Thứ Ba, 10 tháng 12, 2024

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: VÌ SAO TÌNH HÌNH SYRIA LẠI QUYẾT ĐỊNH CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE.

1. Đầu tiên, phải hiểu bản chất cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chơi hai cấp độ. Cấp độ 1, đối với Ukraine, là để Thoát Nga Nhập Âu. Cấp độ 2, đối với Phương Tây, là làm suy yếu Nga - vĩnh viễn (Công thức của Brzezinski: Nga chỉ là đế quốc khi có Ukraine, Không có Ukraine, Nga không còn là đế quốc.) Trong đó, cấp độ 1 là bài toán của một nước, cấp độ 2 là bài toán khu vực và toàn cầu. Cấp độ 2 quyết định cấp độ 1.

2. Mục tiêu của Phương Tây là biến Nga trở thành một quốc gia (nation) chứ không phải một đế quốc (empire). Cho tới nay Nga vẫn hành xử như một đế quốc, và thực tế là một đế quốc. Đó là điều không được chấp nhận trong trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu (ở đó Mỹ là đế quốc toàn cầu duy nhất).

3. Syria có ý nghĩa quan trọng, vì đó chính là một phần biểu hiện đế quốc của Nga. Việc kiểm soát Syria giúp Nga có đường ra Đại Tây Dương thông qua Địa Trung Hải (vì đường đi qua Biển Đen phụ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, đường ra Bắc Đại Tây Dương qua biển Baltic phụ thuộc Đan Mạch, đây là lý do vì sao cả Đan Mạch và Thổ Nhĩ Kỳ đều được NATO kết nạp từ sớm, riêng Thổ đặc cách không phải thành viên EU vẫn được kết nạp.)

4. Sau khi đã kiểm soát được Syria, Nga và Iran sẽ xây dựng đường ống dẫn dầu và khí từ Iran đi qua Syria, đi vào Địa Trung Hải (đi qua hai căn cứ quân sự của Nga để được bảo đảm an ninh luôn), từ đó cung cấp năng lượng cho Châu Âu. Nếu dự án này thành công, phe Nga-Iran sẽ mạnh lên đáng kể vì có thêm nguồn lực và Iran sẽ củng cố quyền lực ở khu vực.

5. Tuy nhiên, Phương Tây thì lại muốn xây dựng đường ống dẫn dầu bắt nguồn từ đồng minh Qatar, từ đó đi qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi vào châu Âu, để châu Âu có thể kiểm soát. Nhưng đi đường nào, cũng đều phải đi qua Syria. Nếu dự án này thành công, phe châu Âu sẽ không bị lệ thuộc vào Nga-Iran, đồng thời Iran không có thêm nguồn lực để phát triển và củng cố quyền lực khu vực.

6. Kết quả là, Syria trở thành trận địa sống mái giữa hai phe. ĐIều này lý giải vì sao chiến tranh đã diễn ra liên miên xé nát đất nước này bao nhiêu năm qua. Các phe phái (tôn giáo, sắc tộc) chỉ là proxies (đại diện, ủy nhiệm), còn đằng sau là hai phe lớn nêu trên.

7. Cuộc chiến ở Ukraine là một cơ hội may mắn với phương Tây, vì có cớ làm suy yếu Nga trên mọi phương diện một cách chính danh (trừng phạt kinh tế, cắt đứt tài chính-thương mại..., và tất nhiên, chảy máu liên tục trên chiến trường). Thành quả của việc làm suy yếu Nga, đầu tiên là đưa Thụy Điển-Phần Lan vào NATO - điều này giúp kiểm soát trọn vẹn biển Baltic, và quan trọng hơn, mở rộng kiểm soát Bắc cực), tiếp đến là thành quả gần đây nhất: giành được Syria. Công việc sắp tới là phương Tây sẽ phải áp đặt ảnh hưởng lên Syria, loại bỏ ảnh hưởng của Iran và Nga. Việc này không dễ làm được ngay, nhưng không phải vội. Và vì thế, chiến tranh sẽ tiếp tục tàn phá và xé nát Syria.

8. Trở lại vấn đề với Ukraine hiện nay: Vị thế của Ukraine có phần nào hơi giống vị thế của Việt Nam vào năm 1972. Lưu ý rằng Mỹ tham chiến ở Việt Nam là để kiểm soát Liên Xô - một phần là Trung Quốc. Cho nên năm 1972, đã mệt mỏi vì chiến tranh, Mỹ quyết định làm hòa với Trung Quốc lúc đó đang kiệt quệ vì cách mạng văn hóa. Nhờ đó, Mỹ-Trung phối hợp và triển vọng kiểm soát được Liên Xô sáng sủa hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam. Do đó, Mỹ lập tức bỏ Miền Nam Việt Nam, và Trung Quốc thì bỏ Miền Bắc Việt Nam. Hiệp đinh Hòa bình 1973 được ký kết chính là kết quả của việc đó. Cả Mỹ và Trung Quốc cùng muốn VN giữ nguyên hiện trạng hai miền (như mô hình Nam-Bắc Triều Tiên). Nhưng Hà Nội không chấp thuận điều này và đã quyết tâm tấn công miền Nam để thống nhất đất nước, Trung Quốc cũng không kịp ngăn cản, vì VN còn có sự hỗ trợ của Liên Xô. Nhờ thế VN đã kịp thống nhất vào năm 1975, chứ không để bị tình trạng chia cắt như Nam-Bắc Hàn cho đến tận bây giờ và rồi tương lại không biết ra sao. Đó là thành quả rất quan trọng của Việt Nam bất kể đánh giá từ góc độ nào.

Trở lại với Ukraine: Bởi vì việc làm suy yếu Nga đã đạt được bước tiến dài (như nêu ở trên), nên có thể phương Tây sẽ có hai lựa chọn: 1) tiếp tục duy trì chiến tranh để Nga tiếp tục suy yếu; 2) thấy Nga đã đủ yếu, tạm ngừng chiến tranh để giảm chi phí, và giữ nguyên hiện trạng chiến trường - tức là 4 tỉnh của Ukraine sẽ phụ thuộc vào Nga, phần còn lại là nước Ukraine mới, xu hướng phương Tây. Trong hai phương án này, rất có thể phương Tây sẽ chọn phương án 2, tức là rất giống giải pháp 1973 ở Việt Nam. Nhưng khả năng Kyiv tự ý giải phóng 4 tỉnh để thống nhất đất nước có vẻ sẽ không thực hiện được như Hà Nội đã làm vào thời điểm đó.

9. Tóm lại, việc phương Tây thay thế Nga kiểm soát Syria, có thể mở ra kết cục cho cuộc chiến ở Ukraine. Trong kết cục đó, Ukraine là bên bị mất một phần lãnh thổ, nhưng có thể thoát Nga nhập Âu; Nga bị suy yếu và mất vị thế địa chiến lược của một đế quốc; Iran tiếp tục bị kìm hãm, và Phương Tây (Mỹ, NATO, Israel) là được lợi nhiều nhất, vốn liếng không mất là bao, giờ bắt đầu có thể thu hồi. Riêng Israel ngư ông đắc lợi, chiếm ngay được đỉnh núi cao nhất của Cao Nguyên Golan, từ đó kiểm soát mấy nước xung quanh, không khác gì Trung Quốc tranh thủ chiếm Hoàng Sa năm 1974.

TS. Nguyễn Đức Thành.

10/12/2024.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024

FB Nguyễn Chương-Mt: BẦU TỔNG THỐNG MỸ: KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ "ĐẠI CỬ TRI"

 Ghi chú lai rai, để không bị truyền thông thổ tả xỏ mũi...

BẦU TỔNG THỐNG MỸ: KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ "ĐẠI CỬ TRI"

* Chỉ khi rơi vào trường hợp hai ứng viên giành phiếu Electoral Votes (Phiếu Tuyển cử) bằng nhau, lúc đó mới áp dụng thể thức tạm coi tương đương với "đại cử tri" để quyết định. 

Chuyện này cách đây (2024) ... gần một thế kỷ rưỡi trước kia! 

/1/ Bầu Tổng thống Mỹ, chú ý, là BẦU THEO TỪNG TIỂU BANG - bởi vì nước Mỹ là "quốc gia hợp thành" từ các tiểu bang, không phải là "quốc gia đơn nhứt" (như Pháp, Đại Hàn, Trung Hoa dân quốc tức Đài Loan...), và ý chí cử tri giữa các tiểu bang đều bình đẳng. 

Tiểu bang X, tranh cử giữa hai ứng viên A và B, chẳng hạn A thắng cử (tức có nhiều phiếu cử tri phổ thông hơn, "popular votes") => ngay lập tức, số lượng phiếu Electoral votes qui định cho tiểu bang X sẽ thuộc về A. 

Nhắc lại lần nữa: hoàn toàn KHÔNG có "ông to bà lớn" nào đại diện cử tri (tức không có "đại cử tri") đứng ra bỏ phiếu hết! Mà thuần túy là sự qui đổi thành SỐ PHIẾU Electoral votes (dịch đúng là "Phiếu tuyển cử"), NGAY LẬP TỨC. 

/2/ Cho đến lúc này, người dân Mỹ và trên toàn thế giới đều biết ông DONALD TRUMP đắc cử Tổng thống Mỹ, với kết quả ông đạt 312 Electoral votes (Phiếu Tuyển cử), trong khi bà Kamala Harris 226 Phiếu (Tổng cộng là 538 PHIẾU TUYỂN CỬ). 

Cuộc họp vào tháng 12 của các Electoral COLLEGE (dịch đúng là "Tuyển cử đoàn", KHÔNG phải "đại cử tri đoàn" - bởi vì những electors, "Tuyển cử viên", KHÔNG do dân bầu thì không thể gọi "đại cử tri" được, họ do đảng CH, đảng DC cử đi "phó hội bàn đào"). 

Cuộc bỏ phiếu của các electors là BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC (formal voting), không phải là "chính thức" như cách dịch sai bấy lâu nay. Bởi vì, ngay hiện nay trong tháng 11, mọi người đều đã biết CHÁNH THỨC DONALD TRUMP ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG. 

/3/ Giả định hai ứng viên A, B đều đạt 269 Electoral votes mỗi người (tổng cộng 538 Phiếu). Chỉ khi hai ứng viên NGANG BẰNG số phiếu Electoral votes, đến lúc đó mới phải bỏ phiếu "vòng chung cuộc". 

Chuyện này hiếm xảy ra lắm! Đã từng có như vậy, hồi... năm 1877, cách đây gần một thế kỷ rưỡi!

Hồi năm 1877, lúc đó tổng số Electoral votes là 368 Phiếu (khác với hiện nay là 538 Phiếu). Bấy giờ diễn ra tranh cử giữa Rutherford Hayes bên đảng Cộng hòa với đối thủ Samuel J. Tilden đến từ đảng Dân chủ. Đó là một kỳ bầu cử đầy căng thẳng và hỗn loạn. 

Để rồi, không ứng viên nào vượt lên đạt 185 Phiếu để đắc cử, mà dừng lại ở mức 184 phiếu Electoral votes (tổng cộng 368 Phiếu). 

Giải pháp được đưa ra là bầu "vòng chung cuộc" tại QUỐC HỘI Mỹ. Một Đạo luật được ban hành ngay sau đó, tháng 3/1877, qui định "THỂ THỨC ĐẶC BIỆT" - theo đó, Hạ viện bầu Tổng thống còn Thượng viện bầu Phó Tổng thống. 

Kỳ tranh cử năm đó, sau khi áp dụng "thể thức đặc biệt" tại Quốc hội, ông Rutherford Hayes bên đảng Cộng hòa được bầu chọn, trở thành Tổng thống thứ 19 của Mỹ. 

/4/ Nói gì thì nói, các nghị sĩ (Thượng nghị sĩ, Dân biểu) cũng do cử tri bầu chọn, thành thử việc bầu bởi các nghị sĩ - theo THỂ THỨC ĐẶC BIỆT, tức là họ đại-diện-cử-tri để bầu ra Nguyên thủ. Chỉ trong trường hợp này, việc bầu Tổng thống là bởi các vị nghị sĩ, về mặt ý nghĩa là bởi các vị "đại cử tri". 

4a) Sẵn nói luôn, ở các nước như Anh, Đức, Nhựt Bổn, Ấn Độ, Do Thái.v.v... theo hệ thống "Congressional system" (QUỐC HỘI CHẾ, hoặc Đại nghị chế), Quốc hội lưỡng viện (hoặc Quốc hội đơn viện) bầu ra Thủ tướng (tức Nguyên thủ chính phủ, Head of Government). 

Ở đây, các vị nghị sĩ đại-diện-cử-tri để bầu ra Nguyên thủ. Về mặt ý nghĩa, đây chính là các vị "đại cử tri" họp lại, bầu ra Nguyên thủ. 

4b) Còn ở TỔNG THỐNG CHẾ (Presidential system) thì KHÔNG có "đại cử tri" bầu Nguyên thủ, mà hoàn toàn do lá phiếu của người dân bầu ra. 

Các vị nghị sĩ (về mặt ý nghĩa là "đại cử tri") không bầu Tổng thống bên Hành pháp (thẩm quyền này thuộc về người dân); mà họ thay mặt người dân để hành xử THẨM QUYỀN BÊN LẬP PHÁP. 

Chỉ trong trường hợp áp dụng "Thể thức đặc biệt", nêu ở mục /3/, cách đây ... cả thế kỷ, Quốc hội Mỹ mới được trao quyền bầu Tổng thống. 

4c) "Thể thức đặc biệt"? 

Không phải là toàn bộ các Dân biểu tại Hạ viện liên bang Mỹ bỏ phiếu, mà là MỖI TIỂU BANG CHỌN RA MỘT DÂN BIỂU để bỏ phiếu. 

Lúc bấy giờ, năm 1877, Mỹ có 38 tiểu bang. Như vậy, có 38 Phiếu => Ứng viên nào được quá bán (là 20 Phiếu bầu), sẽ đắc cử Tổng thống => Rutherford Hayes bên đảng Cộng Hòa trở thành Tổng thống.

----------------------------------------------------------------

Hình ảnh (dưới): Chung cuộc bầu Tổng thống 2024: Donald Trump 312 Phiếu, Kamala Harris 216 Phiếu. 

(Giữa): Chung cuộc bầu Thượng viện (Senate): đảng Cộng Hòa 53 ghế, đảng Dân Chủ 47 ghế. 

(Trên): Bầu Hạ viện (House): đảng Cộng Hòa 220 ghế, đảng Dân Chủ 213 ghế (còn 2 ghế nữa, vẫn... đang kiểm phiếu).



Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

FB Peter Pho: QUÝ NHÂN PHÙ TRỢ

 Nước Mỹ đã sẵn sàng chào đón một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên “Nhất Tôn” của Trump. Đồng thời cũng trao cho vị tổng thống này quyền lực lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Vào tháng 1 năm sau, nước Mỹ với ba quyền lực riêng biệt sẽ được hợp nhất hoàn toàn thành một lực lượng: quyền hành pháp (Tổng thống, Nhà Trắng), quyền lập pháp (Thượng viện, Hạ viện) và quyền tư pháp (Tòa án tối cao). Tất cả sẽ được nằm trong tay của tập đoàn Trump.

Tập đoàn Trump không còn bị hạn chế nữa, có thể tùy ý sử dụng quyền lực để mở đường cho những gì mình muốn làm và gần như không có thế lực nào có thể ngăn cản được họ.

Nhân vật chính đã đưa Trump lên đỉnh cao quyền lực và dọn trở lại Nhà Trắng là ai? Chắc các bạn cũng muốn biết! Nếu để ý, trong đêm tri ân sau khi đắc cử, Trump luôn miệng gọi :”Susie, Susie…” và vẫy tay. Một người phụ nữ đứng tuổi tóc trắng, mặt ngọc, mắt sáng long lanh bước ra đứng cạnh Trump giây lát rồi lập tức lại lánh đi. Đấy chính là người đàn bà trời phái xuống giúp đỡ Trump, một người đã viết lại lịch sử cho Trump từ nguy cơ tù tội trở thành một Tổng thống quyền lực nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Susie Wiles, 67 tuổi, đã tham gia chính trường Mỹ hơn 40 năm, bà đã làm cố vấn cho Trump trong 3 chiến dịch tranh cử tổng thống và 2 lần giành được chiến thắng quan trọng. Bà là phụ tá trưởng phục vụ lâu nhất trong nhóm của Trump và là người thực sự phụ trách toàn bộ chiến lược bầu cử năm 2024 của Trump. Một bài báo trên Politico News Network mô tả Susie là "nhân vật chính trị đáng sợ và ít ai biết đến nhất ở Hoa Kỳ" và nói rằng nếu Trump nhậm chức, bà sẽ là một trong những ứng cử viên được yêu thích cho chức vụ Chánh văn phòng Nhà Trắng.

Nói rõ hơn, bà chính là bộ óc của Trump, là một vũ khí ngầm siêu phàm, là quân sư đồng thời là quý nhân của Trump. Giúp Trump nghĩ ra, thiết kế từng chi tiết, đấu pháp và hành động cụ thể để Trump cứ thế mà diễn. Bà vực Trump đứng dậy trong đống tro với muôn vàn rủi ro rình rập bị thế lực đen tối khép tội, rồi vỗ cánh bay lên như Phương hoàng niết bàn, đi đến chỗ chết rồi hồi sinh!

Sự nghiệp chính trị trước đây của bà không hề suôn sẻ. Mặc dù bà đã trở nên nổi tiếng trên chính trường Florida khi còn trẻ nhưng sau đó bị đâm sau lưng và buộc phải rời khỏi bang. Khi Trump lần đầu gặp Susie, ông không hài lòng với hình tượng ôn hòa của Susie và đồng ý cho bà tham gia với thái độ thử thách. Trong thời gian này, Trump từng chỉ trích Susie nặng nề và yêu cầu rời đi. Sau đó, Susie liên tiếp có những đóng góp cho Đảng Cộng hòa, chứng tỏ giá trị không thể thay thế của mình. Trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, Trump đã đích thân ra mặt, mạnh mẽ mời Susie quay trở lại đội của mình và giao cho bà một vị trí quan trọng hơn - “Tổng công trình sư” thiết kế toàn bộ hoạt động tranh cử!

Trump nổi tiếng với tính khí thất thường và hành vi cực đoan, ông và Susie dường như đến từ hai thế giới khác nhau. Susie ghét sự chú ý của công chúng. Trump thèm khát nó. Susie có kỷ luật. Trump hỗn loạn. Susie "không có kịch tính". Trump toàn là kịch tính. Tại sao Susie sống sót trong đội của Trump? Trong cuộc đọ sức cuối cùng giữa Trump và Harris, bà có diệu kế gì dành cho Trump?

Ngày 31/10, tỷ phú Mark Cuban, người ủng hộ Harris, bình luận trên một chương trình tin tức rằng: “Bạn chưa bao giờ thấy một người phụ nữ mạnh mẽ và thông minh bên cạnh Trump”. Susie hiếm khi đăng bài trên mạng xã hội, đã nhanh chóng đáp lại bằng một bài đăng trên X : “Tôi nghe nói Cuban cần giúp đỡ để xác định những người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh xung quanh Tổng thống Trump? Vâng, chúng tôi ở đây. Tôi rất tự hào được dẫn dắt chiến dịch (tranh cử) này”. Bà đang đề cập đến chính mình, Linda McMahon, người đang điều hành nhóm chính sách chuyển đổi của Trump và đồng chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa Lara Trump đã ngay lập tức đăng lại status này.

Susie Wiles sinh năm 1957, là con cả trong gia đình có ba người con và là con gái duy nhất. Cha cô là một cầu thủ bóng chày, sau này trở thành một bình luận viên thể thao nổi tiếng. Mẹ cô là một phụ nữ nội trợ.

Cha của Susie Wiles nghiện rượu và ngoại tình suốt 17 năm trước khi ly hôn với người vợ đầu tiên. Khi Susie còn học trung học, cha cô không hề tham dự một buổi lễ quan trọng hàng năm, khiến cô xấu hổ và buồn bã. Cha cô thừa nhận trong cuốn tự truyện xuất bản sau này rằng "những đứa trẻ lớn lên mà không có sự quan tâm của tôi với tư cách là một người cha, tôi đã làm chúng thất vọng."

Đối mặt với người chồng nghiện rượu và lừa dối, mẹ Susie luôn giữ bình tĩnh và lạc quan, điều này đã tác động sâu sắc đến Susie. Bà sau đó kể lại, đã học được rất nhiều điều từ mẹ mình khi chứng kiến ​​mẹ tiến lên phía trước với tư cách là một một người phụ nữ và một con người bình thường, đối mặt với nhiều cơn bão cuộc đời, hết lần này đến lần khác.

Một số chuyên gia tin rằng con cái của những ông bố nghiện rượu biết cách quản lý một người mất kiểm soát, có thể duy trì trật tự trong một tình huống hỗn loạn, biết khi nào nên đứng lên và thể hiện giá trị, khi nào nên giữ thái độ khiêm tốn và ẩn thân. Khi lớn lên, họ sẽ trở nên vừa trầm tính vừa cạnh tranh, ngoan cường, có khả năng nhận thức sâu sắc về cảm xúc và nhu cầu của người khác, đồng thời đóng vai trò giúp đỡ và ấp ủ quyền năng cho người khác.

Sự nghiệp chính trị của Susie bắt đầu ở trường đại học. Sau khi theo học tại Đại học Maryland, bà trở thành trợ lý cho một nghị sĩ Đảng Cộng hòa, người từng là đồng đội bóng chày của cha Susie. Năm 1980, bà tham gia nhóm vận động tranh cử cho cựu Tổng thống Ronald Reagan và chịu trách nhiệm sắp xếp lịch trình tranh cử. Susie rời đi sau khi làm việc trong nhóm Reagan được vài năm và đến Florida để kinh doanh sự nghiệp chính trị cùng chồng (cũng là thành viên của nhóm Reagan). Susie từng là chánh văn phòng cho Thị trưởng Jacksonville John Delaney và giúp thuyết phục cử tri đồng ý trả thêm hàng tỷ USD tiền thuế cho thành phố. Điều này khiến Delaney rất ấn tượng: "Hiếm khi tôi gặp được một người có trực giác nhạy bén về chính trị và chính sách như vậy. Cô ấy biết cách đẩy mạnh tuyên truyền gây được tiếng vang trong công chúng".

Susie đã làm việc trong chính quyền thành phố Jacksonville trong hai thập kỷ, giữ chức chánh văn phòng cho hai thị trưởng. Năm 2010, bà được mời gia nhập đội ngũ của Rick Scott. Đối phương là một người mới tham gia chính trị, không giỏi diễn thuyết trước công chúng nhưng đang tranh cử với ứng cử viên nổi tiếng, Bộ trưởng Tư pháp Florida Bill McCollum, cho chiếc ghế thống đốc bang. Susie đã giúp Scott đánh bại đối thủ trong gang tấc và được bầu làm thống đốc tiểu bang Florida.

Susie được những người gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của Trump ở Florida giới thiệu cho Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016. Trump ban đầu không hài lòng với Susie "tóc bạc phơi phới, cử chỉ lịch lãm" vì muốn một trợ lý có khí chất hơn. Nhưng sau đó, Trump vốn không hài lòng với các trợ lý ban đầu của mình ở Florida và với sự thuyết phục liên tục từ những người gây quỹ, ông đã đồng ý để Susie tham gia nhóm vận động tranh cử của mình.

Sau khi gia nhập đội ngũ của Trump, Susie dần dần được thăng chức làm phó giám đốc chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, sau đó chiến dịch tranh cử của Trump ở Florida diễn ra không suôn sẻ. Ông nghĩ mình sẽ mất bang này. Ông tức giận với Susie trước công chúng và yêu cầu bà rời khỏi đội.

Susie sau đó thú nhận rằng trong đời chưa từng có ai nói chuyện với bà theo thái độ đó. Lúc đó Susie đã nghĩ đến việc từ chức, nhưng sau khi bình tĩnh lại, bà chọn cách nhẫn nại và kiên trì. Cuối cùng, Trump đã thắng Florida, phong tặng cho Susie danh hiệu “nhà hòa giải thiên tài” và “chuyên gia Florida”.

Chiến thắng cũng thay đổi cách nhìn nhận của Trump về Susie. Năm 2018, khi Ron DeSantis của đảng Cộng hòa tranh cử thống đốc bang Florida đang gặp rắc rối và Trump đã sắp xếp để Susie giúp đỡ. Bà đã đáp ứng được sự mong đợi và chứng tỏ giá trị của mình bằng một chiến thắng hiểm hóc khác.

Gọi Susie là “Hòn đá cân bằng thuyền” của Trump trong thế giới đầy biến động thì có lẽ chính xác nhất.

Trong cuộc bầu cử năm 2020, tình hình của Trump ở Florida không tốt. Trump đã hỏi một số cố vấn thân cận nhất của mình rằng ông ta nên nhờ đến ai để lật ngược tình thế và tái hiện chiến thắng năm 2016 trước Florida. Chỉ có một cái tên xuất hiện nhiều lần: Susie Wiles.

Đầu tháng 7 năm 2020, Susie Wiles trở lại đội của Trump.

Vào ngày 3 tháng 7 năm 2020, Trump tuyên bố trên nền tảng mạng xã hội rằng "Susie Wiles là phần tử quan trọng của nhóm vận động tranh cử" và tuyên bố phục hồi chức vụ cho bà. Sự lựa chọn của Trump được chứng minh là đúng, vì ông đã thua ở mọi bang xung đột khác trong cuộc bầu cử đó ngoại trừ Florida, bang mà ông đã thắng với tỷ số cách biệt rất lớn.

Một thành viên đảng Cộng hòa nhận xét: “Thế giới của Trump luôn biến động, hỗn loạn bất ổn và Susie chính là hòn đá cân bằng thuyền”. Thậm chí, một đảng viên Đảng Dân chủ còn nói rằng nếu ra tranh cử tổng thống, ông ta sẽ muốn Susie giúp đỡ mình.

Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020, những người ủng hộ Trump đã xông vào Điện Capitol phá hoại, cho rằng cuộc bầu cử đã bị “đánh cắp”. Nhưng Susie vẫn bình tĩnh. Bà không tin rằng cuộc bầu cử đã bị "đánh cắp". Thay vào đó, bà chỉ ra rằng Đảng Cộng hòa đã không làm tốt công việc điều hành các bang trong chiến dịch tranh cử và Đảng Dân chủ đã khéo léo sử dụng đại dịch COVID để có lợi cho mình.

Susie đã tiến hành một loạt công việc lấp lại hậu quả cho Trump, cuối cùng Trump đã được trắng án sau phiên tòa luận tội. Truyền thông Mỹ cho rằng Susie là "nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phục sinh của Trump".

Đầu tháng 3 năm nay, Trump một lần nữa mời Susie hỗ trợ chiến dịch tranh cử của mình. Trump gọi cho Susie và thú nhận sự lúng túng của mình: "Thật là một mớ hỗn độn. Tôi không biết ai phải chịu trách nhiệm. Tôi cần cô về để khắc phục điều này."

Susie hơi ngạc nhiên. Bà luôn cho rằng mình không phải là thành viên cốt lõi trong nhóm của Trump và không muốn bỏ dở công việc mình đang làm. Trump nhất quyết mời bằng được: "Cô sẽ chỉ mất vài tuần để sắp xếp cho mọi việc thuận chiều là được."

Susie trở lại nhóm của Trump lần thứ ba và làm việc kể từ đó. Bà đã dành hai tháng để nghiên cứu và nói với Trump số tiền cần chuẩn bị cũng như những người mà ông nên và không nên thuê dùng. Sau khi Trump nghe báo cáo, ông đã đồng ý ngay tại chỗ mọi đề xuất của Susie.

Susie không lấy một xu nào của Trump khi làm công việc này. Bà cũng không yêu cầu trả tiền khi giúp Trump vận động tranh cử 2 lần trước đó. Trump và gia đình rất ngạc nhiên vì điều này. Họ biết rằng có nhiều người đã gia nhập nhóm của Trump với mục đích để cùng nhau hốt bạc.

Susie hiện được công nhận là chánh văn phòng của Trump. Trước đó, 4 người giữ chức vụ này, một người đã bị Trump sa thải, hai người đã trở thành đối thủ của Trump và một người có thể phải chịu các biện pháp trừng phạt pháp lý do cuộc bạo loạn ở Điện Capitol. Susie là người có thời gian phục vụ lâu nhất trong số các chánh văn phòng của Trump.

Cuộc thách đấu cuối cùng năm 2024: Susie hiến những diệu kế gì cho Trump?

Sau khi Biden rút lui khỏi cuộc bầu cử, cuộc bầu cử Mỹ lần này bước vào cuộc đọ sức cuối cùng giữa Trump và Harris. Susie đã truyền cảm hứng cho Trump chỉ trích Harris là "yếu đuối, thất bại và là một người theo chủ nghĩa tự do nguy hiểm."

Trump đã làm như vậy. Trong bài phát biểu ngày 31 tháng 7, ông gọi Harris là "con rối" được điều khiển bởi các nhà tài trợ giàu có của đảng Dân chủ và các lãnh đạo đảng, một người cánh tả yếu đuối với tội phạm và đã dẫn đến sự tàn phá San Francisco (Harris từng là công tố viên San Francisco khi cô ta là Bộ trưởng Tư pháp của California, cô chủ trương các biện pháp như bãi bỏ án tử hình và truy tố cha mẹ của những đứa trẻ trốn học, gây ra sự bất mãn trong giới chức và người dân California), và là kẻ theo chủ nghĩa tự do dung túng cho những người nhập cư bất hợp pháp giết người...

Mọi người cũng nhận thấy rằng năm nay Trump đã trở nên ôn hòa hơn so với trước đây. Ông đã đến những khu vực bầu cử xa lạ tiếp xúc với những cử tri không đặc biệt thân thiện với ông. Có lẽ ông cũng bị ảnh hưởng bởi Susie. Hơn nữa, so với “đội cơ sở” trong chiến dịch năm 2016 và sự hỗn loạn triệt để trong chiến dịch năm 2020, đội ngũ vận động tranh cử của Trump năm nay tỏ ra chuyên nghiệp và có năng lực, điều này liên quan đến vị trí quan trọng của Susie trong đội ngũ vận động tranh cử. Susie dẫn dắt một số cố vấn cấp cao, giám đốc quan hệ công chúng và thư ký báo chí tạo thành vòng trong của nhóm vận động tranh cử năm 2024 của Trump. Susie chịu trách nhiệm giám sát tất cả các khía cạnh của chiến dịch, bao gồm tuyển dụng, ngân sách, lịch trình, v.v., đảm bảo rằng thông điệp của Trump được truyền tải đến đối tượng mục tiêu. Chris LaCivita là cựu lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ và là thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa, người chia sẻ trách nhiệm giám sát và chiến lược rộng rãi với Susie.

Mạng tin tức Politico của Mỹ cho rằng nếu ông Trump nhậm chức, bà sẽ là một trong những ứng cử viên được ưa chuộng cho chức vụ Chánh văn phòng Nhà Trắng. Nhưng hiện tại, câu trả lời cho câu hỏi này vẫn chưa được biết. Vào tháng 8 năm 2022, khi Trump vẫn đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử hiện tại, có người đã hỏi một người thân cận với Trump rằng liệu Susie có chịu trách nhiệm về công việc tranh cử của Trump không? Đối phương cho rằng điều đó là có thể, nhưng sẽ không có gì đáng ngạc nhiên ngay cả khi Susie bị sa thải vào ngày mai, bởi vì “đây là thế giới của Trump”.

Đối với những tình huống như vậy, Susie vẫn bình tĩnh thản nhiên. Bà đã tham gia chính trị hơn 40 năm và đã phục vụ ít nhất ba ứng cử viên tổng thống. Bà đã ba lần gia nhập đội ngũ của Trump. Khi làm việc cho Trump, bà biết rằng mình không thể kiểm soát được một người thất thường và khó đoán, chỉ làm được trợ lý của Trump mà thôi.

“Tôi nghĩ tôi là một người điềm tĩnh," Susie nói "Điều quan trọng là phải đọc được cục diện. Đó là điều tôi đã học được trong nhiều năm."

Bà năm nay 67 tuổi, có một ngôi nhà có vườn hoa và gara trên bãi biển ở Florida, nơi bà sống khi Trump mời bà trở lại vào năm nay. Bà có hai con gái và một cháu trai 7 tuổi hay trìu mến gọi bà là "Susu". Nếu không tiếp tục làm việc trong lĩnh vực chính trị, bà có thể trở về nhà và thể hiện một kỹ năng đặc biệt khác của mình cho gia đình - cùng một lúc nướng ra những chiếc bánh ga-tô 5 pound ngon lành.

Bài của FB Peter Pho

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

FB Nguyễn Chương-Mt:  NHỮNG GIÁ TRỊ KHÔNG BAO GIỜ CŨ

 NHỮNG GIÁ TRỊ KHÔNG BAO GIỜ CŨ

(đúng ngày này cách đây 5 năm, 31/10/2019, tiến sĩ Trần Công Tâm qua đời, thọ 72 tuổi - thành thử xin đăng lại bài của anh viết về quê nội Gò Công, thay cho nén tâm hương tưởng nhớ. 

Anh sinh trưởng ngoài Bắc, về sau này anh thường về Gò Công nhiều lần để tìm hiểu gia tộc Trần Công (thân phụ của anh là Luật sư Trần Công Tường)

&1&

Thị xã Gò Công thuộc Tiền Giang là một thành phố nhỏ điển hình (hơn 100.000 dân) của Miền Tây Nam Bộ. Một thành phố qui hoạch kiểu Pháp thuộc địa truyền thống, bao gồm các ô bàn cờ vuông vức gọn gàng, với những dãy phố nhỏ sáng sủa, xinh xắn, sạch sẽ và thanh bình. Ngoài khu trung tâm khá hiện đại và nhộn nhịp, Gò Công còn có một khu ngoại ô yên tĩnh chìm trong những vườn hoa trái xanh mướt.

Khác với vẻ ngoài hiền hòa, Gò Công có một vị trí khá đặc biệt, và là một vùng đất có tiếng là “địa linh nhân kiệt”! Gò Công được chính thức ghi danh trong địa bạ Xứ Đàng Trong ngay từ năm 1756 với cái tên "Lôi Lạp".

Còn cái tên "Gò Công" đi vào chính sử nhà Nguyễn từ năm 1788. Đó là năm mà Võ Tánh, một quái kiệt nhà Nguyễn dựng cờ “Khổng Tước nguyên Võ”. Có thể nói Võ Tánh, người mấy năm trước đó đã đưa nghĩa quân Kiến Hòa chống Tây Sơn về khai hoang lập ấp ở đất Lôi Lạp, chính là người đã mang lại cho vùng đất này cái tên Gò Công (gò Khổng Tước).

Cũng năm 1788, nhận lời mời khẩn thiết của Nguyễn Ánh, Võ Tánh đã đưa đạo quân Kiến Hòa hơn 10.000 người về hội quân với chúa Nguyễn ở Nước Xoáy (Sa Đéc). Cuộc hội quân lịch sử này, đã tăng cường đáng kể binh lực nhà Nguyễn và tạo bước ngoặt đầu tiên trong cuộc chiến Nhà Nguyễn – Tây Sơn. Từ đó quân Tây Sơn không còn khả năng tiến quân vào Nam Kỳ, mà phải lui dần về phòng thủ từ Khánh Hòa trở ra miền Trung.

Trong hầu như toàn bộ kỳ thời Pháp thuộc, thị xã Gò Công là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công. Thời đó Gò Công là tỉnh nhỏ nhất ở Việt Nam với diện tích chỉ khoảng 570 km2. Gò Công vẫn giữ qui chế tỉnh cho đến năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. 

Hiện nay địa giới tỉnh Gò Công cũ thuộc về tỉnh Tiền Giang.

Về kiến trúc đô thị, ở thị xã Gò Công có khá nhiều điểm nhấn thú vị. Đầu tiên có thể kể đến Dinh Tỉnh trưởng (xây 1885) to nhất Nam Kỳ. Tiếp theo là hơn 200 ngôi nhà cổ 120-150 năm các loại, chiếm gần 70% số nhà cổ của cả tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh nhiều nhà cổ nhất Nam Bộ. 

Trong số này có nhà Đốc phủ Hải, một công trình kiến trúc cổ độc đáo và đặc sắc được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia. Đó cũng là lý do tại sao từ 1885-1956, thị xã Gò Công đã từng có tên rất đặc biệt: "LÀNG THÀNH PHỐ" (Village de la Ville).

Về con người, tuy là một tỉnh nhỏ, nhưng Gò Công có khá nhiều nhân vật để lại dấu ấn trong lịch sử Việt Nam. 

Ngoài quái kiệt Võ Tánh nhà Nguyễn, Gò Công là căn cứ và nơi tuẫn tiết của Trương Định, người anh hùng chống Pháp lừng danh ở Nam Kỳ lục tỉnh. 

Là quê hương của nhà văn Hồ Biểu Chánh, một trong những tác gia mà tác phẩm được tái bản và dựng phim nhiều nhất Việt Nam hiện nay.

Gò Công cũng là quê hương của nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm), một người phụ nữ kỳ lạ. Bà là nữ nhà báo phóng viên Việt Nam đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đã đăng thơ theo phong cách và viết bài về thơ mới. Đặc biệt, bà là người Việt Nam đầu tiên lên diễn đàn cổ súy “Lối thơ mới” (ngày 26/07/1933 tại Hội Khuyến học Sài Gòn khi mới 19 tuổi).

Người phụ nữ can đảm này còn là người đầu tiên truyền bá nữ quyền ở Việt Nam. Cụ thể, trong những năm 1933-1935, bà đã nhiều lần đăng đàn diễn thuyết ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định hô hào, truyền bá thơ mới và nữ quyền.

Nhưng có lẽ nhân vật quê Gò Công được người Việt Nam biết đến nhiều nhất, là bà Từ Dụ (mẹ vua Tự Đức), nổi tiếng về đức độ và những dấu ấn để lại.

&2&

Còn ngày nay khi về Gò Công, ấn tượng lớn nhất với tôi là nhịp sống chậm rãi yên ả của những người Gò Công bình dị cởi mở, hiền hòa và thân thiện. Là đoàn nữ sinh áo dài trắng tinh khôi vui tươi ríu rít trên đường phố, hệt như Hà Nội và Sài Gòn thời xưa cũ đã lâu lắm...

Một ấn tượng thú vị khác, là những di tích kiến trúc lịch sử nổi tiếng Nam Bộ. Ngoài Dinh Tỉnh trưởng và nhà cổ Đốc phủ Hải kể trên, đó là Lăng Trương Định, Lăng Hoàng Gia của Quốc Công Phạm Đăng Hưng, đền Võ Tánh, Đình Trung, nhà thờ Thánh Tâm, chùa Thanh Trước, Hội quán của 5 bang hội người Hoa …

Tuy nhiên, khi đến bất cứ thành phố nào tôi luôn cố gắng đi tìm nơi cất giữ “hồn cốt” của người dân địa phương. Và ở Gò Công tôi đã tìm được Văn Thánh Miếu (文 聖 廟). 

... Trong khi đi dạo Gò Công, tôi phát hiện ra một ngôi nhà hai tầng có kiến trúc nửa Pháp và nửa Việt Nam truyền thống kiều đền chùa đầu thế kỷ 20, tọa lạc trong một khuôn viên gần 1000 m2 ngay ở trung tâm thị xã.

Ở trên cửa ra vào có hàng chữ Văn Thánh Miếu và trên cột bên phải là biển hiệu “Hội Cựu Giáo chức Gò Công”. Một sự kết hợp kỳ thú, thể hiện sự tôn trọng và tiếp nối truyền thống giáo dục rất đặc biệt, mà tôi chưa thấy ở nơi nào khác ở Việt Nam (kể cả ở những nơi người ta chi rất nhiều tiền để trùng tu, hoặc xây dựng mới Văn Miếu). 

Và trong một chuyến về Gò Công, tôi may mắn được dự buổi sinh hoạt đầu tuần thường kỳ của Hội Cựu Giáo chức Gò Công. Được sự hướng dẫn của các bậc tôn trưởng trong hội, tôi đã lên viếng tầng hai Văn Thánh Miếu và thắp hương cho các bậc tiên hiền, các thầy cô giáo đã quá vãng của ngành giáo dục Gò Công.

...  Phía bên trái là một bàn thờ các danh sư Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn, Võ Trường Toản và một số người khác.

Ở phía đối diện, bên phải là bàn thờ của ba bậc tiên hiền của nền giáo dục Gò Công hiện đại. Phía bên phải bàn thờ này là một Bảng Vàng “Giáo Viên Quá Vãng”. Phía tường đối diện và phía bên trái bàn thờ danh sư Việt Nam là hai Bảng Vàng khác tiếp nối. Tổng danh sách hơn 500 thầy cô quá vãng ở Gò Công qua nhiều thời kỳ.

Tầng một của Văn Thánh Miếu là Trụ sở của Hội Cựu Giáo chức Gò Công bao gồm khuôn viên phía trước và sân sau khá rộng rãi. Nhà chính gồm tiền sảnh – hội trường khoảng 150 m2 và khu nhà sau. Hội cựu Giáo chức Gò Công hiện có hơn 600 hội viên gồm Ban chấp hành và 25 tổ hội viên.

Ngoài những hoạt động thông thường như đi dự đám tang, đám cưới, thăm người ốm, sinh nhật , thượng thọ, ngày lễ lớn của hội viên và gia đình. Hội có một chương trình hoạt động và trao đổi văn hóa phong phú giữa các hội viên, với cựu giáo chức Gò Công trong ngoài nước và cả với đồng nghiệp nước ngoài. (...)

&3&

Tôi đã đọc được niềm vui chân thành giản dị và ấm áp trong ánh mắt của những người tham dự cuộc giao lưu. Tôi nhìn thấy truyền thống HIẾU HỌC, "tôn sư trọng đạo" trong thái độ đối với bậc tôn trưởng, đối với các nhà giáo hưu trí của những thế hệ giáo chức lứa sau. 

Tôi cũng đọc được truyền thống "tiên học lễ, hậu học văn" trong cái vòng tay, trong cái cúi đầu của trẻ em, của các cháu học sinh Gò Công trước người lớn trong gia đình và ngoài đường phố. Và tất nhiên, trong tà áo dài trắng tinh khôi của nữ sinh Gò Công. Những đứa trẻ và người trẻ mà câu "tiên học lễ, hậu học văn" và truyền thống hiếu học hình như được bú mớm cùng với sữa mẹ.

... Cũng phải nói rằng Gò Công là một khu vực may mắn của Miền Tây Nam Bộ. Thứ nhất, tỉnh Gò Công (nói riêng là thị xã) là vùng hầu như không bị chiến sự chạm đến trong các cuộc chiến tranh Việt Nam, và không bị ảnh hưởng của những cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc giữa thế kỷ 20 ở Việt Nam.

Thứ hai, Gò Công không bị các làn sóng di cư 1954 và 1975 làm đảo lộn nếp sống đáng kể. Một điều dễ nhận thấy, ngay cả trong văn hóa ẩm thực. Đến nay ở thị xã Gò Công, vẫn rất ít quán thịt vật nuôi trong nhà.

Thứ ba, phải nói rằng những người lãnh đạo tỉnh Gò Công thời chế độ cũ trước đây, của thị xã Gò Công sau 1975 hiểu rõ ý nghĩa của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, "tiên học lễ, hậu học văn". Nhờ đó, việc giữ gìn những truyền thống này thuận lợi và nhận được nhiều sự ủng hộ thiết thực. Việc Hội Cựu Giáo chức Gò Công được hoạt động ở một địa điểm không thể lý tưởng hơn, là một minh chứng.

Phải chăng đó là những cơ sở nền tảng, để trong suốt thế kỷ 20 và cho đến hôm nay, các giá trị cốt lõi của gia đình, của cộng đồng và xã hội ở Gò Công đã may mắn ít bị đứt đoạn, không bị coi nhẹ, đảo lộn và được bảo toàn. 

Và vì vậy, những giá trị cốt lõi của gia đình, của cộng đồng và xã hội rất khó bị đối nghịch nhau như ở một số nơi khác.

... Một truyền thống tốt đẹp thường phải mất rất nhiều thời gian, công sức để tạo dựng. Việc gìn giữ một truyền thống như vậy cũng không hề đơn giản dễ dàng. 

Vì vậy, tôi xin phép chúc các chủ nhân của Văn Miếu Gò Công sớm đạt được những kỳ vọng chấn hưng truyền thống hiếu học của mình ./. 

----------------------------------------------------------------------

P/S: Văn Thánh Miếu Gò Công được ông Lê Quang Liêm một nhân sĩ và Hội Khổng Thánh Tế Tự xây dựng từ năm 1942, trên nền tảng Miếu thờ Võ Tánh cũ ở đường Lưu Thị Dung, Phường 2 thị xã Gò Công. 

Năm 1970-1971 thời Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ của chính quyền, các giáo chức Lê Văn Cang và Cung Tất Mai thuộc Hội Tế tự Khổng Tử đã xây dựng Văn Thánh Miếu mới tại địa điểm hiện nay.

Sau 1975, ban đầu khu Văn Thánh Miếu được giao cho Phòng Giáo Dục Gò Công sử dụng làm Nhà Trẻ 8/3. Nhà trẻ sử dụng tầng một còn tầng hai để nguyên, nhưng Ban quản lý Nhà Trẻ không chú trọng hương khói nên xuống cấp rõ rệt.

Từ ngày 19/09/2004, Câu Lạc Bộ Nhà Giáo Hưu Trí được giao tầng hai làm trụ sở, nơi hội họp. Năm sau, Hội Cựu Giáo Chức Thị xã Gò Công, truyền nhân của Câu Lạc Bộ Nhà Giáo Hưu Trí, được tiếp nhận toàn bộ khu Văn Thánh Miếu Gò Công làm trụ sở như chúng ta hiện thấy.

----------------------------------------------------------

Một số hình ảnh Văn Thánh miếu được dùng làm trụ sở Hội Cựu Giáo chức Gò Công.



Bài trên trang Nguyễn Chương-Mt

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

FB Kim Van Chinh: TƯƠNG LAI MÀU XÁM

 TƯƠNG LAI MÀU XÁM: 

1.Việt Nam ta chưa thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì lại có thể gặp 2 cái bẫy lớn làm cho tương lai của đất nước khó có thể dự đoán ngoài màu xám. 

Bẫy thu nhập trung bình sẽ tất yếu xảy ra nếu tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh, đẩy mâu thuẫn xã hội vào tình trạng làm cho đất nước trì trệ, thoái hóa về các mặt đạo đức, sáng tạo, năng suất lao động… 

Nguy cơ sa vào bẫy này rất cao nếu Nhà nước không mạnh tay trừ diệt tham nhũng và lộng hành của giới nhà giàu trục lợi bằng mọi giá trong kinh doanh, không đánh thuế cao người giàu và nhiều bất động sản…  

2.Nếu hồng phúc xảy ra không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thì đất nước đang có nguy cơ sa vào bẫy kép của sự phát triển: dân số giảm và bong bóng bất động sản. 

DÂN SỐ GIẢM? 

Xét về lịch sử, dân số Việt nam dù mới đang ở giai đoạn dân số vàng nhưng đã lộ rõ xu thế giảm mạnh dân số, càng có mức sống cao càng giảm mạnh dân số… 

Vấn đề này có tính quy luật rõ rệt thể hiện ở tất cả các nước phát triển trước nước ta. 

GS Nguyễn Thiện Nhân đã có nghiên cứu và chỉ rõ: những nước thu nhập cao đều gặp khó khăn, đó là khi đất nước càng giàu, thu nhập bình quân đầu người càng cao nhưng dân số lại tăng chậm, thậm chí giảm, không “tái tạo được con người cho đất nước mình".

Ông Nhân đã dẫn chứng câu chuyện về Nhật Bản và Hàn Quốc, các quốc gia có thu nhập cao.

Năm 1972, GDP đầu người của Nhật Bản bằng 50% của Mỹ, nhưng đến năm 1995 bằng 150% của Mỹ. Tức chỉ trong 23 năm, Nhật Bản từ một nước thu nhập bằng một nửa của Mỹ đã vươn lên giàu gấp rưỡi Mỹ.

Dù coi là kỳ tích, thành công, nhưng hệ lụy của sự giàu lên lại rất tồi tệ: do dân số không tăng, nhập cư khắt khe, từ năm 1996 đến nay GDP Nhật Bản không hề tăng trong 28 năm liền. Tức là sau khi làm cú "nhảy ngoạn mục", hiện nay GDP Nhật Bản chỉ còn bằng 41% của Mỹ.

Thủ tướng Nhật Bản từng tuyên bố khủng hoảng lớn nhất của nước này là khủng hoảng suy giảm dân số, phải giải quyết bây giờ hoặc không bao giờ.

Câu chuyện thứ hai là của Hàn Quốc. Năm 1975, GDP đầu người của Hàn Quốc bằng 17% của Nhật Bản nhưng năm 2018 bằng 101% của Nhật Bản.

Ông Nhân cho rằng thành tích tăng trưởng của Hàn Quốc là quá giỏi nhưng cũng để lại hậu quả nặng nề. Từ năm 2018, GDP nằm ngang, mức sinh ở Hàn Quốc năm vừa rồi chỉ còn 0,72. Đồng thời, bộ trưởng Bộ Tư pháp Hàn Quốc từng nói "không có nhập cư, Hàn Quốc không có tương lai".

Các nước Mỹ, Canada, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… họ giải quyết vấn nạn dân số giảm bằng chính sách nhập cư chọn lọc. Hàng triệu, hàng chục triệu lao động đã nhập cư từ các nước kém phát triển như Việt Nam vào các nước này để “giúp” họ có nguồn lực dân số tăng trưởng… 

Nhập cư phụ nữ giúp họ cân bằng cán cân thiếu hụt nữ giới (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…).

Đến lượt Việt Nam??? 

Việt Nam là cái đáy của thế giới không bị tụt xuống bùn như 1 só vùng châu Phi nhưng là cái đáy của sự phát triển theo mô hình công nghiệp hóa.

Đến Trung Quốc cũng là 1 dạng đáy nhưng họ còn coi VN ta là đáy thấp hơn họ và thực sự ta vẫn là đáy của họ: họ nhập khẩu lao động và phụ nữ VN sang điều hòa dân số cho họ; họ xuất khẩu các nhà máy độc hại sang VN làm bãi thải công nghiệp cho họ… 

Và chết cái là VN vẫn say mê với vai trò làm đáy cho sự phát triển theo mô hình công nghiệp hóa kiểu cũ… 

Và tất yếu là càng phát triển, dân số càng già và không có khả năng tài tạo (đẻ ít)… Và tương lai ảm đạm là tất yếu.

Sự ảm đạm của VN còn tăng gấp bội vì lý do ta là đáy: ta không thể mang nhà máy đi đầu tư ra nước ngoài ở đâu được nữa. Ta không thể nhâp cư phụ nữ từ bất cứ nước nào trên TG được nữa… 

3.BẤT ĐỘNG SẢN ĐÓNG BĂNG: 

Mô hình bất động sản lên cơn thần kinh tăng giá rồi đóng băng là ở Nhật Bản nhưng đến nay lan sang Trung Quốc và Việt Nam.

Việt Nam sẽ là nước thể hiện rõ nhất và hậu quả tồi tệ nhất cho mô hình này.

Cơ cuồng loạn vui sướng (của 1 nhóm rất đông người) vì giá bất động sản tăng cao, tăng cao của VN chưa đến đỉnh điểm của sự cực khoái. 

Giá đất Cổ Loa mà họ dám rao gần tỷ đồng/m2, nhà chung cư bình thường rao giá 100tr/m2…  là thấy rõ cơn cực khoái còn có thể chưa đến.

Nhưng khi qua cơn cực khoái là trạng thái mà tiếng Nga họ gọi rất chính xác là zaiabaltsa, nghĩa là mọi việc trở thành vô nghĩa, chán ngấy, không còn gì để vui thú được nữa… 

Nhật Bản họ đã bị chìm trong cơn đê mê giá BĐS tăng và rơi vào đóng băng thê thảm hơn 30 năm nay… 

Đến mức bây giờ, giá nhà ở Nhật trở nên khá rẻ (khoảng 7 tỷ - 10 tỷ / căn hộ khu gần trung tâm – tương đương 12 năm tiết kiệm của lao động lành nghề) nhưng thị trường vẫn đóng băng. 

Nhà nước có chính sách để các ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất gần như 0% nhưng cũng rất ít người mua để thị trường BĐS sôi động trở lại… 

Nhà bỏ không ở Nhật (nhất là ở các vùng xa trung tâm ) trở thành vấn nạn (có đến trên 10 triệu căn hộ và nhà như vậy).

Lớp trẻ không mặn mà mua nhà nữa.

Họ càng không mặn mà với mô hình gia đình truyền thống. Ít đẻ con, thậm chí thích sống độc thân, làm cho tương lai nước Nhật rất ảm đạm nếu xét về nhân khẩu học…

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

FB Nguyễn Chương-Mt:  Nhìn ra thế giới

 Nhìn ra thế giới:

GỌI LÀ "AUSTRALIAN", là "NGƯỜI ÚC" ("người Nam"), thay vì "British" hoặc "British-Australian". VÌ SAO?

* "Australia", về từ nguyên học (etymology), có gốc từ tiếng Latin "australis" nghĩa là "Phương NAM"!

* Lập nên kỳ tích khi trở thành "nước Nam" (Australia)!

/1/ Ngược dòng thời gian... 

1a) Năm 1770, James Cook đi thuyền dọc theo và vẽ bản đồ bờ biển phía đông, ông định danh là "New South Wales" và tuyên bố chủ quyền cho Anh Quốc. Chính phủ Anh cử một hạm đội tàu, "Đệ Nhứt hạm đội", dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Arthur Phillip, đi thiết lập một thuộc địa mới tại New South Wales.

Từ đây, nước Anh còn mở thêm vài thuộc địa nữa, thực hiện cuộc nam tiến (đi về phương Nam) của triều đình Luân Đôn. 

1b) Các thuộc địa như Queensland, New South Wales, Victoria, Tasmania, South Australia, West Australia, từ năm 1855 đến năm 1890, dần dần giành được quyền tự quản lý hầu hết các vấn đề của họ. NHƯNG bấy giờ họ vẫn thuộc về Đế quốc Anh, là "British Australia"; họ là người Anh...

/2/ ... cho đến đầu năm 1901, đây xin nói tắt:

Hiến pháp của Thịnh vượng chung Úc ("Commonwealth of Australia", nghĩa là "Thịnh vượng chung PHƯƠNG NAM" xét về từ nguyên học, etymology, "Australia"có gốc từ tiếng Latin "australis" nghĩa là "Phương NAM") được công bố vào ngày 1/1/1901.

2a) Nước Úc, với bản Hiến pháp nêu trên, chính thức trở thành một quốc gia liên bang, KHÔNG còn là thuộc địa của nước Anh mặc dù ngôn ngữ quốc gia của Úc vẫn là tiếng Anh.

Theo Hiến pháp, nước Úc được xác định là sự kết hợp giữa "mô hình Quốc hội Mỹ" và "hệ thống Westminster":

- "Mô hình Mỹ", ở đây, là các tiểu bang bất kể lớn nhỏ đều có số Thượng nghị sĩ bằng nhau trong Thượng viện liên bang / trong khi số Dân biểu trong Hạ viện liên bang thì dựa vào phân bố dân số, tiểu bang lớn có số Dân biểu nhiều hơn so với tiểu bang nhỏ. 

- "Hệ thống Westminster" là hệ thống theo Dân chủ đại nghị, như Vương quốc Anh. Nghĩa là Quốc hội lưỡng viện bầu ra "nguyên thủ chính phủ" (Head of Government) là Thủ tướng, có thẩm quyền điều hành đối nội lẫn đối ngoại của nước Úc. 

Còn "nguyên thủ quốc gia" (Head of State), Úc làm giống như Anh, là thuộc về Vương triều Anh, mang tính biểu tượng ("hệ thống Westminster"). 

2b) Việc nhìn nhận Vua hoặc Nữ hoàng Anh làm "Nguyên thủ quốc gia" là hành động khôn khéo của nước Úc. 

Vương quốc Anh, vào cuối thế kỷ 19, đã không còn đủ sức mạnh để khống chế hoàn toàn các thuộc địa trên lãnh thổ PHƯƠNG NAM (tức Australia). Nhưng, mặt khác, Úc cũng suy tính tìm giải pháp để tránh đương đầu võ lực quân sự với Vương quốc Anh, khi họ quyết tâm ĐỊNH CÕI để trở thành Quốc gia tự chủ.

Giải pháp là "phò vua Anh" về mặt nghi thức (gắn với một số quyền lợi); trong khi thẩm quyền trên lãnh thổ Úc do Thủ tướng Úc quyết định!

Đại diện cho vương triều Anh được gọi là "Toàn quyền tại Thịnh vượng chung Úc" (Governor-General of the Commonwealth of Australia). 

Trên thực tế, chức vụ Toàn quyền do Thủ tướng Úc đề nghị, đệ đơn cho Vua hoặc Nữ hoàng Anh bổ nhiệm người này. 

Toàn quyền, hiện nay, là bà Sam Mostyn (sanh năm 1965 tại thủ đô Canberra của Ùc). Thủ tướng Úc là Anthony Albanese đề nghị, Vua Charles III chấp thuận việc bổ nhiệm Mostyn làm Toàn quyền (nhậm chức kể từ ngày 1/7/2024). 

/3/ "NGƯỜI NƯỚC NAM" ("AUSTRALIAN")

Đây, nói chuyện gần hơn hết. 

3a) Hồi năm 2019. thống kê dân số nước Úc ước tính là hơn 27 triệu người. Theo đó, 70% dân số là sanh ra tại Úc, 30% mang quốc tịch Úc là sanh ra tại nước ngoài (sau này, nhập quốc tịch nơi xứ sở "chuột túi"). 

Trong đó, có hơn 677.000 người sanh ra tại Hoa lục, Đài Loan; hơn 660.000 người sanh ra tại Ấn Độ; hơn 262.000 người sanh ra tại Việt Nam...

Đáng chú ý, có hơn 980.000 người sanh ra tại Anh. 

Cho dù cùng ngôn ngữ đi nữa, nhưng sanh ra tại phương Bắc (Bắc bán cầu) thì không đương nhiên trở thành công dân "nước Nam" (từ nguyên học của "Australia"), mà phải trải qua một tiến trình để xem xét nhập quốc tịch nơi đây. 

3b) Những biến động về mặt dân số học, văn hóa ... khiến cho nước Úc trở thành một quốc gia đa văn hóa.

- Người bản địa (Indigenous), được hiểu là những sắc tộc có mặt lâu đời (trước khi người Anh thực hiện "nam tiến" đến đây), chiếm 3.8% dân số hiện nay. Họ thuộc sắc tộc Anangu, Koori (hoặc Koorie), Murri, Nunga, Noongar, Pallawah, Tiwi …

- Cách gọi "Nam tiến" thích hợp trong giai đoạn một số vùng thuộc "Australia" là sự mở rộng về phương Nam của vương triều phía Bắc.

NHƯNG, cách gọi "nam tiến" không còn thích hợp, kể từ khi "Australia" trở thành một quốc gia riêng, tự chủ. Cách gọi đúng, đây là một cuộc ĐỊNH CÕI hẳn hoi rồi đa!

Thành thử, cho dù dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ dụng (ngôn ngữ của những tộc người bản địa lâu đời thì KHÔNG trở thành phổ dụng), NHƯNG họ không gọi họ là "British" (người Anh) cũng không "British-Australian" (người Anh-Úc), mà gọi "AUSTRALIAN". 

Gọi là "người Úc", "Australian" (tức "người NAM", ý nghĩa gốc về mặt từ nguyên học). Cần chú ý: đây là một sự chuyển đổi nền tảng về mặt nhận thức. 

/4/ KỲ TÍCH!

Cuộc định cõi Úc trở thành một quốc gia độc lập, chỉ mới lâu hơn một thế kỷ (từ 1901 đến nay, năm 2024), nhưng - có ngờ nổi không - GDP của Úc rất cao, đứng hàng thứ 12 trên thế giới! GDP của họ nhiều hơn Israel, hơn Hàn Quốc...!

Xét về GDP tính trên đầu người (per capita) của Úc là 62625 USD, nhiều hơn Nhựt Bổn, Anh, Pháp, Ý... (nếu so với 11 quốc gia có GDP cao hơn Úc, nhưng về GDP per capita thì Úc chỉ sau Mỹ, Đức mà thôi). 

Cuộc ĐỊNH CÕI, theo giá trị kiến quốc riêng, đã giúp cho "nước NAM" (Australia) có được "đôi hia vạn dặm" phát triển ngoạn mục!

------------------------------------------------------

ÚC có tất cả 6 tiểu bang - New South Wales (NSW), Queensland (QLD), Nam Úc (SA), Tasmania (TAS), Victoria (VIC) và Tây Úc (WA) - và hai lãnh thổ đại lục: Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT) và Lãnh thổ phương Bắc (NT).

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2024

FB Nguyễn Chương-Mt: Kỳ 2 - BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 

 Kỳ 2: BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ 

ĐẶC TRƯNG CỦA BẦU TỔNG THỐNG, Ở CÁC NƯỚC, ĐỀU DỰA VÀO LÁ PHIẾU CỬ TRI PHỔ THÔNG (POPULAR VOTES)! 

* Vì sao tại nước Mỹ, có thêm thể thức gọi là "Electoral votes"?

Để tỏ tường diễn trình, mời đọc hai bài DẪN NHẬP, và bài Kỳ 1 về BẦU CỬ QUỐC HỘI LIÊN BANG (THƯỢNG VIỆN, HẠ VIỆN), có ghi đường link cuối stt này. Nếu không, đọc ngay bài này ắt nảy sinh "những hiểu lầm" (kéo dài quá lâu), đã được diễn giải trong hai bài trước, phí thời giờ không đáng!

/I/ NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TIỂU BANG 

Vì nước Mỹ là một quốc gia hợp thành từ 50 tiểu bang (không phải là "quốc gia đơn nhứt" như Pháp), theo đó mỗi tiểu bang đều BÌNH ĐẲNG với nhau, tức là: cử tri của mỗi tiểu bang, bằng lá phiếu phổ thông (popular votes), đều có quyền bầu chọn ứng viên Tổng thống theo sự lựa chọn riêng của họ.

Chẳng hạn, có hai ứng viên A, B chạy đua vào vai trò chủ nhơn Bạch Cung (The White House). Bằng lá phiếu phổ thông (popular votes), cử tri tiểu bang Alaska nghiêng về A, cử tri tiểu bang Texas bầu cho A, trong khi đó cử tri tiểu bang Hawaii bầu cho B, cử tri tiểu bang Illinois bầu cho B, tiểu bang Colorado cũng bầu cho B... 

Trong ví dụ trên, có 3 tiểu bang bầu chọn ứng viên B, 2 tiểu bang bầu chọn ứng viên A. Chỉ xét trong nhóm của ví dụ này, ứng viên B được nhiều tiểu bang bầu chọn hơn (3>2), vậy B xứng trở thành “Tổng thống” hơn? 

Không hẳn vậy, bởi vì có tiểu bang đông dân (cử tri), có tiểu bang ít xịt (cử tri), không thể “cào bằng”. 

/II/ ÁP DỤNG THỂ THỨC ĐƯỢC GỌI LÀ "ELECTORAL VOTES" ("PHIẾU TUYỂN TRẠCH", "PHIẾU TUYỂN CỬ")

II.1) Trong bài KỲ 1 "Bầu Thượng viên, Hạ viện liên bang", bầu Thượng viên theo nguyên tắc "Bình đẳng" (tiểu bang nào cũng đều có 2 Thượng nghị sĩ), trong khi bầu vào Hạ Viện dựa vào nguyên tắc "Dân chủ theo đa số" (tùy vào tiểu bang đông hoặt ít cử tri mà có số Dân biểu ít nhiều khác nhau). 

Đơn cử: tiểu bang California có 2 Thượng nghị sĩ + 52 Dân biểu liên bang = 54 vị / tiểu bang New York có 2 Thượng nghị sĩ + 26 Dân biểu liên bang = 28 vị / tiểu bang Florida có 2 Thượng nghị sĩ + 28 Dân biểu liên bang = 30 vị / tiểu bang Texas có 2 Thượng nghị sĩ +38 Dân biểu liên bang = 40 vị .v.v...

Như trên đã ghi là không thể "cào bằng" mọi tiểu bang => Vì vậy, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã áp dụng thể thức gọi là "số phiếu Electoral votes" của từng tiểu bang, dựa trên SỐ LƯỢNG nghị sĩ của mỗi tiểu bang (đây thể hiện sự kết hợp "dân chủ bình đẳng" + "dân chủ theo đa số")!

Đây là một thể thức QUI ĐỔI. Chẳng hạn tiểu bang Texas sẽ có 40 phiếu Electoral votes, California có 54 phiếu Electoral votes, Florida có 30 phiếu Electoral votes.v.v... Một vài tiểu bang có số phiếu Electoral votes ít nhứt là 3, chẳng hạn Alaska. 

Nếu ứng viên A thắng cử (bằng LÁ PHIẾU PHỔ THÔNG) tại California, ứng viên B thắng cử (bằng LÁ PHIẾU PHỔ THÔNG) tại Texas => sự thắng cử này không thể "cào bằng" ngang như nhau, mà được QUI ĐỔI thành SỐ PHIẾU TUYỂN CỬ (ELECTORAL VOTES). 

Chẳng hạn A thắng tại California, A sẽ nhận được 54 phiếu Electoral votes / B thắng tại Texas, B sẽ nhận được 40 phiếu Electoral votes.

Dựa trên số phiếu Electoral votes của từng tiểu bang, ứng viên tranh cử Tổng thống có kế hoạch vận động thích hợp, khôn khéo. Tỉ như A thắng cử tại California là nơi có nhiều phiếu Tuyển cử (Electoral votes) nhứt, trong khi B thắng cử tại nhiều tiểu bang - mà mỗi tiểu bang này có số phiếu Tuyển cử (Electoral votes) ít hơn - nhưng khi cộng lại thì B chiếm ưu thế hơn A. 

II.2) Chú ý: Qui đổi thành SỐ LƯỢNG PHIẾU TUYỂN CỬ (Electoral votes), chớ hoàn toàn KHÔNG có "ông to bà lớn" nào xuất hiện đại diện cử tri (tức "đại cử tri") để bầu thay hết trơn!

Quí bạn hãy nhớ lại một, hai kỳ bầu Tổng thống Mỹ gần nhứt: kết quả kiểm phiếu của từng tiểu bang được thông báo tức thời, online. 

Chẳng hạn, ứng viên A thắng cử tại Texas - dựa trên kết quả kiểm phiếu của LÁ PHIẾU PHỔ THÔNG (Popular votes) do người dân đi bầu => Khi kiểm phiếu A thắng cử, NGAY LẬP TỨC, được QUI ĐỔI thành 40 phiếu "electoral votes" thuộc về A.

II.3) Áp dụng thể thức qui đổi thành PHIẾU TUYỂN CỬ (ELECTORAL VOTES) cho thấy đây chính là sự thể hiện ĐẶC SẮC, hòa hợp nguyên tắc "dân chủ bình đẳng" với "dân chủ theo đa số". 

Thể thức PHIẾU TUYỂN CỬ (ELECTORAL VOTES) khiến cho các ứng viên tranh cử Tổng thống không thể "bỏ bê" các tiểu bang nhỏ, chỉ chăm bẳm vào tiểu bang lớn. Các tiểu bang nhỏ vẫn có "tiếng nói" trong diễn trình bầu cử Tổng thống. 

/III/ Toàn bộ số lượng Thượng Nghị sĩ và Dân biểu liên bang là 535 vị (100+435). Qui đổi thành 535 Phiếu Tuyển cử (Electoral votes), thêm 3 Phiếu của Đặc khu Columbia (DC) nơi đặt thủ đô Washington, tổng cộng 538 Phiếu Tuyển cử. 

Ứng viên nào thâu thập được 270 Phiếu Tuyển cử (tức quá bán) là thắng cử, trở thành Tổng thống. 

Ngay sau đó, trong tháng 11, ứng viên đạt 270 Phiếu Tuyển cử (trở lên) - nếu không có "kiện cáo" nào xảy ra, nhận được nhiều điện chúc mừng "tân Tổng thống" từ nhiều nguyên thủ các nước!

(Họ chẳng bận tâm đến "formal voting" của các "eletoral colleges" họp vào tháng 12, mời đọc bài DẪN NHẬP đã giải thích. Đây, nói tắt: "formal voting" là BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC, "eletoral colleges" là CÁC ĐOÀN TUYỂN CỬ, là CÁC TUYỂN TRẠCH ĐOÀN; "elector" là TUYỂN CỬ VIÊN. 

CHÚ Ý, kẻo dễ nhầm lẫn: trong cuộc BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC, vào tháng 12, hết thảy 538 Tuyển cử viên (Electors) KHÔNG phải là các Thượng nghị sĩ, Dân biểu liên bang, mà họ CHỈ là những người "có danh giá" trong từng tiểu bang được tuyển mời đi dự "phó hội bàn đào" rình rang, rôm rả, 4 năm mới có một lần.

"Electors" là TUYỂN CỬ VIÊN, "Electoral colleges" là ĐOÀN TUYỂN CỬ. Cuộc bỏ phiếu của các tuyển cử viên là cuộc BỎ PHIẾU NGHI THỨC  ("Formal voting"). 

Trong sinh hoạt chính trị của bất cứ quốc gia nào cũng đều tồn tại những NGHI THỨC, mỗi nước mỗi cách mỗi kiểu. "Formal voting" là môt nghi thức trong nền chính trị Mỹ, một nghi thức "rặt Mỹ")

/IV/ KẾT LUẬN:

Bầu Tổng thống Mỹ là do phiếu bầu phổ thông (POPULAR VOTES) của dân chúng, trong TỪNG TIỂU BANG. 

Hoàn toàn KHÔNG có "đại cử tri" nào bầu thay cử tri phổ thông (dân chúng), Mà SỐ LƯỢNG "PHIẾU TUYỂN CỬ" (Electoral votes) trong từng tiểu bang là thể thức qui đổi, NGAY LẬP TỨC, dành cho người thắng cử trong bầu chọn Tổng thống ở từng tiểu bang!

Nói thêm về cách gọi "đại cử tri":

"Đại cử tri", mang ý nghĩa là đại diện cử tri, kỳ thực chỉ tồn tại trong thể thức "Quốc hội chế" (Congressional system), bầu ra THỦ TƯỚNG. 

Người dân (cử tri) đi bầu Dân biểu, Thượng nghị sĩ (vào Quốc hội lưỡng viện), bầu đại biểu Quốc hội (vào Quốc hội đơn viện). Sau đó, người dân rung đùi, nghỉ xả hơi. Đến lượt các ông nghị bà nghị vào họp Quốc hội; ông nghị bà nghị chính là các vị đại-diện-cử-tri, tức “đại cử tri” đó đa!

Quốc hội họp bầu chọn ra Thủ tướng, là "Nguyên thủ chính phủ" (Head of Government), người nắm quyền bính điều hành đất nước. 

* Trong "Tổng thống chế" (Presidential system) thì KHÔNG có đại cử tri, mà hết thảy nằm nơi lá phiếu cử tri phổ thông (popular votes). 

Mỹ là quốc gia hợp thành từ 50 tiểu bang, chú ý, họ bầu Tổng thống theo ý nguyện của dân chúng trong TỪNG TIỂU BANG. 

Kỹ thuật qui đổi thành PHIẾU TUYỂN CỬ (ELECTORAL VOTES) là sự thể hiện đặc sắc, thông minh giữa "dân chủ bình đẳng" với "dân chủ theo đa số". 

-----------------------------------------------------

FB Nguyễn Chương-Mt: KỲ 1- KẾT HỢP 2 NGUYÊN TẮC "BÌNH ĐẲNG" & "THEO ĐA SỐ"

 Tiếp theo bài DẪN NHẬP (*)

KỲ 1: KẾT HỢP 2 NGUYÊN TẮC "BÌNH ĐẲNG" & "THEO ĐA SỐ"

Vì sao, phải có sự kết hợp 2 nguyên tắc như vậy? 

I/ THƯỢNG VIỆN MỸ: Nguyên tắc "DÂN CHỦ BÌNH ĐẲNG"

 Nước Mỹ là một quốc gia hợp thành từ 50 tiểu bang, khác với "quốc gia đơn nhứt" như nước Pháp. Mỗi tiểu bang chẳng khác nào một "tiểu quốc" với thẩm quyền tự trị rất lớn (hành pháp, lập pháp, tư pháp của tiểu bang), với điều kiện là thẩm quyền tự trị không đi ngược với Hiến pháp liên bang (Hiến pháp Mỹ). 

Tiểu bang dù ít dân như Alaska hay đông dân như California cũng đều BÌNH ĐẲNG trong tư cách "state" tham gia Liên bang. Tiểu bang lớn không thể "chèn ép" tiểu bang nhỏ. Nhằm bảo đảm quyền bình đẳng, Hiến pháp Mỹ qui định cử tri của mỗi tiểu bang (bất luận lớn nhỏ) đều được quyền bầu ra 2 Thượng nghị sĩ (Senators) có mặt trong Thượng viện liên bang (Senate).

Cả thảy 50 states (tiểu bang), thành thử có tổng cộng là 100 Thượng nghị sĩ trong Thượng viện nước Mỹ.

II/ HẠ VIỆN MỸ: Nguyên tắc "DÂN CHỦ THEO ĐA SỐ" 

Nếu chỉ có mỗi nguyên tắc "dân chủ bình đẳng" giữa các tiểu bang, nói nào ngay, những tiểu bang đông dân mà "cào bằng" với tiểu bang ít dân là không hợp lý. 

Thành thử HẠ VIỆN (House of Representatives) được dựa trên nguyên tắc "DÂN CHỦ THEO ĐA SỐ", nghĩa là tiểu bang đông cử tri được quyền có số lượng Dân biểu (có mặt trong Hạ viện liên bang) nhiều hơn tiểu bang ít cử tri.

Cả thảy nước Mỹ có 435 "Khu vực Quốc hội" ("Congressional Districts": CD). Ở mỗi khu CD, cử tri bầu ra 1 Dân biểu, tổng cộng là 435 Dân biểu sẽ có mặt trong Hạ viện liên bang.

Mỗi khu CD được phân bổ dựa trên dân số (tiến hành điều tra dân số mỗi 10 năm một lần). Theo đó, hiện nay mỗi khu CD có bình quân 761.169 người (đợt bầu cử trước đây, bình quân gần 710.000 người mỗi khu CD). 

Cuộc bầu cử Hạ Viện sắp tới đây (tháng 11/2024), tiểu bang California có 52 khu CD, tức sẽ bầu 52 Dân biểu (giám 1, so với kỳ bầu cử trước đây), tiểu bang New York có 26 khu CD. tức sẽ có 26 Dân biểu (giám 1 so với trước đây), tiểu bang Florida có 28 khu CD, tức có 28 Dân biểu (tăng 1 so với trước đây), tiểu bang Texas có 38 khu CD, tức sẽ bầu 38 Dân biểu (tăng 2 so với trước đây)... 

Có tiểu bang tăng, tiểu bang giảm, tiểu bang giữ nguyên số Dân biểu, nhưng tổng cộng vẫn là 435 Dân biểu liên bang. 

III/ Tới đây, ắt quí bạn đã thấy, mỗi Dân biểu (trong Hạ viện Liên bang) chỉ phải tranh cử trong khu CD của họ mà thôi (hơn 760.000 ngàn người) Thành thử nhiệm kỳ của họ khá ngắn (2 năm). 

Tháng 11/2024 tới đây, Hạ viện liên bang được bầu lại toàn bộ 435 Dân biểu. 

Trong khi đó, khó khăn hơn, ứng viên muốn trở thành Thượng nghị sĩ thì phải chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu của cử tri toàn TIỂU BANG (khác với Dân biểu Hạ viện chỉ do cử tri của mỗi khu vực CD bỏ phiếu thôi). Thành thử nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ (senator) được dài hơn, là 6 năm.

Bầu cử vào Thượng viện được tiến hành "cuốn chiếu", cứ 2 năm bầu lại 1/3 số Thượng nghị sĩ mãn nhiệm kỳ. 

* Bầu cử TỔNG THỐNG Mỹ được dựa trên NỀN TẢNG là lá phiếu cử tri phổ thông (popular votes) bầu trực tiếp. Nhưng, vì sao lại có thể thức gọi là "electoral votes"? 

"ELECTORAL VOTES" chính là cách thức thể hiện ĐẶC SẮC cho sự kếp hợp giữa nguyên tắc "dân chủ bình đẳng" và nguyên tắc "dân chủ theo đa số"!

Xin giải thích tỏ tường trong kỳ tới (và đưa ra cách chuyển ngữ đúng đắn cho Electoral votes, Electoral colleges...). 

-----------------------------------------------------------

Xem bài trước: DẪN NHẬP

 FB Nguyễn Chương-Mt: DẪN NHẬP

Ở đây, tôi không đi suy đoán ứng viên nào trong hai đảng Cộng hòa, Dân chủ sẽ đắc cử vào tháng 11/2024. Bởi vì, nói nào ngay, nền tảng về "dân chủ bình đẳng" và "dân chủ theo đa số" vẫn còn hiểu lơ mơ quá sức, tụt hậu trong nếp suy nghĩ, dẫn đến những bình luận theo kiểu "râu ông cắm cằm bà"!

/1/ Nhiều, vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng bầu cử Tổng thống Mỹ là do "đại cử tri", do 538 vị "đại cử tri" quyết định (!). 

Quí bạn chỉ cần suy luận chút xíu, sẽ thấy ngay cách nghĩ như vậy là SAI TRẬT, lầm lẫn về thiết chế chính trị tại Mỹ và lầm lẫn trong dịch thuật (từ tiếng Anh sang tiếng Việt) kéo dài quá lâu!

/2/ Nếu... do 538 vị "đại cử tri" quyết định, mắc gì nước Mỹ họ tổ chức bỏ phiếu trong các tiểu bang, do hàng chục triệu người dân (cử tri phổ thông) đi bầu, tốn rất nhiều thời gian, tốn bạc muôn?

Người Mỹ họ đâu làm cái việc dư hơi, "thiếu não" như vậy! Họp lại 538 "đại cử tri", bỏ phiếu, là xong, khỏe re - đúng không nào?

/3/ Quan sát các kỳ bầu cử TT Mỹ, vào tháng 11. Nếu không kiện cáo gì, ai có được 270 phiếu ELECTRAL VOTES trở lên (chú ý: người Mỹ gọi "Electoral votes", đây khoan dịch sang Việt ngữ), người đó đắc cử Tổng thống!

Nhiều nguyên thủ quốc gia gởi điện chúc mừng, họ KHÔNG cần phải đợi kỳ họp vào tháng 12 của 538 ELECTORS (đây khoan dịch sang Việt ngữ).

Tức là cuộc họp của 538 ELECTORS, sau khi đã có kết quả bầu cử TT, không phải là cuộc họp để "phán" ai mới là Tổng thống. 

/4/ Cuộc bỏ phiếu của 538 electors gọi là "formal voting". FORMAL có nhiều nghĩa, đâu chỉ có nghĩa "chính thức'. Ở đây là cuộc bỏ phiếu theo NGHI THỨC: không phải bỏ phiếu chánh thức ai trở thành TT, mà thuộc về nghi thức công bố tân TT. 

Ai đắc cử TT, kết quả đã có từ tháng 11 trước đó. 

Bởi vậy, xin chú ý: cuộc bỏ phiếu theo NGHI THỨC (Formal voting) KHÔNG BAO GIỜ đưa ra kết quả ngược lại. 

Tỉ như hồi tháng 11, ông A đắc cử TT với 290 Electoral votes => bỏ phiếu theo nghi thức, tháng 12, thì ông A đương nhiên là Tổng thống (số phiếu có thể không đến 290, nhưng vẫn phải vượt trên 270 để BẢO TOÀN kết quả ông A đắc cử TT trước đó vào tháng 11). 

Bỏ phiếu theo "formal voting", đây là NGHI THỨC để CÔNG BỐ danh tánh tân Tổng thống cho thiên hạ bá tánh đều biết.

/5/ Có "popular vote", và có "electoral vote". 

"Popular vote" được dịch là "phiếu cử tri phổ thông", "phiếu phổ thông". Nhưng, "electoral vote", đâu có đại diện cử tri mà gọi "phiếu đại cử tri"?

Người Mỹ gọi "electoral vote" chớ họ đâu gọi "represent" ("đại diện"). 

/6/ Vì sao ở nước Mỹ sử dụng kỹ thuật gọi là "Electoral votes"?

Đặc điểm nước Mỹ là "quốc gia hợp thành" (từ 50 tiểu bang), khác với "quốc gia đơn nhứt" như Pháp (cũng bầu Tổng thống) => "ELECTORAL VOTES" chính là cách thức thể hiện ĐẶC SẮC cho sự kết hợp giữa nguyên tắc "dân chủ bình đẳng" và nguyên tắc "dân chủ theo đa số".

Đã có sự lầm lẫn, nhập nhằng trong hiểu biết giữa "Presidential system" (Tổng thống chế) với "Congressional system" (Quốc hội chế). 

=> Xin đăng 2 kỳ, có liên quan với nhau, giải đáp tỏ tường. 

Kỳ 1: Bầu cử Quốc hội liên bang Mỹ

Kỳ 2: Bầu cử Tổng thống Mỹ

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024

FB Nguyễn Chương-Mt: CÂU CHUYỆN HOÀNG SA: GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI !

CÂU CHUYỆN HOÀNG SA: GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI !

<Bài trên trang Facebook Nguyễn Chương-Mt của tác giả>

Hồi đầu năm 1974, Tàu Bắc Kinh xua quân xâm lăng, nghe nói bên Hải quân VNCH có báo cho Hạm đội Mỹ lúc đó có mặt ở biển Đông nhưng bị lờ đi, không ứng cứu. Vậy là... ông Nixon móc ngoéo với Mao chớ còn gì nữa?

Ồ, vậy là "phe người Việt Dân chủ" (VietmocRATs) mắc bịnh mất trí nhớ hoặc không chịu đọc sử liệu gì ráo. Những dữ kiện rõ rành sau đây thừa sức giải thích (thay vì rơi vào "thuyết âm mưu" mờ mờ ảo ảo, để làm mờ mắt công chúng):

Vào giai đoạn 1973-1975, Quốc hội Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát hoàn toàn: chiếm 60 ghế tại Thượng viện (trong tổng số 100, tức chiếm 60%), chiếm 291 ghế tại Hạ viện (trong tổng số 435 ghế, tức chiếm 66,9%).

Quốc hội lúc bấy giờ đã TRÓI TAY Hành pháp bằng những dự luật khiến cho ông Tổng thống mất dần quyền hành trong cuộc chiến.

Ngày 29/6/1973 Quốc Hội (do đảng DC kiểm soát) biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Đông Dương.

Đặc biệt, vào ngày 7/11/1973 Quốc Hội (do đảng DC kiểm soát) đưa ra dự luật "Wars Powers Bill" (Dự luật quyền hành chiến tranh), theo đó Tổng thống phải tham khảo ý kiến của Quốc Hội trước khi hạ lịnh cho quân đội can thiệp trên bộ lẫn trên biển tại Đông Dương (VN, Kampuchea, Lào). 

Quốc hội không đồng ý, mà Tổng thống tự quyết, là phạm luật tày đình.

Quốc hội, nhắc lại, lúc đó do đảng DC kiểm soát hoàn toàn. Họ gây sức ép để TT Nixon phải ký thành Đạo luật (Act). Trước "viễn cảnh" vụ Watergate, Nixon "xuống nước" đấu dịu mà ký ban hành Act.

Sau khi "Wars Powers Act" ban hành vào cuối tháng 11/1973, Tàu Bắc Kinh đánh hơi thấy cơ hội ngon ăn đã tới! Ngay lập tức, chỉ hơn một tháng sau thôi, vào đầu năm 1974 Bắc Kinh cho quân tấn công Hoàng Sa.

Khi Hạm đội Mỹ nhận được lời kêu cứu từ hải quân VN tại Hoàng Sa, họ đánh điện về cho thượng cấp ở Ngũ giác đài, và điều này cần được Tổng thống cho phép.

Với đạo luật "Wars Powers Act" treo trên đầu, cho dù ông Nixon có muốn hạ lịnh ứng cứu đi nữa thì ông đã hết đường động thủ. Sợi dây thòng lọng "Wars Powers Act" sẽ thắt cổ ông Nixon (Tổng thống đảng CH) ngay!

Sau khi chiến tranh VN chấm dứt hoàn toàn (cuối tháng 4/1975), báo chí hậu thuẫn cho đảng Lừa (DC) liên tục giải thích việc "Mỹ bỏ rơi thể chế VNCH" là... do ông Nixon bên đảng Voi (CH). Đây là kế sách của đảng Lừa nhằm "gắp lửa bỏ tay người".

Nhiều người đã mắc lỡm (kể cả cho tới nay vẫn còn bị mắc lỡm), cũng chỉ vì báo chí phe đảng Lừa lờ tịt đi cái đạo luật "Wars Powers Act 1973".


Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

BÀI THƠ GIÚP GHI NHỚ 3000 TỪ TIẾNG ANH

 Hello có nghĩa Xin chào

Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper

Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ

Thấy cô gái đẹp See girl beautiful

I want tôi muốn, kiss hôn

Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah!

Long dài, short ngắn, tall cao

Here đây, there đó, which nào, where đâu

Sentence có nghĩa là câu

Lesson bài học, rainbow cầu vồng

Husband là đức ông chồng

Daddy cha bố, please don"t xin đừng

Darling tiếng gọi em cưng

Merry vui thích, cái sừng là horn

Rách rồi xài đỡ chữ torn

To sing là hát, a song một bài

Nói sai sự thật to lie

Go đi, come đến, một vài là some

Đứng stand, look ngó, lie nằm

Five năm, four bốn, hold cầm, play chơi

One life là một cuộc đời

Happy sung sướng, laugh cười, cry kêu

Lover tạm dịch ngừơi yêu

Charming duyên dáng, mỹ miều graceful

Mặt trăng là chữ the moon

World là thế giới, sớm soon, lake hồ

Dao knife, spoon muỗng, cuốc hoe

Đêm night, dark tối, khổng lồ giant

Fund vui, die chết, near gần

Sorry xin lỗi, dull đần, wise khôn

Burry có nghĩa là chôn

Our souls tạm dịch linh hồn chúng ta

Xe hơi du lịch là car

Sir ngài, Lord đức, thưa bà Madam

Thousand là đúng...mười trăm

Ngày day, tuần week, year năm, hour giờ

Wait there đứng đó đợi chờ

Nightmare ác mộng, dream mơ, pray cầu

Trừ ra except, deep sâu

Daughter con gái, bridge cầu, pond ao

Enter tạm dịch đi vào

Thêm for tham dự lẽ nào lại sai

Shoulder cứ dịch là vai

Writer văn sĩ, cái đài radio

A bowl là một cái tô

Chữ tear nước mắt, tomb mồ, miss cô

Máy khâu dùng tạm chữ sew

Kẻ thù dịch đại là foe chẳng lầm

Shelter tạm dịch là hầm

Chữ shout là hét, nói thầm whisper

What time là hỏi mấy giờ

Clear trong, clean sạch, mờ mờ là dim

Gặp ông ta dịch see him

Swim bơi, wade lội, drown chìm chết trôi

Mountain là núi, hill đồi

Valley thung lũng, cây sồi oak tree

Tiền xin đóng học school fee

Yêu tôi dùng chữ love me chẳng lầm

To steal tạm dịch cầm nhầm

Tẩy chay boycott, gia cầm poultry

Cattle gia súc, ong bee

Something to eat chút gì để ăn

Lip môi, tongue lưỡi, teeth răng

Exam thi cử, cái bằng licence...

Lovely có nghĩa dễ thương

Pretty xinh đẹp thường thường so so

Lotto là chơi lô tô

Nấu ăn là cook, wash clothes giặt đồ

Push thì có nghĩa đẩy, xô

Marriage đám cưới, single độc thân

Foot thì có nghĩa bàn chân

Far là xa cách còn gần là near

Spoon có nghĩa cái thìa

Toán trừ subtract, toán chia divide

Dream thì có nghĩa giấc mơ

Month thì là tháng, thời giờ là time

Job thì có nghĩa việc làm

Lady phái nữ, phái nam gentleman

Close friend có nghĩa bạn thân

Leaf là chiếc lá, còn sun mặt trời

Fall down có nghĩa là rơi

Welcome chào đón, mời là invite

Short là ngắn, long là dài

Mũ thì là hat, chiếc hài là shoe

Autumn có nghĩa mùa thu

Summer mùa hạ, cái tù là jail

Duck là vịt, pig là heo

Rich là giàu có, còn nghèo là poor

Crab thì có nghĩa con cua

Church nhà thờ đó, còn chùa temple

Aunt có nghĩa dì, cô

Chair là cái ghế, cái hồ là pool

Late là muộn, sớm là soon

Hospital bệnh viện, school là trường

Dew thì có nghĩa là sương

Happy vui vẻ, chán chường weary

Exam có nghĩa kỳ thi

Nervous nhút nhát, mommy mẹ hiền.

Region có nghĩa là miền,

Interupted gián đoạn còn liền next to.

Coins dùng chỉ những đồng xu,

Còn đồng tiền giấy paper money.

Here chỉ dùng để chỉ tại đây,

A moment một lát còn ngay ringht now,

Brothers-in-law đồng hao.

Farm-work đồng áng, đồng bào Fellow- countryman

Narrow- minded chỉ sự nhỏ nhen,

Open-hended hào phóng còn hèn là mean.

Vẫn còn dùng chữ still,

Kỹ năng là chữ skill khó gì!

Gold là vàng, graphite than chì.

Munia tên gọi chim ri

Kestrel chim cắt có gì khó đâu.

Migrant kite là chú diều hâu

Warbler chim chích, hải âu petrel

Stupid có nghĩa là khờ,

Đảo lên đảo xuống, stir nhiều nhiều.

How many có nghĩa bao nhiêu.

Too much nhiều quá , a few một vài

Right là đúng, wrong là sai

Chess là cờ tướng, đánh bài playing card

Flower có nghĩa là hoa

Hair là mái tóc, da là skin

Buổi sáng thì là morning

King là vua chúa, còn Queen nữ hoàng

Wander có nghĩa lang thang

Màu đỏ là red, màu vàng yellow

Yes là đúng, không là no

Fast là nhanh chóng, slow chậm rì

Sleep là ngủ, go là đi

Weakly ốm yếu healthy mạnh lành

White là trắng, green là xanh

Hard là chăm chỉ, học hành study

Ngọt là sweet, kẹo candy

Butterfly là bướm, bee là con ong

River có nghĩa dòng sông

Wait for có nghĩa ngóng trông đợi chờ

Dirty có nghĩa là dơ

Bánh mì bread, còn bơ butter

Bác sĩ thì là doctor

Y tá là nurse, teacher giáo viên

Mad dùng chỉ những kẻ điên,

Everywhere có nghĩa mọi miền gần xa.

A song chỉ một bài ca.

Ngôi sao dùng chữ star, có liền!

Firstly có nghĩa trước tiên

Silver là bạc, còn tiền money

Biscuit thì là bánh quy

Can là có thể, please vui lòng

Winter có nghĩa mùa đông

Iron là sắt còn đồng copper

Kẻ giết người là killer

Cảnh sát police, lawyer luật sư

Emigrate là di cư

Bưu điện post office, thư từ là mail

Follow có nghĩa đi theo

Shopping mua sắm còn sale bán hàng

Space có nghĩa không gian

Hàng trăm hundred, hàng ngàn thousand

Stupid có nghĩa ngu đần

Thông minh smart, equation phương trình

Television là truyền hình

Băng ghi âm là tape, chương trình program

Hear là nghe watch là xem

Electric là điện còn lamp bóng đèn

Praise có nghĩa ngợi khen

Crowd đông đúc, lấn chen hustle

Capital là thủ đô

City thành phố, local địa phương

Country có nghĩa quê hương

Field là đồng ruộng còn vườn garden

Chốc lát là chữ moment

Fish là con cá, chicken gà tơ

Naive có nghĩa ngây thơ

Poet thi sĩ, great writer văn hào

Tall thì có nghĩa là cao

Short là thấp ngắn, còn chào hello

Uncle là bác, elders cô.

Shy mắc cỡ, coarse là thô.

Come on có nghĩa mời vô,

Go away đuổi cút, còn vồ pounce.

Poem có nghĩa là thơ,

Strong khoẻ mạnh, mệt phờ dog- tiered.

Bầu trời thường gọi sky,

Life là sự sống còn die lìa đời

Shed tears có nghĩa lệ rơi

Fully là đủ, nửa vời by halves

Ở lại dùng chữ stay,

Bỏ đi là leave còn nằm là lie.

Tomorrow có nghĩa ngày mai

Hoa sen lotus, hoa lài jasmine

Madman có nghĩa người điên

Private có nghĩa là riêng của mình

Cảm giác là chữ feeling

Camera máy ảnh hình là photo

Động vật là animal

Big là to lớn, little nhỏ nhoi

Elephant là con voi

Goby cá bống, cá mòi sardine

Mỏng mảnh thì là chữ thin

Cổ là chữ neck, còn chin cái cằm

Visit có nghĩa viếng thăm

Lie down có nghĩa là nằm nghỉ ngơi

Mouse con chuột, bat con dơi

Separate có nghĩa tách rời, chia ra

Gift thì có nghĩa món quà

Guest thì là khách chủ nhà house owner

Bệnh ung thư là cancer

Lối ra exit, enter đi vào

Up lên còn xuống là down

Beside bên cạnh, about khoảng chừng

Stop có nghĩa là ngừng

Ocean là biển, rừng là jungle

Silly là kẻ dại khờ,

Khôn ngoan smart, đù đờ luggish

Hôn là kiss, kiss thật lâu.

Cửa sổ là chữ window

Special đặc biệt normal thường thôi

Lazy... làm biếng quá rồi

Ngồi mà viết tiếp một hồi die soon

Hứng thì cứ việc go on,

Còn không stop ta còn nghỉ ngơi!

Cằm CHIN có BEARD là râu

RAZOR dao cạo, HEAD đầu, da SKIN

THOUSAND thì gọi là nghìn

BILLION là tỷ, LOOK nhìn, rồi THEN

LOVE MONEY quý đồng tiền

Đầu tư INVEST, có quyền RIGHTFUL

WINDY RAIN STORM bão bùng

MID NIGHT bán dạ, anh hùng HERO

COME ON xin cứ nhào vô

NO FEAR hổng sợ, các cô LADIES

Con cò STORKE, FLY bay

Mây CLOUD, AT ở, BLUE SKY xanh trời

OH! MY GOD...! Ối! Trời ơi

MIND YOU. Lưu ý WORD lời nói say

HERE AND THERE, đó cùng đây

TRAVEL du lịch, FULL đầy, SMART khôn

Cô đơn ta dịch ALONE

Anh văn ENGLISH , nổi buồn SORROW

Muốn yêu là WANT TO LOVE

OLDMAN ông lão, bắt đầu BEGIN

EAT ăn, LEARN học, LOOK nhìn

EASY TO FORGET dễ quên

BECAUSE là bỡi ... cho nên , DUMP đần

VIETNAMESE, người nước Nam

NEED TO KNOW... biết nó cần lắm thay

SINCE từ, BEFORE trước, NOW nay

Đèn LAMP, sách BOOK, đêm NIGHT, SIT ngồi

SORRY thương xót, ME tôi

PLEASE DON'T LAUGH đừng cười, làm ơn

FAR Xa, NEAR gọi là gần

WEDDING lễ cưới, DIAMOND kim cương

SO CUTE là quá dễ thương

SHOPPING mua sắm, có sương FOGGY

SKINNY ốm nhách, FAT: phì

FIGHTING: chiến đấu, quá lỳ STUBBORN

COTTON ta dịch bông gòn

A WELL là giếng, đường mòn là TRAIL

POEM có nghĩa làm thơ,

POET Thi Sĩ nên mơ mộng nhiều.

ONEWAY nghĩa nó một chiều,

THE FIELD đồng ruộng, con diều là KITE.

Của tôi có nghĩa là MINE,

TO BITE là cắn, TO FIND kiếm tìm

TO CARVE xắt mỏng, HEART tim,

DRIER máy sấy, đắm chìm TO SINK.

FEELING cảm giác, nghĩ THINK

PRINT có nghĩa là in, DARK mờ

LETTER có nghĩa lá thơ,

TO LIVE là sống, đơn sơ SIMPLE.

CLOCK là cái đồng hồ,

CROWN vương niệm, mã mồ GRAVE.

KING vua, nói nhảm TO RAVE,

BRAVE can đảm, TO PAVE lát đường.

SCHOOL nghĩa nó là trường,

LOLLY là kẹo, còn đường SUGAR.

Station trạm GARE nhà ga

FISH SAUCE nước mắm, TOMATO là cá chua

EVEN huề, WIN thắng, LOSE thua

TURTLE là một con rùa

SHARK là cá mập, CRAB cua, CLAW càng

COMPLETE là được hoàn toàn

FISHING câu cá, DRILL khoan, PUNCTURE dùi

LEPER là một người cùi

CLINIC phòng mạch, sần sùi LUMPY

IN DANGER bị lâm nguy

Giải phầu nhỏ là SUGERY đúng rồi

NO MORE ta dịch là thôi

AGAIN làm nữa, bồi hồi FRETTY

Phô mai ta dịch là CHEESE

CAKE là bánh ngọt, còn mì NOODLE

ORANGE cam, táo APPLE

JACK-FRUIT trái mít, VEGETABLE là rau

CUSTARD-APPLE mãng cầu

PRUNE là trái táo tàu, SOUND âm

LOVELY có nghĩa dễ thương

PRETTY xinh đẹp, thường thường SO SO

LOTTO là chơi lô tô

Nấu ăn là COOK, WASH CLOTHES giặt đồ

PUSH thì có nghĩa đẩy, xô

MARRIAGE đám cưới, SINGLE độc thân

FOOT thì có nghĩa bàn chân

FAR là xa cách, còn gần là NEAR

SPOON có nghĩa cái thìa

Toán trừ SUBTRACT, toán chia DIVIDE

PLOUGH tức là đi cày

WEEK tuần MONTH tháng, WHAT TIME mấy giờ?

< Sưu tầm >

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

FB Peter Pho:  Bình luận “chặt đầu rắn” của Israel

 Bình luận “chặt đầu rắn” của Israel

Lực lượng Phòng vệ Israel và Cơ quan An ninh Tổng hợp Israel ra tuyên bố chung tối 17/17 cho biết Yahya Sinwar, lãnh đạo Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas), đã chết trong một chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza. Chiến thuật chặt đầu rắn của Israel vẫn tiếp tục và vô cùng hiệu quả. Khiến cho bọn khủng bố hoảng sợ mất thần và sự răn đe đạt hiệu quả cao nhất.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra: "Đây là một ngày đáng ăn mừng đối với Israel, Hoa Kỳ và thế giới." Biden nhấn mạnh rằng cái chết của Sinwar "một lần nữa chứng minh rằng dù thế nào đi chăng nữa, thì những kẻ khủng bố trên thế giới sẽ không thể nào thoát khỏi sự phán xét của công lý.” Ông cũng so sánh cái chết của Sinwar với vụ Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda Osama bin Laden năm 2011 và cho biết ông sẽ có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu càng sớm càng tốt để thảo luận về "trở ngại lớn Sinwar đã gỡ bỏ và làm thế nào để kết thúc chiến tranh ở Gaza và tương lai của vùng đất bị chiến tranh tàn phá sau Hamas”.

Biden cũng tiết lộ rằng Mỹ và Israel đã "sát cánh cùng nhau" trong việc truy lùng và theo dõi Sinwar cũng như các thủ lĩnh Hamas khác ở Dải Gaza.

Trong khi đó, Phó Tổng thống Kamala Harris đã nhận xét vấn đề này trong bài phát biểu tranh cử ở Wisconsin. Bà nói: “Công lý đã được thực thi và nước Mỹ, Israel và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ điều đó”, đồng thời lặp lại nhận xét của Biden về việc kết thúc chiến tranh ở Gaza khi không có Hamas nắm quyền.

Chiến tranh là thước đo để kiểm tra bản tính con người và nó có thể bộc lộ rõ ​​nhất sự thật về việc bạn là anh hùng hay là kẻ nhát gan vô dụng. Hành đông siêu cấp chặt đầu rắn của Israel chỉ mới sử dụng với Hezbollah có vài lần. Các nhà lãnh đạo thông minh của Hezbollah đã hiểu rõ một nguyên tắc hoàn toàn mới: bất cứ ai được bầu làm lãnh đạo đảng tiếp theo trong vòng một tuần,  Israel sẽ đưa đi gặp gỡ thủ lĩnh trước của họ dưới lòng đất.

Dù anh có cứng mồm cứng miệng đến đâu, thì cơn ác mộng của anh sẽ thành sự thực! Kết quả là, những lãnh đạo tối cao của Hezbollah, những người từng đầy khí phách ngang tàng, bỗng trở nên cực kỳ dân chủ và khiêm tốn đến lạ lùng, đồng chí Sheikh Naim Qassem, người được đề cử làm tân phó bí thư (deputy chief) thậm chí còn xin từ chối chức vụ này cho rằng mình không đủ tài đủ đức đảm nhiệm công việc. Đề cử là điều vô cùng khó khăn, bởi không ông nào tranh nhau ghế ngồi thủ lĩnh như trước mà nhường nhau và từ chối. Bởi sao? Quá rõ ràng, các cụ đều không ai muốn bị đưa vào danh sách xuống âm phủ cả. Tử vì đạo hay thánh chiến giờ bị bóc mẽ thành một điều ngớ ngẩn. Bởi Israel đã tuyên bố rõ ràng, thằng nào lên, thịt thằng nào! Vậy thì bố thằng nào dám lên!

Sau đó, điều kỳ lạ hơn nữa đã xảy ra: Hezbollah bất ngờ đề xuất đàm phán hòa bình với Israel vào ngày 8/10 và không còn kiên trì sự ngừng bắn của Israel ở Gaza là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán. Như câu tục ngữ :”sĩ biệt tam nhật, yếu quát tương khán”, sau ba ngày xa cách, ngạc nhiên thấy sự biến đổi của đối phương. Hezbollah, một tổ chức khủng bố được Tây Âu và Mỹ công nhận, giờ đây đã trở thành người yêu hòa bình?

 Những thay đổi này có ý nghĩa gì? Lão có xu hướng tin rằng chiến thuật chặt đầu  rắn "để lãnh đạo đi trước" của Israel sẽ có một ý nghĩa mới, sẽ thay đổi mãi mãi mô hình chiến tranh và cục diện chiến tranh khi chiến thuật này được áp dụng rộng rãi, rất có sẽ không còn mối đe dọa nào gây nguy hiểm cho toàn thế giới.

Tự cổ đến kim, sở dĩ loài người thường giết hại nhau vì những lý do ngu ngốc. Theo lão thì phần lớn đều bị những kẻ lãnh đạo cấp trên lừa dối và lợi dụng. Họ luôn vẽ các loại bánh ngọt cho thần dân một cách không mệt mỏi. Truyền cảm hứng cho họ để có dũng khí hy sinh, theo đuổi những giá trị vượt ra ngoài cuộc sống của chính họ. Ví dụ điển hình nhất trên thế giới hiện nay là tất cả các tổ chức khủng bố ở Trung Đông đều coi những câu nói cực đoan trong Kinh Koran là kim chỉ nam để hành động, khiến dân thường phải chết cho chúng, đồng thời tìm mọi cách kích động, phóng đại để đạt mục đích.

Kể ra những người trẻ tuổi vô tình gia nhập các tổ chức khủng bố là những người rất đáng thương. Dù có hy sinh mạng sống trẻ trung của mình thì họ cũng khó có thể nhận được bất kỳ phần thưởng thế tục nào. Những quy định của đạo Hồi rất đặc biệt. Khi một người chết, người thân và bạn bè không được tưởng nhớ để tang người đã khuất, và không có sự đền bù tài chính nào cho người nhà của họ, lợi ích duy nhất của họ là sau khi chết, “mỗi người đàn ông sẽ có bảy trinh nữ phục vụ mình ở âm phủ”. Lão từng tự hỏi, liệu đây có phải là sức mạnh của niềm tin?

Giờ đây, Israel đã dạy cho thế giới một bài học sâu sắc bằng chiến thuật chặt đầu rắn của mình. Với việc các thủ lĩnh khủng bố suốt ngày lộ rõ ​​bộ mặt hoảng hốt trước hành động chặt đầu. Những lời nói kiêu hãnh và trang trọng " Tử vì đạo” giờ thành tiếng rên rỉ trong bóng đêm của những kẻ dối trá, mềm nắn rắn buông, và tham sống sợ chết!

Sự thật là vậy. Chiến thuật chặt đầu của Israel đang bộc lộ sự xấu xí của những thủ lĩnh khủng bố, và chúng sẽ được ghi vào lịch sử như một trò đùa của nhân loại. Một số người nói rằng Israel không có đạo đức quân sự. Đạo đức cái con khỉ. Bằng cách loại bỏ một số thủ lĩnh lớn của các tổ chức khủng bố tại các địa điểm được nhắm mục tiêu, chiến tranh có thể được loại bỏ, do đó gián tiếp cứu được mạng sống của nhiều người bần cùng và các chiến binh cấp thấp. Có võ đức nào cao hơn thế này không?

Lão mạnh dạn dự đoán rằng trước những người Israel thiện chiến và khôn ngoan, bọn khủng bố sẽ rút khỏi cuộc chiến ở Trung Đông như một đàn chuột đã bị đào tổ. Từ giờ trở đi, nơi đây sẽ không còn những cuộc chiến tranh lớn trong nhiều năm tới.

Những lợi ích của chặt đầu rắn bao gồm:

 1. Những tín đồ bình thường sẽ thức tỉnh sau các vụ chặt đầu rắn.

 2. “Rắn không có đầu”: chiến thuật chặt đầu có thể khiến tổ chức khủng bố sụp đổ, sẽ vô hiệu hóa đáng kể các tổ chức khủng bố.

3. Lưỡi dao vô hình của chiến tranh tâm lý có khả năng khiến tinh thần của các tổ chức khủng bố suy sụp.

Tất nhiên, chỉ bằng vài đòn tấn công chính xác của chiến thuật chặt đầu không thể kết thúc hoàn toàn chiến tranh. Hiện tại, Hezbollah đóng vai trò là sản phẩm phụ của Hồi giáo cực đoan. Chừng nào Iran và các quốc gia Hồi giáo cực đoan khác còn tồn tại, các lực lượng ủy nhiệm sẽ tiếp tục tái sinh. Nhưng mục tiêu của các hoạt động chặt đầu của Israel không phải là tiêu diệt mọi thành viên Hezbollah mà là tiêu diệt khả năng hoạt động hiệu quả của Hezbollah. Để đạt được mục đích này, Israel không chỉ thành công mà còn thành công với vẻ đẹp chưa từng có.

"Chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị." Việc chặt đầu rắn của quân đội Israel cuối cùng đã mở đường cho một giải pháp chính trị, đó là khiến những tổ chức dựa vào bạo lực nhận ra rằng họ không thể "tiếp tục" chiến tranh được nữa. Một thực tế đáng hài lòng là, cho dù bụi bặm có lắng xuống ở khu vực này trong tương lai như thế nào đi nữa, chắc chắn Israel có đủ năng lực quân sự để trấn áp bất kỳ lực lượng vũ trang khủng bố ghê tởm nào. Một số nhóm còn sống sót sẽ không còn khả năng đe dọa sự sống còn của Israel thông qua các hoạt động phối hợp. Ngày nay, thủ lĩnh Hezbollah sẵn sàng cúi đầu tìm kiếm hòa bình với thái độ tương đối “ôn hòa”, đó là bước khởi đầu cho cục diện chính trị mới và kết quả khẳng định của chiến thuật “Đưa lãnh đạo về địa ngục trước”.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

Trần Duy Hiển: NGÀY 20/10...

 Ngày 20/10 đến. Hoa bán đầy đường. Các anh  nhào vào mua hoa để tặng bạn gái các anh, nhiều anh chả hiểu gì về hoa đẹp xấu thế nào. Nhưng tôi mà đi mua hoa thì không bao giờ tôi mặc cả nếu người bán hoa là phụ nữ. Tiền ít thì tôi kiếm thằng đàn ông tôi vào mua, mặc cả cho chết mẹ nó luôn. Đi làm có tiền thì tôi chỉ mua của phụ nữ bán, hoa đẹp là được, không mặc cả, tặng chị thêm coi như là tặng hoa chị. Đáng bao tiền, ngày 20/10. Các anh phải hiểu là ngày 20/10 để các anh đi trưng trổ với gái, thì có nhiều người chị người mẹ coi đó là ngày trọng đại trong năm về vấn đề thu nhập, đứng ở góc đường, chạy công an, mặc cả với các anh, đếm tiền về xem kiếm được bao nhiêu đặng con các chị tháng tới đi học xông xênh.

Mà tôi đi mua hoa. Thứ nhất phải là hoa xịn, không có bọc ni lông lòe loẹt phun nước vớ vẩn, phải là hoa xịn, đắt tiền. Hoặc nếu không, phải là hoa thật dân quê, bọc trong giấy báo. Tôi thường tặng hoa gói giấy báo. Để những người phụ nữ của tôi có niềm vui gỡ tấm giấy báo ấy, lấy kéo ra cắt cắt, cắm vào lọ, khách có đến bảo hoa này là tôi tặng.

Tôi nói, giả dụ các anh là thằng chơi âm thanh, audiophile cái đéo gì đấy, nếu tôi tặng anh cái CD Tàu, các anh có ngửi được không. Tất nhiên là không. Thế mà đa phần các anh  thường tạt qua hàng hoa vệ đường, mua đại một bó, tặng cho gái cho mẹ của các anh. Xong các anh bảo thế là ổn rồi. Mà ngạc nhiên thay là bọn gái Việt và các bà mẹ của chúng ta vẫn thấy thế là ổn. Thực bọn họ không hiểu giá trị của bọn họ.

Những ngày 8/3, 20/10. 14/2… thực chất là những ngày của đàn ông, những ngày giả dối của đàn ông. Chị em mà cứ sa đà theo truyền thông vì những ngày này, thì Việt Nam vẫn bất bình đẳng giới.

Các chị đừng lạ khi bọn đàn ông vẫn cứ chơi bời, kiếm tiền về xong quẳng cho các chị là được rồi,…vì các chị vẫn thấy ok với một hình tượng rất vớ vẩn là ngày 20/10 thì chồng các chị sẽ vào bếp và nấu mì gói cho cả nhà ăn, ăn chả ăn được nhưng lấy thế là niềm vui. Xong rồi, các quảng cáo trên TV đều là các chị nấu bếp, các chị giặt quần áo, các chị cho con ăn… chả thấy thằng đàn ông nào làm. Bọn đàn ông lên quảng cáo toàn là bệnh gout, chăm sóc gan, chơi golf, uống bia xem bóng đá…

Các chị cần phải đả phá những ngày 8/3, 20/10. Đó là những ngày kỳ thị giới tính. Không xứng đáng với sự trân trọng mang tính lịch sử mà bọn đàn ông Việt dành cho các chị, với xã hội mẫu hệ hoành tráng mà hình tượng cô đọng là những Bà Trưng Bà Triệu, những người đàn bà đánh thức lòng tự hào của các bộ tộc sống trên đồng bằng sông Hồng.

Trên thực tế, bọn đàn ông Việt đi đâu cũng bị người ta coi thường. Bốn nghìn năm lịch sử, kinh quá, thôi giảm bót còn khoảng hai nghìn năm thôi chứ cả một chiều lịch sử dài toàn bị giai ngoại quốc bắt nạt.  Ngày nay ít nhất 90% đàn ông Việt sợ Tây sợ Tàu, thậm chí sợ cả bọn Mã bọn Sinh bọn Ấn bọn Thái pê đê. Nhưng đàn bà Việt từ thượng cổ tới nay chả sợ con nào cả.

Theo tôi các chị phụ nữ cần phải nhận thức rõ ràng là bọn đàn ông Việt là bọn vứt đi, bọn nhục sịp, bọn mà một số các chị giỏi tiếng Tây và hiểu lịch sử thì các chị sẽ cực kỳ khó khăn khi trình bày với người ta là giai Việt nhà tôi có gì giỏi. Thế các chị cần đéo gì tới những ngày 8/3, 20/10????

Các chị phải vứt đi những cái vớ vẩn ấy, các chị chính là những người nâng đỡ bọn em. Các chị phải bảo với bọn em rằng, thôi thì thằng kia nó hay thằng kia nó giỏi, nhưng các chị lại chỉ yêu chúng mày, chúng mày cố lên, làm được cái gì thì làm, hiểu được cái gì thì hiểu, đặng cho bọn giai ngoại quốc nó nể là, tuy chúng mày lởm nhưng mà bọn đàn bà của chúng mày vẫn yêu chúng mày.

Trong một gia đình cũng thế, nếu mẹ mình mà không yêu mình thì mình đứt. Lấy vợ rồi mà vợ coi thường mình là mình đứt. Làm thằng giai Việt mà gái Việt nó coi thường mình thì quá đứt. Chỉ còn lại một bọn ngồi lảm nhảm với nhau trên hằng hà sa số những quán bia khắp đất Việt Nam.

Nhân ngày 20/10, ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam, mà 99% các chị chưa gia nhập Hội này, em có lời như vậy. Các chị đừng tin vào những bông hoa, đừng bị ru ngủ bởi những thứ ngu xuẩn của bọn giai Việt (trong đó có chúng em). Các chị cứ yêu bọn em, nuôi dạy con cái, vẫn yêu và hy sinh như các chị vẫn làm bao đời nay. Rồi chúng em, những thằng đàn ông có tự trọng, dù giờ này hơi ít một tí, chúng em sẽ cố gắng.

Đừng bắt bọn em tặng hoa. Đừng bắt bọn em tặng quà xong mời đi ăn dẫn đi xem phim nữa.

Hãy cho bọn em mở cửa taxi cho các chị, các chị cứ ngồi đấy, đúng chỗ mà bọn em mở cho các chị. Bọn em sẽ có trách nhiệm đi vòng ra sau đuôi xe và ngồi vào chỗ của bọn em. Hãy để bọn em, dù hơi ngô nghê hơi lởm tí, được giống như bọn Tây mà các chị vẫn mê trên phim ảnh. Bọn em thích thế.

Chứ hoa thì, 99% bọn em đều đang giả dối.

Thực chất thì.

Kính chúc các chị, những người phụ nữ mà em yêu kính, quên đi một ngày 20/10 lèng xèng vớ vẩn. Chúng em, những thằng giai Việt, luôn tôn kính các chị. Mong các chị vẫn yêu bọn em.

Bọn chúng em tuy không so sánh được với người nước ngoài, nhưng vì có các chị, vì yêu các chị nên chúng em vẫn sống từ đời này qua đời khác, đánh nhau rất nhiều đế quốc chết cũng rất nhiều, giai Việt chết quá nhiều trong các cuộc chiến tranh, so với các dân tộc khác. Chỉ để giữ các chị ở lại với chúng em !

Em nghĩ đó là khía cạnh khiến các chị nên tự hào vì các chị có chúng em, những thằng tuy lởm nhưng sẵn sàng đánh nhau chết bỏ vì phụ nữ của chúng em, tức các chị.