Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2024

Luật sư Lê Công Định : Tiến sĩ Võ Phúc Tùng

Nhân vấn nạn tiến sĩ chùa gần đây, xin đăng lại bài viết năm 2014 về người thầy tôn kính đã khuất của tôi, Tiến sĩ Võ Phúc Tùng, để thấy học thuật ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau thế nào.

----------------------

Tiến sĩ Võ Phúc Tùng

Tôi nghĩ ai trong đời cũng đều có một người thầy mình quý trọng nhất. Trong học trình từ lúc niên thiếu đến tận bây giờ, tôi may mắn gặp nhiều người thầy xuất sắc, song dấu ấn lớn để lại trên sự nghiệp của tôi có lẽ là từ Tiến sĩ Võ Phúc Tùng. 

Tôi gặp thầy khi đã tốt nghiệp cử nhân luật ở trường Đại học Pháp lý Hà Nội, nhưng kiến thức lãnh hội nơi đó luôn làm tôi ngờ vực, bởi các thầy cô đứng lớp hầu hết chỉ vừa tốt nghiệp cử nhân, mà kiến thức của họ chỉ loay hoay như gà mắc tóc trong những quan niệm luật pháp học từ các trường luật Liên Sô và các nước XHCN Đông Âu mà thôi.

Thực tế đã minh chứng các quan niệm luật pháp được xây dựng trên chủ thuyết Marx-Lenin chỉ còn tìm thấy ngày nay ở sọt rác lịch sử, bởi chúng không chỉ lầm lạc mà còn sáo rỗng. Đáng thương cho những trường luật nào trên trái đất này vẫn còn ngày đêm gõ mõ tụng mớ kinh mụ mị đó. Bởi thế, mỗi khi nghe nói ai là “tiến sĩ luật XHCN”, tôi đều tránh bàn về học thuật với họ, vì không muốn báng bổ công trình học hành của mình.

Thầy Võ Phúc Tùng hoàn thành chương trình cử nhân, cao học và tiến sĩ môn tư pháp tại Đại học Luật khoa Sài Gòn. Thầy là người cuối cùng được trao văn bằng Tiến sĩ tại Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 22/4/1975, khi ngoài cửa ngỏ Sài Gòn quân đội đang chuẩn bị trận đánh tử thủ. Do chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ của thầy vừa công phu vừa kéo dài, nên thầy đã được bổ nhiệm làm giảng sư trong nhiều năm trước đó tại các Đại học Luật khoa Sài Gòn, Đại học Luật khoa Cần Thơ và Học viện Quốc gia Hành chánh.

Đề tài luận án tiến sĩ luật của Tiến sĩ Võ Phúc Tùng là “Les droits de la personne humaine sur son corps” (Quyền của con người trên thân thể của mình), được viết và đệ trình bằng tiếng Pháp trước một hội đồng giám khảo gồm các vị giáo sư luật trứ danh của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là một đề tài rất khó trong lĩnh vực tư pháp (droit privé). 

Điều làm tôi kinh ngạc là mãi đến tháng 11/1993 tại Pháp mới có một luận án tiến sĩ luật khác được viết hoàn tất và đệ trình bởi một học giả Pháp là bà Irma Arnoux, với tựa đề hoàn toàn tương tự bản luận án của Tiến sĩ Võ Phúc Tùng, là “Les droits de l’être humain sur son corps” (trong tiếng Pháp, “la personne humaine” và “l’être humain” đồng nghĩa với nhau). 

Cả hai học giả đều xác định, phân tích và giải quyết thành công những vấn đề pháp lý tương tự nhau, nhưng thầy tôi đi trước bà Arnoux hơn 18 năm. Nói như vậy để thấy rằng, nền luật pháp và hệ thống học thuật làm nền tảng cho nó tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đã rất phát triển và hoàn toàn có thể sánh vai với bất kỳ hệ thống luật pháp Tây phương hiện đại nào đương thời. Tiếc thay, sau gần 40 năm kể từ ngày đó, ở Việt Nam bây giờ người ta vẫn cứ loay hoay với bao chương trình “cải cách tư pháp”, mà vẫn chưa thấy cách nào để cải!

Sau năm 1975, trường luật Sài Gòn bị giải tán, thầy tôi trở thành giảng viên môn Pháp văn kinh tế tại Đại học Kinh tế TPHCM cho đến năm 1984. Do chán ngán với lối giảng dạy tại đại học Việt Nam bấy giờ, thầy tôi bỏ dạy ra ngoài sửa đồng hồ kiếm sống và nuôi đàn con thơ sau này đều thành đạt. Nhắc lại chuyện bi hài ấy, thầy thường nói với tôi: “Học đến bậc tiến sĩ ngày xưa khó khăn như vậy mà tôi còn thành công, huống chi làm những việc tay chân lặt vặt để sống qua ngày!” Câu nói đó là bài học tôi mang theo đến tận hôm nay.

Vài năm sau, thầy chuyển sang dạy kèm Pháp văn tại tư gia. Nhờ vậy, năm 1991 tôi có cơ duyên gặp và theo học thầy môn Pháp văn. Dù tôi đã học tiếng Pháp từ nhỏ và có chút căn bản vững vàng, thầy Tùng vẫn yêu cầu tôi học lại từ đầu với quyển sách “Cours de langue et de civilisation francaises” của tác giả Mauger. Từ quyển sách căn bản đó, thầy chuyển dần sang những sách văn chương Pháp thế kỷ 18 và 19. Chính thầy đã mở ra cho tôi bầu trời văn chương Pháp tuyệt đẹp mà tôi vẫn còn giữ thói quen đọc đến ngày nay. 

Cũng từ năm 1991 tôi theo học văn bằng cử nhân thứ hai tại Khoa Luật của Đại học Tổng hợp, nơi Tiến Sĩ Võ Phúc Tùng được mời giảng các môn luật căn bản và nâng cao. Năm 1994, thầy bắt đầu dạy riêng cho tôi tại nhà các môn luật học vốn được giảng tại ban cử nhân của các trường luật Pháp. Thầy trò dạy và học với nhau bằng tiếng Pháp. 

Chính quãng thời gian này đã ghi đậm dấu ấn của thầy trên con đường học thuật của tôi. Nhờ đó mà khi sang Pháp học chương trình cao học luật tại Đại học Panthéon-Assas (Paris 2) vào năm 1998 tôi đã không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Ngày đến chào từ biệt thầy Võ Phúc Tùng để đi Pháp học, thầy dặn tôi nhớ ghi danh các khóa giảng về triết học ở Paris, vì triết lý là nền tảng của luật pháp. Thầy bảo, “nếu chỉ làm luật sư kiếm tiền, anh không cần học triết, nhưng tôi biết anh muốn thay đổi hệ thống luật pháp này, nên tôi khuyên anh phải học thêm triết học ở Tây phương, vì nền tảng triết học sai lầm sẽ làm sụp đổ tòa lâu đài pháp lý.” 

Lời dạy đó của thầy mãi mãi tôi không được phép quên. Thầy còn nói, “anh là người học trò tôi ưng ý và tự hào nhất, mai này anh thành công, tôi sẽ được người đời nhớ vì “danh sư xuất cao đồ”, ráng mà giúp nước!” Tôi xin thầy tấm hình, trong đó Giáo sư Vũ Văn Mẫu khoác trên người thầy tôi áo mão của vị tiến sĩ mới khi thầy vừa nhận văn bằng Tiến sĩ luật năm 1975. Tôi giải thích, “con sẽ nhìn hình thầy mà làm gương để cố gắng học hành nơi xứ người.” 

Chuyện như mới vừa hôm qua song đã tròn 16 năm, từ ngày 20/11/1998. Dù về sau tôi có dịp gặp gỡ và học với nhiều vị giáo sư danh tiếng ở các đại học Pháp và Mỹ, song thầy Võ Phúc Tùng vẫn mãi là bậc thầy tôi tôn kính nhất, vì thầy đã mở ra cho tôi nhiều chân trời phía trước.

-Lê Công Định-

Đỗ Trí Hùng :  CÂY MƠ ƯỚC

 CÂY MƠ ƯỚC

<Đỗ Trí Hùng>

1 – Cô em tôi mới tậu được quả chồng đẹp trai sáu múi, cao mét tám, sự nghiệp thành đạt, xèng nong sung túc, đã thế lại yêu chiều vợ như chiều bà hoàng. Em tôi đắc ý lắm, lúc nào miệng cũng cười hớn hở…

Bỗng một hôm em tìm đến tôi, vẻ lo lắng thất thần. Tôi hỏi có chuyện gì, em kể chồng em đi công tác nước ngoài, những nửa tháng,  và em đang cảm thấy bất an, cứ sợ hãi mơ hồ. Em kể, đêm qua em nằm mơ thấy anh ấy hức hức hu hu, hu hu hức hức… 

Tôi phải trấn an một hồi em mới nén cơn nức nở rồi kể rằng em mơ thấy chồng em phản bội em, đang ngủ với con khác rất xinh, trong khách sạn.

Tôi bảo được rồi, giờ thì nghe chuyện của anh đã, là chuyện trong kinh Upanisat bất hủ, chuyện của các nhà hiền triết Ấn độ cổ đại.

Chuyện như sau.

2 - Có người đàn ông nghèo đói lang thang, vô gia cư, không bạn bè tất nhiên không vợ con, rất chán. 

Rồi một ngày anh đến một khu rừng, tìm gốc cây to ngồi nghỉ, anh trở nên trầm ngâm. Một làn gió nhẹ thổi tới từ miền xa thẳm, anh chợt thư thái lâng lâng và thấy khu rừng thật đẹp, anh bỗng buột miệng “ Giá có cô bạn gái xinh xinh ngồi bên để tận hưởng cảnh này và ta có thể … sờ bim bim nàng, thì ta sẽ hạnh phúc biết bao”

Lập tức bên anh một cô gái đẹp hiện ra, mỉm cười ngồi xuống bên anh, rồi hai bên giao lưu, anh thấy vô cùng mãn nguyện.

Anh không hề biết anh đã ngồi đúng gốc cây mơ ước, tựa như thần đèn của Aladin bên Ả rập, anh cứ ước gì là có ngay, nói cách khác, ai tình cờ ngồi dưới gốc cây này thì mọi mơ ước đều thành hiện thực.

Anh chàng lang thang lúc này bỗng dưng có bạn gái xinh quá, vú bím đều đẹp quá, bèn thốt lên “ Ôi giá như hai chúng mình có căn hộ hai phòng ngủ, phòng khách đẹp và toalet hiện đại, đầy đủ tiện nghi, chúng mình sẽ giao hợp từ trong phòng ngủ ra phòng khách rồi xuống bếp giao hợp tiếp…”

Lập tức căn hộ hiện ra đúng như anh mong muốn.

Và anh cùng bạn gái vào căn hộ đó sống, lại trò chuyện, lại âu yếm, lại giao hoan từ phòng khách đến phòng ngủ rồi nhà bếp.

Sau một hồi thỏa mãn, anh lại thốt lên “ Mình sống trong căn nhà này mà chả có gì cả, khác chi người nghèo phải không em? Anh muốn mình như ông bà hoàng, có hai người hầu, có đầu bếp riêng, tiền thì đầy tài khoản…”

Lập tức có ngay hai osin đến dọn dẹp căn hộ, và một đầu bếp sẵn sàng phục vụ.

Anh khoái quá ra lệnh luôn “ Hãy sáng tác vài món thật ngon để ta và phu nhân thưởng thức, lấy năng lượng giao hợp tiếp”

Lập tức đầu bếp chế tác một mâm sơn hào hải vị, ngon không kém gì ông em Hà béo sáng tác bữa nhậu khánh thành dinh thự của tôi…

Ăn hốc một hồi, lại giao hợp một hồi, anh chàng thấy quá ư thỏa mãn, bèn nghĩ “Điều gì đang xảy ra đây, ta muốn có vợ đẹp ta có ngay, ta muốn có nhà to, cũng có, và ta muốn ăn ngon, cũng có luôn, sao lại kỳ lạ đến thế nhỉ, hẳn quanh đây phải có một Con Quỉ…”

Lập tức xuất hiện một con quỉ mồm rộng ngoác, lưới đỏ lòm và trong khi anh chàng kia chưa kịp định thần thì con quỉ đã dùng lưỡi cuốn anh ta đưa vào miệng, nuốt chửng…

Anh chàng nọ đã ngỏm củ tỏi!

3 – Bài học ở đây là gì?

Chúng ta luôn mắc kẹt trong những giấc mơ hay trí tưởng tượng của mình. 

Nếu ta nghĩ hay mơ về những điều tốt lành thì sự tốt lành sẽ đến, suy ra, nếu ta mơ về ma quỉ thì ma quỉ cũng sẽ xuất hiện, vậy tại sao ta không suy nghĩ hay mong muốn những điều tốt, mà cứ rẽ sang những điều xấu làm gì?

Và, điều này mới là sự minh triết, là tinh túy của môn triết học thâm sâu từ xử xở có rất nhiều guru mặc dù bò toàn thả rông và ỉa bậy đầy đường, đó là, cái CÂY MONG ƯỚC mọc ngay trong trái tim ta.

Bởi vậy, nếu ta mong ước trở thành bác sĩ thì một ngày ta sẽ thành bác sĩ, nếu ta mong ước trở thành sư TMT thì một ngày ta sẽ trở thành như vị ấy… 

Và nếu ta cứ nghĩ có con quỉ, thì con quỉ sẽ đến sớm thôi!

4 – Em tôi như hiểu ra, bèn chùi nước mắt và nhoẻn miệng cười. Tôi bảo, hãy nghĩ những gì tốt đẹp về chồng mình, vì chính ý nghĩ sẽ làm em hạnh phúc. Còn nghĩ những điều tệ hại, thì … em trải nghiệm rồi, tự em làm hại mình thôi…

Cả đêm mất ngủ hoang mang rồi khóc lóc như con điên, có khi bỏ ăn sinh ốm, chỉ vì những thứ tự mình hư cấu ra…

Ảnh mình họa để tìm đã

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2024

Nguyễn Lê Anh: Khi mình có cảm giác là người có ích.

(Lời người đọc: Mình thấy có 1 ý tác giả coi tôn giáo và những người lãnh đạo tôn giáo lợi dụng đức tin của dân chúng để dễ bề cai trị là như nhau. Mình coi tôn giáo và người lãnh đạo tôn giáo là khác nhau. Lịch sử Việt Nam mới gần đây các lãnh đạo Phật Giáo ở Miền Nam đã góp phần lớn làm sụp đổ 1 Quốc Gia !... Cám ơn tác giả vì bài viết có nhiều ý hay !)

Khi mình có cảm giác là người có ích.

Tôi nhập ngũ năm 1972, ngay khi máy bay B52 ném bom xuống Hà Nội và có tới gần 20 năm trong quân ngũ. Đa phần học sinh sinh viên nhập ngũ năm 1972 bị chết.

Tôi đứng trên bục giảng rất nhiều trường đại học, và dạy nhiều môn, dạy nhiều năm. Gặp lại sinh viên, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc. Tôi tự hiểu tôi hoàn thành trách nhiệm của một công dân bình thường. Tuy vậy, tôi vẫn muốn làm được một điều gì vì tôi nghĩ là tôi cần phải như vậy.

Khi còn nhỏ tôi muốn hiểu biết về thế giới. Tôi đặt cho mình thách thức, tôi cần phải biết tất cả mọi thứ mà loài người đã biết, biết tất cả mọi thứ trên đời này, từ hai con kiến nó giao tiếp ra sao, cho tới vật chất biến đổi thế nào. Cuộc sống những năm trước rất khó khăn. Đói mà nhiều khi phải đạp xe tới 50km để đi dạy. Tôi vẫn dành tất cả thời gian vào việc đọc và nghiên cứu. Cấu trúc quyền lực khoa học của Việt Nam rất khốn nạn. Do không có tiêu chí đánh giá hiệu quả mà các cơ quan khoa học thực chất chỉ là bầu sữa cho một số bè nhóm. Càng nhiều những kẻ khôn lỏi càng nhiều áp lực đè lên con người. Rồi thì sự ngu xuẩn trong giới giáo viên các trường đại học.

Cuối cùng thì tôi cũng thoát ra được. Thời gian tuổi trẻ cũng chả còn. Tôi tự hỏi, mình có còn dám thực hiện mơ ước tuổi trẻ không? Tôi lên kế hoạch tìm cách chống lại việc trí nhớ bị giảm sút do lão hóa. (Kế hoạch của tôi tốt đến mức, ngoài toán và lý.., tôi nhớ tất cả mọi sự kiện lịch sử cũng như khảo cổ và các khoa học liên quan). Tôi lên kế hoạch tìm đọc và hệ thống lại kiến thức. Rất may là có mạng Internet, tôi bắt đầu phân loại kiến thức về vật lý và tìm cách hiểu ngay cả các suy nghĩ của các nhà vật lý lớn khi họ tìm ra các phát minh. Tôi cần phải bắt chước họ. Nền tảng kiến thức toán của tôi rất tốt, những gì đọc mà không hiểu tôi theo dõi các tính toán của các nhà vật lý. Nếu từ các tính toán toán học mà vẫn không hiểu tôi đọc ngược mã nguồn của Mathematica.

Tôi lọ mọ để hiểu thật rõ sự việc. Chắc chắn chả có ai làm như vậy.

Sự việc thật bất ngờ là Nam Nguyen viết một tút về chiếc máy bay МИГ 21 У của phi công Yuri Poyakov và Công Phương Thảo. Chiếc máy bay bị mất tích từ ngày 30/4/1971. Binh chủng Phòng Không Không Quân đã cho tìm 2 lần mà không thấy. Sau khi tính toán chi tiết khả năng đường bay có thể và hình dung phản ứng của các phi công, tôi đã thuê nhóm người dẫn đường đi vào khu vực. Kết quả là đã tìm thấy mảnh của chiếc máy bay МИГ 21У này. Các bạn đừng nghĩ việc tìm là may mắn, không ai có thể gặp may khi đi vào rừng rậm nhiệt đới để tìm được một mảnh máy bay đã bị mất tích tới 50 năm. Không có các tính toán và suy luận thật sự tốt, các bạn không thể tìm được.

Tuy nhiên tôi chỉ quan niệm đấy là nghĩa vụ của một quân nhân với đồng đội. Tôi không suy nghĩ gì hơn. Tôi cần phải sống có trách nhiệm.

Ngày ngồi tâm sự về quá trình đi tìm mảnh máy bay МИГ 21У, tôi có biết anh Công. Anh Công nghiên cứu về đình đền chùa. Tôi dùng xe máy chở anh ấy đi. Đến nơi thì anh ấy chụp ảnh, tôi thì tìm chỗ nào mát nằm ngủ. Thế rồi có lần anh ấy dẫn tôi tới một ngôi chùa ở Cống Mọc. Anh ấy chỉ cho tôi một cái miếu ở góc chùa và nói nơi ấy có mộ của hai nữ tướng của Bà Trưng. Tôi không phản ứng lại, mà nghĩ anh ấy bị tâm thần hoang tưởng, bởi tôi luôn cho Bà Trưng là sự kiện bịa để giáo dục lòng yêu nước. Dần dần tôi tìm cách phản biện. Tôi đi tìm hiểu lịch sử hình thành đồng bằng Bắc Bộ, hình thành các con sông. Tôi cố gắng tìm hiểu lịch sử do các nhà sử học "lỗi lạc" kiểu như Trần Quốc Vượng, Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Lê, Hán văn Khẩn... viết ra. Tôi đọc và thấy có điều gì đấy bó buộc khả năng nhận biết sự thật và gây ra cảm giác lịch sử là theo ông này hay ông kia trong số 4 ông "Tứ Trụ" này. Tôi đi đặt vấn đề truy tìm lịch sử đúng.

Tôi cần phải có định nghĩa thế nào là lịch sử và thế nào là đúng. Dựa trên quan niệm dân tộc được xác định qua văn hóa. Tôi đưa ra phạm trù lịch sử dân tộc. Tôi xây dựng mô hình hình thành ra dân tộc Kinh. Dựa vào khái niệm này để lội ngược dòng.

"Lịch sử dân tộc là hệ thống niềm tin không gây ra mâu thuẫn với tất cả các quy luật khách quan, tiệm cận tốt nhất tới các sự kiện của dân tộc chứa trong cổ thư, giải thích được các sự kiện có trong dã sử và hệ thống tâm linh đình đền chùa, và là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển trong tương lai của dân tộc."

Với định nghĩa thế này, tôi đã ném tất cả Trần Quốc Vượng, Hoàng Xuân Hãn, Phan Huy Lê, Hán văn Khẩn vào sọt rác.

Tôi còn nhớ, đã có lúc ao ước đọc hiểu "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư", có lúc mơ ước đọc hiểu "Thủy Kinh Chú", đọc hiểu cổ sử Trung Quốc... Thế rồi nay, chẳng những tôi đã đọc hiểu mà còn hiểu những gì ẩn đằng sau tất cả những câu từ ở đấy. Tôi đã tìm được bằng chứng khách quan về việc Mã Viện tiến quân đánh Bà Trưng. Tôi cũng khôi phục lại được bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam vào trước Công Nguyên dựa trên việc phân tích các di vật khảo cổ, nhất là dựa trên phân bố các trống đồng Đông Sơn được tìm thấy. Tôi cũng nhận ra các cuộc chiến của Triệu Đà và Mã Viện đánh vào Việt Nam không phải là nhỏ. Nó đã gây ra sự di chuyển của tầng lớp tinh hoa vào Bình Định, Đắc Lắc. Có lẽ đã có một dòng người di cư chạy qua tây Sumtra của Indonesia.

Khả năng rất cao các dòng người chạy loạn này đã mang theo công nghệ, chữ viết, và tôn giáo tới vùng người Champa. Họ dựng ra nhà nước Champa với văn hóa phồn thực của "cái chợ quốc tế" vùng Thanh Nghệ Tĩnh (Đông Sơn), và tạo ra cái chợ quốc tế Óc Eo vào đầu Công Nguyên.

Tôi đang tập chung các chứng cứ để bảo vệ cho quan điểm này. Các chứng cứ bao gồm từ các trống đồng mà dòng người tinh hoa từ Đông Sơn mang theo và được tìm thấy tới 16 chiếc ở một làng nhỏ vùng Bình Định và 17 chiếc ở vùng Đắc Lắc. Tôi cần tìm chứng cứ khảo cổ để khẳng định trước khi có dòng người từ Đông Sơn chạy vào thì văn hóa của người Champa lạc hậu hơn khu vực văn hóa Đa Bút. Tôi cần tìm chứng cứ để nhận thấy cấu trúc thành Trà Kiệu, Thành Cha là mô phỏng lại cấu trúc của thành Cổ Loa và thành Luy Lâu. Tôi cần tìm chứng cứ ở ngôn ngữ chữ viết Champa để khẳng định nó có nguồn gốc là từ Thanh Nghệ Tĩnh. Tôi cần tìm chứng cứ khảo cổ học về tục chôn người chết của người Kinh và Champa để nhận thấy sự liên tục. Các bạn nhìn thấy sự giống nhau hoàn toàn giữa trống tìm thấy ở Gò Cây Thị thuộc Bình Định và trống ở Núi Quyết (Nghệ An), các bạn cũng nhìn thấy sự giống nhau của trống được tìm thấy sông Cổ Chiên với trống Phù Lưu ở Quảng Bình. Đấy là bằng chứng khách quan, không thể chối cãi về luận điểm đã có các dòng di cư của giới thượng lưu Đông Sơn.

Công cuộc truy tìm còn rất nhiều vất vả.

Trong khi lội ngược dòng lịch sử, tôi cần phải tìm hiểu thời gian xuất hiện Chùa Dâu. Tôi cần phải biết được khả năng dân tộc Kinh có chữ viết vào đầu Công Nguyên hay chưa. Tôi cần phải biết suy nghĩ của con người Việt vào đầu Công Nguyên ra sao... Chính vì thế mà tôi phải truy ngược lại lịch sử tôn giáo, nhất là đạo Phật. Tôi buộc phải đưa ra khái niệm phạm trù tôn giáo, phải xác định được quá trình tiến hóa của nó và từ các sự kiện tổng thể để truy ra sự thật.

Tôi nhận ra tôn giáo có bắt nguồn từ "các bài giảng về giáo dục công dân cho nô lệ". Trải qua nhiều nghìn năm, đã có biết bao nhiêu triệu con người tham gia vào quá trình biên soạn cũng như giảng dạy. Tôn giáo vì thế cũng trải qua quá trình tiến hóa.

Tôn giáo quan niệm con người là một thể thống nhất giữa thể xác và tinh thần. Tôn giáo chủ trương quản lý phần tinh thần. Người ta nhân cách hóa "tinh thần" thành linh hồn và tìm cách xây dựng mô hình mô tả sự vận động của xã hội các linh hồn. Giáo dục tôn giáo là tìm cách gắn phần thể xác vào với linh hồn để chỉ cần chế áp linh hồn là buộc thể xác phải sợ hãi.

https://www.facebook.com/nguyenleanh2007/posts/10230350131474447

"Bản chất của Phật giáo là sử dụng các kiểu lập luận hoang tưởng không thể kiểm chứng được (ngộ nhận) để triệt tiêu khả năng nhận thức của con người, nhằm duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ bằng tâm linh, với mục đích tước đoạt tài sản và tính mạng của phật tử, và cuối cùng là lật đổ chính quyền". Trong chế độ chiếm hữu nô lệ là con người không có một Quyền gì. Quyền được trao cho Phật Tổ Như Lai, và sư là người đại diện.

Nghiên cứu lịch sử cùng với Phật giáo, tôi nhận ra "Phật giáo là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của dân tộc trong suốt 2000 năm qua." Phật giáo luôn là nguyên nhân dẫn các chế độ phong kiến tới suy sụp và mất nước. Do Phật giáo thay đổi tư duy xã hội mà cuộc chiến chống lại Phật giáo rất khó khăn.

Trước đây khi tôi trình bày về bản chất lừa đảo của Phật giáo thì rất nhiều người phản đối. Thời gian ấy tôi cũng đề phòng việc đi lại và ăn uống. Tôi hiểu Phật giáo rất nham hiểm.

Tôi từng dự kiến "lội ngược dòng lịch sử xong thì sẽ bắt tay vào viết thật chi tiết và hệ thống về tôn giáo, chú trọng vào Phật giáo".

Tuy nhiên đã có một vận may. Sau sự kiện Lông Ngo Ngoe người dân Việt Nam giật mình tỉnh giấc. Càng ngày người dân và báo chí càng phanh phui ra nhiều điều ghê tởm của Phật giáo. Các bạn theo dõi báo chí thì được biết các lời dạy của Đại đức Thích Trúc Thái Minh "Phải làm con của ông bố nhiễm chất độc da cam Dioxin là do ác nghiệp". Những lời dạy như thế này nhan nhản trên mạng. Nó là bản chất nham hiểm của Phật giáo.

Các bạn cũng biết báo chí đang soi mói luận án tiến sĩ của Quang sư. Quang sư là một kẻ tâm thần hoang tưởng. Quang sư có tên thật là Vương Tấn Việt. Luận án của Quang bàn về "Quyền và Nghĩa vụ của con người". Luận án không hề có phương pháp luận. Trong thời gian tới báo chí sẽ làm rõ trách nhiệm của hệ thống các giáo sư bưng bô: hướng dẫn, phản biện, nhận xét và hội đồng chấm luận án.

Một cá nhân, một tổ chức thì khó mà chống lại được Phật giáo. Muốn chống lại sự khủng bố của Phật giáo chỉ có thể là quyền lực báo chí, và giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về khoa học, mà nhất là nguyên lý tư duy duy vật biện chứng.

Tôi theo dõi trên báo và thấy sự vận động của cả xã hội vạch mặt bọn sư chùa và các thế lực maphia Phật giáo trong chính quyền mà thấy mừng. Tự nhiên tôi cảm thấy rất vui vì tôi cùng đứng trong hàng ngũ những con người đã góp phần thúc đẩy nhận thức xã hội. Dân tộc đã nhận ra sự thật thì không gì có thể ngăn cản được nó đi lên. Tôi chưa hiểu được nhiều về vũ trụ nhưng tôi cũng đã hiểu ra được lịch sử dân tộc. Trong quá trình lội ngược dòng lịch sử tôi phải tìm hiểu về Phật giáo và nó đã mang lại hiệu quả "ứng dụng".

Tìm được 1 mảnh máy bay (mảnh duy nhất cho phép nhận dạng ra chiếc МИГ 21У) giữa rừng già bạt ngàn là điều khó tới mức không tưởng. Truy tìm ra sự thật lịch sử dân tộc đã bị bao nhiêu kẻ nạo chữ tẩy xóa trong hơn 2000 năm là một việc còn khó hơn rất rất nhiều lần.

Những ai theo dõi facebook của tôi cũng nhận ra lượng công việc mà tôi đã thực hiện là rất lớn. Công cuộc lội ngược dòng lịch sử đã đi được chặng rất dài, nhưng còn rất nhiều khó khăn gian khổ. 

Giới sử gia tiêu không biết cơ man nào là tiền, và đẩy dân tộc tới chỗ u mê. Tôi cần tĩnh tâm hoàn toàn để tập trung nghiên cứu và viết lại một cách hệ thống. Mong các bạn động viên và cùng góp phần công sức để làm sáng tỏ lịch sử tổ tiên. 

Nguyen Le Anh

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

Lê Xuân Nghĩa:  Những con số không biết nói dối

 Những con số không biết nói dối!

1/ Người ta ca ngợi Tổng thống Nga Putin 5 lần đến thăm Việt Nam, bắt đầu từ năm 2001 và bây giờ là 2024. Nhưng suốt trong 23 năm đó:

- Về quân sự: Ngay đến việc chuyển giao công nghệ sản xuất súng bộ binh AK mà Nga vẫn quyết không chuyển giao, mà chỉ nhượng quyền sản xuất với giá k ắ k ổ. Đến độ Việt Nam phải ký với Israel và được chuyển giao hoàn toàn với giá chỉ bằng 1/3 của Nga.

- Về chính trị: Cốt lõi nhất của Việt Nam là nguy cơ bị thôn tính biển Đông và hiện đang bị cưỡng đoạt ở biển Đông thì Nga lại đứng về kẻ bành trướng và là kẻ thù của Việt Nam.

- Về kinh tế: loay hoay mãi mới lên 5,2 tỷ đô Mỹ/năm và rồi lại xuôi về hơn 3 tỷ đô Mỹ/năm. Chưa đủ Việt Nam nhét kẽ răng. Còn lại thì khoan dầu và chia đôi. Hết phim.

Và Việt Nam - Nga vẫn là quan hệ thuỷ chung, mẫu mực và Việt Nam đời đời ghi ơn Nga và hết lòng vì Nga.

2/ Mỹ - Kẻ thù không đội trời chung. Kẻ không thể tin tưởng và còn là đối tượng của Việt Nam thì cũng bằng ấy thời gian. Từ năm 2000 đến 2023, tương đương Nga 23 năm, cũng có 5 tổng thống Mỹ đến Việt Nam:

- Về chính trị: Cam kết vì một Việt Nam thịnh vượng, độc lập và mạnh. Đứng về phía Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề trên biển Đông. Cùng Việt Nam lên án các hành vi bắt nạt và vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982. Ủng hộ Việt Nam ứng cử vào các tổ chức quốc tế ở LHQ…

- Về quân sự: Mỹ viện trợ Việt Nam 2 tàu chiến có lượng giãn nước lớn nhất trong biên chế Hải quân Việt Nam. Viện trợ hệ thống giám sát biển, đào tạo nâng cao an ninh biển… Cùng đó, Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều mà Trung Quốc luôn ao ước.

- Về kinh tế: từ con số 0 đô Mỹ lên đến hơn 100 tỷ đô Mỹ, chỉ riêng xuất khẩu của Việt Nam. Đưa Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng là thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn nhất, lên đến hơn 100 tỷ đô la. Chưa hết, Hoa Kỳ khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn, điện tử… dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hoa Kỳ còn bỏ qua vấn để tỷ giá hối đoái, thặng dư cán cân thương mại quá lớn… Tức ưu ái Việt Nam nhiều nhất và duy nhất trên thế giới. 

Hãy tưởng tượng rằng những quốc gia chỉ cần chênh lệch thương mại với Mỹ vài tỷ đô là bị đưa vào diện “có vấn đề” hoặc bị trừng phạt bằng thuế quan. Trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt - Mỹ là 132 tỷ đô la/năm, với chiều xuất Mỹ là hơn 100 tỷ đô, nhập về chưa đến 32 tỷ đô. Chêch lệnh đến gần 70 tỷ đô/năm. Là con số rất khủng khiếp.

Và Việt Nam vẫn xem Mỹ là kẻ thù, quốc gia không đáng tin cậy. Mà đó là Việt Nam phải chủ động tìm đến Mỹ, chấp nhận các điều kiện của Mỹ để được Mỹ bình thường hoá quan hệ đấy nhé.

Lê Xuân Nghĩa

FB Đặng Quân: Y phấn tảo

Nhiều bạn thắc mắc sao tay Minh Tuệ luôn giữ tấm vải quấn chặt ...Nay giải đáp cho mọi người hiểu :

Đó là Y phấn tảo là mảnh vải vuông mặc quấn quanh người, khi mặc tay phải giữ Y, tay giữ Y như Giữ Giới, buông tay Y sẽ rơi, buông Giới tâm sẽ ngã...Tay cầm bình bát, tay cầm Y áo sẽ không còn tay để cầm những thứ không thuộc về mình (nhắc nhở không nên khởi tâm tham lam). 

Khất thực là gì? Khất là xin, thực là thức ăn. Khất thực là xin bố thí thức ăn.

Vì vậy bình bát chỉ để bỏ thức ăn!

🆘 🆘 🆘 Nếu dùng bình bát để bỏ tiền bố thí là tu sai lợi dụng, vẫn còn đầy ắp lòng tham... của đám sư quốc doanh tu hú! 

             A DI ĐÀ PHẬT🙏🏻🙏🙏

💕💞💙🩵💓❤️🧡💖💗💜🩷🔥🗽🗽

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2024

Mai Quốc Việt: Mời các bạn đọc báo Nga ngày 21/6/202 này sau chuyến viếng thăm của tổng thống Putin

 Mời các bạn đọc báo Nga ngày 21/6/202 này sau chuyến viếng thăm của tổng thống Putin

 "Việt Nam quá gắn bó với phương tây về kinh tế, sẽ không có trục Moscow - Hà Nội" được viết bởi nhà báo Roman Reinekin.

Phần thứ hai trong chuyến công du Đông Á của Tổng thống Vladimir Putin là tới Hà Nội , nhìn bề ngoài có chút khác biệt so với phần đầu tiên là tới Triều Tiên, tất cả các nghi thức thân mật ở cấp cao nhất, các cuộc trò chuyện trực tiếp với các nhà lãnh đạo và các cuộc họp tập thể ở cấp tùy tùng cấp bộ, việc ký kết các thỏa thuận đa cấp và các nghi thức về ý định...

Tuy nhiên, vẫn có một điểm khác biệt và đây là điểm mấu chốt. 

Chúng ta phải nêu lên một sự thật tầm thường chẳng có gì cao cả Hà Nội không phải là Bình Nhưỡng, và đương nhiên không thể tin vào sự hình thành của trục địa chính trị Moscow-Hà Nội ổn định bền vững  nào đó. Liên bang Nga và Việt Nam quá xa nhau cả về lợi ích, vị trí và vai trò trong phân công lao động toàn cầu cũng như về những  kế hoạch trong thời gian ngắn và trung hạn.

Hãy bắt đầu, như thường lệ, với nền kinh tế trước khi ảo tưởng về một tình bạn Nga-Việt mãi mãi không thể phá vỡ, như một số phương tiện truyền thông nhà nước Nga vẫn làm,  hãy quan tâm đến những con số nhàm chán, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ năm ngoái là 111 tỷ USD, giữa Việt Nam và Nga trong cùng một năm - 5 tỷ đô la rất khiêm tốn, tức là ít hơn khoảng 22 lần, gì nữa, trong hai tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút hơn 4,29 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Singapore đứng đầu trong số các nhà đầu tư, tiếp theo là SEZ Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc đại lục, Mỹ và Liên minh châu Âu, Nga cũng có tên trong danh sách này, nhưng ở gần cuối.

Không có gì ngạc nhiên khi khi nói về quan hệ kinh tế với Việt Nam. Một thực tế,  báo chí doanh nghiệp Nga khéo léo tránh nêu những con số cụ thể nhưng lại đánh bóng giấc mơ “đuổi kịp và vượt Mỹ” trong vài năm, điều này là hoang tưởng,  khó có thể thực hiện được, nhất là trong điều kiện cuộc chiến tiêu tốn tài nguyên với Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, còn Việt Nam lại đang ở một vị thế khác, việc Việt Nam gần đây gia nhập Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu cũng như việc Việt Nam hiện nằm trong danh sách 28 quốc gia mong muốn gia nhập BRICS đều không giúp ích được gì về mặt này.

Thành thật mà nói, ngày nay Nga không thể mang lại cho Việt Nam bất cứ điều gì mang tính toàn cầu về mặt kinh tế. Trong lịch sử, cả hai nguyên liệu thô chính của Nga  là dầu và khí đốt đều không có khả năng xuất khẩu trực tiếp qua đường ống do không có đường biên giới chung, ngay cả với  đường ống “Sức mạnh Siberia” ở Trung Quốc, nơi có đường biên giới chung, nó vẫn chưa phát huy tác dụng chứ đừng nói đến Việt Nam. Nhưng đối với các tập đoàn phương Tây, Việt Nam từ lâu đã trở thành một xưởng lắp ráp đồ gia dụng, điện tử khổng lồ, là xưởng may các loại quần áo, giày dép, cả hàng hiệu và thị trường đại chúng. Tất cả Nike, Reeboks và Timberdends của người Nga đang có đều được sản xuất tại Việt Nam, trong các khu công nghiệp khổng lồ với hàng trăm nhà máy trải khắp các thành phố lớn như Sài Gòn hay Đà Nẵng. Và giờ đây, đế quốc phương Tây có ý định biến Việt Nam thành “Thung lũng Silicon  của Đông Nam Á” trong tương lai bằng cách đầu tư thêm hàng chục tỷ USD vào sản xuất công nghệ cao tại đây trong vòng 5 năm tới, các giám đốc điều hành của Google, Intel, Amkor, Marvell và GlobalFoundries đang thử nghiệm các kế hoạch tương lai tại cuộc họp với người đứng đầu các công ty công nghệ Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia đã hội nhập khá thành công vào thế giới toàn cầu hóa và sẽ không đi theo con đường của CHDCND Triều Tiên hay Iran dựa vào chế độ tự cung tự cấp. Bây giờ không phải là năm 1975 mà là năm thứ 38 kể từ đầu thời kỳ Đổi Mới, phiên bản Việt Nam của Perestroika có điều chỉnh. Vì vậy, những ảo tưởng của các blogger Nga và giới truyền thông về một kiểu “ ép lực lượng hải ngoại khỏi lục địa và giảm bớt vai trò của Hoa Kỳ tại các quốc gia ven biển ” bằng cách tạo ra một liên minh giữa Nga và Việt Nam là một điều thú vị ảo tưởng, nhưng không có gì hơn. Và càng vô căn cứ hơn khi kỳ vọng vào một liên minh giữa Việt Nam và Nga. Xét thấy Việt Nam là đối thủ địa chính trị lâu đời của Trung Quốc trong khu vực, và cuộc chiến cuối cùng trong ký ức sống của người Việt không phải với Hoa Kỳ mà là với Trung Quốc vào năm 1979. Hà Nội cần Putin để cân bằng, làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Kết thúc cuộc trò chuyện về Việt Nam, điều đáng nói đến thực tế chính: ngày nay nước này là đối tác chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực. Việt Nam hoàn toàn không phải là một “quốc gia bất hảo” như Triều Tiên đối với Hoa Kỳ. Trong thực tế hiện nay, ảnh hưởng “quyền lực mềm” của Liên bang Nga đối với đất nước Việt Nam còn khiêm tốn và ảnh hưởng về kinh tế nói chung là rất nhỏ. Ngay cả ở một nước Thái Lan hoàn toàn thân Mỹ, thậm chí còn được nhận nhiều đầu tư của Nga hơn. Nhưng việc khai thác thiện cảm thân Liên Xô của thế hệ cũ của một bộ phận người Việt Nam cũng sẽ không thể tiến xa được. Hơn nữa, nguồn tài nguyên này không thể tái tạo được. Mọi người có xu hướng chết, và cho đến nay vẫn chưa có gì nhiều để cống hiến cho giới trẻ Việt Nam theo hướng phương Tây ngoại trừ việc được học tại các trường đại học Nga. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, trong điều kiện của Việt Nam, nó không có tính cạnh tranh cao so với nhiều chương trình giáo dục được tài trợ của phương Tây. Một thanh niên Việt Nam đầy triển vọng sẽ làm gì với tấm bằng Nga trước nguy cơ xảy ra Chiến tranh lạnh mới?

Để tóm tắt, dù các quan chức và đài truyền hình của chúng ta có nói gì đi chăng nữa, chúng ta khó có thể mong đợi bất kỳ kết quả đột phá và sâu rộng nào từ chuyến thăm Việt Nam. Nói cách khác, để không phải thất vọng về sau, tốt hơn hết là đừng mê hoặc ngay từ đầu và đừng nuôi dưỡng những ảo tưởng không đáng có.

Tác giả: Roman Reinekin. Bản tiếng Nga đăng trên Politnavigator ngày 21/06/2024.

Người dịch Khương Công Phụ

Biên tập & hiệu đính bởi  Mai Quốc Việt.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

FB Tuấn Trần:  Xe Tesla có tự lái ở VN được không?

 Xe Tesla có tự lái ở VN được không?

Facebook Tuấn Trần

Đó là câu hỏi tôi đã đặt cho một người bạn tôi ngay khi vừa đón bạn ở phi trường Tân Sơn Nhất. Là một kỹ sư/chuyên gia lâu năm của Tesla, bạn ấy đã giải thích cho tôi hiểu cơ bản phần nào. Tôi xin tóm tắt lại để các bạn mê Tech dễ hình dung như sau:

Có hai hướng lập trình cơ bản:

- Kỹ sư Code

- Train AI 

Phase 1: 

Những phiên bản cũ, kỹ sư Tesla đã phải tốn hàng trăm nghìn dòng Code để có thể cho ra những tính năng tự lái. Công việc này tốn rất nhiều nguồn lực, nhiều thử nghiệm phức tạp và phát sinh rất nhiều chi phí. Thuật toán máy tính cũng đồ sộ và bị giới hạn nhiều tính năng. Do đó, chỉ dừng lại ở cấp độ tự lái nhưng tài xế cần hỗ trợ phần mềm trong rất nhiều trường hợp vượt ngoài phạm vi lập trình được cài đặt.

Tại đây, các bạn sẽ hỏi vì sao Tesla lại không dùng phương án Train AI ngay từ đầu? Câu trả lời có thể nằm ở 2 lý do:

- Điều kiện tiên quyết của Train AI là dữ liệu.

AI học thông qua dữ liệu (bao gồm cách ứng xử), và dữ liệu đó cần thu thập từ hàng triệu dữ liệu lái xe ngoài thực tế, dữ liệu càng nhiều thì AI càng hoạt động chuẩn xác. Giai đoạn đầu, khi xe Tesla chưa có nhiều ở trên đường, nghĩa là chưa có dữ liệu để Train AI. Các bạn lưu ý điểm này vì nó liên quan trực tiếp đến chủ đề bài viết.

- Lý do thứ 2 có lẽ ít quan trọng hơn, đó là thời điểm trước, những siêu máy tính AI không được mạnh gấp hàng trăm, hàng nghìn lần như hiện nay. 

Phase 2:

- Hiện có hơn 6tr xe Tesla đã được bán ra trên nước Mỹ, trong đó có 4tr xe chạy thường xuyên trên đường. Dữ liệu lái xe của 4 triệu chiếc xe Tesla này sẽ được thu thập về những siêu máy chủ AI của Tesla (đó là lý do tại sao Nvidia sản xuất cung không đủ cầu, vì nhu cầu train AI rất lớn, trên mọi mặt trận công nghệ, không chỉ mỗi Tesla). 

- Kết hợp giữa năng lực xử lý khủng khiếp, hàng tỷ tỷ phép tính/giây của các máy chủ AI này, cùng những công cụ do Tesla phát triển, Tesla cho ra những chương trình tự lái ngày một thông minh và gần sát với con người hơn. Nhờ được trang bị tới những 8 camera nên hầu hết mọi góc nhìn và tầm nhìn đều được kiểm soát, bao gồm trong các điều kiện vận hành bất lợi như mưa, tuyết, sương mù... Đây là ưu điểm của máy so với con người. Thêm vào đó, thuật toán Train AI tự động thu thập, tối ưu và cập nhật, nâng cấp 2 tuần/ lần nên các tính năng tự lái ngày càng trở nên vượt trội. Xe càng chạy ngoài đường nhiều, thí cứ thế tự thông minh hơn.

- Một lưu ý là máy tính tích hợp trên xe Tesla là một máy tính xử lý được Tesla phát triển, việc train AI được thực hiện ở các trung tâm máy chủ, giống như lò đào tạo vậy. Mấy bạn BOT Driver này sau khi được dạy, sẽ "xuống núi" để cập nhật lên xe. Nghĩa là trên xe Tesla không có đồ chơi của Nvidia nha các bạn. 

•••

Sau khi hiểu nguyên lý thu thập, train AI và cài đặt vận hành của chương trình tự lái, quay lại câu hỏi xe Tesla có thể tự lái ở VN không?

Các bạn thường nghĩ là không, vì cho rằng quy hoạch không được tốt, giao thông phức tạp, ý thức giao thông của người dân kém... Nhưng thực tế, đây không phải là nguyên nhân chính.

Nguyên nhân chính là dữ liệu để Train AI, để làm được điều này, trước tiên chúng ta cần phải có hàng trăm nghìn chiếc xe Tesla chạy trên khắp đất nước, qua nhiều năm. Đây là điều không dễ để có ngày một ngày hai. Như vậy chỉ còn phương án là Phase 1, tức là lập trình.

Nhưng lập trình thì lại có nhiều hạn chế như đã lý giải ở trên. Do đó, xe tự lái hiện nay ở Việt Nam chỉ dừng ở mức hỗ trợ lái thôi nhé các bạn.

Chúc các bạn một ngày mới, tuần mới tốt lành và thành công!

Thank you.

FB Lien Kriya: NẾU LÀ NỮ, BIẾT ĐÂU ANH LÀ EM???

 NẾU LÀ NỮ, BIẾT ĐÂU ANH LÀ EM???

Copy từ Facebook Lien Kriya

Có một điều "kỳ lạ" như này ở các cặp đôi: Càng quan hệ nhiều họ càng có nét giống nhau hoặc càng trái ngược nhau.

Ví dụ: Người nam lúc đầu thì mạnh mẽ cuồng nhiệt, sau lại trở nên mềm mỏng nhu mì. Người nữ lúc đầu thì e ấp ngại ngùng, sau lại trở nên hùng hổ lấn lướt.

Tại sao họ lại bị như vậy?

Quan hệ tình dục chính là sự trao đổi và trộn lẫn Trường Năng Lượng của nhau (cả nghĩa bóng và nghĩa đen). Giống như nguyên lý "bình thông nhau" vậy. Và sau đó năng lượng sẽ "chia đều" cho cả hai bên.

Nếu hai người có Trường Năng Lượng tương đồng. Họ hợp nhau về tính cách, lối sống...Thì sẽ có một sự Cộng Hưởng khiến cho những đặc điểm cá nhân của họ ngày càng được củng cố một cách tự nhiên, mà không phải cố gắng để ăn khớp với nhau.

Ví dụ: Cả hai người đều thích tập Gym, đều thích đọc sách, đều thích ăn hải sản... Thì khi ở cạnh nhau họ sẽ càng chia sẻ những sở thích đó cùng nhau nhiều hơn. Khiến cho ngoại hình của họ, tính cách của họ càng ngày càng giống nhau. Đó thực sự là MỘT CUỘC TÌNH VIÊN MÃN!

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận cái gọi là "Lực hấp dẫn trái dấu" giữa hai con người khác nhau, và sẽ khiến họ bị thu hút nhau lúc đầu. Sự "trái dấu" ở đây không chỉ là ở trường năng lượng đơn thuần bao quanh họ (Ví dụ: Một người có năng lượng tà ác tăm tối, một người có năng lượng thiện lành tươi sáng). Mà sự trái dấu luôn tồn tại ở hai giới tính khác nhau, tạo nên hai trường năng lượng Âm-Dương rõ rệt.

Sự trái dấu này càng tạo nên sức hút lớn hơn khi đặc điểm giới tính của cả 2 người càng vượt trội (Ví dụ: Người nam càng mạnh mẽ từng trải, người nữ càng yếu đuối ngây thơ).

Khi Thượng Đế tạo nên hai nửa trái dấu là Nam và Nữ. Có lẽ Ngài đã tính toán kỹ lưỡng để họ có thể "ăn khớp" với nhau như chìa khoá và ổ khoá vậy.

Vì lẽ đó. Đặc tính chuẩn của Nam Giới phải luôn nắm thiên chức là những người kiến tạo nên giá trị để có thể CHO Đi - Đó là đặc tính Dương (Output). Đặc tính chuẩn của Nữ Giới phải luôn nắm thiên chức là những người giữ gìn sự thuần khiết để có thể NHẬN VỀ - Đó là đặc tính âm (Input).

Nếu xét về những thứ mà người đàn ông liên tục "Output" cho phụ nữ trong quá trình trao đổi Trường Năng Lượng. Thì TINH LỰC là thứ giá trị từ máu thịt mà gã đã Output theo đúng nghĩa đen. Càng Output nhiều tinh lực mà không được bồi bổ để kịp hồi phục thì đặc tính Dương của gã sẽ ngày càng suy giảm (khoa học gọi là giảm testosterone) khiến cho gã dần bị "nữ tính hoá".

Ngược lại, khi người phụ nữ liên tục "Input" những giá trị của đàn ông, cụ thể là nạp Tinh Lực của gã vào cơ thể mình mà chưa kịp để chúng "tiêu hoá" bớt đi thì tính Dương đó sẽ ngày càng bồi đắp lớn dần lên ở người phụ nữ (thậm chí là testosterone cũng tăng lên), khiến cho người nữ dần bị "nam tính hoá". Và khi mang thai chính là lúc đặc tính Dương ở phụ nữ cao nhất (dấu hiệu là vùng bụng dưới có thể mọc một dải lông mịn, tính cách trở nên nóng nảy hơn).

Nếu như trường năng lượng đó là của người đàn ông chất lượng xịn xò, thì cái sự "nam tính hoá" đó sẽ khiến cô ta thông minh hơn, thực tế hơn, độc lập và sống rõ ràng hơn. Nhưng nếu đó là trường năng lượng của những gã bạc nhược hèn hạ, thì cái sự "nam tính hoá" này lại khiến cô ta trở nên hỗn loạn mất kiểm soát, thậm chí là hung dữ và ngông cuồng.

Nhưng cho dù lúc ban đầu cả hai đều có Trường Năng Lượng xịn xò sạch đẹp, chuẩn Âm-chuẩn Dương. Thì sau khi trao đổi cho nhau (Output và Input) đều sẽ không tránh khỏi hậu quả là tính Dương ở người nam sẽ sụt giảm, và tính Âm ở người nữ cũng sụt giảm (bởi nó đã bị lấp đầy bởi tính Dương của người nam mất rồi).

Và nếu như họ không có ý thức nuôi dưỡng để hồi phục trở lại đặc tính Âm-Dương chuẩn mực mà Thượng Đế đã ban cho lúc đầu. Thì "lực hấp dẫn trái dấu" sẽ ngày càng bị suy yếu, họ sẽ ngày càng chán ghét nhau. Bởi lúc đó hai thái cực này đã bị trung hoà. Và nếu tiếp tục đi quá giới hạn, họ sẽ "Hoán Đổi Âm-Dương" cho nhau.

Đó là nguyên nhân mà chúng ta đang phải sống trong một thế giới có những gã đàn ông bạc nhược ngồi thu lu xó nhà xem ti vi, đọc báo, đầu óc không nghĩ được gì khác ngoài ăn ngủ đụ ị, thi thoảng rửa cho vợ cái bát, quét cái nhà, làm vài con lô...Trong khi đám phụ nữ thì gào thét vùng lên, phồng mang trợn mắt, hét ra lửa, công to việc lớn trong nhà hay ngoài XH là xắn tay lên làm hết. Xong về nhà lại chửi chồng mắng con như bà tướng. Đó chẳng phải là mầm mống của sự đổ vỡ sao?

Vậy làm sao để "khắc phục hậu quả" mà sự hoán đổi Âm-Dương đã gây ra?

Chỉ cần gã đàn ông sống đúng nghĩa là Đàn Ông. Chỉ cần mụ đàn bà sống đúng nghĩa là Đàn Bà. Tưởng đơn giản vậy nhưng đó là sự nỗ lực không hề nhỏ!

Đàn ông bắt buộc phải có ý chí Cầu Tiến. Để mỗi khi tính Dương của gã bị suy giảm, gã sẽ có ý thức tiếp tục bồi đắp và phát huy nó để không phải rơi vào tình trạng kém phong độ. Bởi sau khi mất Tinh Lực là lúc gã lười biếng nhất, kém tỉnh táo nhất, đớn hèn nhất. Liệu gã sẽ mặc kệ cho trạng thái đó kéo dài mỗi ngày và dìm chết mình hay sẽ gắng gượng đứng dậy và xách mông đến phòng Gym, xách cặp đến công ty? Sức hấp dẫn giới tính của đàn ông nằm ở điểm này đấy!

Đàn bà bắt buộc phải có đặc tính Cống Hiến. Để mỗi khi tính Dương của đàn ông ngấm vào người mình khiến tính Âm bị suy giảm, nàng sẽ có ý thức "xả bớt" tính Dương đó để trả lại cho người đàn ông (bằng cách cho đi giá trị của mình mà không đòi hỏi gì, truyền động lực cho gã bằng lời nói cử chỉ động viên, chăm sóc gã bằng việc nấu ăn, nội trợ) để trở lại sự thuần khiết vốn dĩ của Âm tính, để lấy lại sức hấp dẫn như lúc ban đầu.

Bởi sau khi hút Tinh Lực của đàn ông, phụ nữ sẽ càng trở nên tham lam hơn, muốn được hút năng lượng Dương nhiều hơn, thậm chí muốn sở hữu hoàn toàn người đàn ông đó và cơ số đàn ông khác cùng những giá trị của họ (tiền bạc, tài sản). Dẫu sao, đây cũng là bản năng giúp phụ nữ cảm thấy an toàn hơn cho chính mình và những đứa con. Nên họ mới muốn sở hữu nhiều năng lượng Dương như vậy. Tuy nhiên, đó là con dao hai lưỡi. Sự tham lam mất kiểm soát sẽ giết chết sự nữ tính thuần âm của họ, và giảm sức hấp dẫn trước đàn ông.

Vậy mấu chốt là ở chỗ:

Đàn ông không những phải biết giữ gìn giá trị Dương (tinh lực, tiền bạc...) mà còn phải biết phát huy, kiến tạo liên tục để những giá trị đó không bao giờ cạn kiệt. Nghĩa là phải Input liên tục thì mới có sức hấp dẫn để Output cho phụ nữ.

Phụ nữ không những phải biết giữ gìn giá trị Âm (không dễ dãi để cho giá trị Dương của đàn ông xâm nhập...) mà còn phải biết Output liên tục để tống những giá trị Dương đó ra ngoài, để không bị ô nhiễm khiến mất đi sự ngây thơ thuần khiết của mình. Thì mới có sức hấp dẫn để tiếp tục Input những giá trị từ đàn ông.

Vậy đến đây chắc Bạn đã hiểu tại sao đám đàn ông đã Loser (giá trị thấp kém) lại chuyên đi Simp gái (vứt giá trị qua cửa sổ) thì ngày càng trở nên nghèo nàn và thảm hại, luôn bị gái coi thường và từ chối cho Input. Đúng chứ?

Và cũng dễ hiểu là tại sao phụ nữ lang chạ qua tay nhiều đàn ông thì càng tham lam mất kiểm soát, càng muốn vơ vét nhiều ở đàn ông. Năng lượng Dương từ đàn ông dồn lại trong họ ngày càng nhiều mà không được xả bớt, khiến cho họ trở thành phụ nữ Damaged, Nữ Quyền. Khiến cho đám đàn ông phải sợ hãi khiếp đảm đến nỗi không muốn Output thêm. Đúng chứ?

Trở thành đàn ông xịn khó lắm. Anh phải rèn luyện và tranh đấu rất nhiều. Tích góp từng chút giá trị qua năm tháng thì mới đủ tính Dương mà hấp dẫn phụ nữ. Còn buông thả thành Loser thì chỉ một nốt nhạc là xong, anh thậm chí chẳng cần làm gì nữa cả. Xây nhà mới khó, phá thì dễ.

Trở thành phụ nữ xịn cũng khó lắm. Cô phải giữ gìn thân tâm sạch sẽ trước cám dỗ mọi lúc mọi nơi. Trong khi tuổi càng cao, càng từng trải thì sức hấp dẫn trước đám đàn ông càng suy giảm. Còn buông thả thành Damaged thì cũng chỉ một nốt nhạc là xong, cô chỉ cần bật đèn xanh với đàn ông. Giữ cốc nước trong mới khó, cho giọt mực vào thì dễ.

Có nhiều điều trong bài viết này hơi khó nghe. Nhưng đó là thực tế. Nếu hiểu những gì tôi nói thì bạn biết phải làm gì rồi chứ?

Nếu cảm thấy bị đụng chạm vì quá khứ của bạn không được đẹp, thì thứ lỗi cho tôi. Vì "mật ong" chỉ có tác dụng tốt với tuỳ người!

Thực ra. Tất cả chúng ta đang là nạn nhân trong một XH có Âm thịnh-Dương suy. Vì đằng sau những gì chúng ta thấy là một "Thế Lực Ngầm" nào đó đang cố gắng chi phối và thao túng mindset của cả hai giới tính. Thông qua những phương tiện truyền thông thổ tả, qua thực phẩm bẩn và dược phẩm độc hại...

Chúng nữ tính hoá đàn ông để dễ bề cai trị và điều khiển. Bởi nếu tất cả đàn ông đều mạnh mẽ bản lĩnh thì sẽ là mối đe doạ cho vị trí quyền lực của chúng.

Chúng nam tính hoá phụ nữ để dễ bề lợi dụng sức lao động, để làm việc cho chúng. Thay vì dành thanh xuân để hỗ trợ người đàn ông của mình. Bởi nếu tất cả phụ nữ đều dịu dàng trẻ trung, hướng nội và chuẩn Âm tính, thì sẽ càng kích thích tính Dương của đàn ông bùng phát mạnh mẽ hơn.

Chúng thực sự không muốn loài người được sống hạnh phúc viên mãn. Vì nếu để hai thái cực Âm-Dương hút nhau mạnh mẽ, sẽ sinh ra rất nhiều trẻ em. Dân số thế giới sẽ ngày càng gia tăng mất kiểm soát. Trong khi nguồn tài nguyên trên trái đất có hạn. Cung sẽ không đủ cầu.

Vậy nên, thực sự tôi không muốn phán xét "chúng" là tốt hay xấu khi bày trò như vậy. Nhưng đó là Game Đời mà chúng ta luôn phải đối mặt.

Game của đàn ông buộc phải chơi liên tục hết lần này đến lần khác, càng chơi có thể sẽ càng dễ hơn, nhưng nếu để mình kiệt sức và ngừng lại nghĩa là anh đã thua cuộc. Game của đàn bà chỉ được chơi duy nhất một lần, nếu ngừng lại giữa chừng thì những lần sau càng khó hơn thậm chí không còn cơ hội chơi tiếp, nghĩa là cô cũng thua cuộc.

Vì vậy, hãy thận trọng khi chơi Game...

Ảnh: hoạ sỹ Thong & cô giáo Yoga

#WellnessLuxury #LienKriya #day25

#spirituality #evolution #kriya #tantra

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

Hồ Phương Trinh: CỒN và nồng độ cồn; CÙ LAO và chín chữ cù lao

CỒN và nồng độ cồn; CÙ LAO và chín chữ cù lao

Tác giả: Hồ Phương Trinh

(Bài cũ đăng lại có chỉnh sửa chút ít)

CỒN trên sông là một danh từ thuần Việt. Từ Hán Việt đồng nghĩa là ĐẢO. CỒN là đảo nổi lên giữa dòng sông, thường là ở hạ lưu, gần cửa sông.

Cồn còn là phiên âm của từ alcool (Pháp) nghĩa là rượu. Giống như xà bông là phiên âm từ savon ,(và nhiều từ phiên âm khác).

Trước 75 ở miền Nam rượu là rượu, alcool dùng để chỉ chất sát trùng gốc alcool dùng trong y khoa. Sau 75 từ "cồn" được du nhập từ miền Bắc và sử dụng nhiều cho đến ngày nay. Để đo nồng độ rượu trong máu, trong khí thở của tài xế người ta cũng nói nồng độ cồn. (Có lẽ do ngày nay rượu bị pha cồn hóa học nhiều chăng?)

CÙ LAO là từ ở miền Nam để chỉ đảo ở trên sông. Miền Trung còn dùng để gọi đảo trên biển, như Cù lao Chàm ở Hội An. Sông miền Trung không thấy có cồn hay cù lao (*) như sông Cửu Long và sông Đồng Nai.

Món lẩu ở miền Tây hồi xưa đựng trong cái "cù lao". Đó là một dụng cụ hình vành khăn, có cái ống tròn ở giữa chứa than, xung quanh ống đó là chỗ đựng nước lẩu. Cái ống than giống như cù lao nổi trên nước. Món lẩu này vì vậy cũng có tên là món Cù lao.

Cù lao và cồn trên sông ở miền Cửu Long khác nhau thế nào? Cù lao thường lớn hơn cồn rất nhiều, tuy thực tế có những cái cồn rất là lớn, lớn hơn cái cù lao nhỏ. Phân biệt cồn với cù lao không chỉ là lớn nhỏ.

Cù lao đã được bồi đắp từ rất lâu.  Trước khi cư dân Việt tới định cư thì những cù lao này có sẵn rồi, mà lắm khi đi trên sông nhìn nó không biết là cù lao mà tưởng là bờ sông, chỉ khi đi vòng qua phía kia mới biết nó bốn bề là nước.

Tỉnh Bến Tre quê tôi là một tỉnh cù lao. Muốn vô tỉnh Bến Tre từ hướng nào cũng đều phải qua sông. Tỉnh có tới ba cù lao chứ không phải một. Cù lao Bảo ở giữa sông Tiền và sông Hàm Luông. Cù lao Minh ở giữa sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Cù lao An Hóa giữa sông Ba Lai và sông Tiền. Các cù lao này đều có một phía giáp biển. 

Ca dao ở Bến Tre có câu:

Ai từng qua Bảo về Minh

Ghé ngang Bình Khánh em xin đãi chè.

(Bảo, Minh là cù lao Bảo, cù lao Minh. Bình Khánh là địa danh ở huyện Mỏ Cày, thuộc cù Lao Minh).

Ngoài các cù lao rất lớn của tỉnh Bến Tre thì trên sông Tiền có nhiều cù lao khác như cù lao Tây (Đồng Tháp), cù lao Giêng (An Giang) cù lao Thới Sơn (Mỹ Tho)...

Sông Hậu cũng nhiều cù lao: cù lao Năng Gù (An Giang), cù lao Dung (Sóc Trăng) và nhiều cù lao nhỏ ít tiếng tăm khác.

Cồn thì có thể coi là "tiền thân" của cù lao, là cù lao mới nổi. Cư dân Cửu Long tận mắt thấy cồn bắt đầu nổi lên, được bồi đắp lớn dần. Bà ngoại tôi kể khi bà còn nhỏ thì những cái cồn Rồng cồn Phụng  trên sông Mỹ Tho mới nổi "như cồn". Cồn và cù lao đều "nổi" trên sông nhưng cù lao nổi hồi nào người ta không biết, còn cồn thì người ta tận mắt chứng kiến nó từ từ nổi lên, nên mới có câu ví von "nổi như cồn".

Quê tôi, huyện Giồng Trôm, Bến Tre có cái cồn Ốc. Hồi nhỏ thường nghe người lớn nói "đi cồn Ốc" hoặc hỏi: ở đâu? Ở bên cồn Ốc, mà tôi chưa có dịp đi qua đó lần nào. Ở Cần Thơ có cồn Sơn, giờ là khu du lịch sinh thái.

Dân miền sông nước Cửu Long ít nhiều gì cũng có dây mơ rễ má với cù lao và cồn. Tôi quê xứ cù lao Bến Tre. Em rể tôi dân ở Cù lao Long Hòa trên sông Cổ chiên tỉnh Trà Vinh. Dân tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh....ở cù lao và cồn thì nhiều khỏi nói luôn.

Cuối cùng, cụm từ "chín chữ cù lao" để chỉ công ơn cha mẹ thì "cù lao"  là từ Hán Việt. Cù là chữ cù trong "cần cù", lao là chữ lao trong "lao động", "lao tâm lao lực", "gian lao".

Nói cần cù hay cần lao thì nghe quen, cù lao thì nghe lạ vì ít dùng. Cù lao nghĩa giống cần lao, là làm việc chăm chỉ cực nhọc. Và cù lao này không có dính líu gì với cái cù lao ở dưới sông hoặc cù lao ăn lẩu.

(Nếu có dịp sẽ tám về chín chữ cù lao).

*Trên sông Hương có cồn Hến, cồn Dã Viên. Cám ơn anh Thiện Tính Trần nhắc nhở.

* Ở cửa sông Thu Bồn có nhiều cồn, gò nổi. Cám ơn bạn Quynh Ba Le chỉ giáo.

Hình: cái cù lao của món lẩu xưa. 

Nhà tôi có cái cù lao mà đã hư mất rồi. Hình lụm trên báo.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2024

Nguyễn Đình Đăng: CHUẨN MỰC

CHUẨN MỰC

Nguyễn Đình Đăng 

1- Hồi tôi ở Nga những năm cuối thập niên 1980, có lần một đồng nghiệp người Đức cần lắp một thiết bị gì đó lên tường trong phòng làm việc ở viện nghiên cứu. Anh ta báo cho bộ phận hành chính. Mấy hôm sau một thợ người Nga đến, chẳng nói chẳng rằng rẹt rẹt khoan hai lỗ lên tường, ngoắc thiết bị lên rồi đi, trước sự bàng hoàng của ông người Đức. Ông này sau đó nói: "Thật không tin nổi. Nếu là ở Đức, người ta đã phải đo từ chân tường lên, từ cửa vào, chạy sang phòng bên đo chỗ lắp của thiết bị tương tự sao cho thiết bị mới thẳng hàng với thiết bị cùng kiểu được lắp ở đó."

2- Hồi ở Munich năm 1992, tôi ngồi cùng phòng với một cậu nghiên cứu sinh người Đức đang chuẩn bị bảo vệ TS. Cậu này in luận văn của mình ra giấy làm nhiều bản để đem đóng bìa. Cậu ta kiểm tra rất kỹ từng trang in. Sau khi tin chắc mọi sự đúng chuẩn mực, cậu đem ra hiệu thuê đóng thành quyển. Hôm sau, gặp cậu, tôi hỏi việc đóng sách của cậu thế nào. Cậu nói: "Chưa hoàn hảo. Ông chủ hiệu đóng sách cầm mấy trang giấy soi lên ánh sáng rồi chê một số trang có số trang không chồng khít lên số của trang sau (!)"

3 - Ở Nhật có lần một người lái tàu điện ngầm thấy không còn ai trên sân ga bèn cho tàu khởi hành sớm 25 giây. Té ra vẫn có người muốn lên chuyến tàu đó. Họ than phiền và công ty xe điện ngầm lập tức xin lỗi hành khách. Trên thực tế bạn có thể chỉnh lại đồng hồ của mình cho chính xác căn cứ vào giờ tàu khởi hành từ nhà ga.

4- Ở hotel hạng sang của Nhật mỗi lần cô phục vụ dọn phòng xong đi ra, lại có một nhân viên khác tới kiểm tra tất cả mọi ngóc ngách, mở từng ngăn kéo để xem mọi thứ đã tinh tươm trật tự chưa thì khâu dọn dẹp mới được coi là xong. Ở cửa ra vào hotel, người porter cứ 30 phút lại thay một đôi găng tay trắng mới.

5 - Luật viễn cận là một trong những yêu cầu quan trọng bậc nhất trong dessin tả thực, được nhấn mạnh từ khi nó vừa được Filippo Brunelleschi phát minh ra vào đầu t.k. XV. Vẽ từ mẫu thực hay từ ảnh, hoạ sĩ đều phải kiểm tra để hình hoạ của mình trong hình nón thị giác (visual cone) tuân thủ luật viễn cận tuyến tính. Tuy nhiên không ít hoạ sĩ theo lối tả thực ngày nay, khi vẽ phong cảnh dựa theo ảnh chụp, lại tin tưởng vào ảnh đến mức chép cả những sai lệch do thấu kính và góc chụp, khiến sai luật viễn cận tuyến tính. Có thể dễ dàng nhận thấy điều đó khi các đường thẳng song song, như chân tường, mép khuôn cửa sổ, v.v. trong tranh không hội tụ tại một điểm, mà cắt nhau lung tung tại các điểm khác nhau, khiến bức tranh có hơn một đường chân trời.

6 - Pierre Auguste Renoir (1841 - 1919) là một trong 5 hoạ sĩ tham gia triển lãm đầu tiên tại Paris năm 1874 (Claude Monet, Edgar Degas, Pierre-Auguste Renoir, Camille Pissarro và Berthe Morisot) khởi đầu trào lưu Ấn tượng trong hội hoạ. Các hoạ sĩ Ấn tượng chủ trương từ bỏ những chuẩn mực của hội hoạ Hàn lâm. Họ coi nhẹ dessin, chạy theo mô tả các hiệu ứng của ánh sáng phản xạ, loại bỏ màu đen và các màu đất khỏi palette, loại bỏ nhựa cây, chỉ dùng dầu lanh và dầu thông, không phủ varnish bảo vệ lên tranh, v.v.

Chỉ 7 năm sau, được nhìn thấy bản gốc kiệt tác của Titian và Raphael tại Ý năm 1881 - 1882, Renoir nhận ra mình đã đi sai đường. Ông viết:

"Cái gọi là 'các phát minh' của các hoạ sĩ Ấn tượng không thể không được các bậc thầy Cổ điển từng biết đến; và nếu họ không dùng đến chúng là bởi vì các hoạ sĩ vĩ đại không thừa nhận việc tạo ra các hiệu ứng. Bằng việc giản dị hóa tự nhiên, các bậc thầy đã làm tự nhiên vĩ đại hơn."

Ông đã thử quay lại vẽ theo phong cách Cổ điển trong bức "Những phụ nữ tắm lớn" (1884 - 1887, kích thước 118 x 171 cm). Bức tranh này đã bị phê phán kịch liệt. Ông bị các đồng nghiệp coi là phản bội trào lưu Hiện đại vì quay lại với Cổ điển. Mệt mỏi và vỡ mộng, ông không bao giờ vẽ theo kiểu này nữa.

Trào lưu Ấn tượng là phát súng mở màn cho hội hoạ Hiện đại, dẫn tới sự suy vong của hội hoạ sơn dầu.

Một khi không còn chuẩn mực thì không thể biết cái gì là hay cái gì là dở. Người ta buộc phải đánh giá nghệ thuật như William Sommerset Maugham (1874 - 1965) từng tuyên bố: "Đối với tôi cái hay nhất trong nghệ thuật là nhân cách của nghệ sĩ; và nếu nhân cách đó khác thường, tôi sẵn sàng tha thứ cả ngàn lỗi lầm." Theo đà đó, ông coi sự lỗ mãng man rợ là thiên phú lớn nhất của nghệ sĩ: "Nghệ sĩ, hoạ sĩ, thi sĩ, hay nhạc sĩ, bằng sự trang hoàng của mình, hùng vĩ hoặc đẹp, thỏa mãn cảm giác thẩm mỹ; nhưng cái đó cũng tựa như bản năng tình dục, và khi chia sẻ sự man rợ của bản năng đó, y còn bày ra trước bạn thiên phú lớn nhất của bản thân y."

Nhưng theo André Gide (1869 - 1951), "nghệ thuật luôn là kết quả của một sự hạn chế do bị ràng buộc. Nghĩ rằng nghệ thuật càng vươn lên cao khi càng có tự do cũng giống như nghĩ rằng cái dây níu con diều giấy lại không cho nó tung hoành trong bầu trời;" và “vẻ đẹp không bao giờ là một sản phẩm tự nhiên; mà chỉ có được nhờ những hạn chế nhân tạo." 

Những hạn chế đó tạo nên chuẩn mực của cái Đẹp. Gỡ bỏ chuẩn mực thì xem như Nghệ thuật cũng tiêu luôn.

 14/6/2018

Minh họa:

Pierre-Auguste Renoir

Những phụ nữ tắm lớn

1884 - 1887

sơn dầu

118 x  171 cm

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2024

Matthew NChuong: VÌ SAO NƠI SANH RA (SANH QUÁN) LÀ HỆ TRỌNG TRƯỚC HẾT?

VÌ SAO NƠI SANH RA (SANH QUÁN) LÀ HỆ TRỌNG TRƯỚC HẾT?
* Giữ vai trò kết nối các thế hệ, chính là ngôn ngữ: TIẾNG VIỆT! 

/A/ Nếu nơi sanh ra - là nơi gắn với cha với mẹ - mà không ghi nhớ TRƯỚC HẾT, chỉ nằng nặc "nhắc" ... nguyên quán thôi, ắt những kẻ đó không đáng tin cậy chút nào về cái gọi là "đạo Hiếu" của bọn họ!
/B/ "Nguyên quán", trong văn hóa người VIỆT, xin chú ý là KHÔNG thực hành răm rắp theo quan niệm "Yuán guǎn" (元舘, nguyên quán) của Tàu! Không rành mạch về việc này, dễ dính vào "jǐng" (阱) tức "bẫy" theo văn hóa Hán tộc - đó đa!

&1&
"Nguyên quán" (元舘) là quê hương gốc gác của mình => Xác định nguyên quán là nơi sanh ra của cha (mẹ)? Hay nguyên quán là nơi sanh ra của ông (bà) nội, ngoại? Nguyên quán là nơi sanh ra của ông (bà) cố? Nguyên quán là nơi sanh ra của ông (bà) sơ? 

1a/ Ngoại trừ môt số nhỏ gia tộc có gia phả ghi tỉ mỉ nhiều đời trước đây, có bao nhiêu gia đình người Việt, năm 2024 này, biết rõ lai lịch, sanh quán ông (bà) cố của mình? hoặc ông (bà) sơ? 
Ắt hẳn, số gia đình biết rõ nơi sanh của ông (bà) sơ - vào lúc này - là ít! Trên ông (bà) sơ nữa, càng không biết!

Thông thường, ở các gia đình đặt bàn thờ người quá có, có thể là cha mẹ, là ông bà nội ngoại, là ông bà cố. Ít lắm, mới biết được lai lịch mà đặt bàn thờ ông bà sơ. Trên nữa, đặt bàn thờ chung, gọi là "bàn thờ Tổ tiên". 

1b/ Tập tục văn hóa, đạo lý VIỆT được thể hiện ngay trong TIẾNG VIỆT: đời "cha" (=> “con”), đời "ông nội" (=> “cháu”), đời "ông cố" (=> “chắt”), đến đời "ông sơ" (=> “chút”) - đây là những tiếng thuần Việt. 
Trên "ông sơ" (và hậu duệ gọi đến “chút”) thì không đặt ra danh xưng bằng tiếng thuần Việt nào để gọi nữa. Vì sao? 

Đạo lý VIỆT vừa sâu sắc, vừa giản dị, thực tiễn: tưởng nhớ đến đời "ông sơ", là đủ trang trọng trong đạo lý "uống nước nhớ nguồn"! Không cầu kỳ, rắc rối thêm. Trên nữa, trong mỗi gia đình, là bàn thờ chung "Tổ tiên".

1c) Sẵn nói một chút về Hán tộc. Họ đặt nặng "truy nguyên lý lịch" bằng nhiều danh xưng, lắt léo, rắc rối. 

Đời "phụ thân" 父亲 (cha => “tử”), ngược lên đời "nội tổ" 祖 (ông nội => “tôn”), lên đời "tằng tổ" 曾 祖 (ông cố => “tằng tôn”), "cao tổ" 高 祖 (ông sơ => “huyền tôn”), "tiên tổ" 先 祖 (cha của ông sơ => “lai tôn”), "viễn tổ" 遠 祖 (ông nội của ông sơ => “côn tôn”), "cao cao tổ" 高 高 祖 (ông cố của ông sơ => “nhưng tôn”), "cao tổ tổ" 高 祖 祖 (ông sơ của ông sơ => “vân tôn”) .v.v...

&2&
Hiện nay, nhiều người ngoài 30 tuổi mới lập gia đình, sanh ra thế hệ kế tiếp. Trước kia, chưa đến 20 tuổi đã là một thế hệ sanh con đẻ cái. Đây, tính “nơi nới”…

Vậy, khoảng 120 năm là gồm đủ các đời “ông sơ” cho đến đời “chút”: chẳng hạn, từ năm 1900 đến năm 2020: hồi năm 1900 là năm sanh của "ông sơ" -> 1930 đời "ông cố" => 1960 đời "ông nội" -> 1990 đời "cha" -> 2020 đời “con”… Bé con A này lớn lên, may lắm, là còn biết lai lịch “ông sơ”, nhưng vài đời trước “ông sơ”, sanh hồi giữa thế kỷ 19 là hoàn toàn không thể biết lai lịch rồi đa!

Huống hồ xưa hơn nữa, vào đời tạm gọi là “Ông *” (tiên tổ của gia đình đứa bé A) sanh từ thế kỷ 17 thì khỏi biết “Ông *” sanh ở đâu (làng nào, xã nào, huyện nào..).

Không thể nào đoan chắc “Ông *” là người Việt ở miền duyên hải? hay có hòa huyết với người Chăm, người Rhade? … Tỉ như “Ông *” được cho là người ở miền Ngoài, có chắc ổng là người Việt, hay có gốc gác người Tàu? 

Nhiều bạn ắt thấy câu hỏi kỳ khôi, nhưng kỳ thực vì không tài nào xác định tên tuổi, nơi sanh của “Ông *” nên mọi sự “khẳng định về lai lịch ông *” cũng đều võ đoán, mơ hồ. 

Quí bạn có biết, trong thời kỳ Bắc thuộc ngàn năm, người Quảng Đông, người Phước Kiến tận dụng cơ hội vùng châu thổ sông Hồng bị Tàu cai trị, họ vào lập nghiệp, định cư lâu dài, lập gia đình qua nhiều thế hệ. Sau gần ngàn năm, kết quả là chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu dân cư ở châu thổ sông Hồng… 
Đây, nói một chuyện cụ thể. Trần Cảnh (陳煚 là vị vua đầu tiên của Nhà Trần (Trần Thái tông), cha của nhà vua sanh trưởng trên đất Đại Việt, ông nội của vua cũng sanh trưởng tại Đại Việt. 

Vậy, từ cha, từ ông nội mà có thể khẳng định Trần Cảnh có “nguyên quán” Việt 100%? Không phải, bởi vì ông sơ của vua là Trần Kinh 陳京, lại hoàn toàn là người Tàu, sinh ra và lớn lên ở Phước Kiến. 

Câu chuyện vừa nêu trên, có ghi trong sử liệu. 

Thấy gì? Trước hết và trên hết, SANH QUÁN của Trần Cảnh (Trần Thái tông) mới hệ trọng, là Nam Định; chớ không phải “nguyên quán” (từ đời ông sơ, là Phước Kiến)! 
Nhà vua có mặt trong chính sử nước Việt, bởi vì có công trạng phục vụ cho lợi ích nước Việt!

(những ai cứ ưng “nhắc”… nguyên quán, chỉ biết... truy lý lịch nguyên quán, ở đây với trường hợp Trần Cảnh, không lẽ muốn nhớ nhung nước Tàu?)

&3&
Điều gì khiến chúng ta hiện nay nhìn nhau với cảm nhận “gần gũi” - mặc dù đa số chúng ta đều không biết gì về các đời trước của chính “ông sơ” mình sanh ra ở đâu? 

Đó là vì chúng ta đang dùng chung một ngôn ngữ: TIẾNG VIỆT. 

3a) Ngôn ngữ đóng vai trò rất hệ trọng trong “gìn giữ tâm hồn dân tộc”. 

Như người Do Thái lưu lạc bốn phương cả ngàn năm. Việc hòa huyết, dĩ nhiên, đã xảy ra: có người Do Thái, giờ đây, da đen ơi đen, lại có người trắng bóc (bởi tiên tổ họ từng lưu lạc nơi châu Phi, nơi Nga, nơi châu Âu… suốt nhiều thế kỷ). 
Tuy nhiên, vì sao họ vẫn nhìn nhau là “người Do Thái”? Là bởi họ vẫn gìn giữ ngôn ngữ Hebrew của họ, bên cạnh việc dùng ngôn ngữ của xứ sở mà họ sanh trưởng (tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Mỹ…). 

3b) Bất luận ở chân trời góc biển nào, một khi NHẬN RA GIÁ TRỊ & HÃNH DIỆN VỀ TIẾNG VIỆT, ắt đều mong muốn gìn giữ tiếng Việt. 

3c) Gìn giữ CĂN TÍNH NGÔN NGỮ của Tiếng Việt.

Tiếng Việt được dùng ở miền Trong, miền Ngoài, miền xuôi, miền ngược. Nhưng, gìn giữ căn tính của tiếng Việt, cách nào? 

Nhắc lại không thừa: Tiếng Việt gồm Nam âm (thuần Việt) và âm Hán-Việt (được chọn lọc một cách thông minh, không dùng tưới xượi). Trong đó, Nam âm tạo nên bản sắc cho tiếng Việt thuộc về Ngữ hệ Nam Á (không phải Ngữ hệ Hán-Tạng). 

Điều quan trọng là giúp nhau gìn giữ CĂN TÍNH: dùng Nam âm (thuần Việt) ngày càng dồi dào, giàu sức sống hơn./.

--------------------------------------------------------