Kỳ 2: BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ
ĐẶC TRƯNG CỦA BẦU TỔNG THỐNG, Ở CÁC NƯỚC, ĐỀU DỰA VÀO LÁ PHIẾU CỬ TRI PHỔ THÔNG (POPULAR VOTES)!
* Vì sao tại nước Mỹ, có thêm thể thức gọi là "Electoral votes"?
Để tỏ tường diễn trình, mời đọc hai bài DẪN NHẬP, và bài Kỳ 1 về BẦU CỬ QUỐC HỘI LIÊN BANG (THƯỢNG VIỆN, HẠ VIỆN), có ghi đường link cuối stt này. Nếu không, đọc ngay bài này ắt nảy sinh "những hiểu lầm" (kéo dài quá lâu), đã được diễn giải trong hai bài trước, phí thời giờ không đáng!
/I/ NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TIỂU BANG
Vì nước Mỹ là một quốc gia hợp thành từ 50 tiểu bang (không phải là "quốc gia đơn nhứt" như Pháp), theo đó mỗi tiểu bang đều BÌNH ĐẲNG với nhau, tức là: cử tri của mỗi tiểu bang, bằng lá phiếu phổ thông (popular votes), đều có quyền bầu chọn ứng viên Tổng thống theo sự lựa chọn riêng của họ.
Chẳng hạn, có hai ứng viên A, B chạy đua vào vai trò chủ nhơn Bạch Cung (The White House). Bằng lá phiếu phổ thông (popular votes), cử tri tiểu bang Alaska nghiêng về A, cử tri tiểu bang Texas bầu cho A, trong khi đó cử tri tiểu bang Hawaii bầu cho B, cử tri tiểu bang Illinois bầu cho B, tiểu bang Colorado cũng bầu cho B...
Trong ví dụ trên, có 3 tiểu bang bầu chọn ứng viên B, 2 tiểu bang bầu chọn ứng viên A. Chỉ xét trong nhóm của ví dụ này, ứng viên B được nhiều tiểu bang bầu chọn hơn (3>2), vậy B xứng trở thành “Tổng thống” hơn?
Không hẳn vậy, bởi vì có tiểu bang đông dân (cử tri), có tiểu bang ít xịt (cử tri), không thể “cào bằng”.
/II/ ÁP DỤNG THỂ THỨC ĐƯỢC GỌI LÀ "ELECTORAL VOTES" ("PHIẾU TUYỂN TRẠCH", "PHIẾU TUYỂN CỬ")
II.1) Trong bài KỲ 1 "Bầu Thượng viên, Hạ viện liên bang", bầu Thượng viên theo nguyên tắc "Bình đẳng" (tiểu bang nào cũng đều có 2 Thượng nghị sĩ), trong khi bầu vào Hạ Viện dựa vào nguyên tắc "Dân chủ theo đa số" (tùy vào tiểu bang đông hoặt ít cử tri mà có số Dân biểu ít nhiều khác nhau).
Đơn cử: tiểu bang California có 2 Thượng nghị sĩ + 52 Dân biểu liên bang = 54 vị / tiểu bang New York có 2 Thượng nghị sĩ + 26 Dân biểu liên bang = 28 vị / tiểu bang Florida có 2 Thượng nghị sĩ + 28 Dân biểu liên bang = 30 vị / tiểu bang Texas có 2 Thượng nghị sĩ +38 Dân biểu liên bang = 40 vị .v.v...
Như trên đã ghi là không thể "cào bằng" mọi tiểu bang => Vì vậy, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã áp dụng thể thức gọi là "số phiếu Electoral votes" của từng tiểu bang, dựa trên SỐ LƯỢNG nghị sĩ của mỗi tiểu bang (đây thể hiện sự kết hợp "dân chủ bình đẳng" + "dân chủ theo đa số")!
Đây là một thể thức QUI ĐỔI. Chẳng hạn tiểu bang Texas sẽ có 40 phiếu Electoral votes, California có 54 phiếu Electoral votes, Florida có 30 phiếu Electoral votes.v.v... Một vài tiểu bang có số phiếu Electoral votes ít nhứt là 3, chẳng hạn Alaska.
Nếu ứng viên A thắng cử (bằng LÁ PHIẾU PHỔ THÔNG) tại California, ứng viên B thắng cử (bằng LÁ PHIẾU PHỔ THÔNG) tại Texas => sự thắng cử này không thể "cào bằng" ngang như nhau, mà được QUI ĐỔI thành SỐ PHIẾU TUYỂN CỬ (ELECTORAL VOTES).
Chẳng hạn A thắng tại California, A sẽ nhận được 54 phiếu Electoral votes / B thắng tại Texas, B sẽ nhận được 40 phiếu Electoral votes.
Dựa trên số phiếu Electoral votes của từng tiểu bang, ứng viên tranh cử Tổng thống có kế hoạch vận động thích hợp, khôn khéo. Tỉ như A thắng cử tại California là nơi có nhiều phiếu Tuyển cử (Electoral votes) nhứt, trong khi B thắng cử tại nhiều tiểu bang - mà mỗi tiểu bang này có số phiếu Tuyển cử (Electoral votes) ít hơn - nhưng khi cộng lại thì B chiếm ưu thế hơn A.
II.2) Chú ý: Qui đổi thành SỐ LƯỢNG PHIẾU TUYỂN CỬ (Electoral votes), chớ hoàn toàn KHÔNG có "ông to bà lớn" nào xuất hiện đại diện cử tri (tức "đại cử tri") để bầu thay hết trơn!
Quí bạn hãy nhớ lại một, hai kỳ bầu Tổng thống Mỹ gần nhứt: kết quả kiểm phiếu của từng tiểu bang được thông báo tức thời, online.
Chẳng hạn, ứng viên A thắng cử tại Texas - dựa trên kết quả kiểm phiếu của LÁ PHIẾU PHỔ THÔNG (Popular votes) do người dân đi bầu => Khi kiểm phiếu A thắng cử, NGAY LẬP TỨC, được QUI ĐỔI thành 40 phiếu "electoral votes" thuộc về A.
II.3) Áp dụng thể thức qui đổi thành PHIẾU TUYỂN CỬ (ELECTORAL VOTES) cho thấy đây chính là sự thể hiện ĐẶC SẮC, hòa hợp nguyên tắc "dân chủ bình đẳng" với "dân chủ theo đa số".
Thể thức PHIẾU TUYỂN CỬ (ELECTORAL VOTES) khiến cho các ứng viên tranh cử Tổng thống không thể "bỏ bê" các tiểu bang nhỏ, chỉ chăm bẳm vào tiểu bang lớn. Các tiểu bang nhỏ vẫn có "tiếng nói" trong diễn trình bầu cử Tổng thống.
/III/ Toàn bộ số lượng Thượng Nghị sĩ và Dân biểu liên bang là 535 vị (100+435). Qui đổi thành 535 Phiếu Tuyển cử (Electoral votes), thêm 3 Phiếu của Đặc khu Columbia (DC) nơi đặt thủ đô Washington, tổng cộng 538 Phiếu Tuyển cử.
Ứng viên nào thâu thập được 270 Phiếu Tuyển cử (tức quá bán) là thắng cử, trở thành Tổng thống.
Ngay sau đó, trong tháng 11, ứng viên đạt 270 Phiếu Tuyển cử (trở lên) - nếu không có "kiện cáo" nào xảy ra, nhận được nhiều điện chúc mừng "tân Tổng thống" từ nhiều nguyên thủ các nước!
(Họ chẳng bận tâm đến "formal voting" của các "eletoral colleges" họp vào tháng 12, mời đọc bài DẪN NHẬP đã giải thích. Đây, nói tắt: "formal voting" là BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC, "eletoral colleges" là CÁC ĐOÀN TUYỂN CỬ, là CÁC TUYỂN TRẠCH ĐOÀN; "elector" là TUYỂN CỬ VIÊN.
CHÚ Ý, kẻo dễ nhầm lẫn: trong cuộc BỎ PHIẾU THEO NGHI THỨC, vào tháng 12, hết thảy 538 Tuyển cử viên (Electors) KHÔNG phải là các Thượng nghị sĩ, Dân biểu liên bang, mà họ CHỈ là những người "có danh giá" trong từng tiểu bang được tuyển mời đi dự "phó hội bàn đào" rình rang, rôm rả, 4 năm mới có một lần.
"Electors" là TUYỂN CỬ VIÊN, "Electoral colleges" là ĐOÀN TUYỂN CỬ. Cuộc bỏ phiếu của các tuyển cử viên là cuộc BỎ PHIẾU NGHI THỨC ("Formal voting").
Trong sinh hoạt chính trị của bất cứ quốc gia nào cũng đều tồn tại những NGHI THỨC, mỗi nước mỗi cách mỗi kiểu. "Formal voting" là môt nghi thức trong nền chính trị Mỹ, một nghi thức "rặt Mỹ")
/IV/ KẾT LUẬN:
Bầu Tổng thống Mỹ là do phiếu bầu phổ thông (POPULAR VOTES) của dân chúng, trong TỪNG TIỂU BANG.
Hoàn toàn KHÔNG có "đại cử tri" nào bầu thay cử tri phổ thông (dân chúng), Mà SỐ LƯỢNG "PHIẾU TUYỂN CỬ" (Electoral votes) trong từng tiểu bang là thể thức qui đổi, NGAY LẬP TỨC, dành cho người thắng cử trong bầu chọn Tổng thống ở từng tiểu bang!
Nói thêm về cách gọi "đại cử tri":
"Đại cử tri", mang ý nghĩa là đại diện cử tri, kỳ thực chỉ tồn tại trong thể thức "Quốc hội chế" (Congressional system), bầu ra THỦ TƯỚNG.
Người dân (cử tri) đi bầu Dân biểu, Thượng nghị sĩ (vào Quốc hội lưỡng viện), bầu đại biểu Quốc hội (vào Quốc hội đơn viện). Sau đó, người dân rung đùi, nghỉ xả hơi. Đến lượt các ông nghị bà nghị vào họp Quốc hội; ông nghị bà nghị chính là các vị đại-diện-cử-tri, tức “đại cử tri” đó đa!
Quốc hội họp bầu chọn ra Thủ tướng, là "Nguyên thủ chính phủ" (Head of Government), người nắm quyền bính điều hành đất nước.
* Trong "Tổng thống chế" (Presidential system) thì KHÔNG có đại cử tri, mà hết thảy nằm nơi lá phiếu cử tri phổ thông (popular votes).
Mỹ là quốc gia hợp thành từ 50 tiểu bang, chú ý, họ bầu Tổng thống theo ý nguyện của dân chúng trong TỪNG TIỂU BANG.
Kỹ thuật qui đổi thành PHIẾU TUYỂN CỬ (ELECTORAL VOTES) là sự thể hiện đặc sắc, thông minh giữa "dân chủ bình đẳng" với "dân chủ theo đa số".
-----------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét