Trích Tân Hoa xã ngày 20/7 :
“Ca ngợi Trọng là một người theo chủ nghĩa Marx kiên định và là một nhà lãnh đạo vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam, Tập Cận Bình cho biết Trọng đã cống hiến hết mình cho Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, cho nhân dân Việt Nam, cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, được đảng, quân đội và nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ. Tập Cận Bình nhớ lại rằng trong thập kỷ qua, ông và Trọng đã duy trì liên lạc chặt chẽ và phát triển tình đồng chí sâu sắc, năm ngoái họ đã cùng nhau tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên thành ‘Cộng đồng Trung Quốc-Việt Nam’ với tương lai chung mang ý nghĩa chiến lược, một cột mốc trong quan hệ song phương.
‘Sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã tước đi của chúng ta một người thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam và một người bạn đồng hành cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, và chúng tôi vô cùng đau buồn", Tập Cận Bình nói”.
Hết trích.
Xin đủ với từ “Cộng đồng”.
Và Tân Hoa xã cảnh cáo :
“ Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn một số vấn đề liên quan đến vấn đề hàng hải ở Biển Đông, nhưng điều này sẽ không thể thách thức cơ bản toàn bộ quan hệ song phương, vì hai nước có KÊNH HIỆU QUẢ ĐỂ GIAO TIÊP VÀ QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ. Không có lý do gì để các nhà lãnh đạo mới ở Hà Nội từ bỏ những lợi ích chung to lớn mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước và chấp nhận rủi ro lớn để hợp tác với các thế lực bên ngoài gây bất ổn cho khu vực”.
Sặc mùi thiên triều đe dọa chư hầu.
Ông Trọng đi mà mang theo cả “tình hữu nghị anh em” hoặc tệ hơn là thành một cộng đồng với nước Tàu thì là hồng phúc cho dân Việt.
Người ta bảo Việt Nam là chế độ “công an trị”. Chẳng cần đến ông Tô Lâm, thử xét xem trong hàng ngũ lãnh đạo từ trung ương đến địa phương bao nhiêu phần trăm có nguồn gốc là công an từ trước là biết. Từ khuya rồi, xưa như Diễm rồi và cái khẩu hiệu “còn đảng còn mình” là từ thời ông Trọng. Dân Việt có rên xiết dưới sự cai trị tàn bạo hay không phụ thuộc vào việc có còn “kiên định” với chủ nghĩa Marx và tư tưởng Hồ Chí Minh hay không ? Tức là cái ý thức hệ cộng sản sắt máu và vô nhân. Chúng ta phải chờ.
Khác với những người tiền nhiệm, khi lên chức chủ tịch nước, ông Tô Lâm không sang “chầu thiên triều” mà đi thăm Lào và Cambodia. Đây là hành động “Bán láng giềng xa mua anh em gần” khi tên hàng xóm khổng lồ là một thằng xấu bụng. Tôi nhìn vào hành động và đây là điều đáng ghi điểm. Và xem cách ông ta “xử lý” Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ làm Bắc Kinh nổi giận. Việc ông ta ăn món bò dát vàng là vớ vẩn, nhỏ nhặt thuộc về thẩm mỹ cá nhân, ông Hồ ngày xưa mỗi lần xuất ngoại đều tìm cơ hội để ăn ngon, cái nhà hàng có món “quốc hồn, quốc túy” của Hungary là soup cá chép hồ Blaton dưới chân Lâu đài Vua bên thành phố Buda (một phần của Budapest) vẫn còn giữ những bức ảnh ông Hồ thường ăn ở đây mỗi lần đến Hung. Đám bưng bô sao không mang chuyện này ra mà chửi ? Bố bảo dám.
Tôi từng ngồi nói chuyện rất lâu với một người, anh ta là kiến trúc sư trưởng thiết kế “Chính sách công” cho Cambodia, được Hoàng gia tặng danh hiệu Nam tước. Anh học phổ thông tại Hà Nội từ bé nên rất thạo tiếng Việt, học đại học tại Cambridge (Anh) và làm tiến sỹ ở Harvard (Mỹ). Anh yêu Việt Nam và mong muốn hai nước thắt chặt quan hệ. Việc Cambodia ngừng dự án kênh đào Phù Nam sặc mùi Bắc Kinh là một dấu hiệu tốt. Chỉ cần cải tạo và nạo vét sông Hậu Giang thì đây sẽ là tuyển đường thủy quan trọng để Cambodia xuất khẩu hàng hóa quá cảnh qua các cảng Việt, cả hai đều có lợi, Việt Nam thu được phí và quan trọng hơn cả là giữ lại được nguồn nước cho đồng bằng sông Cửu Long cũng như Cambodia tiết kiệm cho ngân sách một số tiền khổng lồ và rút ngắn được đường đi cho hàng hóa.
Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cứ thấy đám bưng bô kên kên ăn xác thối xúm vào khen hay thương tiếc ai là tự nhiên phải cảnh giác.
Mọi việc do Chúa quyết định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét