Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

FB Kim Van Chinh: TƯƠNG LAI MÀU XÁM

 TƯƠNG LAI MÀU XÁM: 

1.Việt Nam ta chưa thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì lại có thể gặp 2 cái bẫy lớn làm cho tương lai của đất nước khó có thể dự đoán ngoài màu xám. 

Bẫy thu nhập trung bình sẽ tất yếu xảy ra nếu tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh, đẩy mâu thuẫn xã hội vào tình trạng làm cho đất nước trì trệ, thoái hóa về các mặt đạo đức, sáng tạo, năng suất lao động… 

Nguy cơ sa vào bẫy này rất cao nếu Nhà nước không mạnh tay trừ diệt tham nhũng và lộng hành của giới nhà giàu trục lợi bằng mọi giá trong kinh doanh, không đánh thuế cao người giàu và nhiều bất động sản…  

2.Nếu hồng phúc xảy ra không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thì đất nước đang có nguy cơ sa vào bẫy kép của sự phát triển: dân số giảm và bong bóng bất động sản. 

DÂN SỐ GIẢM? 

Xét về lịch sử, dân số Việt nam dù mới đang ở giai đoạn dân số vàng nhưng đã lộ rõ xu thế giảm mạnh dân số, càng có mức sống cao càng giảm mạnh dân số… 

Vấn đề này có tính quy luật rõ rệt thể hiện ở tất cả các nước phát triển trước nước ta. 

GS Nguyễn Thiện Nhân đã có nghiên cứu và chỉ rõ: những nước thu nhập cao đều gặp khó khăn, đó là khi đất nước càng giàu, thu nhập bình quân đầu người càng cao nhưng dân số lại tăng chậm, thậm chí giảm, không “tái tạo được con người cho đất nước mình".

Ông Nhân đã dẫn chứng câu chuyện về Nhật Bản và Hàn Quốc, các quốc gia có thu nhập cao.

Năm 1972, GDP đầu người của Nhật Bản bằng 50% của Mỹ, nhưng đến năm 1995 bằng 150% của Mỹ. Tức chỉ trong 23 năm, Nhật Bản từ một nước thu nhập bằng một nửa của Mỹ đã vươn lên giàu gấp rưỡi Mỹ.

Dù coi là kỳ tích, thành công, nhưng hệ lụy của sự giàu lên lại rất tồi tệ: do dân số không tăng, nhập cư khắt khe, từ năm 1996 đến nay GDP Nhật Bản không hề tăng trong 28 năm liền. Tức là sau khi làm cú "nhảy ngoạn mục", hiện nay GDP Nhật Bản chỉ còn bằng 41% của Mỹ.

Thủ tướng Nhật Bản từng tuyên bố khủng hoảng lớn nhất của nước này là khủng hoảng suy giảm dân số, phải giải quyết bây giờ hoặc không bao giờ.

Câu chuyện thứ hai là của Hàn Quốc. Năm 1975, GDP đầu người của Hàn Quốc bằng 17% của Nhật Bản nhưng năm 2018 bằng 101% của Nhật Bản.

Ông Nhân cho rằng thành tích tăng trưởng của Hàn Quốc là quá giỏi nhưng cũng để lại hậu quả nặng nề. Từ năm 2018, GDP nằm ngang, mức sinh ở Hàn Quốc năm vừa rồi chỉ còn 0,72. Đồng thời, bộ trưởng Bộ Tư pháp Hàn Quốc từng nói "không có nhập cư, Hàn Quốc không có tương lai".

Các nước Mỹ, Canada, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… họ giải quyết vấn nạn dân số giảm bằng chính sách nhập cư chọn lọc. Hàng triệu, hàng chục triệu lao động đã nhập cư từ các nước kém phát triển như Việt Nam vào các nước này để “giúp” họ có nguồn lực dân số tăng trưởng… 

Nhập cư phụ nữ giúp họ cân bằng cán cân thiếu hụt nữ giới (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…).

Đến lượt Việt Nam??? 

Việt Nam là cái đáy của thế giới không bị tụt xuống bùn như 1 só vùng châu Phi nhưng là cái đáy của sự phát triển theo mô hình công nghiệp hóa.

Đến Trung Quốc cũng là 1 dạng đáy nhưng họ còn coi VN ta là đáy thấp hơn họ và thực sự ta vẫn là đáy của họ: họ nhập khẩu lao động và phụ nữ VN sang điều hòa dân số cho họ; họ xuất khẩu các nhà máy độc hại sang VN làm bãi thải công nghiệp cho họ… 

Và chết cái là VN vẫn say mê với vai trò làm đáy cho sự phát triển theo mô hình công nghiệp hóa kiểu cũ… 

Và tất yếu là càng phát triển, dân số càng già và không có khả năng tài tạo (đẻ ít)… Và tương lai ảm đạm là tất yếu.

Sự ảm đạm của VN còn tăng gấp bội vì lý do ta là đáy: ta không thể mang nhà máy đi đầu tư ra nước ngoài ở đâu được nữa. Ta không thể nhâp cư phụ nữ từ bất cứ nước nào trên TG được nữa… 

3.BẤT ĐỘNG SẢN ĐÓNG BĂNG: 

Mô hình bất động sản lên cơn thần kinh tăng giá rồi đóng băng là ở Nhật Bản nhưng đến nay lan sang Trung Quốc và Việt Nam.

Việt Nam sẽ là nước thể hiện rõ nhất và hậu quả tồi tệ nhất cho mô hình này.

Cơ cuồng loạn vui sướng (của 1 nhóm rất đông người) vì giá bất động sản tăng cao, tăng cao của VN chưa đến đỉnh điểm của sự cực khoái. 

Giá đất Cổ Loa mà họ dám rao gần tỷ đồng/m2, nhà chung cư bình thường rao giá 100tr/m2…  là thấy rõ cơn cực khoái còn có thể chưa đến.

Nhưng khi qua cơn cực khoái là trạng thái mà tiếng Nga họ gọi rất chính xác là zaiabaltsa, nghĩa là mọi việc trở thành vô nghĩa, chán ngấy, không còn gì để vui thú được nữa… 

Nhật Bản họ đã bị chìm trong cơn đê mê giá BĐS tăng và rơi vào đóng băng thê thảm hơn 30 năm nay… 

Đến mức bây giờ, giá nhà ở Nhật trở nên khá rẻ (khoảng 7 tỷ - 10 tỷ / căn hộ khu gần trung tâm – tương đương 12 năm tiết kiệm của lao động lành nghề) nhưng thị trường vẫn đóng băng. 

Nhà nước có chính sách để các ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất gần như 0% nhưng cũng rất ít người mua để thị trường BĐS sôi động trở lại… 

Nhà bỏ không ở Nhật (nhất là ở các vùng xa trung tâm ) trở thành vấn nạn (có đến trên 10 triệu căn hộ và nhà như vậy).

Lớp trẻ không mặn mà mua nhà nữa.

Họ càng không mặn mà với mô hình gia đình truyền thống. Ít đẻ con, thậm chí thích sống độc thân, làm cho tương lai nước Nhật rất ảm đạm nếu xét về nhân khẩu học…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét