Bài của nick <Nguoicodon> trên diễn đàn http://vnthuquan.net
DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU.
Sau khi đã lược sơ qua về 1 số thiết kế cho nội thất như cửa cái, bếp, phòng ngủ...và 1 số yếu tố ngoại vi, nay NCD xin giới thiệu với các anh chị, các bạn 1 trường phái trong phong thủy, đó là trường phái DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU. Dương Trạch thì chúng ta đã biết là để chỉ nhà ở của người sống chúng ta, còn Tam Yếu là gì? Theo phái này luận, thì trong 1 ngôi Dương Cơ có 3 điểm chính yếu, đó là : CỬA CÁI - BẾP (ở đây ý nói là Hỏa Môn tức Hướng miệng Bếp) - SƠN CHỦ hay PHÒNG CHỦ. Do đó mới gọi là Tam Yếu, tức chỉ 3 điểm trọng yếu này.
Cũng như trường phái Bát Trạch Minh Cảnh, trường phái này cũng chia 8 cung Bát Quái ra làm 2 nhóm : Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch.
Đông Tứ Trạch gồm các cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn.
Tây Tứ Trạch gồm các cung Càn, Đoài, Cấn, Khôn.
Người có Quái số ở nhóm Đông Tứ Trạch thì 3 điểm chính yếu nên an trí trong 4 cung thuộc Đông Tứ Trạch. Ví dụ như : Người có Quái số là 9, là cung Ly, thuộc nhóm Đông Tứ Trạch ; vậy thì 3 điểm chính yếu trong nhà cũng nên an vị ở các cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn.
Người có Quái số ở nhóm Tây Tứ Trạch thì 3 điểm chính yếu nên an trí trong
4 cung thuộc Tây Tứ Trạch. Ví dụ : Người có Quái số là 7, là cung Đoài thuộc Tây Tứ Trạch; vậy thì 3 điểm chính yếu trong nhà cũng nên an vị ở các cung thuộc Tây Tứ Trạch là Càn, Đoài, Cấn, Khôn.
1/. PHÂN LOẠI TRẠCH :
Theo trường phái này, nhà ở được chia làm 2 loại : Đơn Trạch và Phức Trạch. Sự phân chia này do việc nhà có phân ngăn hay không.
Nhà từ trước ra sau không phân chia ra ngăn nào cả thuộc về Đơn Trạch, tức là nhà đơn giản. Vậy thì ta có thể hiểu Phức Trạch nói nôm na là nhà bố trí phức tạp hơn, hay là nhà có phân ngăn.
TỊNH TRẠCH thì lấy 3 điểm chính yếu là : CỬA CÁI - BẾP - PHÒNG CHỦ (tức là căn phòng ngủ của gia chủ, căn phòng nằm ở 1 góc nào đó trong nhà).
Phức Trạch lại chia ra làm 3 loại, mỗi loại có sự sắp xếp các sao trong các ngăn khác nhau. Sự phân loại này dựa trên số ngăn mà nhà đó có :
Từ 2 đến 5 ngăn : Là Động Trạch.
Từ 6 đến 10 ngăn : Là Biến Trạch.
Từ 11 đến 15 ngăn: Là Hóa Trạch.
Các loại nhà thuộc dạng Phức Trạch lấy 3 điểm chính yếu là : CỬA CÁI - BẾP - và SƠN CHỦ (với SƠN CHỦ là mặt hậu của nhà, đối nghịch với hướng vậy).
2/. CÁCH XÁC ĐỊNH CUNG CỦA 3 ĐIỂM CHÍNH YẾU :
CỬA CÁI : Từ mặt tiền nhà kéo 1 đường thẳng vuông góc với mặt tiền, lấy 1 đoạn bằng nửa chiều ngang mặt tiền. Đó chính là điểm đặt La bàn để xác định vị trí cửa cái. Dùng La bàn nhìn về hướng Cửa Cái xem đó là cung gì, đánh dấu vào sơ đồ nhà tên cung Cửa Cái.
BẾP : Từ trung tâm phòng Bếp (nếu là Phức Trạch), hay trung tâm nhà (nếu là Đơn Trạch), đặt La bàn nhìn về hướng Bếp, xác định xem Hỏa Môn xoay hướng gì, thì đó là cung của Bếp vậy. Cũng trong phái này có 2 ý kiến khác nhau : Phái thì lấy ví trí đặt Bếp như bên Bát Trạch Minh Cảnh - là đặt ở vị trí xấu, ngó về hướng tốt; Phái thì lấy vị trí đặt Bếp là tốt, ngó về hướng tốt luôn. Và 2 phái này cứ tranh cãi suốt, luôn cho mình là đúng, đối phương là sai. Riêng NCD thì chủ trương theo phái đầu, tức đặt ở phương Hung trấn áp cái xấu, nhưng Miệng Bếp phải xoay hướng tốt. Tuy vậy, NCD tôi không chê cách nào cả, chỉ vì bản thân NCD thử nghiệm cách đầu trúng nên theo luôn, chưa thử qua cách sau, nếu quý vị nào muốn thì hãy thử xem.
PHÒNG CHỦ : Phòng Chủ không nhất thiết Trạch Chủ phải ngủ trong đó. Một căn Tịnh Trạch có thể có 1 phòng, có thể có nhiều phòng nhưng không phân ngăn thôi. Nếu có nhiều phòng thì phòng nào CAO-RỘNG-LỚN nhất sẽ được xem là phòng chủ.
Nếu chỉ có 1 phòng thì dù phòng đó nhỏ hẹp vẫn là Phòng Chủ. Một căn buồng chỉ che bằng màn, hay kê bằng tủ không được xem là Phòng Chủ; phải có tường vách hẳn hoi mới tính. Từ trung tâm nhà đặt La bàn nhìn về hướng Phòng Chủ xem đó là cung gì, thì đó là cung của Phòng Chủ vậy.
SƠN CHỦ : Từ vách mặt hậu, cũng làm như đối với mặt tiền, tức là kéo 1 đường thẳng vuông góc với mặt hậu, lấy 1 đoạn bằng nửa chiều ngang mặt hậu, đó là điểm đặt La bàn. Từ điểm đó, đặt La bàn nhìn về mặt hậu ấy xem là cung gì thì đó là cung của SƠN CHỦ vậy, phải nhìn theo đường vuông góc ấy mới chính xác nhé !
3/. AN DU NIÊN CHO TRẠCH :
Theo trường phái này, 1 ngôi nhà có 1 Du niên ảnh hưởng đến sự Hưng Suy của nhà đó, tùy theo đó là Du niên tốt hay xấu. Để an Du niên cho nhà, thì TỊNH TRẠCH và PHỨC TRẠCH hơi khác 1 tý.
TỊNH TRẠCH : Từ cung của CỬA CÁI biến tới cung của PHÒNG CHỦ, được Du niên gì thì đó vừa là Du niên của PHÒNG CHỦ, vừa là Du niên của Trạch vậy.
Thí dụ : Cửa cái là ở cung Càn, còn Phòng Chủ là ở cung Cấn, 2 cung biến với nhau, Càn phối Cấn là THIÊN Y, vậy Du niên của Phòng Chủ là Thiên Y, mà Du niên của Trạch cũng là Thiên Y. Ta gọi đó là nhà THIÊN Y TRẠCH.
PHỨC TRẠCH : Từ cung Cửa Cái biến tới cung của Phòng Chủ (Sơn Chủ), được Du niên gì thì đó là Du niên của Trạch, cũng là Du niên của Sơn Chủ vậy.
Thí dụ : Cửa cái là ở cung Khảm, nhưng Sơn chủ là ở cung Khôn, 2 cung Khôn_Khảm phối với nhau ra Du niên Tuyệt Mạng, vậy Du niên của Trạch là Tuyệt Mạng, và Du niên của Sơn Chủ cũng là Tuyệt Mạng vậy. Ta gọi đó là nhà TUYỆT MẠNG TRẠCH.
Do có sự phân chia thành 2 nhóm Đông Tây, nên khi phối hợp với nhau tất có tốt, có xấu. Các cung cùng nhóm phối với nhau sẽ cho ra các Du niên tốt, các cung khác nhóm khi phối với nhau sẽ cho ra các Du niên xấu vậy. Mỗi 1 Du niên tốt xấu đều có 1 Sao đi kèm với nó, và vì sao đó thể hiện rõ tính tốt xấu của Du niên đó. Nghĩa là : Du niên tốt thì đi kèm với Cát Tinh, Du niên xấu thì đi kèm với Hung Tinh. Dưới đây, NCD xin kê ra tên và sự tương ứng của các Du niên với các sao để quý vị tiện xem nhé!
- Sanh Khí : ứng với sao THAM LANG, thuộc hành MỘC.
- Thiên Y : ứng với sao CỰ MÔN, thuộc hành THỔ.
- Diên Niên : ứng với sao VŨ KHÚC, thuộc hành KIM.
- Phục Vì : ứng với sao PHỤ BẬT, thuộc hành MỘC.
- Tuyệt Mạng : ứng với sao PHÁ QUÂN, thuộc hành KIM.
- Ngũ Quỷ : ứng với sao LIÊM TRINH, thuộc hành HỎA.
- Lục Sát : ứng với sao VĂN KHÚC, thuộc hành THỦY.
- Họa Hại : ứng với sao LỘC TỒN, thuộc hành THỔ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét