Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

FB Kim Van Chinh: AI SẼ KẾ VỊ PUTIN?

 AI SẼ KẾ VỊ PUTIN?

Kim Van Chinh

1.Một số đặc điểm về nền chính trị nước Nga 

-Nước Nga thực sự hình thành như 1 quốc gia vào giữa Thế kỷ 16, khi và chỉ khi Ivan bạo chúa – lãnh chúa Moscovy đánh thắng được quân Tactar (gốc Mông Cổ) và trừng phạt lãnh chúa Novgorod để thống nhất các vùng đất rộng lớn dọc theo sông Volga… Ivan bạo chúa xưng ngôi “Sa hoàng” (lấy cảm hứng từ Cesar trong lịch sử) để khẳng định nước Nga có một vị vua (sa hoàng) không thua kém gì các quốc gia lớn ở châu Âu.

-Ivan bạo chúa thống nhất được lãnh thổ lớn đến tận Siberi tạo ra một nước Nga thống nhất nhưng đa sắc tộc với sắc dân Nga (Russian) là thống trị. Sự thống nhất và sức mạnh của Nga thời Ivan bạo chúa dựa trên sự tàn bạo điên loạn của Ivan. Do đó, đến cuối đời Ivan và kéo dài gần 100 năm sau, nước Nga rối loạn và suy yếu (khi các con, cháu, họ hàng – thật và giả - của Ivan nắm quyền)… 

-Đến 1613, sau khi dòng họ Romanov lên ngôi, nước Nga phục hồi dần dần và đỉnh cao của nó là thời Piotr đệ nhất (đời vua thứ ba dòng Romanov) và đời Ekaterina II (bà là người Đức, con gái vua Phổ, cháu dâu của Piotr) làm sa hoàng… 

- Cả Piotr I và Ekaterina II đều dẫn dắt nước Nga hướng đến các giá trị Châu Âu, mời rất nhiều danh nhân sang Nga làm việc và phát triển văn hóa, kinh tế, khoa học và cả chính trị Nga theo mẫu hình Châu Âu. 

-Khi nước Nga suy tàn và rối loạn thời cuối triều đại Ivan, không có ai muốn lên làm sa hoàng. Chuyện kể, các lãnh chúa Nga đã họp nhiều lần và thống nhất sẽ tôn Romanov – một trong những lãnh chúa có uy tín – lên làm sa hoàng, nhưng Romanov không nhận. Các lãnh chúa phải cầu cạnh bà mẹ của Romanov – sụp lạy bà, đề nghị bà vì nước Nga mà thuyết phục con bà lên làm sa hoàng – cuối cùng thì Romanov mới lên làm sa hoàng, phát triển triều đại Romanov hơn 300 năm đến tận cách mạng tháng 10 và dòng họ (gia đình vị sa hoàng cuối cùng) bị phe cách mạng Bolsevich của Lenin giết sạch.

-Khi vua Piotr III (cháu nội Piotr I) lên ngôi tỏ ra bạc nhược, hèn kém, cô vợ là là Ekaterina đã được các cận thần có thế lực trong triều đã làm 1 cuộc đảo chính phế truất (sau giết chết) vua để cho Ekaterina lên làm sa hoàng, mở ra 1 thời kỳ rực rỡ cho nước Nga cả về nội trị và mở rộng bờ cõi… 

-Cả thảy nước Nga có 3 thời kỳ do phụ nữ làm sa hoàng (đều dưới triều đại Romanov). 

-Thời soviet (cộng sản chủ nghĩa), vị thế và biên giới nước Nga theo nghĩa rộng - gắn với thực thể Liên Xô và vùng ảnh hưởng – được mở rộng và nâng tầm như một mô hình phát triển mới – mô hình XHCN – Thời kỳ này dù cho Nga – Liên Xô cũng bị cấm vận trong “bức màn sát” nhưng tầm ảnh hưởng, uy thế và cả sức mạnh quân sự của Nga (Liên Xô) là vang dội nhất. Trong mô hình này, “sa hoàng” thực sự của Nga (Liên Xô) lại là 2 người thuộc các dân tộc nhỏ Georgia (Gruzin) – Stalin và Ukraina – Bregionep. 

-Thời soviet (do Lenin sáng lập, Stalin và Bregionep phát triển), không còn chế độ sa hoàng, thay vào đó là chế độ Bộ Chính trị với Tổng bí thư làm việc đến khi chết. Trong chế độ chưa ổn định và không rõ ràng về thể chế này, Stalin cũng đã đạt được đỉnh cao quyền lực chẳng khác gì một sa hoàng, nhưng vẫn phải núp dưới giáo lý cộng sản, còn các TBT khác thường phải dựa vào một tập thể đứng đằng sau với sự phân quyền khá mạnh cho các ủy viên khác. 

-Trong thời soviet có 2 cuộc “đảo chính” đã diễn ra: đảo chính Khrutsop và đảo chính Gorbachop, đều phải dựa vào một tập thể để ra quyết định cô lập người đứng đầu cũ, rồi tập thể lãnh đạo bầu lên 1 lãnh đạo mới trước khi hợp pháp hóa theo các thể chế nhà nước công khai.

-Trong nền chính trị Nga, truyền thống xếp hàng (trật tự quyền lực, uy tín, sống lâu lên lão làng…) rất quan trọng và được tôn thờ, kể cả thời phong kiến và thời soviet. Ví dụ khi Bgegionhep chết, lần lượt phải đưa Andropov và Chernenko dù ốm yếu, già cả lên làm TBT rồi mới đến lượt Gorbachop – người cải cách mạnh mẽ nước Nga (Liên Xô) nhưng không thành… 

-Rất ít khi xảy ra ám sát nhau để phế truất người trước lên làm lãnh đạo. 

2. Nước Nga hiện nay đang khủng hoảng thực sự và đứng trước nguy cơ sụp đổ (giống như thực thể Liên Xô đã sụp đổ năm 1991). 

-Các mục tiêu của chính phủ đương thời không đạt được cả về quân sự, ngoại giao và kinh tế.

-Bị cô lập quốc tế hơn bao giờ hết.

-Giới cầm quyền thực sự (siloviki) – xin đọc bài về siloviki – không có tính chính danh và là quái thai trong chính trị đương đại – nhà nước trong nhà nước – nhà nước bè đảng maphia – chỉ có thể giữ vững quyền lực và ổn định cho quốc gia khi đất nước phát triển kinh tế tốt. Khi kinh tế sụp đổ, người dân đói túng, siloviki sẽ bị lên án… 

-Nhưng cũng rất khó để nước Nga tự biến chuyển sau thất bại và sụp đổ lần này. Chắc nó sẽ giống như lần 1991, nó sẽ rơi vào hỗn loạn một thời gian nhưng với sự tàn khốc hơn trước rất nhiều, rồi mới có thể tìm ra một trạng thái và hình thức cân bằng mới… 

-Nước Nga tự nó là một quái vật rừng xanh sống cách biệt với thế giới, không theo các chuẩn mực, trật tự và quy tắc của Thế giới. Tự họ hiện nay cũng không đủ năng lực để biết họ đi về đâu thì các bộ óc bên ngoài khó mà phán đoán chính xác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét