xuyên là sông Hậu, cạnh Long Xuyên Rạch Giá là kinh đào Thoại Hà, cạnh Rạch Giá Hà Tiên là kinh đào Rạch Giá Hà Tiên, cạnh Hà Tiên Châu Đốc là kinh đào Vĩnh Tế. Các con kinh này được đào từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp.

Người nông dân ở mé sát sông Hậu. Mỗi năm vùng tứ giác bị ngập nước ba, bốn tháng. Ngập không phải vì đất thấp, đất ở đây cao hơn vùng ven biển Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu v.v... 

Nước ngập là vì mùa lũ của sông Mekong lượng nước quá nhiều dòng sông không chảy kịp nên nước tràn bờ gây ngập, mà nước tràn dâng từ từ, nếu nhà ai sàn hơi thấp hay lẫm lúa nào hơi thấp mà sợ ngập thì người ta có hẳn 1-2 tháng để kê dọn.

Vì sao các dòng sông lớn như sông Hoàng Hà, Dương Tử (TQ), sông Hồng VN khi lũ về thì nước dâng đột ngột cuốn trôi mọi thứ, và khi nước rút thì để lại cảnh tan hoang nhưng lũ sông Mekong thì lại hiền hòa, dâng từ từ rút từ từ, chẳng cuốn trôi cái gì. Lũ sông Mekong lên xuống có quy luật thời gian chứ không bất ngờ, chỉ có mực nước cao thấp tùy năm.

Sông Mekong nhờ có Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia chứa nước trong mùa lũ nên dòng lũ chảy về sông Tiền sông Hậu trở nên hiền hòa và có quy luật.

Khi nước dâng lên thì cả vùng tứ giác chìm trong nước 2-4m. Khi nước rút thì vì không phải đất thấp nên nước tự động rút ra kinh, rạch sông, và đất cạn khô luôn. Ngày xưa, trước khi Pháp đào hệ thống kinh dẫn nước thì vùng tứ giác trong mùa khô hạn không thể trồng cấy vì không có nước tưới. 

Thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ đã đào hệ thống kinh như bàn cờ trong vùng này để đưa nước vào ruộng, làm cho vùng này được khai phá và trở nên trù phú. Nông dân làm một vụ lúa một vụ màu. Đậu xanh Long Xuyên rất nổi tiếng chắc nhiều người biết?

Đất của người nông dân này trong vùng tứ giác, phía cạnh sông Hậu, gần Châu Đốc. Cách nay 30 năm thì mùa nước nổi nhìn ra phía sau nhà là đồng nước mênh mông, các con kinh dẫn nước chìm dưới nước, chỉ nhận ra nhờ các cây ven bờ kinh. Người nông dân muốn chăn nuôi nên đã đào đắp miếng đất của mình để mùa nước nổi không bị ngập. Đó là lý do người nông dân có miếng vườn giữa xứ ruộng vậy.

Đất cao không bị ngập thì phải cao hơn mặt ruộng 2 mét. Mùa hạn này thì đất lại quá cao. Các con kinh thông lưu dẫn nước tưới ruộng thì phải bơm nước lên ruộng, đắp bờ giữ nước mới trồng lúa nước được. Miếng vườn của người nông dân không có mương liếp như miệt vườn, lại quá cao so với mặt ruộng nên càng bị thiếu nước.

Tuy có cái hầm (ao) nước nhưng muốn tưới cây phải bơm lên. Mà vườn thì trồng cây tùm lum không cần thu hoạch kiếm tiền nên người nông dân không tưới luôn.

Giờ cuối mùa hạn xem lại thì thấy:

- Cây dừa, cây cau chịu hạn rất dở. Người nông dân vì nhớ quê ở Bến Tre nên trồng dừa trồng cau. Mấy cây dừa trồng ở bậc thềm của hầm, tức thấp hơn mặt vườn 1m mà cũng bị xơ xác héo hon.

-Cây so đũa vẫn cho bông trong suốt mùa hạn. Cây này chịu hạn xuất sắc.

- Cây me vẫn xanh tốt, ra lá non. Cây me chịu hạn tốt mà chịu ngập 3-4 tháng cũng không sao.

- Cây mai: toàn bộ vườn mai rụng hết lá, đang có nụ chi chít, một vài cây đã nở bông, kết trái. Nếu mưa đầu mùa đổ xuống nay mai thì vườn mai sẽ nở tưng bừng.

- Cây sake chịu hạn dở ẹt. Người nông dân ưu tiên tưới nó suốt mùa mà nó vẫn héo hon, tuy không chết.

- Cây chuối chịu đựng suốt mùa, nhiều cây lá vàng khô héo nhưng không chết. Một số cây vẫn đang có trái.

- Cây ổi, bưởi, đu đủ thì tưới cầm chừng. Chỉ đu đủ là có trái suốt, rất ngọt.

Tóm lại là đất vùng tứ giác Long Xuyên không có thấp. Ai đó nghe vùng này bị ngập 3-4 tháng tưởng nó thấp là không đúng đâu.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

Nguyễn Gia Việt - Miền Tây: Lòng người và sự khắc nghiệt

 Miền Tây: Lòng người và sự khắc nghiệt

<Nguyễn Gia Việt>

"Qua hỏi chú em mày?Tới nước mà không có để uống, để tắm, để giặt đồ thì nhắm Miền Tây còn cái gì để gọi là tồn tại?"

Một ông già nói.

Tự dưng giựt mình! Thiếu nước là cái gần đây. Vùng châu thổ Cửu Long là vùng có trẻ em bỏ học cao nhứt nước, trẻ em Miền Tây cũng không được thụ hưởng giáo dục tốt bằng các vùng khác

Trong 10 người dân Miền Tây chỉ có 1 người là tốt nghiệp cấp 3, nơi này có người  ly hương cao nhứt VN.

Chúng ta đau lòng khi biết rằng vùng châu thổ Cửu Long có "thành tích" giáo dục như sau: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 94,2%, thấp hơn bình quân cả nước (95,8%) và thấp nhứt nước, chỉ trên ...Tây Nguyên (91,3%)

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp THPT trong cả nước là 17,3%. Tỷ lệ này ở ĐBSCL chỉ là 11,3%, thấp nhứt cả nước.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong cả nước là 19,2%. Tỷ lệ này ở, ĐBSCL chỉ là 9,7%, thấp nhứt cả nước.

Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường trong cả nước là 8,3%. Tỷ lệ này ở ĐBSCL là 13,3%, cao nhứt cả nước, đồng hạng với ... Tây Nguyên.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ dân số được đào tạo từ đại học trở lên thấp nhứt, chiếm 5,2%.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ dân số đã qua đào tạo cao nhứt cả nước, cứ 100 người từ 15 tuổi trở lên thì gần 28 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Trẻ em, tương lai của Miền Tây cũng không được thụ hưởng giáo dục tốt bằng các vùng khác.

Học sinh Miền Tây bỏ học nhiều gấp 3 cả nước.

Miền Tây thân yêu của chúng ta dẫn đầu cả nước về bỏ học và ly hương, tha phương cầu thực.

Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2019, Đồng bằng sông Cửu Long là ly hương cao nhứt nước,trong 1000 người dân Miền Tây thì có 22 người ly hương tha phương cầu thực.

Số dân Miền Tây rời quê ra đi ly hương trong 10 năm qua hơn 1,3 triệu người, lớn hơn dân số một tỉnh trong vùng.

Sông ngày càng ô nhiễm, nước không về, mặn xâm nhập sâu , rồi ruộng đồng khô cháy, nước uống không có đủ, miếng ăn khó tìm, lại không biết làm gì ra tiền sống ở quê, thế là họ ly hương, nhà cửa đóng hết, xóm làng vắng tiếng người tiếng chó.

Sản xuất, cung cấp lương thực, vựa lúa, giữ an ninh lương thực (54%) cho VN nhưng nhiều dân Miền Tây đong gạo lon gạo lít, ba bốn đời ăn nhờ ở đậu.

Nhớ hồi xưa còn lũ tràn đồng thì chánh quyền làm đê bao bọc ngăn nước để làm vụ 4, hậu quả đồng ruộng bạc màu đầy thuốc xịt rầy, nước tràn về đô thị ngập mút mùa. Và giờ khô hạn thì khô queo.

Theo Tạp chí khoa học Nature Communications, khu vực hạ nguồn sông Mê Kông - thực tế chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8m, chênh lệch gần 2m so với các dữ liệu vệ tinh thường được nêu ra, vốn không chính xác khi ước lượng cao độ thẳng của các khu vực trũng (2,6m).

Với tốc độ chìm như hiện nay trong 57 năm tới nước biển sẽ “xóa” khoảng cách 0,8m này, đồng nghĩa số người dân chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng ở ĐBSCL tăng gấp đôi so với dự báo trước đó.

Nay mai dòng tộc Hun của Hun Sen làm kinh Phù Nam Techo là coi như gần như đánh trống khai tử Miền Tây.

Hết lễ, nhìn dòng xe sáng rực trên quốc lộ hướng về Sài Gòn, Bình Dương mà buồn. Cách đây mấy ngày thì đông nghẹt hướng về Miền Tây. Đó là tha hương, tha phương cầu thực, Biết tới chừng nào người Miền Tây có thể sống được trên quê hương mình?

Bạn có bao giờ bước chưn qua khu "mới" như Bình Tân, Bình Chánh miệt Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc, Đa Phước...và bước vô một ma trận hẻm nhà  trọ của công nhân, người lao động chưa?

Những khu nhà trọ thấp lè tè nóng nực nằm vắt mình bên những con kinh ,con mương nước đen thùi lùi hôi rình là nơi tập trung nhiều công nhân xa xứ gửi thân trong những dãy nhà trọ tồi tàn đó.

Tiền nào của đó,mướn phòng trong nội thành thì mắc, muốn rẻ mời ra ngoại thành, khu gần rác, gần kinh thúi càng rẻ hơn, hợp với đồng lương.

Có dãy nhà trọ hơn 10 căn phòng, mỗi căn phòng chỉ 7m2 nhưng có đến 5 tới 6 công nhân tá túc và chỉ có một cái cầu tiêu, một cái nhà tắm. Sáng sớm đứng sắp hàng để làm cái nhiệm vụ "xả" trước khi vào nhà  máy.

Rồi ăn uống thì mua sơ sịa ngoài chợ công nhân bó rau, con cá ươn ịch, miếng tàu hủ mỏng dánh, quơ vài đũa cho xong bữa.

Vậy mà họ cũng lấy vợ lấy chồng, sanh con và những em bé cũng lớn lên trong những khu nhà trọ đó. Sanh đời con tiếp tục để làm nhiệm vụ vinh quang là oằn lưng ra làm culi tiếp tục nuôi sống những chánh sách tốt đẹp trên tivi của nhà cầm quyền.

Nhà trọ công nhân không mơ mộng như "gác trọ" của Mạnh Phát đâu, làm gì có cảnh "Gửi hồn chìm vào đôi mắt. Ái ân chưa tròn để ngàn đời nhớ nhau"? Ở đó chỉ có tiếng các ông nhậu nhẹt, tiếng karaoke kẹo kéo lè nhè, ầm ầm và tiếng cự nự, chửi thề, xong ...hết.

Nhớ ông Lam Phương có bài nhạc si tình về một người tha phương ra nước ngoài:

"Hồn theo làn khói về nơi mộng mơ.

Chim non mỏi cánh tung gió chơi vơi.

Thẫn thờ nghe tiếng chuông ban chiều,

ngỡ rằng câu hát mỹ miều

vì đời mình chỉ biết cô liêu"

Nhưng cái kiếp tha hương của người Miền Tây ngày nay không có đẹp như vậy đâu.

Người Miền Tây ly hương tìm cơ hội thoát nghèo. Họ ra đi bỏ lại những mỹ từ về "vùng đất trù phú bậc nhứt" và những những con số kinh khủng.

Miền Tây thân yêu của chúng ta dẫn đầu cả nước về bán vé số , chúng ta có một hệ thống các công ty vé số ngàn tỷ , phát triểnnhứt nước.

Nhiều người thốt lên "Ở đây có cả nền kinh tế vé số”

Miền Tây - thủ phủ vé số cả nước, người dân dồn tiền mua vé số mong đổi đời, cách duy nhứt thoát nghèo, người bán vé số đông nhứt và học trò bỏ học đi bán vé số.

Nhìn qua những cái "nền" cho tương lai sự phát triển thì Miền Tây đội sổ, nói kiểu ông bà mình là "bù trất! chết tía mày rồi con ơi!" 

Chúng ta có văn hiến, có nét riêng, có đồng bằng nhưng không có số phận, thời thế, hình như thận phận nó là vậy!

Mọi thứ là con người. (Khi viết bài này một lát chắc chắn sẽ có nhiều bạn xưng là dân Miền Tây vào chửi với lý do Miền Tây rất giàu đẹp, no ấm, sao lại nói kiểu kỳ cục như vậy?) 

Câu hò, điệu lý, những chiều hoàng hôn ở Miền Tây buồn rười rượi.

Người Phương Nam hịch hạp, trượng nghĩa, nghèo vậy nhưng nghe ngoài đâu đó có chuyện là vét nồi vét khạp thuê xe chạy ra cứu trợ rất hồn nhiên, cứu "trái cây" miền khác cũng rât vô tư và cũng không dám nghĩ  ngược lại rằng "Mốt Miền Tây bị đói, hạn mặn thì đồng bào đâu đó  có mướn xe chạy vô cứu đồng bào Miền Tây không? một gói mì tôm cũng đặng"    

Câu vọng cổ buồn xổ từ ngọn cây tới gốc cây, khói chiều cũng hổng thể nào vui

Miền Tây quê chúng ta, ở vài nơi nào đó có những bà già có mơ ước rất đơn sơ kiểu "Ngoại giờ có ước muốn gì ngoại?". 

Trả lời:

-"Ngoại không mong gì nhiều, chỉ thèm có nước mát tắm một bữa đã đời rồi chết cũng an lòng!" 

Miền Tây ơi là Miền Tây! Sao ngày càng tệ hệ vậy?

Thực trạng này là do Ông Trời phải không?