Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

PHONG THỦY HỌC PHỔ THÔNG (Bài số 12 – Cung & sao)


Bài của nick <Nguoicodon> trên diễn đàn http://vnthuquan.net
CUNG  VÀ  SAO 
      Ở đây, ta chỉ xét các Cung trọng (tức là các Cung: Cửa Cái, Bếp và Sơn Chủ hay Phòng Chủ), không bàn đến các Cung Khinh (tức là các Cung : Cửa ngõ, Cửa Bếp, Cửa Buồng).  Trong 3 Cung Trọng này lại chia ra làm 2: Cung bên ngoài và Cung bên trong.
      - Cung bên ngoài  (ngoại) là Cửa Cái.
      - Cung bên trong (nội) là  Bếp và Sơn Chủ hay Phòng Chủ
      Điều đầu tiên mà NCD muốn nói đến là 1 điều...xưa như Trái Đất :
1/. CÔ ÂM BẤT SINH, ĐỘC DƯƠNG BẤT TRƯỞNG 
      Vâng, điều này NCD luôn nhắc mãi. Đây là LÝ của Dịch, cũng là LÝ của phong thủy dù theo bất kỳ trường phái nào thì cũng không thể gạt bỏ ý này, xin hãy nhớ !!!
      Vậy thì khi nào sẽ rơi vào trường hợp này? Ấy là khi 2 Cung Thuần Âm hay Thuần Dương. Khi ấy, dù cho có giao phối nhau cho ra Cát Du Niên, thì sự tốt đẹp ấy cũng không được bền lâu. Cũng như 2 vợ chồng vậy thôi, người này nóng (Dương) thì người kia phải nguội (Âm) chứ, nếu không chắc tan hoang nhà cửa quá. Việc phân cung Âm, Dương này ta có thể chủ động được, nên khi phối Cung, ta không chỉ xét Du Niên tốt, mà nên xem cả việc nó có đủ Âm Dương chưa? Nếu thiếu thì ta tìm cách bổ khuyết vào.
      Ví dụ 1: Nhà có cửa Tốn, Sơn Chủ Khảm.
      Phối với nhau được Sanh Khí Trạch, lại đủ Âm Dương tất phát dài lâu vậy.
      Ví dụ 2: Nhà có Cửa Cái Khảm, Sơn Chủ Chấn.
      Phối với nhau được Thiên Y Trạch, nhưng đây là 2 Cung Thuần Dương không sanh hóa, ở lâu nhà này sẽ dẫn tới tuyệt tự. Ta có thể dùng BẾP LY Âm để trung hòa lại, tất phát bền lâu vậy.
      Các Cung Bát Quái phân Âm Dương, NCD đã có nói rồi, nay xin nhắc lại :
CUNG DƯƠNG :
      Càn vi Lão Ông, Khảm vi Trung Nam, Cấn vi Thiếu Nam, Chấn vi Trưởng Nam
CUNG ÂM         :
      Tốn vi trưởng Nữ, Ly vi Trung Nữ, Khôn vi Lão Mẫu, Đoài vi Thiếu Nữ.
2/. NGOẠI SINH NỘI - NỘI SINH NGOẠI :
      Ngoại sinh nội, là ngoài sinh vào trong, như  Cung Cửa Cái sinh Cung Bếp, Cung Cửa Cái sinh Cung Sơn Chủ (hay Phòng Chủ). Quan hệ này gọi là SINH NHẬP. Hiệu ứng tốt đẹp sẽ đến sớm và nhanh, sự hanh thông trong gia đình thuận lợi hơn và dễ dàng hơn.
      Ví dụ : Cửa Tốn, Sơn Chủ Ly.   Được Thiên Y Trạch, lại có Cửa Tốn Mộc ở ngoài sinh vào trong cho Sơn Chủ Ly Hỏa nên phát rất nhanh. Tuy 2 Cung này Thuần Âm, nhưng ta có thể dùng Bếp Khảm, hay Bếp Chấn trung hòa thì vẫn phát lâu bền được.
      Nội sinh ngoại, là ở trong sinh ra ngoài, như Cung Sơn Chủ (hay Cung Phòng Chủ) sinh ra Cung Cửa Cái, Cung Bếp sinh ra Cung Cửa Cái. Quan hệ này gọi là  SINH XUẤT. Hiệu ứng tốt đẹp sẽ đến trễ và chậm vì nhịp độ thưa thớt, sự hanh thông trong gia đình do cần lao đưa đến hơn là duyên may.
3/. NỘI KHẮC NGOẠI - NGOẠI KHẮC NỘI :
      Nội khắc ngoại là ở trong khắc ở ngoài. Là Cung Sơn Chủ (Phòng Chủ) khắc Cung Cửa Cái, Cung Bếp khắc Cung Cửa Cái. Quan hệ này gọi là KHẮC XUẤT. Trong trường hợp này, dù người trong nhà chống chế được ngoại cảnh, nhưng cuối cùng vẫn là sự hao tổn tinh thần và vật chất. BÁN HUNG.
      Ngoại khắc nội là ở ngoài khắc vào trong. Là Cung Cửa Cái khắc Cung Sơn Chủ (Phòng Chủ), Cung Cửa Cái khắc Cung Bếp. Quan hệ này gọi là  KHẮC NHẬP.  Rơi vào trường hợp này, nạn tai sẽ đến nhanh và bất ngờ, không biết đâu mà lường và khó ứng phó, xoay trở, họa này do bên ngoài đưa đến.
      - Cung bị khắc là Càn    : Người đàn ông lớn tuổi trong nhà, cha, ông bệnh đau, họa hoạn, vô năng, bất lực vì không thể thi thố được tài trí của mình.
      - Cung bị khắc là Đoài   : Khốn khổ cho con gái út, cháu gái nhỏ.
      - Cung bị khắc là Khôn  : Tổn hại cho Lão mẫu, người bà-mẹ-vợ trong nhà
      - Cung bị khắc là Ly      :  Tổn hại cho con gái, cháu gái giữa, trung nữ.
      - Cung bị khắc là Tốn    :  Tổn hại cho con gái, cháu gái lớn, tức hạng nữ nhân trung tuổi trong nhà.
      - Cung bị khắc là Chấn  : Tổn hại cho hàng nam nhân trọng tuổi như con trai trưởng, cháu trai trưởng trong nhà. Đặc biệt nếu chỗ đó là Từ Đường thì bất kể Trưởng Tử, Trưởng Tôn nội, ngoại đều bị khắc cả. Xin cẩn thận!!!
      - Cung bị khắc là Cấn    :  Tổn hại cho con trai nhỏ, con trai út, cháu trai nhỏ, thiếu nam (ở đây cũng có thể là...con trai dòng thứ)
      - Cung bị khắc là Khảm  :  Tổn hại cho con trai giữa, cháu trai giữa, trung nam trong nhà.
4/. NGOẠI CHIẾN - NỘI CHIẾN   :
      Sao được coi là yếu tố bên ngoài, vì nó còn phải do các Cung hỗ biến với nhau mà ra, như là các yếu tố ngoại lai vậy. Các Cung được xem là các yếu tố bên trong, bởi chúng là yếu tố có sẵn nằm trên địa bàn, như cái gốc rễ bên trong vậy.
      - Sao khắc Cung  : Là ngoài khắc vào trong, được gọi là ngoại chiến, ví như kẻ gây chiến từ bên ngoài đến vậy.
      - Cung khắc Sao :  Là trong khắc ra ngoài, được gọi là nội chiến, như người trong nhà ra ngoài sinh sự vậy.
Theo Dương Trạch Tam Yếu thì cho rằng :
      Mỗi trường hợp Nội Chiến sẽ giảm 50% tốt.
      Mỗi trường hợp Ngoại Chiến sẽ giảm 30% tốt.
      Như vậy nghe có vẻ không hợp lý! Vì sao? Ta thử nghĩ xem nhé! Nội Chiến là Cung khắc Tinh, là trong khắc ra ngoài, ví như người trong thắng thế, tức Cung còn khả năng chế ngự Hung Tinh, khiến Hung Tinh cũng phải kiêng dè không dám hành hung nữa. Vậy thì phần xấu phải giảm đi nhiều hơn chứ, sao lại giảm đến 50% tốt ???   Còn Ngoại Chiến là Sao khắc Cung, là ngoài khắc vào trong, ví như người trong nhà yếu thế. Khi ấy Hung Tinh thắng thế, ví như tiểu nhân đắc chí, tha hồ tác yêu tác quái, hoành hành bá đạo. Thế thì phần Hung Hại của chúng càng nhiều hơn, sao chỉ giảm có 30% tốt ???

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét