Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

FB Nguyễn Chương-Mt: Ghi chú để hiểu cho tỏ về chiêu trò "rót mật vào tai"... 

 Ghi chú để hiểu cho tỏ về chiêu trò "rót mật vào tai"... 

SAU KHI ROOSEVELT LÀM TT 4 NHIỆM KỲ, NƯỚC MỸ NGAY LẬP TỨC RA TU CHÁNH ÁN GIỚI HẠN TỐI ĐA 2 NHIỆM KỲ! VÌ SAO? 

* Hiểm họa đặt ra bởi "Nhà nước vú em" ("nanny state") gắn liền với tâm lý thụ động của cử tri là "từ chối tự do" ("escape from freedom"), đặt tự do vào trong tay "nhà nước vú em" để nhà nước lo mọi thứ.  

* Vạch trần "gốc rễ tư tưởng NAZI" ("Nationalsozialismus": "chủ nghĩa xã hội quốc gia") của cánh tả Mỹ.

&1&

George Washington là vị Tổng thống đầu tiên, đã được bầu làm Tổng thống vào năm 1789-1797, được hai nhiệm kỳ. Sau đó rất nhiều người mong muốn G.Washington tiếp tục tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba. Cũng là điều dễ hiểu vì công trạng vĩ đại của "quốc phụ" khiến ông trở nên thần tượng chính trị sáng chói. 

Nhưng G. Washington đã từ chối, bởi ông xác quyết rõ rành: việc bám riết vai trò nguyên thủ, dẫn đến độc quyền độc tôn là PHẢN LẠI TINH THẦN CỘNG HÒA ("Cộng hòa", nghĩa là mọi người cùng chung vai sát cánh dựng xây đất nước).

&2&

Quí bạn chú ý: Hiến pháp Mỹ từ thời lập quốc không đưa ra hạn định nhiệm kỳ Tổng thống. Nhưng do George Washington đã tạo ra tiền lệ bất thành văn, nên hầu hết các đời Tổng thống sau đó cũng tự nguyện chấp chánh tối đa 2 nhiệm kỳ thì không tranh cử nữa. 

Để rồi ... Franklin Roosevelt bên đảng Dân chủ đã không theo "tiền lệ" đó, mà tranh cử tới 4 lần (đắc cử TT vào các năm 1932, 1936, 1940, 1944; sau khi đắc cử nhiệm kỳ lần thứ 4 được một thời gian thì ông qua đời, Phó TT bấy giờ là Truman đã kế nhiệm cho tới năm 1948 dứt nhiệm kỳ). 

Nói nào ngay, 4 nhiệm kỳ là không sai, là hợp pháp - bởi vì cho đến lúc bấy giờ Hiến pháp Mỹ vẫn không hạn định về số nhiệm kỳ. 

&3&

Mời quí bạn cùng suy nghĩ: 

Nếu TT Roosevelt quả giỏi giang, xuất sắc, vậy, VÌ SAO vào năm 1947 (sau khi Roosevelt qua đời chưa dứt nhiệm kỳ thứ 4), Quốc hội Mỹ đã buộc phải soạn thảo và đồng thuận với Tu Chánh Án 22 (Amendment XXII) - theo đó Tổng thống Mỹ từ nay trở đi chỉ được tối đa 2 nhiệm kỳ (8 năm) mà thôi! 

Vì sao? 

&4&

Theo cuốn "Sự điên rồ của Franklin D. Roosevelt” ("FDR’s Folly"), sử gia Jim Powell đã đưa ra đầy đủ tư liệu lịch sử chứng minh rằng "Chính sách Mới" (New Deal) của Roosevelt thay vì vãn hồi sự suy thoái kinh tế, thay vì chấm dứt thì lại làm cho cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài thêm".

Milton Friedman, Nobel Kinh tế, cũng đưa ra nhận xét tương tự: "Chính sách Mới của Roosevelt dẫn đến sự can thiệp của chính phủ ngày càng sâu và bộ máy chính phủ ngày càng PHÌNH TO, tốn kém". 

Franklin D. Roosevelt (FDR) khôn khéo lấy phiếu cử tri để tái đắc cử, cách nào? 

Bằng cách hứa hẹn gia tăng những chương trình phúc lợi xã hội như tiền hưu trí, xây cất nhà cửa cho người nghèo, sửa chữa đường sá... Dưới thời FDR cho ra đời hàng loạt nào là "Luật Điều tiết Nông nghiệp”, “Đạo luật Phục hồi Công nghiệp Quốc gia”, rồi “Luật An sinh xã hội”...

Để có kinh phí cho các mục phúc lợi, FDR không ngừng tăng thuế!

Trước 1932 (thời điểm Roosevelt vào ngồi tòa Bạch Cung), chỉ có 5% dân Mỹ ("giới nhà giàu") đóng thuế ở mức thuế 25%. 

Vào năm 1944 (nhiệm kỳ 4 của FDR), có đến 66% dân số Mỹ phải đóng thuế ở mức 24% (xấp xỉ với mức thuế vào năm 1932 mà lúc đó chỉ có 5% dân Mỹ "nhà giàu" phải đóng thuế ở mức này thôi)!

&5&

Trong tác phẩm “Lời nói dối lớn: Vạch trần gốc rễ NAZI của cánh tả Mỹ ”, D’Souza cho biết: 

"Đạo luật Phục hồi Quốc gia do Roosevelt ban hành, đây là trung tâm của Chính sách Mới (New Deal). Về cơ bản, Đạo luật này đã gióng lên hồi chuông báo tử cho kinh tế thị trường tự do của Mỹ.”

Chính sách Mới (New Deal) của Franklin Roosevelt được ADOLF HITLER của Quốc Xã Đức (viết tắt từ "Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức") và MUSSOLINI của phát-xít Ý ca ngợi tán thưởng!

(ghi chú: lúc đó chưa nổ ra Đệ nhị thế chiến do mâu thuẫn quyền lợi địa - chính trị). 

Vì sao Hitler, Mussolini ca ngợi Roosevelt? Bởi vì, xét về mặt kinh tế - xã hội, Hitler, Mussolini và Roosevelt đều đồng dạng theo công thức: "Thu thuế cao / thu thuế tràn lan + Chính phủ cồng kềnh, can thiệp sâu vào các hoạt động xã hội".

Tắt một lời, đó là những "NHÀ NƯỚC VÚ EM" ("nanny state").

&6&

Bất luận trong lịch sử nước nào, cũng đều có những giai đoạn mà cử tri trở nên thụ động, ù lì, sẵn sàng bỏ phiếu cho "Nhà nước vú em".

Cử tri sẵn sàng trao quyền tự do chọn lựa vào trong lòng bàn tay "Nhà nước vú em" để Nhà nước tùy nghi quyết định; bù lại là họ được bảo bọc, trợ cấp đã được hứa hẹn từ ứng viên Tổng thống, và từ các chính khách chuyên nghiệp (kiếm sống bằng nghề làm chính khách). 

Erich Fromm gọi đây là hiện tượng tâm lý "chạy trốn khỏi tự do" ("Escape from Freedom"). 

&7&

Để vực dậy nền kinh tế Mỹ trì trệ vì lún quá sâu vào mô thức "Nhà nước vú em", vào ngày 8 tháng 11 năm 1945 (lúc này DFR đã qua đời dù chưa dứt nhiệm kỳ lần 4) tại Mỹ đã ra đời Đạo luật về doanh thu (US Revenue Act of 1945), mạnh tay cắt giảm thuế.

Sau Đạo luật Revenue Act, năng lực sản xuất của nước Mỹ trỗi dậy. Tăng trưởng đến mức dư thừa để viện trợ cho toàn châu Âu (kế hoạch Marshall) và giúp phục hồi Nhựt Bổn hậu chiến. 

&8&

Tới đây, ắt quí bạn hiểu vì sao nước Mỹ không thể buông lơi cho những chính khách đi theo mô hình "Nhà nước vú em", họ rất thạo ngón nghề rót mật vào tai cử tri. 

Lợi cho cử tri trước mắt rõ rành, nhưng "lợi thì có lợi, nhưng răng không còn".

Thành thử buộc phải có sự hạn định nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ chỉ được tối đa 2 nhiệm kỳ mà thôi (theo Tu Chánh Án thứ 22, ngày 21/3/1947).

&9&

Nếu chẳng may vai trò nguyên thủ quốc gia rơi vào ứng viên của "Nhà nước vú em", nhưng nhờ có Tu Chánh Án thứ 22, giỏi lắm cũng chỉ được phép cầm trịch 8 năm là phải stop!

Ắt sẽ có quí bạn hỏi: nếu một tổng thống giỏi giang thực sự, có tầm hoạch định quốc kế dân sanh mang lại hiệu quả rỡ ràng, mà ... chỉ được tại vị 2 nhiệm kỳ thôi, có uổng phí quá không? 

Câu trả lời, đó là: "Quyền lực nắm càng lâu thì càng tăng nguy cơ bị tha hóa bởi quyền lực"! Đó là nguyên tắc chung trong nền tảng chính trị CỘNG HÒA tại Mỹ. 

Một Tổng thống giỏi thì phải nhìn xa hơn 8 năm tại vị (2 nhiệm kỳ tối đa), bằng cách tạo dựng uy tín để cử tri sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho ứng viên gần gũi với đường lối của TT đương nhiệm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét