Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

FB Kim Van Chinh: AI SẼ KẾ VỊ PUTIN?

 AI SẼ KẾ VỊ PUTIN?

Kim Van Chinh

1.Một số đặc điểm về nền chính trị nước Nga 

-Nước Nga thực sự hình thành như 1 quốc gia vào giữa Thế kỷ 16, khi và chỉ khi Ivan bạo chúa – lãnh chúa Moscovy đánh thắng được quân Tactar (gốc Mông Cổ) và trừng phạt lãnh chúa Novgorod để thống nhất các vùng đất rộng lớn dọc theo sông Volga… Ivan bạo chúa xưng ngôi “Sa hoàng” (lấy cảm hứng từ Cesar trong lịch sử) để khẳng định nước Nga có một vị vua (sa hoàng) không thua kém gì các quốc gia lớn ở châu Âu.

-Ivan bạo chúa thống nhất được lãnh thổ lớn đến tận Siberi tạo ra một nước Nga thống nhất nhưng đa sắc tộc với sắc dân Nga (Russian) là thống trị. Sự thống nhất và sức mạnh của Nga thời Ivan bạo chúa dựa trên sự tàn bạo điên loạn của Ivan. Do đó, đến cuối đời Ivan và kéo dài gần 100 năm sau, nước Nga rối loạn và suy yếu (khi các con, cháu, họ hàng – thật và giả - của Ivan nắm quyền)… 

-Đến 1613, sau khi dòng họ Romanov lên ngôi, nước Nga phục hồi dần dần và đỉnh cao của nó là thời Piotr đệ nhất (đời vua thứ ba dòng Romanov) và đời Ekaterina II (bà là người Đức, con gái vua Phổ, cháu dâu của Piotr) làm sa hoàng… 

- Cả Piotr I và Ekaterina II đều dẫn dắt nước Nga hướng đến các giá trị Châu Âu, mời rất nhiều danh nhân sang Nga làm việc và phát triển văn hóa, kinh tế, khoa học và cả chính trị Nga theo mẫu hình Châu Âu. 

-Khi nước Nga suy tàn và rối loạn thời cuối triều đại Ivan, không có ai muốn lên làm sa hoàng. Chuyện kể, các lãnh chúa Nga đã họp nhiều lần và thống nhất sẽ tôn Romanov – một trong những lãnh chúa có uy tín – lên làm sa hoàng, nhưng Romanov không nhận. Các lãnh chúa phải cầu cạnh bà mẹ của Romanov – sụp lạy bà, đề nghị bà vì nước Nga mà thuyết phục con bà lên làm sa hoàng – cuối cùng thì Romanov mới lên làm sa hoàng, phát triển triều đại Romanov hơn 300 năm đến tận cách mạng tháng 10 và dòng họ (gia đình vị sa hoàng cuối cùng) bị phe cách mạng Bolsevich của Lenin giết sạch.

-Khi vua Piotr III (cháu nội Piotr I) lên ngôi tỏ ra bạc nhược, hèn kém, cô vợ là là Ekaterina đã được các cận thần có thế lực trong triều đã làm 1 cuộc đảo chính phế truất (sau giết chết) vua để cho Ekaterina lên làm sa hoàng, mở ra 1 thời kỳ rực rỡ cho nước Nga cả về nội trị và mở rộng bờ cõi… 

-Cả thảy nước Nga có 3 thời kỳ do phụ nữ làm sa hoàng (đều dưới triều đại Romanov). 

-Thời soviet (cộng sản chủ nghĩa), vị thế và biên giới nước Nga theo nghĩa rộng - gắn với thực thể Liên Xô và vùng ảnh hưởng – được mở rộng và nâng tầm như một mô hình phát triển mới – mô hình XHCN – Thời kỳ này dù cho Nga – Liên Xô cũng bị cấm vận trong “bức màn sát” nhưng tầm ảnh hưởng, uy thế và cả sức mạnh quân sự của Nga (Liên Xô) là vang dội nhất. Trong mô hình này, “sa hoàng” thực sự của Nga (Liên Xô) lại là 2 người thuộc các dân tộc nhỏ Georgia (Gruzin) – Stalin và Ukraina – Bregionep. 

-Thời soviet (do Lenin sáng lập, Stalin và Bregionep phát triển), không còn chế độ sa hoàng, thay vào đó là chế độ Bộ Chính trị với Tổng bí thư làm việc đến khi chết. Trong chế độ chưa ổn định và không rõ ràng về thể chế này, Stalin cũng đã đạt được đỉnh cao quyền lực chẳng khác gì một sa hoàng, nhưng vẫn phải núp dưới giáo lý cộng sản, còn các TBT khác thường phải dựa vào một tập thể đứng đằng sau với sự phân quyền khá mạnh cho các ủy viên khác. 

-Trong thời soviet có 2 cuộc “đảo chính” đã diễn ra: đảo chính Khrutsop và đảo chính Gorbachop, đều phải dựa vào một tập thể để ra quyết định cô lập người đứng đầu cũ, rồi tập thể lãnh đạo bầu lên 1 lãnh đạo mới trước khi hợp pháp hóa theo các thể chế nhà nước công khai.

-Trong nền chính trị Nga, truyền thống xếp hàng (trật tự quyền lực, uy tín, sống lâu lên lão làng…) rất quan trọng và được tôn thờ, kể cả thời phong kiến và thời soviet. Ví dụ khi Bgegionhep chết, lần lượt phải đưa Andropov và Chernenko dù ốm yếu, già cả lên làm TBT rồi mới đến lượt Gorbachop – người cải cách mạnh mẽ nước Nga (Liên Xô) nhưng không thành… 

-Rất ít khi xảy ra ám sát nhau để phế truất người trước lên làm lãnh đạo. 

2. Nước Nga hiện nay đang khủng hoảng thực sự và đứng trước nguy cơ sụp đổ (giống như thực thể Liên Xô đã sụp đổ năm 1991). 

-Các mục tiêu của chính phủ đương thời không đạt được cả về quân sự, ngoại giao và kinh tế.

-Bị cô lập quốc tế hơn bao giờ hết.

-Giới cầm quyền thực sự (siloviki) – xin đọc bài về siloviki – không có tính chính danh và là quái thai trong chính trị đương đại – nhà nước trong nhà nước – nhà nước bè đảng maphia – chỉ có thể giữ vững quyền lực và ổn định cho quốc gia khi đất nước phát triển kinh tế tốt. Khi kinh tế sụp đổ, người dân đói túng, siloviki sẽ bị lên án… 

-Nhưng cũng rất khó để nước Nga tự biến chuyển sau thất bại và sụp đổ lần này. Chắc nó sẽ giống như lần 1991, nó sẽ rơi vào hỗn loạn một thời gian nhưng với sự tàn khốc hơn trước rất nhiều, rồi mới có thể tìm ra một trạng thái và hình thức cân bằng mới… 

-Nước Nga tự nó là một quái vật rừng xanh sống cách biệt với thế giới, không theo các chuẩn mực, trật tự và quy tắc của Thế giới. Tự họ hiện nay cũng không đủ năng lực để biết họ đi về đâu thì các bộ óc bên ngoài khó mà phán đoán chính xác.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

FB Kim Van Chinh: GIÁO LÝ CỦA ĐẾ QUỐC ĐẠI NGA -KHOMODOROV

 GIÁO LÝ CỦA ĐẾ QUỐC ĐẠI NGA -KHOMODOROV 

1.Cuộc chiến Nga – Ukraina có cơ sở tư tưởng và lý luận sâu xa mang tính cuồng tín và màu sắc tôn giáo về cái gọi là “Chủ nghĩa Á-Âu Euroasianism, theo đó Đế quốc Nga, dân tộc Nga như một dân tộc thống nhất bao gồm cả Ukraina, Belorus và gần 20 sắc tộc thiểu số nằm trong Liên Bang Nga có sứ mệnh chiến đấu với “Chủ nghĩa Đại dương” mà trực tiếp ngày nay là Mỹ - Phương Tây – Nato… Mục đích cuộc chiến là khôi phục sức mạnh của Đại Nga như dân tộc thống trị lục địa Á-Âu, trừng phạt Phương Tây thối tha và đã dám xúc phạm, coi thường và mưu đồ, thực hiện các hành động làm nước Nga tan rã… 

Ai có lý trí đều hiểu đây là học thuyết dị hợm của chủ nghĩa dân tộc – phát xít mới ở Nga đang làm cho nước Nga được “lên đồng’, đe dọa trật tự thế giới đã hình thành và tương đối ổn định sau WW2, đe dọa hòa bình, an ninh loài người nói chung. 

Nó không chỉ đe dọa, nó đã biến thành hiện thực chiến tranh với quy mô, tầm cấp ngày càng nâng cao trong khi cái thực thế quái thú Nga chưa bị tan rã, tiêu diệt hoàn toàn.

Tình huống rất phức tạp còn ở chỗ đằng sau quái vật Nga còn có rất nhiều quái vật đã lộ và chưa lộ mình đang trông chờ vào quái vật thắng lợi để mình có cơ may theo đóm ăn tàn, hoặc họ giấu mình lợi dụng các cuộc chiến do quái vật gây nên để tích máu nuôi mộng bá vương toàn cầu hay khu vực… 

2. Dugin là hiện thân nhà lý thuyết của Chủ nghĩa đại Nga. Cùng với ông ta còn hàng tá các giáo sư khác có uy tín tại Nga… 

Tôi tạm đăng bài sau đây lấy từ trang face của bạn Viet Binh Nguyen, bài viết của 1 giáo sư sử học Nga, Egor Stanislavovich Kholmogorov .

Bài viết cho thấy mức độ nguy hiểm của các giáo lý phản động chống lại loài người, nhất là nó được nuôi cấy trong môi trường một nước Nga tự phụ, giàu tài nguyên, giàu cả truyền thống quân sự nữa, nhưng đang thất bại và kém phát triển (giống hệt tình huống nước Đức sau WW1 để hình thành nên Phát xít Đức). 

Nhiều KOL Việt như Peter Pho (Phó Đức An), Tho Nguyen (Nguyễn Thọ- CHLB Đức)… gần đây có viết bài mà tôi cho là cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Đại Nga này. Họ có vẻ sợ Nga sẽ làm đổ vỡ văn minh Thế giới bằng các chiêu trò điên loạn… Và hệ quả là họ “thối chí” khuyên hãy nhân hậu hơn với Nga, hãy coi trọng Nga, hãy đánh thì phải đánh giập đầu không thì phải nhượng bộ đàm phán… 

Tôi thấy chủ đề này rất sâu rộng cần sự thảo luận rộng trãi. 

3. Nguyên văn tut Viet Binh Nguyen: - tôi có sửa câu văn lại cho rõ nghĩa:

“Dưới đây là bài viết của 1 giáo sư sử học Nga, Egor Stanislavovich Kholmogorov (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1975, ở Moscow) là một chính trị gia, nhà báo, blogger, người theo chủ nghĩa dân tộc Nga. Người phụ trách chuyên mục cho kênh Russia Today TV, tác giả và người dẫn chương trình của trang web 100 Books. Ông ta có nhiều ấn phẩm về lịch sử cổ đại, hay dẫn các tích cổ, nhiều bài giảng với rất nhiều theo dõi. Những năm 1990 là giáo viên môn lịch sử cơ sở tại trường ĐH Moscow.ông ta có nhiều kiến thức lịch sử cổ đại, hay dẫn các tích cổ, nhiều bài giảng với rất nhiều theo dõi.

Cách nhìn của ông ta có thể đại diện cho rất nhiều người Nga.

Nói chung tư tưởng Đại Nga theo kiểu coi nga là thượng đẳng trong khi bản chất lại kém văn minh sẽ là tai hoạ cho cả loài người.

“Theo lời của Tướng Surovikin, (Surovikin gần đây liên tục lên TV Nga), tôi bối rối không phải bởi nội dung quân sự của chủ đề, mà bởi các luận điểm chính trị của nó. 

Tôi hoàn toàn hiểu rằng trên thực tế mọi thứ sẽ được thực hiện theo một cách khác, vì theo định nghĩa, về bản chất, không thể xảy ra có nhà nước Ukraine nào lại thân thiện với Nga. Sự tồn tại của Ukraine tự thân là đối đầu với Nga, gây chiến tranh với Nga, là sự hủy diệt người dân Nga.

Về mặt quân sự. Dựa trên những dự báo và phân tích rất tốt của các sỹ quan, tôi từ lâu đã biết rằng mùa thu và tháng 12 này sẽ rất khó khăn cho quân đội Nga. Vâng, bản thân các bạn đã thực sự thấy khó khăn này kể từ tháng 9. Đôi khi sẽ có vẻ như mọi thứ đã mất, rằng một thảm họa cho nước Nga đang đến… 

Nhưng phải kiên nhẫn. Sẽ không có tai ương nào hết. Mùa thu khó khăn và tháng 12 sẽ qua đi. Và ngay sau đó sẽ có một bước ngoặt của cuộc chiến, bước ngoặt tốt cho chúng ta bằng một Chiến thắng. Một chiến thắng thực sự đang chờ chúng ta! Hãy ghi nhớ lời nói của tôi. Hãy chiêm nghiệm nó vào năm 2023.

  Novorossia và Little Russia (tên cổ tiếng Nga để chỉ vùng đất Ukraina ngày nay) sẽ được giải phóng hoàn toàn khỏi sự chiếm đóng và hoàn toàn trở lại Nga.

Hãy để tôi nhắc bạn về bản chất của cuộc chiến tranh này.

1//. Cuộc chiến này có tất cả các dấu hiệu của một cuộc nội chiến. Tất cả người Ukraine đều có nguồn gốc Nga. Nhưng họ là người Kiev Rus. Chính họ đã thay thế danh tính lịch sử của họ. Ở đây có tội lỗi và sự phản bội. Và kẻ phản bội đó đã căm thù với lòng căm thù mãnh liệt kẻ mà hắn đã phản bội. Vì vậy, cuộc chiến có nguồn gốc lịch sử và rất khó khăn cho chúng ta, vì ngay trên đất Nga có rất nhiều người Ukraine. Bản thân Ukraine là thực thể được tạo ra để chống lại bản sắc Nga.

2//. Đây là cuộc chiến vì sự thống nhất nước Nga, dân tộc Nga. Vâng, đối với nước Nga rất đoàn kết và không thể chia cắt, cuộc chiến với Ukraina chúng ta đã thất bại hàng trăm năm trước, và bây giờ chúng ta đang trả thù. Vâng, chúng ta là những kẻ trả thù, bởi vì chúng ta đã không chấp nhận sự suy tàn của Tổ quốc của chúng ta. Bởi vì người Nga không thể bỏ cuộc và luôn luôn tìm được đích đến cho riêng mình. Đây là cuộc chiến nhằm khôi phục sự thống nhất của nước Nga.

3//. Đây là cuộc chiến giữa các đế chế. Đế chế Nga đang trỗi dậy, bị phản bội và đè nén bởi các đế quốc cạnh tranh muốn kết liễu chúng ta, chia cắt và tiêu diệt chúng ta. Chúng ta đang đối đầu với Mỹ, Anh, EU, NATO. Họ không muốn một nước Nga hưng thịnh. Họ muốn tiêu diệt, xóa tên chúng ta trên bản đồ thế giới. Nhưng chúng ta không đơn độc, chúng ta có đồng minh và đồng minh tiềm năng. Đứng sau chúng ta là Iran, Trung Quốc, Ấn Độ, và không chỉ có các nước này. Nói chung, toàn bộ thế giới không phải phương Tây đang trông chờ vào chúng ta. Nếu chúng ta thắng, chúng ta sẽ trở thành đầu tàu của thế giới này.

4//. Đây là một cuộc chiến tôn giáo. Kẻ thù của chúng ta muốn tiêu diệt Chính thống giáo. Và không chỉ Chính thống giáo. Tầm rộng hơn, Nga đã trở thành chỗ dựa cuối cùng, thành pháo đài của thế giới Thiên chúa giáo. Tại sao? Bởi vì chúng ta phản đối không chỉ các đế quốc riêng biệt, chúng ta đang chống lại chủ nghĩa toàn cầu, dẫn dắt không chỉ bởi các tập đoàn xuyên quốc gia, mà còn bởi lũ quỷ Satan thực sự, mà mục đích của chúng không gì khác là phá hủy, tiêu diệt tôn giáo nói chung, tiêu diệt lịch sử, ký ức, gia đình, văn hóa quốc gia, biến mọi người thành các hình nhân, các thây ma bị thao túng. Bạn có thể tự mình thấy những gì đang xảy ra ở phương Tây thối tha, rằng những giá trị kể trên đang bị phương Tây tiêu diệt. Nhưng người Nga, người Serbia và người Hungary đã không bỏ cuộc. Do vậy, cuộc chiến mang bản chất thánh chiến rất nghiêm trọng.

***

Như vậy, bạn đã đánh giá được mức độ khốc liệt của các cuộc thử thách, tính chất tàn bạo của cuộc chiến chưa? 

Bạn đã hiểu nước Nga có trách nhiệm gì đối với bản thân mình và toàn nhân loại chưa? 

Nước Nga chúng ta phải đi đầu. Chúng ta không có quyền thua cuộc.

Chúng ta chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Đó là sứ mệnh của Nga. 

Chiến thắng mọi lúc, mọi nơi để diệt trừ cái ác trên thế giới. 

Và bạn phải biết điều này rất rõ từ lịch sử của chúng ta. 

Đó là lý do tại sao Nga tồn tại. Hãy tự hào rằng bạn là người Nga, rằng chúng ta là một dân tộc nắm trong tay số phận của thế giới. Bạn không thể trốn tránh trách nhiệm và sứ mệnh này, bạn chỉ có thể sống nương theo nó. Và vì điều này, chúng ta trước hết cần phải diệt trừ tà ác nội tại trong chính chúng ta, và chúng ta sẽ phục hồi sau sự tàn phá quốc gia mà chúng ta đã phải hứng chịu.

Quá trình tàn phá nước Nga sẽ có thể diễn ra nặng nề và đẫm máu. Do đó, quá trình khôi phục sẽ không được dễ dàng. Và việc làm sạch nước Nga từ bên trong sẽ không dễ dàng lắm.

Một quá trình thần thánh tuyệt vời đang diễn ra không chỉ trước mắt chúng ta, mà chúng ta là những người tham gia quá trình đó. Tôi rất vui vì số phận này đã đặt lên vai thế hệ của tôi và các bạn. Con cháu chúng ta sẽ có điều để nhớ về sự vinh quang này.

Hãy tin vào Chiến thắng!

Chúng ta là người Nga! Chúa ở cùng chúng ta!”

4. Bên cạnh dòng các nhà tư tưởng chính thống hiện nay của nước Nga -Putin như Dugin, Khomodorov, Soloviev…, còn có dòng tư tưởng tiến bộ đối lập như Alfred Kokh, Kasparov… cũng có các bài viết thức tỉnh dân Nga nhận ra tính phản động và tự sát của các nhà giáo lý kể trên…

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

HÃY CHẬN BÀN TAY CỦA HITLER PUTIN TRƯỚC KHI ÔNG TA ĐẶT LÊN NÚT HẠT NHÂN CHIẾN THUẬT!

 HÃY CHẬN BÀN TAY CỦA HITLER PUTIN TRƯỚC KHI ÔNG TA ĐẶT LÊN NÚT HẠT NHÂN CHIẾN THUẬT!

   Có lẽ chúng ta nên lắng nghe một người từng là ứng của viên tổng thống Nga, rất am hiểu về nước Nga và Putin, kiện tướng cờ vua Garri Kassparov.

   Những kẻ như Putin sẽ không bao giờ dừng bàn tay máu lại, tham vọng ngông cuồng của hắn chỉ chấm dứt khi hắn đã chết, đã thành một thây ma. Còn không, để giữ ngôi đại đế, hắn sẽ nướng đến người Nga cuối cùng cho canh bạc này.

   Thế giới không thể đứng nhìn và chờ. Không thể sẽ hành động khi Putin đã động vào nút ấn hạt nhân. Lúc đó, đã quá muộn. Hãy đặt ra, một lằn ranh đỏ khác, khi Putin ném bom vào các khu dân sự, ra tay sát hại dân thường.

  Lằn ranh đỏ ấy, thời điểm này Pu đã vượt qua.

  Nên có một phiên toà xử Pu như một tội phạm diệt chủng, một tội ác chiến tranh và thế giới văn minh có quyền tiêu diệt Pu tại thời điểm này.

   Khi Pu bấm nút hạt nhân, tất cả đã quá muộn!


Bài dịch dứoi đây từ FB Garri Kassparo của nhà thơ Trần Hậu:


    "Putin không từ bỏ mục đích tiêu diệt nhà nước Ukraina. Đối với ông ta, Ukraina là trở ngại chính trên con đường  thực hiện tham vọng đế quốc, do đó, bất kể điều gì xảy ra hiện nay ở Kherson, đều không có nghĩa là Putin sẽ sẵn sàng nhượng bộ. Chính vì vậy tôi cho rằng hiện nay thời điểm nguy hiểm nhất đang đến gần, khi ông ta có thể lại bắt đầu tấn công Kiev và Kharkov. Không có lựa chọn nào khác ngoài việc đánh bại hoàn toàn quân đội của Putin ở Ukraina và giải phóng toàn bộ lãnh thổ Ukraina, kể cả Crimea và Sevastopol.

Theo tôi, không nên chờ Putin quyết định ấn nút vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đã đến lúc phải vạch ra lằn ranh đỏ và nói rằng các căn cứ quân sự của Nga tấn công các thành phố hòa bình và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraina sẽ bị phá hủy, nếu điều đó tiếp tục xảy ra. Ngoài ra, tôi nghĩ, đã đến lúc phải nói với Iran rằng nhà máy sản xuất máy bay không người lái giết người Ukraina có thể bị tiêu diệt trong vòng 5 phút. Đã đến lúc phương Tây cần thể hiện ý chí chính trị để đưa cuộc chiến tranh đến  thắng lợi hoàn toàn. Mục đích của cuộc chiến tranh này là chiến thắng cuối cùng của Ukraina và đập tan quân đội của Putin. Nhưng, thật đáng tiếc, phương Tây vẫn chưa xác định mục đích này một cách rõ ràng.

Hiện nay, ở phương tây đang xảy ra một tình huống cực kỳ nguy hiểm. Lại bắt đầu vang lên những tiếng nói về sự cần thiết ngặn chặn leo thang chiến tranh, Elon Musk bắt đầu thể hiện một lập trường kỳ lạ. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đưa ra một tuyên bố khá kỳ lạ rằng "có những giới hạn trong việc hỗ trợ Ukraina và không nên để xung đột Nga-Ukraina chuyển sang xung đột Nga-NATO". Putin từ lâu gây chiến với NATO và toàn bộ thế giới văn minh, vì vậy tất cả những câu chuyện về việc không để xảy ra leo thang chiến tranh là vô nghĩa."

(FB Garri Kassparov)

Fb đặng chương ngạn



Hoàng Hải Vân: VẤN ĐỀ CAO MIÊN VÀ TẦM NHÌN CỦA BA VỊ MINH QUÂN TRIỀU NGUYỄN

 VẤN ĐỀ CAO MIÊN VÀ TẦM NHÌN CỦA BA VỊ MINH QUÂN TRIỀU NGUYỄN

Các Chúa Nguyễn thì bắt đầu được đánh giá lại, một số vị đã có tên đường để tưởng nhớ, còn các vị vua Nguyễn tầm cỡ như Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị thì vẫn bị các sử gia chính thống thời nay tiếp tục “dìm hàng”.

Phạm vi bài này chỉ nhắc tới sách lược của triều Nguyễn trong việc bảo vệ phần lãnh thổ phía Nam của Tổ Quốc, trong đó có sự kiện “nhạy cảm” bị các sử gia né tránh hoặc bình luận sai lệch, đó là sự kiện lập Trấn Tây Thành ở Cao Miên.

Lịch sử Chân Lạp (Cao Miên - Campuchia) mấy trăm năm qua, dù viết từ phía nào cũng rối rắm. Không phải các sử gia làm cho rối rắm, sự rối rắm nằm trong chính quốc gia này. Ở nước ta, sau khi hoàn thành việc thiết lập chủ quyền trên toàn đất Nam Bộ, Chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát qua đời, Nguyễn Phúc Thuần còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, quyền hành bị Trương Phúc Loan thâu tóm. Từ đây nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nội chiến diễn ra ác liệt. Nước Chân Lạp mất chỗ dựa. Lợi dụng tình hình rối ren đó, Xiêm La (Thái Lan) thực hiện việc bành trướng lãnh thổ. Sau khi chiếm ba tiểu quốc Vạn Tượng (cả nước Lào ngày nay), Xiêm nhiều lần đưa quân tấn công uy hiếp Chân Lạp, sáp nhập một vùng đất rộng lớn gồm Xiêm Riệp, Battambang và lãnh thổ phía Tây Chân Lạp vào đất Xiêm, đồng thời áp đặt quyền đô hộ đối với phần còn lại của Chân Lạp và tạo dựng, khống chế, sai khiến vua Chân Lạp.

Sau khi vua Gia Long thống nhất sơn hà, Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh khiến cho cục diện trong khu vực thay đổi. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân, dù được người Xiêm dựng lên, đã cử sứ giả sang xin vua Gia Long phong vương và xin thần phục Việt Nam, trong khi vẫn giữ quan hệ phụ thuộc vào Xiêm. Vua Gia Long phong cho Nặc Ông Chân làm quốc vương Cao Miên. Chính sách “chư hầu kép” khôn khéo của Nặc Ông Chân đã giúp nước này giữ được thế cân bằng, giảm bớt sự khống chế của Xiêm. Tuy nhiên, chính sách của Nặc Ông Chân khiến cho Xiêm tức tối. Lợi dụng sự mâu thuẫn trong triều đình Chân Lạp, liên tục từ năm 1809 đến 1814, Xiêm dùng vũ lực can thiệp vào nội bộ triều đình Chân Lạp, rồi đem quân tấn công Chân Lạp, Nặc Ông Chân phải chạy trốn và cầu cứu Việt Nam. 

Là một thiên tài quân sự và là nhà ngoại giao khôn khéo, vua Gia Long một mặt đem quân thị uy, mặt khác thực hiện sự hòa giải mềm dẻo, buộc Xiêm phải tự triệt binh. Gia Long cho củng cố lại thành Nam Vang rồi rước quốc vương Cao Miên về, giao cho Chưởng cơ Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại và Tham tri Bộ binh Đàn Ngọc hầu Trần Văn Đàn đóng quân giữ thành Nam Vang để bảo vệ cho Chân Lạp. Từ đây, Chân Lạp lại được yên ổn, bờ cõi phía Nam của nước Việt ta cũng vô sự.

Tuy nhiên, vào năm 1833, thời vua Minh Mệnh, sau một cuộc đại loạn không thành, Lê Văn Khôi nhờ các giáo sĩ phương Tây sang cầu viện Xiêm La. Tận dụng triệt để cơ hội đó, Vua Xiêm Rama III đem đại quân chia thành 5 đạo đồng loạt tấn công Cao Miên và Việt Nam (1). Lực lượng tập trung vào đạo thứ nhất gồm 4 vạn quân tiến chiếm Nam Vang, kéo xuống Châu Đốc để tới Gia Định và đạo thứ hai gồm 1 vạn quân đi bằng đường thủy tiến xuống Hà Tiên. Các đạo còn lại với số quân ít hơn đánh vào Nghệ An, Quảng Trị và Trấn Ninh (2) nhằm phân tán sự đối phó của quân ta.

Cuộc nổi dậy quy mô lớn do Lê Văn Khôi cầm đầu chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ là sự bất ngờ lớn đối với triều đình Minh Mệnh. Lúc này triều đình đã chiếm lại 6 tỉnh, quân nổi dậy tuy thất bại nhưng vẫn còn cố thủ ở thành Phiên An. Cùng một lúc, triều đình vừa phải truy quét quân nổi dậy trong nước vừa phải tổ chức lực lượng kháng chiến. Cuối cùng thì ta cũng đại phá được quân Xiêm, đuổi chúng ra khỏi Hà Tiên, Châu Đốc và giải phóng Nam Vang, đưa quốc vương Nặc Ông Chân về nước, thiết lập lại quyền bảo hộ đối với Chân Lạp.

Sử sách ghi lại rằng, sau khi Nặc Ông Chân qua đời (1834), do vị quốc vương này không có con trai, anh em họ hàng thì đang bị người Xiêm khống chế, nên triều Nguyễn phong con gái Nặc Ông Chân là Ngọc Vân (Angmey) làm quận chúa, cùng hai viên quan bản địa do Việt Nam bổ nhiệm là Trà Long và La Kiên cai quản Chân Lạp. Sau đó, đổi Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, chia làm 32 phủ và 2 huyện, bổ nhiệm Trương Minh Giảng làm Trấn Tây tướng quân, Lê Đại Cương làm Trấn Tây tham tán đại thần, sáp nhập Trấn này vào lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, cương thổ Việt Nam thời Minh Mệnh là rộng lớn nhất trong lịch sử, không chỉ bao gồm phần lớn lãnh thổ Campuchia ngày nay mà còn bao gồm vùng Xiêng Khoảng và một số vùng khác của nước Lào.

Vua Minh Mệnh là một thiên tài trị quốc, ông có tầm nhìn xa hơn những gì mà các sử gia xưa nay đánh giá. Nói ông có tham vọng về lãnh thổ là chưa chắc đúng, ông từng nói với quần thần rằng “quốc gia chúng ta cần rộng lớn là về phương diện đạo đức” (3), chứ không tham lam về đất đai. Bởi vậy mà vào năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), nước Chân Lạp dâng tặng Việt Nam thêm 3 phủ Kỳ Bát, Chân Sâm và Mật Luật để báo ơn triều đình Việt Nam cử quan bảo hộ Nguyễn Văn Thoại giúp Chân Lạp “tảo thanh giặc ngoài là người Xiêm, bình định nội thù là Tăng Kế”, Minh Mệnh không muốn nhận nhưng vì sợ phụ lòng thành của Chân Lạp nên không từ chối hết, chỉ nhận 2 phủ, và nói rõ là giao cho Thoại Ngọc Hầu “quản trị vùng này, cần phải huấn luyện cho nhân dân biết kỹ thuật đánh giặc mới bảo vệ được cương giới” (3), còn vấn đề thu thuế vẫn để cho quốc vương Chân Lạp tự quản lý. Vì vậy, Việc sáp nhập Chân Lạp vào lãnh thổ Việt Nam là trong cái thế chẳng đặng đừng, nếu để Chân Lạp rơi vào Xiêm La thì phần đất phía Nam của nước ta luôn luôn bị đe dọa. Bằng chứng là sau khi Minh Mệnh mất, ngay sau khi vua Thiệu Trị bỏ Trấn Tây Thành rút quân về nước, Xiêm La lập tức đưa tay chân của họ về cai quản Chân Lạp và đem đại binh xâm lược nước ta (1841-1845), phải rất vất vả mới loại được chúng ra khỏi bờ cõi.

Tôi hỏi thiền sư - sử gia Lê Mạnh Thát về sự kiện này, thầy Thát bảo vua Minh Mệnh có cái nhìn xa hơn là chúng ta nghĩ, ông không chỉ đề phòng Xiêm La mà còn đề phòng cả mưu đồ của người Anh nữa, vì lúc ấy người Anh sau khi biến phần lớn lãnh thổ Ấn Độ thành thuộc địa đã bắt đầu đánh chiếm một phần lãnh thổ Miến Điện vào những năm 1822-1824. Ông hiểu rất rõ thực lực và mưu đồ của người Anh từ rất sớm. Vào năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), một tàu buôn của Anh bị nạn ở vùng biển tỉnh Bình Thuận, vua Minh Mệnh đã sai trấn thần ở đây cứu tế chu đáo, nhân đó nhắc nhở : “Nước Anh Cát Lợi vốn là quốc gia được coi là cường thịnh và sâu hiểm, quỉ quyệt vô cùng, hễ đi tới đâu là luôn luôn sinh chuyện với người ta tới đó” (3).

Về việc vua Thiệu Trị phải rút quân khỏi Trấn Tây Thành (1841), Trần Trọng Kim nhận xét: “Ấy cũng là vì người mình không biết bênh vực kẻ hèn yếu, chỉ đem lòng tham tàn mà ức hiếp người ta, cho nên thành ra hao tổn binh lương, nhọc mệt tướng sĩ, mà phải sự bại hoại, thật là sự thiệt hại cho nước mình” (4). Tất nhiên quan lại thời nào cũng có một bộ phận nhũng nhiễu, ức hiếp dân chúng, nhưng nhận xét của Trần Trọng Kim và một số sử gia khác là thiển cận, không đúng với đại cuộc. Về đại cuộc, dù bảo hộ hay sáp nhập Chân Lạp, Minh Mệnh cũng đối xử với người dân và quan quân Chân Lạp như chính người dân và quan quân nước mình. Ông không chỉ nghiêm khắc trừng phạt những quan lại nhũng nhiễu dân mà còn ngăn chặn cả những hành vi sai trái nhỏ nhất. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), có người tâu, tại Phủ Bồng Xuy (Chân Lạp) có một loại sắt “chất phẩm rất tinh hảo”, vua sai đem thử rèn gươm đao thấy rất tốt, liền xuống chỉ cho tỉnh thần An Giang tới chọn mua. Nhân đó, Trương Minh Giảng thuê nhiều thổ dân vào rừng khai thác, “vua được tin như vậy, e ngại làm phiền nhiễu dân, liền xuống chỉ khiển trách và bắt phải bỏ công dịch đó” (3).

Thầy Lê Mạnh Thát cho rằng, Thiệu Trị là ông vua không hề tầm thường. Các giáo sĩ người Pháp đã tham gia rất sâu vào cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, từ đó, họ ráo riết hoạt động để mở đường cho thực dân Pháp vào Đại Nam. Việc truyền đạo cũng bắt đầu được hậu thuẫn bằng quân sự của người Pháp. Vua Thiệu Trị đã nhìn thấy trước rằng việc đối phó với người Pháp bằng quân sự là điều không thể tránh khỏi, ông cho rút quân khỏi Chân Lạp để chuẩn bị lực lượng đối phó với Pháp, không để Đại Nam rơi vào cảnh lưỡng đầu thọ địch. Theo thầy Thát, nếu vua Thiệu Trị không mất sớm, lịch sử nước ta có thể đã diễn ra theo hướng khác.

HOÀNG HẢI VÂN 

(Bài đã đăng trên báo Một Thế Giới, 8-8-2016, với đầu đề "Câu chuyện Trấn Tây Thành và tầm nhìn của ba vị minh quân triều Nguyễn")

_____________

(1) Thời kỳ này quốc hiệu nước ta vẫn là Việt Nam, đến năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) vua Minh Mệnh mới đổi quốc hiệu là Đại Nam.

(2) Trấn Ninh nay là vùng Xiêng Khoảng của nước Lào. Vùng đất này nguyên là tiểu quốc Bồn Man cổ, được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt thời Lê Thánh Tôn. Khi Gia Long lên ngôi, đất này được cắt tặng cho vương quốc Vạn Tượng. Vào thời Minh Mệnh, tù trưởng ở đây xin nhập lại vào Việt Nam. Đến thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cắt một vùng đất rộng lớn thuộc các tỉnh Bắc Trung bộ của Việt Nam vào địa giới của Lào, trong đó có Trấn Ninh.

(3) Theo Minh Mệnh Chính yếu

(4) Theo Việt Nam sử lược.

Bản đồ VN thời vua Minh Mệnh, diện tích gấp 1,7 lần hiện nay.


Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

Mikhail Shishkin - Nhà văn Nga : Gửi những người Nga thân yêu của tôi

Gửi những người Nga thân yêu của tôi

Mikhail Shishkin - Nhà văn Nga

(Bản dịch từ tiếng Anh của Đỗ Tuyết Khanh)

Cả NATO lẫn Ukraine đều không thể phi Putin hoá nước Nga. 

Đó là việc của người Nga chúng ta

Không thể có một nước Nga mới, dân chủ, nếu tư duy của dân tộc không thay đổi và tội lỗi chung không được nhìn nhận

Hình ảnh các thành phố Ukraine bị bom tàn phá và xác chết trẻ con không được đưa lên truyền hình Nga.  Những người trẻ dũng cảm phản đối chiến tranh ở Nga bị đánh đập và bắt giam, trong khi đó đa số dân chúng câm lặng – không biểu tình ồ ạt, không đình công. Tôi đau lòng thấy nhiều đồng bào của tôi ủng hộ  cuộc chiến tranh đánh Ukraine: họ dán chữ Z lên xe hơi và cửa sổ nhà.

Truyền hình Nga bây giờ chiếu đi chiếu lại buổi phỏng vấn tài tử nổi tiếng Sergei Bodrov, một nhân vật sùng bái ở Nga. “Trong chiến tranh không được nói xấu về phe ta. Ngay cả nếu phe ta sai. Ngay cả khi nước ta có lỗi trong cuộc chiến, cũng không thể phê phán” Và thiên hạ làm y như thế, sẵn sàng ủng hộ “phe ta” ngay cả khi “phe ta” bắn vào người dân Ukraine.

Giữa thế giới hiện đại và đa số dân chúng Nga là khoảng cách của một cuộc cách mạng, quan trọng nhất của loài người: từ ưu thế của ý thức tập thể chuyển sang ưu tiên cho cá nhân. Trong hàng ngàn năm, dân chúng là một bộ lạc hoàn toàn lệ thuộc vào người trưởng bầy: lãnh tụ, Khan hay Sa hoàng. Chỉ trong những thế kỷ gần đây mới bắt đầu xuất hiện một trật tự xã hội hoàn toàn khác, với tự do của mỗi cá nhân. Cho đến khi văn kiện bất hủ bắt đầu bằng câu “Chúng tôi, những người dân..:” [i] được viết, đã phải xuất hiện một nhân loại mới, nhận thức được nhân phẩm của mình.

Cái khoảng cách văn minh khổng lồ ấy vẫn chưa được rút ngắn. Đó là thảm kịch của quê hương tôi: một số nhỏ đồng bào tôi đã sẵn sàng cho cuộc sống trong một nước dân chủ nhưng tuyệt đại đa số dân chúng vẫn quì gối trước quyền lực và chấp nhận lối sống gia trưởng này.

Nếu sau vài thế hệ, tất cả những ai có tư duy độc lập đều bị tiêu diệt, những cá tính duy nhất thịnh hành sẽ là im lặng và hài lòng với nhà cầm quyền. Nhưng làm sao trách họ khi đấy là cách duy nhất để sống sót? Những người không im lặng bây giờ ở đâu? Ở tù. Hoặc đã phải bỏ xứ ra đi trước khi quá muộn.

Hai nỗ lực đưa vào Nga một trật tự xã hội dân chủ đều thất bại. Nền dân chủ đầu tiên ở Nga, năm 1917, chỉ tồn tại vài tháng. Lần thứ nhì, trong những năm 1990, kéo dài được vài năm với nhiều gian truân. Mỗi lần đất nước tôi cố gắng xây dựng một xã hội dân chủ với bầu cử, quốc hội và chế độ cộng hoà, đều rơi vào một đế chế toàn trị.

Chế độ độc tài và kẻ độc tài sinh ra dân chúng nô lệ hay dân chúng nô lệ sinh ra chế độ độc tài và kẻ độc tài? Con gà và quả trứng. Làm sao bẻ gẫy cái vòng oan nghiệt này? Làm sao một nước Nga mới có thể nảy sinh?

Nước Đức của Hitler đã tìm được con đường ra khỏi cái vòng oan nghiệt của độc tài. Người Đức đã học được nhiều về đối mặt với quá khứ và đối diện với tội lỗi, và đã xây dựng được một xã hội hướng về dân chủ. Song sự hồi sinh của dân tộc họ đi từ một bại trận toàn diện và vô cùng nặng nề. Nước Nga cũng phải có một giờ-G như thế. Không thể có một khởi đầu mới cho dân chủ ở Nga mà không phải trả giá và nhìn nhận tội lỗi chung của dân tộc.

Ở Nga đã không có phi Stalin hoá và không có toà án Nuremberg cho Đảng Cộng sản. Ngày hôm nay số mệnh của nước Nga tuỳ thuộc vào phi Putin hoá. Như dân chúng Đức “không hay biết” đã được cho thấy các trại tập trung năm 1945, dân chúng Nga “không hay biết” cũng phải được cho thấy những thành phố Ukraine bị huỷ diệt và những đứa trẻ nằm phơi xác. Người Nga chúng ta phải công khai và can đảm nhìn nhận tội lỗi của mình và xin được xá tội.

Nhà văn Đức Georg Büchner viết câu này trong thư gửi người vợ mới cưới năm 1834: “Dối trá và sát hại cướp đi những gì ở chúng ta?” Chỉ câu hỏi đó mới có thể thúc đẩy nơi người Nga cuộc cách mạng lớn nhất của loài người: ngộ ra được là trách nhiệm không phải nằm ở cấp trên mà ở ngay chính mình.

Cả NATO lẫn người dân Ukraine đều không thể phi Putin hoá nước Nga. Người Nga chúng ta phải tự mình thanh tẩy đất nước mình. Đồng bào tôi có làm nổi việc ấy? Sau chiến tranh, thế giới sẽ giúp Ukraine xây dựng lại. Nhưng kinh tế Nga sẽ điêu tàn. Đế chế sẽ tiếp tục sụp đổ mãnh liệt. Sau Chechnya những dân tộc khác và khu vực khác sẽ đi đến độc lập. Liên bang Nga sẽ tan rã. Nhưng lực ly tâm của những dân tộc và khu vực của đế chế cuối cùng trên thế giới có thể tẩy uế và phục hồi cũng như có thể huỷ diệt. Người Nga phải tập chấp nhận ý thức là có thể có nhiều quốc gia  dùng tiếng Nga như ngôn ngữ chính thức. Hình ảnh đế chế phải được loại trừ khỏi tim óc như một tế bào ung thư. Chỉ như thế mới có thể có những quốc gia mới nảy sinh từ cải cách.

Nhưng nền dân chủ có thể được thiết lập chăng nếu không có một quần thể công dân đủ lớn, một xã hội dân sự trưởng thành? “Nước Nga lộng lẫy của tương lai” (một khẩu hiệu của Alexei Navalny) phải bắt đầu bằng bầu cử tự do. Nhưng ai sẽ đứng ra tổ chức, và theo qui tắc nào? Vẫn mấy chục ngàn viên chức khiếp sợ đã tổ chức gian lận trong các bầu cử kiểu Putin ở Nga? Và làm sao bảo đảm bầu cử thật sự tự do ở Nga sẽ cho phép một anh “phản quốc” của phe đối lập dân chủ thắng cử thay vì một “nhà ái quốc” đã đi đánh các “phát-xít Ukraine”? Những người dân chỉ mong đợi một Sa hoàng tử tế không thể phút chốc trở thành những cử tri có tinh thần trách nhiệm. Và ai sẽ thực thi những cải cách dân chủ? Không thể giao việc xây dựng một nhà nước mới cho những quan chức tay đã nhúng chàm vì tham nhũng và tội ác trong chế độ Putin. Và tay của tất cả bọn họ đã nhúng chàm.

Thế giới kêu gọi phải có một “Nuremberg Nga”. Nhưng ai ở Nga sẽ tổ chức và thi hành qui trình pháp lý này? Ai sẽ thực hiện công việc qui mô này để xem xét lại quá khứ? Ai sẽ vạch trần tội ác và trừng phạt tội phạm? Chính bọn tội phạm? Putin có thể bị loại bỏ và thay thế, nhưng làm sao một lúc thay thế hàng triệu quan tham, cảnh sát tay sai và quan toà quen phục tùng mệnh lệnh?

Một cuộc hồi sinh kéo dài và đầy gian khổ là con đường duy nhất cho tương lai nước Nga. Tất cả những biện pháp trừng phạt hiện nay, đói nghèo, và sự ruồng bỏ của thế giới sẽ không thấm thía so với những gì chúng ta sẽ gặp trên con đường này. Sẽ còn kinh khủng hơn nữa nếu không có hồi sinh từ trong lòng dân chúng Nga. Putin là triệu chứng, không phải là căn bệnh.

Mikhail Shishkin

Bản tiếng Anh : The Guardian 28/3/2022

Xem thêm, cùng tác giả, Gửi người Nga thân mến của tôi

[i] Câu mở đầu của Hiến pháp Hoa kỳ bắt đầu bằng « We the People of the United States…”

FB Peter Pho: Chiến tranh bao giờ kết thúc?

 Chiến tranh bao giờ kết thúc? 

Nhiều bạn nhắn tin hỏi chiến tranh bao giờ kết thúc? Lão hỏi, thích nghe lời trung thực hay thích nghe hô khẩu hiệu “Toàn thắng ắt về ta”?. Các bạn nói :”Muốn nghe lời trung thực!”. Wow, thời sự phải trung thực, hô khẩu hiệu để câu LIKE thì thằng nào chả hô được…kkk

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã diễn ra được gần 10 tháng. Một số bạn lạc quan, tin rằng sự thất bại của Nga đã định và cái kết của Putin phải là bi thảm, không chỉ phải đối mặt với sự xét xử của Tòa án Công lý Quốc tế, mà còn sẽ thê thảm như số phận của Saddam, Gaddafi và bin Laden. Những người yêu chuộng hoà bình và công lý đều mong như vậy.

Nhưng, nếu bạn có hiểu biết chút ít về lịch sử thế giới, cục diện và tính cách của dân tộc Nga, bạn sẽ không dễ dàng đưa ra kết luận. Khi đối phó với một cuộc chiến tranh phức tạp có nguồn gốc lịch sử và bối cảnh quốc tế như Chiến tranh Nga-Ukraine, tốt hơn hết là nên đưa tầm mắt nhìn xa hơn, bao quát hơn, lâu dài hơn và không nên vội vàng kết luận. Đến Elon Musk cũng chán nản với sự kéo cưa làm nhiều sinh mạng dân thường phải chết mà chưa biết bao giờ kết thúc nên cậu ta đã đành lòng đưa ra một giải pháp không phải không có lý, mỗi bên chịu thiệt một chút, hãy mau mau kết thúc chiến tranh.

Nga, một dân tộc có cá tính rõ rệt và riêng biệt. Nên việc xem xét các đặc điểm tính cách của một quốc gia như vậy là một công việc phức tạp, nhưng sẽ giúp cho những phán đoán về cuộc chiến được công bằng và rõ nét. Nước Nga vô cùng rộng lớn, với sự khác biệt rất lớn về môi trường địa lý, xã hội và văn hóa. Những người đánh cá ở Arkhangelsk và Cossacks của sông Ural, những người nông dân ở ngoại ô Moscow và những người thợ săn ở Siberia, khác nhau rất nhiều về ngoại hình và tính cách. Và để tìm ra những đặc điểm chung của dân tộc Nga và suy nghĩ về bản chất của tính cách dân tộc Nga, người ta nhận ra rằng tính cách dân Nga là mâu thuẫn (bản tính kép), vừa tàn nhẫn vừa lương thiện, vừa khiêm tốn, thân thiện vừa ngổ ngáo thích gây sự, vừa phản nghịch vừa phục tùng, một Chủ nghĩa tập thể không cá tính nhưng lại có ý thức cá nhân mạnh mẽ, cả chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa vô chính phủ hỗn hợp… Khi chúng ta nghĩ về một phẩm chất cụ thể của người Nga, luôn có một phẩm chất đối lập đi kèm theo. Ví dụ khi bạn đang cười nói vui vẻ uống rượu với một thằng bạn Nga, nhưng nếu có một điều gì khiến cậu ta cảm thấy bị nhục, cậu ta có thể cầm ngay chai rượu choảng luôn vào đầu bạn mà không cần báo trước…kkk

Tính cách bẩm sinh của dân tộc Nga là chịu đựng được sự tàn bạo và ngông cuồng tột độ của kẻ thống trị, nhưng không bao giờ chấp nhận sự thất bại và bất tài của kẻ thống trị, từ Peter III đến Paul I, từ Nicholas I đến Nicholas II, tất cả đều chết bởi tính cách này.

Trong cuộc chiến Ukraina, nếu phải hiến tế 10 trung tướng, 30 thiếu tướng và 300.000 binh sĩ, cho dù GDP bình quân đầu người sẽ giảm đi một nửa, nhưng nếu giành được một vùng đất đen rộng lớn ở Ukraine, thì toàn thể dân tộc Nga sẽ đoàn kết và sẵn sàng trả một giá như vậy. Hiện tại Iran đã trở thành một mớ hỗn độn, trong khi nước Nga vẫn im hơi lặng tiếng. Phương Tây trông chờ từ lâu một cuộc cách mạng màu, xung đột xã hội và đảo chính lật đổ chính quyền ở Nga đã không xuất hiện.

Đừng ngây thơ khi nghĩ rằng sau Thế chiến II, một quốc gia có chủ quyền sẽ không còn bị thôn tính nữa. Hãy xem Sikkim đã trở thành một quốc gia ở Ấn Độ như thế nào, và sau đó nhìn vào Belarus hiện tại, có gì khác với các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga?

Sau gần mười tháng chiến tranh, Nga đã phải trả một cái giá quá đắt đến mức không thể chấp nhận được, bất kể sự thỏa hiệp nào đều sẽ mất quyền và làm nhục đất nước, nhất định sẽ bị lật đổ bởi đám đông dân chúng đang hậm hực phẫn nộ.

Nếu thay thế bởi bất kỳ quốc gia Âu Mỹ nào, mà vấp phải các biện pháp trừng phạt cực đoan toàn diện như Nga và trực tiếp bị loại khỏi hệ thống tài chính và thương mại thế giới, chính phủ đó chắc chắn sẽ sụp đổ, chính quyền sẽ thay đổi. Nhưng nền kinh tế quốc nội của Nga và tỷ giá hối đoái tiền tệ ở Nga bước đầu ổn định trở lại, đó là bằng chứng.

Truyền thống của quân đội Nga luôn được biết đến với tỷ lệ tử trận của tướng và binh sĩ cực kỳ cao và những trận chiến ban đầu bất lợi, tuy nhiên với khả năng chịu đựng thương vong vào loại bậc nhất thế giới, họ coi chết chóc của tướng lĩnh, binh lính hay dân thường như vật phẩm phải tiêu hao trong chiến tranh với ý chí quyết liệt để giành chiến thắng. Trong 400 năm, từ một Đại công quốc nhỏ bé Mátxcơva, một chư hầu của Hãn quốc Kim Trướng Mông Cổ biến thành một đất nước có một lãnh thổ khổng lồ rộng 20 triệu km vuông, lãnh thổ lớn nhất thế giới trải dài hai lục địa. Tất cả đều được tạo nên bởi vô số xác chết chồng chất. 

Thế giới Âu Mỹ hiện nay vẫn còn đánh giá hơi thấp ý chí sắt đá và lòng quyết tâm của dân tộc Nga.

Từ năm 1676 đến 1878, đế chế Ottoman của người Thổ đã tiến hành 12 cuộc chiến tranh với đế quốc Nga Sa hoàng. Trong hai trăm năm, Nga phải đổ xương máu của hàng triệu binh lính Nga mới chiếm được Ukraine và Croatia. Mảnh đất này do xâm chiếm mà có.

Nhìn vào lịch sử cận đại, tháng 8 năm 1991, chính phủ Ukraine tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên Xô. Trong những ngày đầu tháng 12.1991, Nga vẫn còn nằm trong Liên Xô, tuy nhiên Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã công nhận Ukraine là một nước độc lập chỉ một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý của Ukraine kết thúc. Điều quan trọng là Moscow công nhận lãnh thổ của Ukraine bao gồm cả Crimea, bán đảo bên biển Đen được nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev cắt từ Nga để "tặng" cho Ukraine vào năm 1954.

Mối quan hệ dây mơ rễ má giữa Nga và Ukraina là do lịch sử để lại, có rất nhiều vấn đề nan giải khiến cả thế giới đau đầu. Liên Hiệp Quốc có thể làm trung gian để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả hai bên. Tiếc rằng trong vài khoá Tổng thư ký gần đây chỉ toàn ông “Khổng Tử - Hảo hảo tiên sinh” lên ngôi, chẳng có uy lực tài cán gì nên lời nói chẳng thuyết phục được bên nào. Lãnh tụ tầm cỡ thế giới cũng chẳng có ai. Hai bên đánh đấm giằng co chỉ hao người tốn của không giải quyết được tận gốc rễ. Cho dù có ngừng bắn bây giờ thì sau này, những cuộc chiến tương tự vẫn xẩy ra. Bây giờ Ukraine muốn xích lại gần châu Âu và Mỹ và hoàn toàn rời khỏi sự kiểm soát của Nga, điều này thực sự là rất khó khăn.

Người Nga muốn phục hưng đế chế, người Ukraine muốn độc lập thực sự. Một gấu Nga không thể thua được, một Ukraina kiên cường bất khuất đánh đuổi ngoại xâm với hậu phương hùng mạnh. Lão PP cho rằng, tất cả mọi dự đoán về kết thúc cuộc chiến của các chuyên gia hàng đầu đều là bullshit (phân bò) đầy hoang tưởng. 

Chỉ có một tấm lòng thiết tha yêu hoà bình, từ bỏ thù hằn giết chóc, hai bên đều nhường nhịn xuống thang chịu đựng thiệt thòi và được ông cảnh sát Mỹ gật đầu thì mới có thể ngồi xuống bàn hội nghị để tìm ra giải pháp hoà bình. Trước mắt, không hề nhìn thấy tia sáng nào trong đường hầm tối mịt. 

Hy vọng kỳ tích xuất hiện. Putin chịu nhục, Ukraina chiến thắng!


Thứ Hai, 17 tháng 10, 2022

Nguyễn Gia Việt :  NGƯỜI NAM KỲ KHÔNG LẬP GIA PHẢ

 NGƯỜI NAM KỲ KHÔNG LẬP GIA PHẢ

Nguyễn Gia Việt

Đó là một câu khẳng định chắc như cây đinh đóng cái cột nhà.

Gia phả là gì?家譜 gia phả  hoặc gia phổ là phả hệ của một dòng họ, gia đình, là cuốn sách chép tên ông bà tổ tiên, con cháu của một dòng tộc nào đó.

Người Bắc Kỳ xưa rày ta nghe tới là thói "lũy tre làng", có gia phả, có dòng tộc nghiêm ngặt, có trưởng tộc, có nhà thờ tổ, mả tổ, thủy tổ và những quy định ná thở với con cháu. Nhưng với dân Nam thì không có, hoặc có hời hợt, hình thức.

Dân Nam Kỳ có câu cười Bắc Kỳ là "Tổ tiên đại bác thụt chưa tới".

Chúng ta biết tổ tiên khai phá dựng lên Nam Kỳ Lục Tỉnh là dân khai hoang, kêu là lưu dân.

流民 lưu dân là dân phiêu lưu, dân đi xa, dân bỏ làng quê gốc mà ra đi.

Đó là người Ngũ Quảng: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi hiệp cùng người Minh Hương, đồng hóa người Khmer, người bổn địa Stieng...mà trộn ra dân Nam Kỳ ngày nay.

Đó là dân nghèo rách nát, dân bị lưu đày, bị truy nã, bị làng ruồng bỏ, gái chửa hoang, học trò thất chí, quan bị biếm chức, người thích phiêu lưu, giang hồ lãng tử...

"Tới Cà Mau - Rạch Giá

Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng

Muỗi vắt nhiều hơn cỏ

Chướng khí mù như sương

Thân không là lính thú

Sao chưa về cố hương?"(Sơn Nam) 

Xa hơn dân Ngũ Quảng là những người ở mạn Bắc di cư theo chúa Nguyễn Hoàng vô Trung Kỳ mà Phạm Duy tả là "Gió tiễn người về đến quê hương câu ca giọng Hời."

"Mộng ngoài biên giới mơ hồ

Chẳng ngăn được sóng vỡ bờ

Với đêm mờ hồn về trên Tháp ma"

Rồi thời chúa Nguyễn, lưu dân Việt từ Ngũ Quảng theo bà Ngọc Vạn vô Mô Xoài, Đồng Nai :

"Nhà Bè nước chảy chia hai 

Ai về Gia Định Đồng Nai thì về"

嘉定 Gia Định là nơi đô hội, trù phú nhứt Nam Kỳ, có nghĩa là định cư nơi an ổn, phước lớn.

Là những lưu dân tạo ra hợp chủng quốc Nam Kỳ, ông bà chúng ta tạo ra một nền văn hóa đặc trưng riêng của Nam Kỳ mà nhìn lại có phần khác ngoài Trung, đối lập với ngoài Bắc.

Thí dụ Bắc ăn bánh chưng cắt 8 miếng hình trụ nhọn, Nam Kỳ ăn bánh tét -tét ra khoanh tròn, Bắc Kỳ uống trà kêu uống chè, Nam Kỳ kêu trà.

Văn hóa Bắc là lũy tre làng bốn góc chôn chặc cái làng ở giữa, làng nào sống kiểu làng đó, cấm giao lưu trai gái, có hương ước ngặt nghèo, có thầy Lý hắc cám, có con Thị Màu lẳng lơ, có chị Dậu bế tắc, có những người con gái chửa hoang bị cạo đầu bôi vôi thả bè chuối trôi sông.

Nam Kỳ khác Bắc phần nhiều

Nam sống mở, làng của Nam dựa vô mé sông, giao lưu với làng khác bằng ghe xuồng, bằng những con lộ, người Nam luôn mời khách xa xôi vô ở chung, giúp đỡ nhau cùng an cư vui vẻ, gái làng thích lấy trai xa xứ và thương chồng đứt ruột đứt gan vì cái quá khứ "trôi sông lạc chợ" đó.

"Rồng chầu ngoài Huế ngựa tế Đồng Nai

Nước sông trong chảy lộn sông ngoài

Thương người quân tử lạc loài tới đây,

Tới đây thì ở lại đây

Bao giờ bén rễ xanh cây sẽ về"

Gái Nam Kỳ chịu chơi, dám theo người mình yêu, dám nhận hậu quả do tình yêu đó đem lại 

"Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Ví dầu tình có dở dang

Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dzìa"

Ông bà tổ tiên Nam Kỳ mình quá hãi hùng ở đất Bắc hắc ám nên vô Nam bỏ tục gần hết.

Họ không muốn con cháu họ phải sống cái cảnh mõ làng rùng rợn phiên xử "hương ước" ở đình làng như ngoài Bắc.

Làng xóm Nam Kỳ không có hương ước, lệ làng, làng Nam Kỳ là làng mở, nhưng có những luật bất thành văn, mọi người phải tôn trọng, làng Nam Kỳ tuân luật triều đình, tôn trọng quan chủ quận, tri huyện.

Thành ra gái Nam thất tiết thì bị gia đình xử bằng cách đuổi ra khỏi nhà, nhưng đuổi là thủ tục thôi vì lén nhét tiền của cho nó đi trốn khuất mắt một thời gian, hoặc đày nó xuống nhà sau cấm ló mặt lên nhà trước trong một hai năm, hoặc ra vườn sau cất nhà mà ở. Hết thời gian đó cô gái sống lại bình thường, con cháu máu mủ mình mà.

Nên ai làm phim làm cạo đầu bôi vôi, thả bè chuối trôi sông, thả rọ heo xuống sống, quăng người xuống giếng là không hiểu gì về văn hóa Nam Kỳ. Tổ tiên Nam Kỳ chúng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ đó trong đầu với con cháu mình.

Người Nam Kỳ không lập gia phả, vì sao?

Đừng bao giờ nói người Nam Kỳ là lưu dân dốt không biết chữ mà không lập gia phả.

Các bạn nghiên cứu thấy rằng Nho giáo Bắc Kỳ là đầu môi chót lưỡi, tức thể hiện bằng cái miệng, Nho giáo Nam Kỳ thể hiện bằng cách sống.

Có ai đó nói “Người Bắc cao đạo một cách ngây ngô còn người Nam thì thực tế một cách trần trụi"

Cái chữ trần trụi hơi quá, nhưng những quy tắc bất thành văn ở Nam Kỳ nó vô hình dữ lắm nha, thí dụ dân Nam Kỳ mời bạn ăn cơm, mà bạn ăn hỗn trong mâm cơm quá, họ không nói, nhưng lần sau sẽ không mời. Người Nam Kỳ luôn để khách tự giác và không nhắc.

Trong làng Nam Kỳ vẫn có người biết chữ Nho, sau là chữ Quốc Ngữ, nên biết chữ Quốc Ngữ được dạy ở Nam Kỳ đầu tiên.

Nhìn đền chùa, miếu mạo Nam Kỳ xưa đi, hoành phi câu đối rất nhiều, đó là bằng chứng

Không viết gia phả vì thấy không cần thiết. Một xã hội mở thì không cần gia phả.

Xưa đất rộng người thưa, con cháu đi tứ tán, ở nhà  toàn nhờ láng giếng gần đó, có câu "Bán họ hàng xa mua láng giềng gần".

Là dân gốc lưu dân, dân Nam muốn xóa bỏ quá khứ hãi hùng từ Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Cách xưng hô “anh Cả” ở Bắc so với “anh Hai” ở Nam là điển hình.

Rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao người Nam gọi “anh Cả”, “chị Cả” (người con trưởng, theo cách gọi miền Bắc) là “anh Hai”, “chị Hai”? 

Nhiều người giải thích rằng thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng dân ở Bắc vào khai phá vùng đất Phương Nam, rằng trong đoàn quân Nam tiến lúc đó, hầu như không có ai là “anh Cả”, vì đi mở cõi thì nguy hiểm, theo tục Bắc phải để người con trưởng ở lại để phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc mộ phần tổ tiên; những người ra đi đều là con thứ.

Nói vậy không trúng

Có những gia đình họ ôm cả nhà cả dòng họ của họ vô Nam kìa.

Chuyện anh hai ở Nam Kỳ là chuyện đặc trưng, không thể giải thích là ông cả cọp gì đó mà sợ  nên Nam Kỳ tránh "Anh Cả", vậy chứ ông Hương Cả thì sao? Nam Kỳ có Hương Cả trong ban hội tề.

Đơn giản người Nam cố tình làm cho khác Bắc Kỳ khi bỏ cả, chỉ gọi người lớn là anh hai, chị hai.

Bỏ chữ cả là một dạng dứt áo, cắt đứt với hương ước, lũy tre làng, với họ tộc kinh hoàng kiểu Bắc Kỳ 

Ông Hương Cả trong Nam đâu có quyền hành gì, chỉ tượng trưng, và là cả duy nhứt trong Nam, có lẽ là một chút hoài vọng.

Người Bắc thừa tự là con trưởng, nhưng thừa tự, cúng kiếng trong Nam là  con trai út, Nam Kỳ rất thực tế, thằng út lúc nào cũng trẻ trung, nó sẽ gánh vác gia đình ở mức hăng hái, thằng hai thì già chát, nhỏ hơn cha mẹ không nhiều gánh gì nổi.

Câu "Giàu út ăn nghèo út chịu"cũng của Nam Kỳ đưa ra 

Thằng út giữ hương hỏa trong nhà, nhưng vẫn không hạ bệ thằng anh hai nha

Bằng chứng là trong những ngày giỗ chạp, cúng kiếng tổ tiên, đám cưới thì ông anh hai vẫn đứng ra tế lễ, thằng út đứng sau lưng anh hai

Trong họ tộc thì người thứ hai vẫn mang tiếng người đứng đầu, đám cưới thưa gửi là ông bác hai hết thảy, ông này chết thì ông bác ba lên thế 

Nhưng anh hai làm lễ thôi, anh hai không có quyền xen vô chuyện cúng kiếng của thằng út như cúng lớn, cúng nhỏ, cúng ra làm sao. Nam Kỳ chia quyền hết là ở đây.

Ngày nay Nam Kỳ thực tế luôn ở kiểu chia bàn thờ, anh hai giỗ cha, út giỗ mẹ, tới ngày tụ lại hai nhà vui vẻ.

Không gia phả, không họ tộc, không có khái niệm nhà thờ tổ, nhưng Nam Kỳ mặc định nhà thằng Út là nhà thờ tổ, tức là nhà nào mà cha mẹ, ông bà chết và thờ là nhà tổ.

Ông nào giữ hương hỏa có nghĩa vụ làm đám giỗ, không có quyền chỉ trỏ, ra lịnh này nọ nghĩa vụ với con cháu như tộc trưởng ngoài Bắc

Con cháu trong Nam sướng là vậy, cứ về ăn đám giỗ, giàu mua đồ nhiều, nghèo mua đồ ít, không ai dám nói

Với bản chất trọng người sống, kỉnh người chết ở mức tượng trưng, việc cúng kiếng Nam Kỳ cũng khác Bắc Kỳ

Thường giữa nhà người  Nam đặt cái bàn thờ 九玄七祖 "Cửu Huyền Thất Tổ" tức "7 đời tổ tiên trên chín tầng trời"

Nhưng thực ra người miền Nam cúng giỗ chỉ 3 đời tới ông cố bà cố thôi, hết 3 hoặc 4 đời là không cúng kiếng gì nữa

Có câu五代埋神主"Ngũ đại mai thần chủ" (Đến 5 đời thì chôn thần chủ), tức đem bài vị chôn hoặc đốt, nhập lại làm một gọi là "Cửu huyền thất tổ" và giỗ chung tượng trưng

"Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ

Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha"

Cái đình Nam Kỳ rất chan hòa, vui vẻ, là nơi dân làng tụ hợp lại cúng thành hoàng rồi ăn uống vui chơi, coi hát bội, nó như một cái sân khấu.

Gánh hát về đình là niềm vui bất tận của người Nam K

Nam Kỳ không có thằng mõ tay chưn của lý trưởng, không có cảnh phạt vạ kiểu Thị Màu.

Trong cái làng Nam Kỳ có nhà việc là chỗ làm việc của làng, tra án ở đó, không mang vô đình như Bắc Kỳ.

Coi 'Con nhà nghèo', bà Cai Hiếu đòi đóng gông Ba Cam thì Hương Quản đáp lại "Tôi đang tra án nó, mà thuở nay làng tôi có gông đâu mà đóng"

Là gốc lưu dân, không viết gia phả, không lập họ tộc, không lập lũy tre làng, không có ông lý trưởng hét ra lửa

Để ý coi đi trong đám giỗ Nam Kỳ luôn cúng một mâm ngoài sân nhà, đó là mâm cúng lề, cúng những người khai hoang bỏ mình hồi xưa, sau 1975 CS kêu "mâm chiến sĩ".

Tất cả các miếu, am, và bàn thông thiên Nam Kỳ đều có cúng mấy hũ muối, gạo và nước, có nơi cúng bó củi.

Đó là cúng tổ tiên gốc lưu dân của mình hồi xưa 

Người Nam Kỳ cúng  lề, cúng đất, cúng cô hồn

Cúng tổ tiên Nam Kỳ chung là ngày 25 tháng Chạp, khi con cháu tụ về dẫy mả, tảo mộ, họ sẽ làm mâm cơm cúng ở nhà, thường là nấu cháo gà cháo vịt 

Tục thờ ông bà ở Nam Kỳ rất đơn giản, chỉ ba bốn đời, nhưng không được bỏ bàn thờ tổ tiên 

Đồ Chiểu chửi rằng "Sống làm chi theo quân tà đạo-Quăng vùa hương đạp bàn độc thấy lại thêm buồn"

Xưa Nam Kỳ có cái bàn thờ và giường thờ.

Người Pháp qua, đem qua Nam Kỳ cái tủ chén đứng kiểu thời Louis XVI, không cao không thấp, trước tiên là ở xứ Thủ Dầu Một, sau thợ Gò Công sáng tạo đóng cái tủ thờ dựa trên nguyên lý ráp mộng đi khung của tủ kiểu Pháp, nhưng cải tiến theo phong tục Nam.

Từ đó cái tủ thờ này là đặc trưng Nam Kỳ Lục Tỉnh, hiệp cùng tranh kiếng nữa, ra cái hồn tổ tiên Nam kỳ mình.

 Trong "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức có đoạn:  

"Vùng Gia Định .... đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ. nhà nào tục nấy…..Gia Định có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trong nghĩa khinh tài…."

Đó là  tánh hiếu khách, hào phóng, không câu nệ hình thức, sống thực dụng.

 Dân Nam Kỳ hay đờn ca xướng hát, làm ra đờn ca tài tử và cải lương vang danh, hệ thống bài lý nhiều nhứt Việt Nam.

Người Nam Kỳ trọng tôn giáo, nhưng kiểu của họ

Đạo Phật vô Nam biến thể, phải trộn với tín ngưỡng dân gian. Dân Nam Kỳ không phải là những tín đồ Phật giáo thuần thành

Các phái Phật trong Nam đều là biến thể, chùa trong Nam không lớn

Công giáo trong Nam Kỳ xưa khác ngoài Bắc, Nam không có các giáo xứ, người Công giáo Nam Kỳ hòa nhập,thế tục. Người Công giáo Nam Kỳ luôn ít hơn Công giáo Bắc Kỳ.

Sông rạch và đồng bằng tạo cho dân Nam Kỳ tánh khẳng khái, bộc trực, ít chịu cúi lòn, kém thủ đoạn trong chánh trị, nhưng tràn trề tình thương, biết nhìn người khác, biết cúi mình xuống tha thiết với Quốc Gia 

Dân Nam Kỳ không những nói ngay mà hay nói lớn tiếng, thiếu trau chuốt, đôi lúc bỗ bã.

Không lập gia phả, nhưng con cháu sống làm sao phải ra dáng con người, sống không làm tủi nhục tổ tiên, sống thẳng, sống có ích, sống không để tiếng nhơ cho tổ tiên, dòng họ.

Người Nam Kỳ dạy con cháu cũng theo kiểu mở 

Biên cái tục này là để răn mình

Biết cái hay cái tệ của mình để nhìn lại bản thân mình

Và tính cho ra cách thức tồn tại của xứ sở mình trước thời cuộc.

#NAMKY

#GIAPHA

Nguyễn Gia Việt

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

Ngô Nhật Đăng : GIẢI PHẪU PUTIN

GIẢI PHẪU PUTIN 

Ngô Nhật Đăng

Martingale là gì? Xin mời tra google. Nói một cách đơn giản nó được coi là quy tắc của dân cờ bạc từ thế kỷ 18 và được áp dụng trong kinh tế ngày nay, ví dụ trong chứng khoán, tiền điện tử hay kinh doanh đa cấp hoặc chơi lô, đề vv ...

Phương pháp rất dễ hiểu: sau mỗi lần thua, bạn nên đặt cược gấp đôi số tiền để thu lại tất cả các khoản thua trước đó và xoá bỏ vận đen.

Jack London đã miêu tả một tay chơi trong một truyện ngắn của mình :

"Deacon chơi theo cách tương tự. Anh ta thua hai ván, cược gấp đôi và một lần nữa thắng lại số tiền đã thua". Và :

"Nhưng Grif (người cho vay tiền ở sòng bạc) đã kiên nhẫn, mặc dù câu chuyện tương tự lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt một giờ. Cuối cùng, điều anh ta đã chờ đợi từ lâu đã xảy ra: Deacon thua nhiều ván liên tiếp. Anh ấy nhân đôi tiền lên bốn nghìn, sau đó lên tám, và lại thua, sau đó anh ta đề nghị tăng gấp đôi tiền cược lên mười sáu nghìn.
Griffin lắc đầu :
- Bạn không thể chơi với số tiền đó. Chúng tôi chỉ cung cấp một khoản vay tối đa mười nghìn.
- Vì vậy, bạn sẽ không để tôi giành lại?Deacon khàn giọng hỏi - Họ đã lấy tám nghìn bảng Anh từ tôi và bạn cũng đang ném thẻ của mình đi ?"

Về mặt trực giác, martingale có vẻ đáng tin cậy "buôn tài không bằng dài vốn". Tuy nhiên, trên thực tế, không ai có nguồn lực để tăng tiền đặt cược vô thời hạn. Đó là lý do tại sao những người hâm mộ martingale thường thấy mình trong những tình huống vô cùng tuyệt vọng.

Ngày nay nhà lãnh đạo Điện Kremlin cũng bị choáng ngợp bởi những cảm giác tương tự như tay cờ bạc Deacon. Vladimir Putin, trên thực tế đã thực hành nguyên tắc martingale. Đây có lẽ là đặc điểm chính xác nhất cho nhà độc tài điên rồ của Nga. Trong các quyết định của mình, ông ta không được hướng dẫn bởi logic của một chính khách, mà bởi logic của một người đánh bạc. Giám đốc CIA William Burns, nói về Putin "Ông ấy không tin rằng mình có khả năng để thua". 

"Ta không thể thua" - người ta có thể lật lại tiểu sử Putin, để hiểu tại sao một thiếu niên du đãng của vùng ngoại ô Leningrat với những biến cố trên đường đời đã trở thành tổng thống Nga với lời hứa "Cho tôi 20 năm, tôi sẽ làm cho nước Nga trở nên vĩ đại"

Việc Putin không thể thua không đồng nhất với nghệ thuật giành chiến thắng. Nó chỉ có nghĩa là sẵn sàng liên tục tăng tiền đặt cược.

Ta hãy nhìn vào vụ đặt cược của Putin với Ukraine 

Bắt đầu vào năm 2014: Putin đặt cược vào Yanukovych, tổng thống Ukraine có mẹ là người Nga, cha là người Ba Lan gốc Belarus. Putin lôi kéo Ukraine vào Liên minh thuế quan với Nga và việc đàn áp "Euromaidan" bằng vũ lực, khơi nguồn cho cuộc "Cách mạng Cam". Yanukovych chạy sang Nga để trốn lệnh truy nã của toà án Ukraine (đây cũng là một tay du đãng từng bị tù ngày còn trẻ).

Vào thời điểm đó, Nga có thể dừng cuộc chơi với những tổn thất tối thiểu cho mình. Chỉ đơn giản là nhận ra sự thay đổi quyền lực ở Kyiv và đưa ra một thỏa thuận về liên kết giữa Ukraine và EU là đủ. Cần lưu ý rằng cả hai điều này đều không tước đi cơ hội cho Nga giữ một quốc gia láng giềng trong quỹ đạo của riêng mình bằng việc sử dụng "quyền lực mềm"

Nhưng thay vào đó, Putin đã chọn tăng gấp đôi tiền cược bằng cách sáp nhập bán đảo Crimea và mở ra một cuộc chiến ở Donbass. Theo quan điểm của Điện Kremlin, điều này có thể nhanh chóng gỡ lại thất bại với Yanukovych.

Kết quả là, mất nhiều hơn được. Dự án Novorossiya thất bại thảm hại. Chương trình nghị sự thân Nga ở Ukraine đã bị gạt ra ngoài lề. Các thỏa thuận Minsk khét tiếng đã không được thực hiện trên thực tế.

Sự ly khai của Crimea đã không được cộng đồng thế giới công nhận và cùng với vụ thảm sát ở Donbass đã mở đường cho các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự cô lập quốc tế của Liên bang Nga.

Cuối cùng, vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, tỷ lệ đặt cược của Putin một lần nữa tăng gấp đôi. Về lý thuyết, thất bại nhanh chóng trong vòng 72h của Ukraine sẽ khép lại những vấn đề cũ - bao gồm cả vấn đề Crimea và ORDLO - đặt phương Tây trước một sự đã rồi.

Trên thực tế, trong vòng chưa đầy ba tháng, Nga đã phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, quân sự và danh tiếng. Tổn thất hoàn toàn không thể so sánh được với việc Kherson tạm thời bị chiếm đóng hay chiếm được Mariupol hoàn toàn đổ nát.

Trong suốt những năm qua, nhà độc tài Nga nổi tiếng không chỉ bởi sự sẵn sàng tăng tiền đặt cược mà còn bởi việc không thể đánh giá chính xác cơ hội chiến thắng. Sống trong thế giới méo mó của chính mình và bị cắt khỏi các nguồn thông tin thực tế, ông ta không thể tính toán chính xác xác suất chiến thắng của mình.

Bình luận về hành động hiện tại của Putin,  vẫn William Burns, nhận xét: "Tôi nghĩ rằng giờ đây ông ấy tin vào việc tăng gấp đôi số tiền đặt cược vẫn sẽ cho phép ông ấy đạt được tiến bộ."

Quả vậy, với quyết định phóng tên lửa vào các mục tiêu dân sự (như đã làm ở Chechnya và Syria), Putin coi đây sẽ chỉ là màn dạo đầu cho một vòng đấu mới của canh bạc, cho một nỗ lực mới nhằm bù đắp cho những gì đã mất trước đó. Và trong tương lai, chỉ có chấp dứt việc tăng tiền cược thêm nữa mới có thể chấm dứt hành động của Putin.

Một chính khách đối mặt với thảm họa suy nghĩ về cách cứu những người sống sót. Một tên cờ bạc đối mặt với thảm họa chỉ nghĩ về cách để thu hồi vốn.  Và sự mất mát càng lớn, kế hoạch thu hồi sẽ càng xa rời thực tế.

Nhưng điều gì khiến Putin nghĩ rằng, ông ta sẽ được cung cấp tiền đặt cược vô hạn?

Trong trường hợp này, hàng triệu người Nga phải chịu trách nhiệm về mọi thứ đã xảy ra ở Liên bang Nga kể từ năm 2000.

Họ đã đưa Putin lên nắm quyền và là chỗ dựa xã hội của ông ta. Họ đã cho nhà lãnh đạo Điện Kremlin trắng trợn xây dựng một chế độ độc tài. Chính họ đã ủng hộ chế độ cầm quyền hoặc không đưa ra đủ phản kháng đối với nó; hoan nghênh việc sáp nhập Crimea và không phản đối cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Các chính sách của Putin phản ánh lợi ích và mong muốn của họ, định kiến ​​và nỗi sợ hãi của họ, ý chí và hành động của họ, vào việc hành động và không hành động của họ.

Ngay cả những người theo chủ nghĩa đối lập của Nga cũng thuyết phục thế giới rằng cuộc tấn công vào Ukraine là cuộc chiến cá nhân của Putin, không thể đổ lỗi cho người Nga. Người Ukraine chứng minh rằng đây là cuộc chiến chung của người Nga, không thể đổ lỗi cho một mình Putin.

Chừng nào vị chủ nhân 70 tuổi của Điện Kremlin vẫn còn nắm quyền thì chưa thể chứng minh ai là đúng đắn.

Điều quan trọng là người Nga phải cho thế giới thấy một nước Nga không có Putin sẽ hồi phục một cách thần kỳ và không còn hung hăng và nguy hiểm. Và Ukraine phải chứng minh rằng một nước Nga không có Putin vẫn không trải qua những thay đổi cơ bản và vẫn là mối đe dọa đối với nền văn minh.

Kết luận:

Nhà độc tài 70 tuổi của Nga hóa ra là người thừa.

Một số người coi ông ta là người tạo ra lịch sử một mình; những người khác coi ông ta là con bướm đêm, con thiêu thân đã xuất hiện đúng nơi, đúng lúc.

Tuy nhiên, cả hai nhóm đều hướng về thời kỳ hậu Putin. Putin nên có số phận như Hitler, ít nhất cũng làm cho cuộc tranh luận lịch sử thêm hấp dẫn.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

Aytekin Tank: TẠI SAO BẠN KHÔNG NÊN CHIA SẺ CÁC MỤC TIÊU CỦA MÌNH?

 TẠI SAO BẠN KHÔNG NÊN CHIA SẺ CÁC MỤC TIÊU CỦA MÌNH?

Tác giả Aytekin Tank

"Khen ngợi sớm khiến bạn cảm thấy như đã chiến thắng."

Cuộc đua tạo ra chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới là một trận chiến hiếm thấy giữa anh em nhà Wright và một quý ông ít được biết đến hơn với cái tên Samuel Pierpont Langley.

Bạn sẽ khám phá ra lý do tại sao bạn chưa bao giờ nghe nói đến cái tên sau ở đoạn dưới đây.

Có lẽ bạn đã đọc đâu đó trong sách giáo khoa lịch sử bắt buộc thời tiểu học – anh em nhà Wright chịu trách nhiệm tạo ra chiếc máy bay thành công đầu tiên. Bạn hẳn còn nhớ câu chuyện diễn biến thế nào…

“đó là một ngày gió lạnh, ngày 17 tháng 12 năm 1903, trên đồi Kill Devil ở Bắc Carolina… Orville lo lắng nhìn anh trai Wilbur trèo vào trong chiếc máy bay họ mất nhiều năm để hoàn thiện… thật kỳ diệu nó bay được 59 giây với khoảng cách 852 feet…”

Trong khi ngày nay “anh em nhà Wright” trở thành cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu bất kỳ ai khi họ nghe thấy từ “bay”, thì ngày xửa ngày xưa đó, cặp đôi này chỉ là những kẻ yếu thế.

Thực tế, trong cuộc đua trên bầu trời, hầu hết nước Mỹ đều dành tiền cho người đàn ông mà tôi đề cập phía sau, Langley.

Ông là một nhà thiên văn học cực kỳ thẳng thắn, nhà vật lý và người tiên phong trong lĩnh vực hàng không – một người mang sứ mệnh làm nên lịch sử. Tầm cỡ và uy tín cao của Langley khiến Thư ký Học Viện Smithsonian trao cho ông toàn bộ sự tín nhiệm và đề cử mà ông cần để kéo cả nước Mỹ về phía ông.

Chưa kể, ông còn được hậu thuẫn cực tốt từ Bộ Chiến Tranh, nơi đóng góp 50.000 đô la giúp ông là người đầu tiên có một con chim trên bầu trời.

Chuyện hơi dài dòng, nhưng bất chấp tất cả kỳ vọng, cỗ máy để bay của Langley cuối cùng rơi và cháy, trong khi cái máy bay của anh em nhà Wright lại cất cánh.

Một bên đã có toàn bộ thế giới, những nguồn lực khổng lồ và đầy tiền bên cạnh, còn bên kia chỉ có một cửa hàng xe đạp nhỏ và niềm đam mê bay.

Thế nên, hãy để tôi hỏi bạn điều này… bạn có thể đoán tại sao anh em nhà Wright lại đạt được mục tiêu còn Langley thất bại không?

KHEN NGỢI SỚM KHIẾN BẠN CẢM THẤY NHƯ ĐÃ CHIẾN THẮNG

Chiến thắng của anh em nhà Wright trước Langley đã được quyết định bởi niềm đam mê, động lực nội tại (Langley bị điều khiển chủ yếu bởi địa vị) và có lẽ cả lời ngợi khen.

Trong khi Langley chia sẻ tham vọng của mình với cả thế giới và được đánh giá cao về những kỳ tích mà ông chưa đạt được, thì anh em nhà Wright lại nhận được rất ít sự chú ý.

Một số chuyên gia cho rằng có thể lời khen ngợi sớm khiến cá nhân nhận được lời khen cảm thấy nhưng mình đã chiến thắng… và khiến họ ít có khả năng theo đuổi mục tiêu hơn.

Ví dụ, trong bài nghiên cứu của Peter Gollwitzer “When Intentions Go Public” (Khi nào công khai kế hoạch), ông đã đặt ra câu hỏi này:

Các nhà khoa học có khả năng nghiên cứu nhiều hơn nếu họ kể cho đồng nghiệp nghe về các dự định của họ hay nếu họ giữ những dự định đó cho riêng bản thân?

Gollwitzer và nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện nhiều nghiên cứu, dưới đây là một trích đoạn ngắn từ phát hiện của họ:

“Việc người khác chú ý đến những dự định liên quan đến danh tính cụ thể của một người dường như tạo ra một cảm giác hoàn thành sớm liên quan đến mục tiêu của danh tính đó.”

Bằng tiếng Anh, Gollwitzer thấy rằng khi cá nhân đặt ra mục tiêu gắn liền với danh tính của họ rồi chia sẻ nó cho người khác biết, thì người đó sẽ ít có khả năng đạt được mục tiêu.

Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu uống  nhiều nước hơn, và bạn nói với bạn bè, gia đình mình rằng bạn sẽ bắt đầu uống nhiều nước, điều này thực sự ít hoặc không có ảnh hưởng tới việc bạn thực sự uống thêm nước hay không.

Tại sao? Vì uống nhiều nước hơn không phải là thứ bạn gắn với danh tính của mình.

Nói cách khác, nếu mục tiêu của bạn là giảm 40 lbs và 2-3 size vòng eo, đăng nó lên Facebook có lẽ không phải ý tưởng hay. Bề ngoài của bạn là thứ quen thuộc nhất bạn có thể nhận ra. Vì thế, nếu bạn nói với mọi người kế hoạch giảm cân, mọi người sẽ nói với bạn rằng bạn tuyệt thế nào, và trông sẽ hay ho hơn ra sao, vì thế bạn sẽ càng ít có khả năng giảm cân được.

Phát hiện này có chút phản trực giác, khi chúng ta luôn được các giáo viên dạy cách phát triển bằng cách thiết lập mục tiêu, chia sẻ mục tiêu, từ đó khiến bản thân có trách nhiệm đạt được điều đó.

Nhưng lý thuyết này chắc chắn vẫn có trọng lượng (vì nó vẫn khiến nhiều người chú ý), và trong số đó có một loạt các doanh nhân rất thành công, như Derek Sivers, nhà sáng lập CD Baby.

Sivers đã nói chuyện trong TED Talk về chủ đề này gần một thập kỷ trước. Để chứng minh quan điểm của mình, anh đã yêu cầu khán giả tưởng tượng xem họ cảm thấy thế nào khi chia sẻ mục tiêu của mình cho người khác:

“Hãy tưởng tưởng những lời chúc mừng và ấn tượng hình ảnh của họ về bạn cao thế nào. Bạn có thấy tuyệt khi nói về điều đó to lên không? Bạn có cảm thấy gần mục tiêu hơn một bước rồi không? Giống như nó đã trở thành một phần bản sắc của bạn rồi phải không?

Vâng, tin xấu đây. Bạn nên ngậm miệng lại. Cảm giác tốt đẹp kia sẽ khiến bạn ít có khả năng làm điều đó.”

Sivers tiếp tục giải thích rằng đó là vì “cảm giác ấm áp” này sẽ giữ chúng ta lại, không còn biết tranh đấu để thực sự đạt được mục tiêu.

Khi chúng ta cởi mở chia sẻ mục tiêu của mình, chúng ta đã trải qua một cảm giác thành công mà thông thường chỉ diễn ra sau khi đã hoàn thành mục tiêu.

Kết quả thì sao? Chúng ta không thực sự theo đuổi mục tiêu.

CÁC GIẢI PHÁP THAY THẾ ĐỂ CHIA SẺ MỤC TIÊU CỦA BẠN   

Gần đây tôi đã chia sẻ ba chiến thuật kinh doanh trong đời thực để đạt được “mục tiêu to lớn” của bạn. Nhưng giờ hãy nói về những gì có thể thực sự vận hành khi mục tiêu của bạn đạt được thành công.

Vì hai phương pháp tiếp cận tới điều này đều trực quan nhưng hiệu quả, và nó liên quan đến hai triết lý, gọi là “Thiết lập sự sợ hãi”, và, nỗ lực bao quanh mình bằng sự cạnh tranh.

CHẤP NHẬN SỰ SỢ HÃI TRONG VIỆC CHIA SẺ MỤC TIÊU  

Doanh nhân, nhà đầu tư thiên thần và nhà văn Tim Ferriss, đã có một buổi nói chuyện thật khó tin với TED Talk về làm cách nào để thiết lập sự sợ hãi lại là công cụ đạt được mục tiêu.

Anh khuyên rằng thay vì ám ảnh với việc chia sẻ mục tiêu của bạn, bạn nên đối mặt trực diện với tất cả những nỗi sợ hãi đang ngăn cản bạn đạt được mục tiêu.

Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu khởi nghiệp. Ferriss khuyên bạn nên viết ra tất cả những nỗi sợ hãi của bạn liên quan tới khởi nghiệp.

Có thể là “Mất toàn bộ tiền”, “Bị sa thải khỏi công việc đang làm”, “Bị chê cười nếu thất bại”.

Một khi bạn viết ra chúng, bạn nên viết cả cách bạn dùng để ngăn chặn những nỗi sợ này (hoặc giảm thiểu khả năng chúng xảy ra).

Ví dụ, với nỗi sợ đầu tiên “mất toàn bộ tiền”, biện pháp ngăn chặn của bạn có thể là “Tôi chỉ đầu tư 2.500 đô trước để tôi không thể mất toàn bộ tiền”.

Cuối cùng, sau khi viết xong các biện pháp, bạn nên viết xuống cách bạn sửa chữa những gì bạn sợ sẽ xảy ra nếu chúng thực sự giúp ngăn những điều đó xảy ra.

Chẳng hạn, để sửa chữa việc mất 2500 đô, bạn có lẽ cần viết “Nhận một công việc làm thêm – làm bartender – cùng với công việc chính cho đến khi tôi kiếm đủ 2500 đô trở lại.”

Bằng cách tập trung vào thiết lập sợ hãi quanh việc chia sẻ mục tiêu, bạn sẽ loại bỏ nỗi sợ khiến bạn không đạt được mục tiêu của mình.

TỰ BAO QUANH MÌNH BẰNG SỰ CẠNH TRANH  

Ngoài việc thiết lập sự sợ hãi, bao quanh bản thân bằng sự cạnh tranh cũng là ý hay.

Hàng tá cạnh tranh lành mạnh cũng có thể tốt cho doanh nghiệp của bạn. Ở JotForm, họ dùng cạnh tranh với các lợi thế của mình (các sự kiện như hackweeks) để đạt được mục tiêu phát hành sản phẩm.

Một nghiên cứu hai năm trước trên tờ Preventive Medicine Reports, đã mang tới chút ánh sáng về việc cạnh tranh tác động đáng kể lên mục tiêu của chúng ta thế nào.

Nghiên cứu đưa 800 sinh viên đại học và sau đại học tại ĐH Pennsylvania vào một chương trình thể dục kéo dài 11 tuần, mỗi người được chỉ định làm việc một mình hoặc theo nhóm.

Ngoài ra, các nhóm được thiết kế để hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.

Kết thúc nghiên cứu, người ta thấy rằng các sinh viên trong các nhóm cạnh tranh có 90% đạt được mục tiêu bài tập theo lịch trình so với các nhóm khác.

Không chỉ có con số đáng kinh ngạc này, thí nghiệm còn chứng minh rằng cạnh tranh có thể tạo ra mức độ cam kết cao hơn giữa những người theo đuổi mục tiêu.

Khi bạn vây quanh mình bằng sự cạnh tranh, không có nghĩa là bạn phải chia sẻ mục tiêu với đối thủ. Bạn không phải nói cho đối thủ hay người khác rằng lớp thể dục, chương trình đào tạo cross – fit hay giải bóng rổ thực ra để thực hiện mục tiêu giảm 50 lbs của bạn.

Nhưng bằng cách có mặt và đặt bản thân vào môi trường cạnh tranh, bạn sẽ có nhiều khả năng thúc đẩy sự chăm chỉ hơn và hiện diện thường xuyên hơn – hai yếu tố có thể giúp bạn đạt được mục tiêu.

KHOA HỌC ĐẰNG SAU VIỆC ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU LUÔN LÀ MỘT CHỦ ĐỀ THÚ VỊ 

Trong khi vẫn có nhiều doanh nhân ủng hộ ý tưởng rằng bạn không bao giờ cần tới mục tiêu, tôi gần đây đã giải thích tại sao thiết lập mục tiêu lớn có thể làm bạn khốn khổ.

Dù bạn quyết định có chia sẻ mục tiêu của mình hay không, những gì tôi thu được trong 12 năm làm kinh doanh là bạn nên có con đường của riêng mình.

Những gì phù hợp với người khác không phải luôn vận hành với bạn. Và những gì phù hợp với bạn hôm nay không thể luôn phù hợp với bạn ngày mai. 

Tác giả: Aytekin Tank

Người dịch: Cheryl Phạm

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

NGA CÓ DÁM DÙNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN KHÔNG?

 NGA CÓ DÁM DÙNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN KHÔNG? 

Copy từ Facebook Kim Van Chinh.

Đến nay, theo tôi, Nga không dám dùng, không dùng được, và dù Putin có muốn dùng cũng không thể dùng được. 

Hãy đọc thêm tin dưới đây:

"Kreml đã được thông báo rõ ràng điều gì sẽ xảy ra nếu nó dùng vũ khí hạt nhân

Các thành viên đại diện Liên minh Bắc Đại Tây Dương  NATO đã đích thân nói chuyện với các quan chức hữu quan ở Nga để cảnh báo họ trước việc sử dụng vũ khí hạt nhân, giáo sư Michael Clarke, cựu tổng giám đốc của Viện nghiên cứu quốc phòng hoàng gia Anh (RUSI), một _think-tank_ quốc phòng và an ninh lớn của Anh, cho biết.

Khi được hỏi phản ứng của phương Tây trước một cuộc tấn công hạt nhân của Nga, Clarke cho biết điện Kreml đã được cảnh báo về phản ứng đó.

"Sau khi những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật được đưa ra vài tuần trước, Hoa Kỳ và 3 đến 4 thành viên NATO khác đã đích thân liên lạc với các quan chức hữu quan ở Nga và bộ tổng tham mưu Nga để nói với họ rằng: đừng nghĩ đến điều đó," nhà phân tích nói, được [đài truyền hình Anh] _Sky News_ trích dẫn.

"Họ sẽ không cho ta biết chính xác những gì họ đã nói, và họ không nên làm thế, bởi vì trong chính sách ngăn chặn cần có sự mơ hồ nhất định.  Rằng chúng ta sẽ không làm những kẻ ngoài cuộc thụ động nữa, chúng ta sẽ không chỉ lên án, mà còn làm rất nhiều chuyện khác," Clarke tiếp tục.

Mặt khác, theo ông, các đại diện của liên minh đã nói với những người đối thoại của họ ở Moskva rằng phương Tây sẽ không dùng đến vũ khí hạt nhân để đáp trả, mà sẽ hành động bằng các phương tiện thông thường.

"Và chúng tôi có đủ vũ khí thông thường để tấn công tất cả cơ sở hạ tầng và cơ sở hạt nhân của bạn.  Chỉ cần chúng tôi nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, chỉ cần chúng tôi thấy sự bắt đầu chuẩn bị, thì chúng tôi có thể tấn công trước" - điều này, theo chuyên gia này, là tín hiệu đã gửi đến Kreml.

Đồng thời, Clarke nói rõ rằng tuy ông không biết chính xác những gì đã được nói, nhưng có một nhận thức chung rằng nội dung [thông điệp] là như thế.

NATO đã nói rõ rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là ranh giới đỏ, bước qua đó Nga sẽ chạm mặt thẳng với sức mạnh quân sự của liên minh trong khuôn khổ các phương tiện thông thường, ông nói thêm.

Một ngày trước đó, tổng thống Mỹ Joe Biden nói không tin khả năng Putin sử dụng vũ khí hạt nhân, bởi vì ông coi những lời dọa dẫm của ông ta (Putin - ND) là bịp bợm.  Trong một cuộc phỏng vấn với _CNN_, Biden từ chối cho biết phản ứng của Mỹ sẽ như thế nào nếu Putin thực hiện các lời đe dọa.  Theo ông, Lầu năm góc đã phát triển sẵn nhiều phương án trong trường hợp xảy ra tình huống như thế.

(_BBC_ tiếng Nga). Tin của Ca Sau Chua

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

FB Peter Pho : Starlink - Cơn ác mộng của Putin

 Starlink - Cơn ác mộng của Putin

FB Peter Pho

Putin dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân, còn Elon Musk thì khúc khích cười đầy huyền bí. Chính nụ cười “đểu” ấy đã làm Putin ái ngại, trong bụng nghĩ”Thằng ni cười mình, liệu nó có cái chi trong tay?”. Thế nhưng Elon Musk cũng thích đùa dai, vừa rồi đưa ra kiến nghị hoà bình khiến Nga nghe cũng sướng, Ukraina nghe thấy bực bội. Elon Musk nói rằng: 

Hòa bình Ukraine-Nga:

- Thực hiện lại các cuộc bầu cử của các vùng được Nga sáp nhập dưới sự giám sát của Liên hợp quốc. Nếu người dân đồng ý, Nga ở lại. Dân không đồng ý, Nga rời đi.

- Crimea chính thức là một phần của Nga, kể từ năm 1783 (cho đến khi Khrushchev mắc sai lầm).

- Nguồn cung cấp nước cho Crimea phải được đảm bảo.

- Ukraine giữ vai trò trung lập. 

Ý kiến này của Elon Musk sẽ dẫn đến hoà bình trong sự chịu thiệt thòi của Ukraina khiến Ukraina tức giận. Nhưng, Ukraina cũng không dám quá lời mạt sát Elon Musk bởi Elon Musk nắm trong tay con át chủ bài để cứu vớt Ukraina thậm chí toàn thế giới khỏi những cuộc tấn công bằng vũ khí hủy diệt. Trong thâm tâm Putin nửa tin nửa ngờ điều này nhưng đã ra lệnh quân đội Nga thời gian này cấp tốc nghiên cứu chế tạo ra vũ khí diệt vệ tinh, hòng phá hủy hệ thống Starlink quá nguy hiểm này. 

Vậy Starlink nguy hiểm đến mức nào? Tại sao chính phủ Mỹ lại âm thầm rót tiền vào cho Elon Musk và coi cậu ta như vua? 

Xin trả lời thẳng cho các nông hộ biết rằng: Hãy đem rượu ra uống say sưa và hãy ôm nhau nhảy múa. Bởi có Starlink, chúng ta sẽ vẫn có thể sống sót trên đời để “đọc bài chém gió của lão PP”. Chỉ đơn giản vậy thôi ư? Hihi, NO, bởi Starlink có thể loại bỏ vũ khí hạt nhân của Nga và thay đổi hoàn toàn cục diện các cuộc chiến tranh trong tương lai! Wow, it’s fucking Amazing! Yes, baby, it’s absolutely amazing!

Kế hoạch Starlink của Musk có ít nhất 6 giá trị quân sự lớn. Một khi hệ thống đã sắp đặt xong, không một quốc gia nào có thể “thoát khỏi bàn tay ma quỷ” này.

1. 42.000 vệ tinh của Starlink bao bọc trái đất trong ba lớp và hoàn toàn kiểm soát không gian, nếu không có dữ liệu do Hoa Kỳ cung cấp trong tương lai, các hoạt động vũ trụ của các quốc gia khác về cơ bản sẽ không thể tiến hành bình thường. Mọi hoạt động không gian trong tương lai đều phải xin phép Hoa Kỳ, chưa kể những vệ tinh nhỏ này còn có khả năng chuyển quỹ đạo bằng động năng, nếu không tuân thủ quy luật chơi, nó có thể đâm vào và phá hủy phi vật ấy. 

2. Mạng lưới trinh sát và giám sát tình báo mạnh mẽ liên tục 24/24 trong mọi thời tiết của Starlink được trang bị tải trọng bởi quan sát quang học. Kết hợp với lợi thế về tỷ lệ truy cập cao, đối với các khu vực chính trên thế giới, có rất nhiều vệ tinh bay theo hướng thiên đỉnh trong mỗi khoảng thời gian, có thể đạt được giám sát và phân tích quang học liên tục 24 giờ, nhận dạng, phân loại và theo dõi tự động thông qua hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống nhận dạng hình ảnh bổ sung quan sát quang học, tỷ lệ nhận dạng mục tiêu thật giả rất cao, khả năng chống nhiễu mạnh mẽ, giám sát các vật thể di chuyển trên mặt đất và mục tiêu đã bước vào một kỷ nguyên mới. Một số lượng lớn các vệ tinh quỹ đạo thấp có thể nhìn thấy rõ ràng việc huy động và số lượng của bất kỳ binh sĩ nào trên mặt đất, và tình hình chiến trường đã trở nên “trong suốt” một chiều đối với quân đội Hoa Kỳ. Không còn một bí mật nào của đối phương tránh khỏi những con mắt “thần” này. 

3. Starlink hình thành mạng lưới cảnh báo sớm tên lửa và đánh chặn động năng mạnh nhất. Chưa kể việc phóng vệ tinh bắt buộc Mỹ phải cung cấp dữ liệu, thậm chí việc phóng tên lửa xuyên lục địa cũng phải được sự đồng ý của Mỹ. Vệ tinh "Starlink" có khả năng phóng chùm tia đa hướng, có thể thực hiện phép đo từ xa, theo dõi và điều khiển tàu vũ trụ, sau đó biến nó thành một hệ thống chính xác cao để tính toán, mô phỏng và dự đoán các phương tiện phóng tên lửa, đạn đạo, cung cấp thông tin cho công việc đánh chặn tiếp theo, “Nó” cũng có khả năng tự động thay đổi quỹ đạo và né tránh. 42.000 vệ tinh trên quỹ đạo cũng cung cấp khả năng đánh chặn va chạm trực tiếp của đầu đạn ICBM (Tên lửa liên lục địa).

Vào tháng 5 năm 2018, trong cuộc tập trận đối đầu tên lửa đạn đạo ở trung tâm tính toán tên lửa của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Starlink đã hoàn thành việc đánh chặn trên quỹ đạo tổng cộng 51 đầu đạn hạt nhân từ một quốc gia giả định bay qua Bắc Cực đến Washington, Los Angeles và Seattle, tất cả đều thành công. Vào tháng 7 năm 2018, Lầu Năm Góc tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận đối đầu tấn công bão hòa do các nước thù địch chống lại Hoa Kỳ phát động. Starlink đã đánh chặn 350 ICBM bay tới, tất cả đều thành công. Hơn nữa, đối với mỗi đầu đạn bay tới, hệ thống "Starlink" có từ 5 đến 7 cơ hội đánh chặn, giúp làm mất khả năng đột phá của tên lửa và lực lượng hạt nhân của đối phương.

Tướng Không quân Hoa Kỳ O'Shaughnessy đánh giá cao công trình xuất sắc của SpaceX Starlink, tin rằng SpaceX đã phát triển thành công những vệ tinh phóng tải trọng lớn chi phí thấp và cách tốt nhất để đánh chặn tên lửa đạn đạo là phá hủy chúng trước khi chúng bắn trúng mục tiêu. Ông nói:”Dự án Starlink rất có ý nghĩa và sẽ thay đổi toàn bộ cục diện phòng thủ không gian”.

4. Starlink cung cấp mạng lưới chỉ huy và liên lạc mạnh nhất, phủ khắp toàn cầu, và máy bay không người lái, máy bay ném bom chiến lược, nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân nhận lệnh bất cứ lúc nào. Kế hoạch "Starlink" có thể cung cấp vùng phủ sóng của Internet vệ tinh tốc độ cao không có ngõ cụt trên khắp thế giới, điều này sẽ cải thiện hơn nữa độ chính xác và khả năng chống nhiễu của hệ thống định vị và dẫn đường của quân đội Hoa Kỳ, đồng thời nâng cao đáng kể khả năng liên lạc chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ. 

SpaceX đã bắt đầu thử nghiệm cho dự án "Tia chớp toàn cầu" của Không quân Hoa Kỳ vào đầu năm 2018. Với sự trợ giúp của hai vệ tinh thử nghiệm đầu tiên của hệ thống Starlink, quân đội Hoa Kỳ cho máy bay vận tải C-12 bay thử nghiệm giao tiếp mạng của Starlink, đã đạt được tốc độ truyền mạng băng thông khoảng 610Mbps, gấp 102 lần so với yêu cầu tốc độ truyền tối thiểu 5 megabit / giây trong chiến khu quân sự Hoa Kỳ hiện nay.

Trong tương lai, hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân của Mỹ, chiếm một nửa trong tổng số 14.465 đầu đạn hạt nhân của thế giới, sẽ được kết nối với mạng liên lạc Starlink và có phương thức tác chiến linh hoạt hơn. Trong các hoạt động quân sự ở nước ngoài như Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Kosovo và Chiến tranh Iraq, quân đội Hoa Kỳ đã nắm chắc thế chủ động trên chiến trường nhờ vào lợi thế thông tin được hình thành bởi các vệ tinh khác nhau.

Sau khi hoàn thành "Kế hoạch Starlink”, nó sẽ hỗ trợ cực kỳ mạnh mẽ cho quân đội Hoa Kỳ trong tương lai để thực hiện các hoạt động chung toàn cầu. Trong tương lai, chi phí sử dụng cho máy bay không người lái tầm xa (chẳng hạn như Global Hawk) sẽ giảm đáng kể và việc sử dụng máy bay không người lái như vậy sẽ tăng theo cấp độ.

Starlink có khả năng chỉ huy và liên lạc mạnh mẽ, việc làm tê liệt quân đội Hoa Kỳ bằng cách phá hủy một số trạm điện hoặc bộ chỉ huy là không có thể.

5. Starlink thay thế các thành phần dẫn đường đắt tiền nhất của tên lửa, và giá tên lửa sẽ rẻ như đồ chơi. Vệ tinh "Starlink" có thể điều khiển tên lửa trong thời gian thực cho đến khi nó bắn trúng mục tiêu một cách chính xác. Thiết bị tên lửa sẽ hoàn toàn dựa vào các vệ tinh "Starlink", giá thành tên lửa sẽ giảm đi rất nhiều. Ngược lại, tên lửa đạn đạo của các quốc gia khác sẽ không chỉ đắt đỏ mà còn trở thành đống sắt vụn vì không có chức năng dẫn đường của Starlink. 

6. Vệ tinh có khả năng phóng chùm tia đa hướng, có thể thực hiện phép đo từ xa, theo dõi và điều khiển tàu vũ trụ, sau đó chuyển đổi thành một hệ thống chính xác cao để tính toán, mô phỏng và dự đoán phương tiện phóng tên lửa đạn đạo, cung cấp thông tin hỗ trợ cho các hoạt động tiếp theo cho công việc đánh chặn, đồng thời với khả năng né tránh và thay đổi quỹ đạo tự động, hơn 42.000 vệ tinh trên quỹ đạo cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công động năng vào bất kỳ vệ tinh nào trên bầu trời.

Một khi chiến tranh bắt đầu, các vệ tinh và vũ khí bay ra khỏi bầu khí quyển từ các quốc gia khác có rất ít cơ hội sống sót. Số lượng Starlinks khổng lồ khiến vệ tinh của các quốc gia khác không có nơi nào để thoát ra, và công nghệ hiện có không có biện pháp hữu hiệu để đối phó với nó.

Tin này có xứng đáng thưởng rượu không? Hỡi các chiến binh nông hộ! Thôi, tạm nghỉ để ra đồng gặt lúa phơi thóc. Chuyện nguy hiểm nhưng cái dạ dày của nông hộ quan trọng hơn…kkk




Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

NHÀ BÁO NGA: NẾU THẤT BẠI QUÂN SỰ KHÔNG DẪN ĐẾN THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ, THÌ NGA SẼ GIỐNG NHƯ TRIỀU TIÊN, HAY MỘT TỔ CHỨC HAMAS RẤT LỚN 

NHÀ BÁO NGA: NẾU THẤT BẠI QUÂN SỰ KHÔNG DẪN ĐẾN THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ, THÌ NGA SẼ GIỐNG NHƯ TRIỀU TIÊN, HAY MỘT TỔ CHỨC HAMAS RẤT LỚN 

Phương án tồi tệ nhất đối với Nga là nếu sau thất bại trong cuộc chiến xâm lược Ukraina, chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn nắm quyền. Ý kiến này đã được nữ nhà báo Nga Yulia Latynina bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn với người sáng lập ấn phẩm "GORDON", Dmitry Gordon.

“Chúng ta biết từ lịch sử rằng, những thất bại quân sự kết thúc bằng sự thay đổi chế độ, và đôi khi, như trong trường hợp của Saddam (Tổng thống Iraq Saddam Hussein - ed.), thì không. Và khi đó, tất nhiên, đó sẽ là một phương án hoàn toàn khủng khiếp đối tất cả mọi người. Tôi nghi ngờ rằng, Putin cũng đang chuẩn bị cho điều đó. Nó sẽ là một biến thể của Triều Tiên, một biến thể của HAMAS rất lớn, mà Putin đang biến đất nước thành như thế. Putin, nói chung, rất hay bắt chước những kẻ khủng bố Hồi giáo, trong hầu hết các tư tưởng của ông ta", - bà Latynina nói.

Bà lưu ý rằng, Putin đầu tiên tự mình thực hiện vụ tấn công, rồi sau đó tuyên bố rằng, ông ta là nạn nhân của sự xâm lược "khủng khiếp của NATO".

"Điều hoàn toàn tương tự được những kẻ khủng bố Hồi giáo đã nói, họ đầu tiên phá hủy tòa tháp đôi, và sau đó nói: "Mỹ đã tấn công chúng tôi, xâm lược Afghanistan". Một kẻ hung hãn tự coi mình là nạn nhân là điều kinh khủng và hoang tưởng nhất có thể có trên thế giới. Hơn nữa, điều tồi tệ nhất mà Putin đang làm là cố gắng truyền bá nó vào dân chúng. Và chúng ta biết rằng, có những khu vực như vậy trên thế giới, nơi dân cư hoàn toàn thấm nhuần những ý tưởng như vậy. Ví dụ, cũng chính HAMAS, một bộ phận đáng kể của dân số Ả Rập, Trung Đông. Hãy đi vòng quanh Châu Phi - ở một nửa số nơi bạn sẽ nghe những câu chuyện rằng, "bọn thực dân chết tiệt - chính vì chúng mà chúng tôi quá nghèo, ở đây chúng đang phân phối vắc-xin để lây bệnh AIDS cho chúng tôi hoặc làm cho chúng tôi vô sinh". Đả đảo vắc-xin! Có những vùng, mà loại hệ tư tưởng này thực sự trở nên phổ biến”, - bà Latynina nhấn mạnh.

BTV "NGƯỜI VIỆT KIEV" biên dịch



Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

FB Kim Van Chinh: XEM ẢNH TƯ LIỆU CẦU KERCH BI SẬP, LIÊN HỆ CẦU THĂNG LONG DO NGA LÀM ĐỂ SUY RA TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ NGA 

 XEM ẢNH TƯ LIỆU CẦU KERCH BI SẬP, LIÊN HỆ CẦU THĂNG LONG DO NGA LÀM ĐỂ SUY RA TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ NGA 

1.Người Nga từ lâu đã có xu hướng phát triển nền văn minh có giao lưu quốc tế nhưng rất khép kín do bản chất người Nga vừa thông minh, ngạo mạn, nhưng lại vừa tự ti, khép kín. 

Kết quả là đa số các sản phẩm người Nga làm ra (có khi phải theo đuổi bằng cách ăn cắp công nghệ, ăn cướp công nghệ, hoặc học mót, làm nhái), cũng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nga có cái mà dùng, nhưng không thể cạnh tranh quốc tế, bán được ở nước ngoài. 

Nga đã áp mô hình này cho Liên Xô trước đây cùng toàn bộ khối SEV gồm 11 thành viên XHCN cũ (trong đó có Việt Nam ta). Mô hình này thích hợp khi có một quy mô thị trường, dân số và tài sản đủ lớn cách biệt được với thế giới còn lại bằng bức màn sắt kinh tế chính trị, tài chính và lưu chuyển thương mại… 

Thế giới làm được cái gì quan trọng thì Nga cũng làm được, kể cả Bom A, Bom H, chứ ô tô, xe máy, quần áo, giày dép, thì khó gì? 

Chỉ có điều: Thế giới họ làm ra cái quạt máy nhẹ tênh tênh, chỉ nặng 1kg thì Nga họ làm cái quạt công suất hữu dụng như vậy nhưng điện năng tiêu thụ gấp 2 lần, số gang, thép cho nó gấp 4 lần (ai kiểm chứng lấy “quạt tai voi” của Nga ra mà so với quạt Nhật… 

Thế giới làm ra ô tô mercedes, Toyota, Lexus… thì Nga cũng làm ra Chaika, Lada, Moskovich đi được ngoài đường dù kêu lọc xọc và ngốn xăng gấp 2 lần…  (ai muốn so sánh thì lấy cái xe máy Minsk với xe Honda- Future ra so thử…).

Duy chỉ có những hàng hóa dịch vụ vô hình và tinh vi nhất là từ thời 3.0 thì Nga chịu chết. PC Personal Nga chịu chết, TV plasma cũng chịu, dịch vụ thì còn không có khái niệm nữa cơ. Nga bèn lấy tư duy và lý luận AQ ra biện hộ: mẹ nó, tất cả các dịch vụ đều là vô nghĩa, không có giá trị, không được coi là hàng hóa, không được tính vào phúc lợi của nhân dân… 

Tuy nhiên, một số thứ không cần công nghệ tích hợp, chỉ là sắt thép thuần tùy, Nga làm ra tốt phết: Nồi áp suất Nga tôi thấy tuyệt vời, nồi nhôm Nga luộc bánh chưng chẳng có nước nào sánh được… 

Một số thứ Nga làm ra rất độc đáo đến mức bất ngờ: như cái aptomat điện đen đen tự nhảy, công tắc điện cần gạt không dùng lò so… 

Sau 1991, nhiều hãng công nghệ lớn nước ngoài phải cử chuyên gia lang thang ở Nga để tìm hiểu về các đồ vật của Nga và các kỹ sư Nga nữa, họ “ăn cắp ngược” được khối phát minh sáng chế có giá trị, phát hiện được khối nhà phát minh giỏi mà chính người Nga không biết hết giá trị… 

2.Người Nga đã từng giúp làm ở Việt Nam 2 công trình có ý nghĩa: Thủy điện Hòa Bình và cầu Thăng Long. 

Họ giỏi hơn người Việt Nam chúng ta nhiều. Dù sao đến nay họ vẫn là bậc thầy, nhưng không phải vì thế mà người VN không có quyền bình loạn về họ. Họ giỏi nhưng Thế giới còn có nhiều người giỏi hơn, nhiều nước giỏi hơn.

Cầu Thăng Long họ phải làm trên cơ sở thiết kế gốc của Trung Quốc và Trung Quốc đã làm xong 7 trụ cầu thì bỏ cuộc do 2 nước giận nhau, thù địch nhau… 

Phần chịu lực và mặt cầu hoàn toàn do Nga tự chủ.

Họ đã chọn phương án kết cầu dầm thép (một phần do cầu tích hợp đường sắt đi bên dưới).

Bản đế mặt cầu cũng là thép lá hàn gắn trên các thanh dầm thép bắt bu lông gắn kết nhau kê trên các mố cầu bê tông chắc chắn. 

Sự kết hợp mố cầu (cứng) bê tông với hệ dầm gối giằng ngang thép gia cố bu lông (linh hoạt) với mặt cầu thép hàn (cứng) và mặt bê tôn nhựa (mềm) tạo ra hệ chịu lực và kết cấu ổn định cho cây cầu… 

Cầu Thăng Long một thời là niềm tự hào của Việt Nam và tình hữu nghị Việt Xô … 

Sau 1 thời gian sử dụng, cầu trở thành của nợ cho ngành giao thông Việt Nam.

(tôi đã có bài riêng cho chủ đề này khi phải làm đi làm lại dự án láng lại mặt cầu xô lệch).

Tốn kém quá nhiều tiền để tu sửa.

Không thể sửa chữa để đáp ứng nhu cầu vận tải hiện đại do cái kết cấu thép tấm mặt cầu không được tính toán chu đáo…

Các tấm thép lá mặt cầu bị võng 4 phía. 

Độ trơn trượt giữa lớp bê tông thảm nhựa với lớp thép không thể bền vững, không chịu nổi trong tải cho xe chạy…

Sửa xong lại hỏng nhanh.

Cuối cùng, dự án mới nhất đã làm hết hơn 100 tỷ phải dùng vật liệu chuyên dùng công nghệ Mỹ kết hợp hàn các thanh sắt tăng độ bám dính bề mặt và keo đặc biệt, hy vọng mặt cầu sử dụng được trên 10 năm…

Nếu không, phải thay lại toàn bộ hệ chịu lực mặt cầu, hoặc bỏ phần đi ô tô, chỉ dùng cầu cho tàu hỏa… 

3.CẦU KERCH

Cầu Kerch chi phí 4 tỷ $ là rất đắt.

Xem tốc độ xây dựng và kết quả cây cầu xe và tàu hỏa chạy ngược xuôi 2 chiều, rồi thấy Nga họ tuyên truyền quá xá về niềm tự hào của nước Nga… tôi cũng đã thầm khen trình độ làm cầu của Nga… 

Nhưng sau vụ nổ sập cầu vừa rồi, thấy hình ảnh cầu sập 2 nhịp liền nhau vì vụ nổ lớn, lộ rõ kết cấu dầm chịu lực, tôi thấy cần nói đôi điều:

-Hóa ra gần 40 năm nay trình độ công nghệ làm cầu của Nga không có tiến bộ mấy. Điều này dễ hiểu vì trình độ làm ô tô, xe máy, quạt điện, của họ cũng vậy, 40 năm nay gần như giậm chân tại chỗ…

Cầu lớn hiện nay đa phần làm dầm chịu lực bê tông dự ứng lực gối trên hệ trụ, kể cả các cầu dây văng lớn và dài… 

Nga vẫn làm cầu kiểu xưa: dầm thép nối nhau, giằng nhau, bề mặt trải thảm nhựa. Vòm cao chịu lực người ta làm dây văng thì Nga vẫn làm vòm thép giằng bulon river như cầu Long Biên xưa… 

Nếu không có chiến tranh thì cầu như vậy sau khi sử dụng 1 thời gian (như cầu Thăng Long), nó rất khó sửa chữa…

Còn chiến tranh xảy ra như hiện nay: chỉ cần 1 vụ nổ gây ra từ 1 quả tên lửa hoặc “oto cảm tử” như Nga nghi vấn, lại đúng vào đoạn mồ cầu, chỉ cần sức phá không lớn cũng có thể làm cho toàn bộ hệ khung thép dầm cầu xô lệch rời khỏi đầu trụ cầu làm nhịp cầu gẫy rơi xuống nước… 

Đó là lý do tại sao cầu Kerch bị gãy 2 nhịp rất khó khắc phục như hiện nay… 

Nhiều người so sánh với cầu Antonov do Ukraina xây dựng với hệ dầm bê tông, bắn đến hơn 100 quả Hirmas thủng lỗ chỗ mà kết cấu cầu hầu như không suy chuyển, xe vẫn lách đi được… 

Còn cầu Kerch, chỉ cần 1 vụ nổ, 2 nhịp cầu bay dưới biển luôn.

Vậy nó là niềm tự hào được không?

Hay nó là chứng tích cho một nền sản xuất và công nghệ lạc hậu của những anh Ivan chui rúc rừng sâu chuyên tự sướng rằng mình giỏi nhất Thế giới? 

Sau vụ sập cầu, chính phủ Nga còn ra lệnh cho dân Nga về thông tin không được nói gì về cầu, chỉ được nói rằng cầu bị hư hại 1 tuyến đường bộ và có cháy phần đường sắt, đã được khắc phục thông xe và tăng cường chạy phà giao thương bình thường…

Rất là hài…



FB Matthew NChuong: AI ĐANG ÂM MƯU "BÁN ĐỨNG" LÃNH THỔ UKRAINE?

 AI ĐANG ÂM MƯU "BÁN ĐỨNG" LÃNH THỔ UKRAINE? 

Matthew NChuong 

/1/ Theo dòng thời sự hiện nay, thảy ai ai cũng đang chứng kiến một số nước Âu châu và Mỹ liên tục viện trợ võ khí, quân phí cho Ukraine. 

NHƯNG, phát biểu mới nhứt 5/10/2022 của tân Thủ tướng Anh Liz Truss tại hội nghị của đảng Bảo thủ (Conservative Party) khiến cho giới quan sát viên phải CHÚ Ý. Một biến chuyển ngấm ngầm gì đang diễn ra? 

Bà Liz Truss nhấn mạnh: nước Anh sẽ "KHÔNG nhượng bộ trước những kẻ muốn thỏa thuận BÁN ĐỨNG lãnh thổ Ukraine", "KHÔNG nhượng bộ trước những kẻ dùng ẢO TƯỞNG HÒA BÌNH để trả giá bằng mạng sống của người Ukraine"! 

/2/ Vladimir Putin ve vãn dàn xếp hòa bình, sau khi ông ta tuyên bố ba vùng lãnh thổ của Ukraine, mà Nga chiếm đóng, đem sáp nhập vào Nga. Đáp lại, Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine cho biết ông sẵn sàng nói chuyện với Moscow nhưng không đàm phán với Putin!

Ở vị thế BÁN ĐỨNG, chỉ có thể là "ai đó", "lực lượng nào đó" thuộc  hàng ngũ đồng minh, dùng lợi thế trong viện trợ võ khí và quân phí nhằm tạo áp lực để buộc Ukraine đi đến "dàn xếp hòa bình". 

Cũng chỉ có thể là "ai đó" trong lãnh đạo - hoặc Pháp, hoặc Đức, hoặc Mỹ, bởi vì ba quốc gia này có năng lực viện trợ mạnh nhứt cho Ukraine. 

Đối với mỗi quốc gia vừa nêu, "giải pháp hòa bình" - sau khi Ukraine bị Nga ngoạm mất một vài vùng lãnh thổ - đều có lợi và bất lợi đối với chính sách, chiến lược của họ. Nếu "lợi" nhiều hơn so với "bất lợi", ắt hẳn giới chính khách chuyên nghiệp đầy mưu mẹo sẽ chọn phương án "hòa bình". 

Ai? Tổng thống Pháp Emmanuel Macron? Thủ tướng Đức Olaf Scholz? Hay Joe Biden của Mỹ? 

/3/ Khi Thủ tướng Anh Liz Truss gióng tiếng cảnh báo về "những kẻ đang có âm mưu BÁN ĐỨNG", nghĩa là chẳng phải thuyết âm mưu mà giới báo chí ưa gây scandal để lôi kéo công chúng, mà đây đang là chuyện-có-thật diễn ra nơi hậu trường chánh trị quốc tế!

Dù chưa nêu tên ai cụ thể vào lúc này, có thể hiểu tuyên bố của một nguyên thủ quốc gia là Thủ tướng Anh Liz Truss nhằm "nắn gân" những ai đang có âm mưu BÁN ĐỨNG: đừng hòng tiến hành "quỷ kế" trót lọt! 

Phương án "dàn xếp hòa bình", theo bà Liz Truss, sẽ chỉ là ẢO TƯỞNG không hơn không kém. Bà còn tuyên bố nước Anh ủng hộ Ukraine chiến đấu tới cùng, bất kể thời gian bao lâu. 

Thời sự chiến cuộc tại Ukraine đang đứng trước một "bước ngoặt" với những diễn biến khó lường... 

* PHỤ CHÚ: 

a) Hồi năm 2014, Obama của đảng Dân Chủ Mỹ đã đứng ra "dàn xếp hòa bình" cho xung đột Ukraine và Nga. 

Lúc đó, Thủ tướng Anh là David Cameron dù thuộc đảng Bảo thủ - như Liz Truss hiện nay - nhưng bấy giờ thế lực đang suy giảm nên Cameron buộc phải liên minh với đảng Dân Chủ tự do (Anh) => David Cameron đã đồng thuận với giải pháp của Obama. 

Hòa bình tái lập trên đất Ukraine, và Ukraine mất bán đảo Crimea vào tay nước Nga, trót lọt cho đến nay là 8 năm. 

b) Bà Liz Truss, hồi tháng 4/2022, kêu gọi triển khai một “Kế hoạch Marshall mới” để tái thiết Ukraine, như Mỹ đã từng thực hiện giúp châu Âu tái thiết sau Thế chiến II. Nhưng, nhiều chánh trị gia Mỹ không hoan nghênh. 

Bà Liz Truss có xu hướng thúc giục Mỹ thực thi chính sách cứng rắn với Nga, ngày càng cứng rắn hơn, đây là điều mà Joe Biden cân nhắc, tùy thời điểm mới tỏ ra "cứng rắn"... 

----------------------

Nguồn: Matthew NChuong

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1538773056556669&id=100012719672028&eav=AfbDU_en5zCvehpqmzZ7YvPVRKwGEwH56tllmXcGqjpRjaOQtx-Nbuv2BXAPMuZ-e-8&m_entstream_source=timeline&paipv=0

Video 

https://www.facebook.com/100012719672028/posts/1538773056556669/