Thứ Hai, 13 tháng 1, 2025

FB Kiến trúc-Xây dựng Nam Cần Thơ: VÀI DÒNG GIẢI THÍCH VỀ THÉP GIA CƯỜNG CHO TƯỜNG GẠCH TRÊN SÀN HAY CÓ NÊN LÀM ĐÀ PHỤ ĐỠ TƯỜNG.

 🤔VÀI DÒNG GIẢI THÍCH VỀ THÉP GIA CƯỜNG CHO TƯỜNG GẠCH TRÊN SÀN HAY CÓ NÊN LÀM ĐÀ PHỤ ĐỠ TƯỜNG.🤔

Hiện nay trong các Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu quy định gia cường thép sàn tại vị trí tường gạch xây lên sàn như sau:

+ Tường 100: Gia cường 2ø14

+ Tường 200: Gia cường 2ø16

+ Thép gia cường đặt lớp dưới chạy suốt hết chiều dài của tường gạch và neo vào dầm.

Câu hỏi đặt ra:

1.    Tại sao có quy định trên? Thép gia cường đó chịu cái gì và tính toán như thế?

“Quy định thép gia cường dưới tường như trên thì tôi cũng đi tìm câu trả lời như bạn, tôi chưa thấy tiêu chuẩn hay tài liệu nào giải thích điều này”. 

Tôi sẽ tóm tắt một số quan niệm của anh em kĩ sư về vấn đề này và mỗi quan niệm tôi sẽ giải thích rõ cho anh chị cái chưa đúng để anh chị có cái nhìn tổng quát hơn về việc gia cường thép sàn dưới tường gạch.

Quan niệm 1:

    Thép gia cường dưới tường để chịu ứng suất cục bộ do tường truyền xuống sàn.

Quan niệm này xuất phát từ thời tính toán sàn bằng giải tích phương pháp tra ô bản kê 4 cạnh, kĩ sư quy tải tường về lực phân bố đều lên sàn nên tại vị trí tường ứng suất tập trung lớn hơn so với cách tính này. Do đó cần gia cường thép chịu thêm cục bộ này.

Ngày nay nếu khi tính toán sàn bằng phần tử hữu hạn, kĩ sư lại quan niệm nếu tải tường quy về phân bố đều thì cần gia cường, nếu nhập tải tập trung tường lên dầm ảo (tải đường) thì không cần gia cường vì đã tính toán chịu tải tập trung này rồi.

Sai lầm của quan niệm 1 ở đâu?

Thép gia cường sàn chịu tải tường tập trung của tường nên đặt vuông góc với tường ( Hình 3) không phải dọc theo tường như hiện nay. Vì tải tập trung của tường gây momen uốn lớn theo hướng vuông góc với tường.

Quan niệm 2: 

Kĩ sư quan niệm  không làm đà dầm thì làm dầm ẩn trong sàn để đỡ tường. Kích thước dầm ẩn bxh (b là bề rộng tượng và h là chiều dày sàn)

Thời tôi vào nghề thì được truyền nghề: “tường 200 thì gia cường đà dưới tường, tường 100 thì gia cường thép”. Kĩ sư không làm đà thì làm dầm ẩn trong sàn (dầm có chiều cao bằng chiều dày sàn).

Do đó trong mô hình Etabs kĩ sư mô hình dầm dưới tường kích thước bxh, với b là bề rộng tường, h là chiều dày sàn. Sau đó lấy momen trong dầm để tính toán ra thép gia cường dưới tường. 

Với quan niệm dầm phải gác qua dầm nên kĩ sư sẽ mô phỏng dầm tường này kéo vào dầm chính nên cũng xảy ra quan niệm thép gia cường tường neo đến dầm chính bên cạnh. Trường hợp này dầm tường xuất hiện momen cả gối và nhịp nên nhiều tư vấn thiết kế bố trí cả lớp trên lớp dưới 4d16 thay vì 2d16 lớp dưới và còn thêm đai chống cắt nữa. Rất buồn cười. (Hình 2)

Sai lầm của quan niệm 2 ở đâu?

Với phần mềm Etabs thì kĩ sư mô hình phần tử dầm đè lên phần tử sàn thì phần độ cứng và trọng lượng bản thân dầm và sàn sẽ trùng nhau. Điều này có nghĩa là nếu anh chị mô phỏng phần sàn tiết diện bxh và dầm tiết diện bxh thì tại đó có 2 cái dầm bxh chồng lên nhau. Thực tế tại vị trí đó chỉ có độ cứng phần tử sàn nên chỉ mô hình là phần tử dầm none hoặc phần tử tấm none bằng bề rộng tường hoặc mô phỏng phần tử dầm thật nhưng bỏ hết độ cứng chống uốn, cắt,…và trọng lượng bản thân.

Kết luận:

Đến đây có thể anh chị có thể tự trả lời thép gia cường trên sàn ở đâu ra rồi đúng không? Và từ những quan niệm chưa đúng dẫn đến thành kinh nghiệm bắt buộc trong hầu như các dự án hiện nay.

Còn cá nhân tôi có gia cường thì tốt hơn là không gia cường thép nếu bạn không cần tiết kiệm. Tuy nhiên trong trường hợp nếu cần xây thêm tường ngăn khi cơi nới thêm phòng thì kĩ sư đừng bắt đục sàn gia cường thép dưới tường nhé. Vì thật sự không cần thiết mà dễ gây nứt sàn thêm do quá trình thi công.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét