GỐC GÁC TÊN GỌI NHIỀU VÙNG ĐẤT THUỘC MIỀN NAM
* Không ít người trong chúng ta vô tình bị dẫn dắt bởi những kẻ "xác Việt hồn Hán" giải thích theo cách "lấy chữ Hán... làm gốc"!
* Kho tàng NAM ÂM, nơi miền châu thổ Cửu Long - Đồng Nai, trở nên giàu có, đa dạng!
Trước khi sáp nhập miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long vào ĐÀNG TRONG vào thế kỷ 17-18, toàn vùng này là "Thủy Chân Lạp" dùng tiếng Khmer (trong một số trường hợp còn có sự tiếp biến với tiếng Thái, tiếng Mã Lai...).
Đặc trưng vùng Thủy Chân Lạp là HOÀN TOÀN NẰM NGOÀI ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA HÁN NGỮ.
Thành thử những "giải thích" tên gọi gốc của một số địa danh nơi đây mà dựa vào chữ Hán (âm Hán-Việt) là SAI TRẬT từ nền tảng! Hết sức tréo ngoe, gây NHẦM LẪN VỀ DÒNG CHẢY LỊCH SỬ.
/1/ Người Việt khi vô vùng châu thổ khẩn hoang, nghe dân bổn xứ gọi tên địa danh bằng tiếng Khmer => phiên âm từ tiếng Khmer (theo cách của người Việt) và ghi lại bằng chữ NÔM (thời bấy giờ chưa có chữ Quốc ngữ để ghi).
Tỉ như, "Cà Mau", "Sóc Trăng", "Châu Đốc", "Cần Thơ", "Trà Vinh", "Mỹ Tho", "Sài Gòn"... ; ngay cả những tên gọi như "Kế Sách", "Hòn Đất" cũng biến âm từ gốc tiếng Khmer.
/2/ Trong vốn liếng viết tiếng Khmer, thỉnh thoảng bắt gặp sự tiếp biến từ tiếng Thái mà thành. Như "Tầm Phong Long" (có vùng Nha Mân ở trỏng) từ tiếng Khmer mượn từ tiếng Thái, mang nghĩa là "Bến sông Hoàng gia"; hoặc như "Mang Khảm" (tên gọi trước khi chuyển sang gọi là "Hà Tiên") có mượn từ tiếng Thái để chỉ "vùng đất thấp"...
/3/ Người Hoa (Minh hương) nghe dân bổn xứ gọi tên địa danh bằng tiếng Khmer => phiên âm từ tiếng Khmer (theo cách của người Hoa) và ghi lại bằng chữ Hán (dĩ nhiên, người Hoa đâu biết chữ Nôm mà ghi). Tỉ như, "Bạc Liêu".
* CHÚ Ý: Chữ NÔM (hoặc chữ Hán), ở đây, chỉ là ký tự ghi lại cách phiên âm mà thôi. Muốn hiểu đúng nghĩa gốc, phải tra từ nguyên ngữ (tiếng Khmer)!
(nếu tra nghĩa theo chữ Hán, xảy ra nhiều sự buồn cười, tréo ngoe)
/4/ TRÁNH NHẦM LẪN VỀ TRÌNH TỰ LỊCH SỬ:
Tỉ như "Sài Gòn". Người Viêt vô đây TRƯỚC, phiên âm từ tiếng Khmer và ghi lại tên địa danh bằng CHỮ NÔM.
Người Hoa vô SAU, dựa theo cách nói của người Việt rồi phiên âm và ghi bằng chữ Hán.
Thiếu chú ý tiến trình lịch sử này một cách vô tình, hoặc có những kẻ cố ý quên béng, với mưu đồ "lấy chữ Hán ... làm gốc" => Ắt dẫn đến cách giải thích nhập nhằng về tên "Sài Gòn" theo chữ Hán do người Hoa ghi lại.
Đây là sự đảo lộn ngược đầu, chẳng khác nào "con (xuất hiện sau) đẻ ra cha"!
[Ngoài ra, cũng có tên gọi địa danh bằng âm Hán-Việt (không phải biến âm từ tiếng Khmer), do người Việt đặt ra, như: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang... , thường xuất hiện sau thời định cõi / sáp nhập (thế kỷ 17, 18)]
/5/ NAM ÂM TRỞ NÊN GIÀU CÓ, ĐA DẠNG!
Tiếng thuần Việt + tiếng biến âm từ một số ngôn ngữ khác <=> hợp thành "NAM ÂM", tức không phải âm Hán-Việt, nằm ngoài chữ Hán.
Nơi miền châu thổ Cửu Long - Đồng Nai, NAM ÂM trở nên ắp lẵm, bởi sự cởi mở đón nhận nhiều ngôn ngữ khác, biến âm, trở thành ngôn ngữ của người nước Nam.
Trên nền tảng TIẾNG VIỆT, có cả một số từ vựng "Việt cổ" từ tiếng Mường, có tiếp biến tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng Mã, chưa kể còn có tiếp biến với ngôn ngữ của vài tộc người bổn xứ của Vương quốc Phù Nam vẫn tồn tại trên lãnh thổ miền Nam =>
Bởi vậy, càng thương, càng mến, càng hãnh diện về NAM ÂM trù phú nơi miền phù sa Cửu Long - Đồng Nai!
-----------------------------------------------------------------
Hình ảnh (trên): CÀ MAU
(dưới): Chợ nổi CÁI RĂNG (CẦN THƠ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét