Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2024

FB Nhân Tuấn Trương: Phù nam hay Phù bắc ? Cao tốc hay thấp tốc ? 

 Phù nam hay Phù bắc ? Cao tốc hay thấp tốc ? 

Yes or No tùy thuộc vào chuyện đó có lợi hay có hại cho VN.  

Tại sao Cam nhứt định đào con kinh Phù Nam, bất chấp những lo ngại của VN và các khuyến cáo (gây hạn mặn cho hạ nguồn vào mùa khô) của các chuyên gia nghiên cứu quốc tế ? 

Tại vì nó có lợi cho Cam. 

Dĩ nhiên, lo ngại bị thiệt hại, VN phải chống lại dự án này. 

Cam có lợi về cái gì ? 

Thử so sánh con kinh Phù Nam với con kinh Chợ gạo của VN (Pháp đào năm 1872). 

Trước khi đào kinh Chợ gạo, 1860 Nam kỳ chỉ xuất khẩu được 53.000 tấn gạo.  Năm 1880 đã xuất tới 294.500 tấn. Năm 1890 lên 747.600 tấn. Năm 1940 xuất khẩu tới hơn 1,4 triệu tấn. 

Là gì ? Là nhờ cơ sở hạ tầng giao thông mà sản xuất tăng vọt và kinh tế Nam kỳ được phát triển. Cả nền kinh tế xứ Nam kỳ chỉ nhờ vào con kinh Chợ gạo. 

Thử đọc những dòng sau đây : 

"Dòng vốn FDI thực tế vào Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 23,2 tỷ USD vào năm 2023, vượt qua kỷ lục trước đó là 22,4 tỷ USD vào năm 2022. Trong khi đó, dòng vốn FDI đăng ký trong năm 2023 tăng 32% lên 36,6 tỷ USD từ 27,7 tỷ USD năm 2022, gần bằng mức cao kỷ lục 38 tỷ USD vào năm 2019... 

Kết quả này đến từ việc Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, với các khoản đầu tư vào cảng biển, đường cao tốc và khu công nghiệp giúp nâng cao khả năng vận tải và thương mại."

Tức là nhờ xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông mà nước ngoài người ta đầu tư vào VN. (Mở dấu ngoặc là hầu hết hạ tầng cơ sở chỉ tập trung vào miền Bắc).

Trở lại con kinh Phù Nam. Tầm nhìn của Hun Manet khá giống với tầm nhìn của Pháp kỳ vọng cho cảng Sài gòn trên 100 năm trước. Đó là tập trung vào kinh tế cảng biển, kho bãi, vận chuyển và bảo hiểm. Đây cũng là con đường mà Singapour và Hong Kong đã phát triển thành rồng. 

Thử nhìn con số FDI đầu tư vào Singapour năm 2022: Năm 2022, Philippines ghi nhận 9,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – thấp hơn mọi quốc gia lớn khác ở Đông Nam Á. Thái Lan thu hút 9,9 tỷ USD, Malaysia 17,1 tỷ USD, Việt Nam 17,9 tỷ USD, Indonesia 22 tỷ USD và Singapore, 141,2 tỷ USD (nguồn IMF).

Người ta đầu tư nhiều vào Singapour (141,2 tỉ đô la) vì ở đây là một trung tâm vận chuyển, kho bãi, cung cấp nhiên liệu hàng đầu thế giới (chỉ thua Thượng hải). Lượng hàng hóa và dầu hỏa thông qua Biển Đông trị giá 5.300 tỉ đô la. Phần lớn tàu bè (80%) chở hàng hóa này cặp bến Singapour. Trung bình mỗi chiếc tàu phải neo chờ từ một đến hai tuần để bốc giở hàng hóa. Hàng hóa từ đây sẽ xuống tàu khác để phân phối đến các quốc gia khác. Ngoài ra đầu tư về giáo dục vào Singapour rất lớn. Nước này cũng có chế độ ưu đãi nhân tài đến từ thế giới. Vì vậy các "đại bàng" về kỹ thuật số đều làm ổ ở Singapour. 

Con kinh đào Phù Nam, hai phi trường hiện đại Nam Vang và Siem Rep, hệ thống đường cao tốc nối Nam vang qua Thái lan, cao tốc nối Sihanouk ville, xe lửa cao tốc nối Nam vang-Bangkok, Nam vang - Sihanouk ville... Ta thấy Cam không chỉ "chia phần" với Singapour mà còn muốn "ép chết" cảng Sài gòn. 

Về giá cả vận chuyển. Thấy bên Bô xít đăng mấy bài của chuyên gia VN "phò" Hun Manet làm kinh Phù Nam thấy tức cười. Giá vận chuyển thấp nhứt là vận chuyển tàu bè (đường biển, đường sông). Kế đến là vận chuyển bằng xe lửa. Cuối cùng mới là đường lộ. 

Vấn đề là con kinh Phù Nam có mục đích khác là sử dụng tiêu tưới cho nông nghiệp. Tức là một diện tích (tương đương ĐBSCL) sẽ được dân (TQ) trồng sầu riêng, trồng lúa, trồng các loại cây (cạnh tranh cho chết mẹ dân Nam kỳ). 

Chuyên gia miệt ngoải không thấy chớ tui người gốc guộng nên tui thấy hết. Tui thấy là quê tui không khéo sẽ bị xóa tên trên bản đồ của thế giới. Chuyên gia miệt ngoải (Phù Bắc) ủng hộ Hun Sen (làm con kinh Phù mặt dân Nam kỳ) còn tui thì chống tới cùng. 

Tôi thấy nhà nước và chuyên gia VN có vẻ coi nhẹ giá trị ĐBSCL. Nếu là tôi thì tôi đã be bờ, đã mở rộng và làm cống chặn toàn bộ hệ thống kinh đào ở miền Nam (do Pháp để lại), từ tám hoánh. Tới bây giờ mà vận chuyển trên các con kinh ĐBSCL phải lệ thuộc vào "nước ròng, nước lớn" thì tầm nhìn của chuyên gia VN là có vấn đề. 

Thấy thủ tướng Chính có đề nghị VN thành lập trung tâm tài chánh. Vụ này chắc VN muốn cạnh tranh với Singapour. Theo tôi, thủ tướng không nên nhìn biểu đồ hiện nay mà nhìn biểu đồ các thập niên 80, 90... Để thấy rằng muốn trở thành trung tâm tài chánh của thế giới, Singapour đã lấy cái gì để làm nền tảng. 

Đó là con đường mà Cam đang hướng tới. 

Còn về chuyện cao tốc hay thấp tốc ? 

Theo tôi, VN đã "thôi rồi Lượm ơi", trâu chậm uống nước đục. Bà con trên mạng có nói là đại bàng không làm tổ trên cây tre đâu. Đúng quá thủ tướng ơi! 

VN có hình dạng ốm nhách khẳng khiu, toàn xương xẩu núi đồi. 

Hệ thống giao thông vận chuyển, theo tôi, hạng nhứt thế giới là Đức. Cái mạng nhện ra sao, đường xá họ như vậy. Ban đầu xây dựng, họ không có đường cao tốc "đi thẳng một đường cả ngàn cây số" mà chỉ có "đường liên tỉnh". Tỉnh này nối tỉnh kia, không có tỉnh nào bị cô lập. Tỉnh này "làm kinh tế" với vài ba tỉnh chung quanh. Tỉnh nào cũng "phất". Kinh tế, công kỹ nghệ... của nước Đức phát triển cỡ nào bà con đã biết. Có lẽ nhờ vào hình thể địa lý. 

Phát triển kiểu VN, một là ăn vào đất, hai là ăn vào đất và ba cũng ăn vào đất. Không ăn vào đất thì không có chuyện nào thành công. Ngay cả làm đường xe lửa cao tốc. Ngân sách (67 tỉ đô nếu tôi không lầm) phân nửa là trả cho đất. Tức là quan tham đã "qui hoạch" chia đều miếng bánh. 

Theo tôi, VN về địa lý rất phù hợp để phát triển cảng biển, kho bãi, vận chuyển hàng hải, trung chuyển, bảo hiểm v.v... Tức là kinh tế "ăn vào biển". Kiểu Singapour, Nhật, Hàn, bây giờ là TQ. Họ đều "ăn vào biển". 

Nhưng thôi rồi Lượm. Trâu chậm không còn nước để uống. 

Vớt vét qua du lịch (cạnh tranh với Thái lan, Mã lai...) thì phải có hệ thống giao thông cho coi được. Xe lửa cao tốc, đối với VN là "tự hào lắm VN ơi" nhưng đối với TQ, Nhật, Hàn... là xoàng. 

Vấn đề là giá cả. Theo tôi giá mỗi cây số từ 20 triệu đến 30 triệu một cây số đường rầy là max. Hôm trước tôi có nói rồi. Thằng nào "thổi giá đất, đi trước đón đầu" thì tóm hết. Công trình quốc gia, lợi ích công chúng. Cứ theo luật mà làm.

VN làm đường rầy trước. Làm theo tiêu chuẩn nào, "điện nước" phải tính trước. Thép ở đâu, nội hay ngoại ? Hệ thống điện báo của ai ? Phải bảo đảm an toàn (sợ sau này nó hack làm lật xe). Tất cả những thứ này VN làm được. Làm trước. Phải bảo đảm nguồn cung. 

Làm xong rồi tính chuyện mua xe. 

Theo tôi, không có vụ "trưng cầu dân ý". Lợi ích công chúng rõ ràng quá rồi. Trưng cầu cái gì ? Đâu phải tôi không có khả năng đi xe lửa cao tốc thì tôi chống ? Vấn đề là du khách họ đi, thương gia họ đi. Đó là lợi ích cho công chúng.

Bài trên trang Nhân Tuấn Trương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét