Ở đây, tôi không đi suy đoán ứng viên nào trong hai đảng Cộng hòa, Dân chủ sẽ đắc cử vào tháng 11/2024. Bởi vì, nói nào ngay, nền tảng về "dân chủ bình đẳng" và "dân chủ theo đa số" vẫn còn hiểu lơ mơ quá sức, tụt hậu trong nếp suy nghĩ, dẫn đến những bình luận theo kiểu "râu ông cắm cằm bà"!
/1/ Nhiều, vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng bầu cử Tổng thống Mỹ là do "đại cử tri", do 538 vị "đại cử tri" quyết định (!).
Quí bạn chỉ cần suy luận chút xíu, sẽ thấy ngay cách nghĩ như vậy là SAI TRẬT, lầm lẫn về thiết chế chính trị tại Mỹ và lầm lẫn trong dịch thuật (từ tiếng Anh sang tiếng Việt) kéo dài quá lâu!
/2/ Nếu... do 538 vị "đại cử tri" quyết định, mắc gì nước Mỹ họ tổ chức bỏ phiếu trong các tiểu bang, do hàng chục triệu người dân (cử tri phổ thông) đi bầu, tốn rất nhiều thời gian, tốn bạc muôn?
Người Mỹ họ đâu làm cái việc dư hơi, "thiếu não" như vậy! Họp lại 538 "đại cử tri", bỏ phiếu, là xong, khỏe re - đúng không nào?
/3/ Quan sát các kỳ bầu cử TT Mỹ, vào tháng 11. Nếu không kiện cáo gì, ai có được 270 phiếu ELECTRAL VOTES trở lên (chú ý: người Mỹ gọi "Electoral votes", đây khoan dịch sang Việt ngữ), người đó đắc cử Tổng thống!
Nhiều nguyên thủ quốc gia gởi điện chúc mừng, họ KHÔNG cần phải đợi kỳ họp vào tháng 12 của 538 ELECTORS (đây khoan dịch sang Việt ngữ).
Tức là cuộc họp của 538 ELECTORS, sau khi đã có kết quả bầu cử TT, không phải là cuộc họp để "phán" ai mới là Tổng thống.
/4/ Cuộc bỏ phiếu của 538 electors gọi là "formal voting". FORMAL có nhiều nghĩa, đâu chỉ có nghĩa "chính thức'. Ở đây là cuộc bỏ phiếu theo NGHI THỨC: không phải bỏ phiếu chánh thức ai trở thành TT, mà thuộc về nghi thức công bố tân TT.
Ai đắc cử TT, kết quả đã có từ tháng 11 trước đó.
Bởi vậy, xin chú ý: cuộc bỏ phiếu theo NGHI THỨC (Formal voting) KHÔNG BAO GIỜ đưa ra kết quả ngược lại.
Tỉ như hồi tháng 11, ông A đắc cử TT với 290 Electoral votes => bỏ phiếu theo nghi thức, tháng 12, thì ông A đương nhiên là Tổng thống (số phiếu có thể không đến 290, nhưng vẫn phải vượt trên 270 để BẢO TOÀN kết quả ông A đắc cử TT trước đó vào tháng 11).
Bỏ phiếu theo "formal voting", đây là NGHI THỨC để CÔNG BỐ danh tánh tân Tổng thống cho thiên hạ bá tánh đều biết.
/5/ Có "popular vote", và có "electoral vote".
"Popular vote" được dịch là "phiếu cử tri phổ thông", "phiếu phổ thông". Nhưng, "electoral vote", đâu có đại diện cử tri mà gọi "phiếu đại cử tri"?
Người Mỹ gọi "electoral vote" chớ họ đâu gọi "represent" ("đại diện").
/6/ Vì sao ở nước Mỹ sử dụng kỹ thuật gọi là "Electoral votes"?
Đặc điểm nước Mỹ là "quốc gia hợp thành" (từ 50 tiểu bang), khác với "quốc gia đơn nhứt" như Pháp (cũng bầu Tổng thống) => "ELECTORAL VOTES" chính là cách thức thể hiện ĐẶC SẮC cho sự kết hợp giữa nguyên tắc "dân chủ bình đẳng" và nguyên tắc "dân chủ theo đa số".
Đã có sự lầm lẫn, nhập nhằng trong hiểu biết giữa "Presidential system" (Tổng thống chế) với "Congressional system" (Quốc hội chế).
=> Xin đăng 2 kỳ, có liên quan với nhau, giải đáp tỏ tường.
Kỳ 1: Bầu cử Quốc hội liên bang Mỹ
Kỳ 2: Bầu cử Tổng thống Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét