Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

GIẢI TRÍ - NGHỆ THUẬT TÁN GÁI

"KHÔNG GIÀU THÌ PHẢI ĐẸP TRAI

KHÔNG THÔNG KINH SỬ, PHẢI DÀI MỘT GANG"

2 câu thơ kinh điển này là kinh nghiệm được các cụ xa xưa đúc kết và truyền lại chứ không phải là tôi tự nghĩ ra và chém gió đâu nhé

NGHỆ THUẬT TÁN GÁI

Tán gái có nhiều cách, ở đây tại hạ chỉ nêu phương pháp tối ưu, anh em tùy nghi sử dụng. Trước hết, tán gái phải có vũ khí, vũ khí ở đây có thể là đẹp trai (nếu anh em đẹp trai), có thể là chai mặt (nếu mặt xấu như tại hạ), có thể giàu (có tiền là một lợi thế), có thể nghèo (nghèo quăng cùi bắp cũng là lợi thế, lợi thế cùi dễ liều), có thể là tài lẻ bẩm sinh như thể thao (chạy, nhảy, đá banh, bay kẹp cổ, đánh lộn…), âm nhạc (chơi guitar, acmonica, organ, đàn bầu…), thơ văn…, (chắc chắn anh em phải có năng khiếu về một cái gì đó, còn không chỉ còn mỗi cách… đẹp trai thôi). Bởi vậy kinh nghiệm ngàn năm được đúc kết lại , ghi lên bìa cuốn cẩm nang tán gái 2 câu thơ ở trên nhé

Khi đụng trận, ngoài phương pháp tối ưu, anh em phải sử dụng các sở trường nói trên để bổ trợ mình. Nắm bắt rõ tâm lý đối thủ nghĩ gì, muốn gì, từ đó lập kế hoạch, phương pháp, chiến thuật, chiến dịch, chiến lược…để tán. Bên cạnh đó, phải thực hiện bài quấy rối tình … địch như đâm bị thóc chọc bị gạo, nói xấu sau lưng, chọc quê, xỏ xiên nhau, thậm chí phải oánh lộn để tranh giành. Tâm niệm rằng nếu biết tạo dựng thời cơ, lúc cương lúc nhu, lúc thờ ơ hững hờ, lúc điên cuồng ráo riết, như thế, dẫu có lúc tuyệt vọng hết biết cũng sẽ có ngày thắng lợi oanh liệt.

Chung quy lại con gái chỉ có xấu và đẹp để từ đó yêu và ghét, cũng vì thế tán gái có mấy kiểu sau:

ABC :  TÁN GÁI XẤU

1) Tán gái xấu toàn diện:

Tán gái dễ nhất không gì qua tán bọn gái xấu toàn diện, có nhiều danh từ tương đương mà anh em cần biết thêm như “tàn canh giá lạnh”, “ma chê quỷ hờn”. Với kiểu này chỉ có một từ để diễn tả:”Xấu”, xấu khỏi chê, xấu từ mỏ ác đến gót chân, xấu từ trái qua phải, từ sau ra trước, xấu từ không gian (chỗ nào cũng xấu) đến thời gian ( từ nhỏ đến giờ và mai sau). Các bác giải phẫu thẩm mỹ mà gặp nhóm này như buồn ngủ gặp chiếu manh. Thẩm mỹ viện phát triển là nhờ công nhóm này. Cách tiếp cận rất dễ dàng, coi ả nào mà đám con trai không thèm tiếp chuyện trong lớp lẫn ngoài đời, không thèm galăng, không thèm bất cứ thứ gì trên người của ả, thậm chí thà ch.ết còn hơn…. quen là đích thị, về khoản mặt mũi cứ nhắm loại hình đa diện lồi bất đối xứng là được, mặt càng mụn càng tốt (đậu mùa hết rồi thì còn thủy đậu!), răng đen như cột nhà cháy, cao dưới mét tư là đúng chuẩn. Cách tán cũng dễ: ”Bất chiến tự nhiên thành”, ngồi yên nó cũng lao vào mà tán ngược mình. Đặc điểm của nhóm này là viết chữ rất đẹp cùng với giọng nói 108 nên tốt nhất là chỉ liên hệ qua thư hộc bàn hoặc điện thoại, tránh gặp mặt trực tiếp cho nó… đỡ nhát ma nhau. Lỡ gặp mặt thì phải làm như tâm đầu ý hợp, nghĩa là hai đứa cùng nhìn… về một hướng, tránh nhìn trực diện nhau có thể bứt tóc móc mắt gây mất đoàn kết giới tính. Khi tâm sự có thể vén tóc hoặc vuốt ót để tìm cảm giác lãng mạn vì bọn con gái đứa nào cái ót cũng đẹp. Chú ý là trường hợp này khi đã đổ rồi sẽ dễ luỵ tình , anh em lúc đó nếu thấy không phù hợp phải kiên quyết cắt đuôi nếu không muốn rước họa về sau. Mối tình đầu mà lâu sẽ trở thành mối tình… đầu lâu.

2) Tán gái xấu mà chảnh:

Bọn này cũng xấu nhất… trí luôn, dù y học đã can thiệp hết sức bằng công nghệ hiện đại. Cho nên bọn này hay ngụy trang cái xấu bằng các kiểu đầu tóc như xù hấp dầu vàng, quăn cháy đen giòn hay à la mode hiện nay là duỗi cong xông khói, với sự tiếp sức của các Trung tâm vì sự tiến bộ phụ nữ như Triumph, Dior, Shiseido…bọn này có thể làm một số anh em quáng gà dao động tư tưởng quyết liệt bởi đẹp xấu lẫn lộn. Hãy vừa tán vừa thuyết phục em nó chơi trò “chọn giá đúng” lại bản thân. Bọn này nếu không hoang tưởng cũng bị tự kỉ ám thị nặng. Xấu mà tưởng đẹp nên chảnh là căn bệnh nan y của chuyên ngành thần kinh học thẩm mỹ. Phải dùng thuốc đặc trị, phác đồ điều trị tốt nhất là cứ để em nó chảnh, càng làm cao bao nhiêu càng tốt, cứ khen em nó tới tấp, dồn dập, vồ vập, bọn nó sẽ tưởng mình khen thiệt và nghĩ rằng bọn nó cũng đẹp thiệt. Khi bệnh đã nặng lắm rồi thì tán tỉnh bọn này không cần năng khiếu gì sất, chỉ cần khen đẹp đồng thời chú ý khi khen chỗ nào thì phải minh họa chỗ đó, khen tóc đẹp thì vuốt tóc, khen mắt đẹp thì …vuốt mắt, sử dụng chiêu này tuyệt đối không khen từ lỗ rún trở xuống dễ bị ăn đạp. Chú ý bọn này tất nhiên sẽ có một lợi thế so sánh nhất định về một mặt nào đó (trừ khuôn mặt), như hoặc dáng đẹp, hoặc da trắng, hoặc chân dài (vì thế mới chảnh!), nếu ả nào không có một trong các yếu tố trên thì anh em cứ hạ loại rồi xuất qua Đài Loan, Hàn Quốc cho bọn đàn ông bên đó chừa cái tật lâu kéo qua Việt Nam lựa lựa chọn chọn, bị bắt mấy lần mà vẫn chưa sợ, cứ toàn 63 người lấy 1 người, còn khắt khe hơn Intel tuyển công nhân làm mướn.

3) Tán gái xấu mà hiền lành:

Loại này xấu nhưng được cái biết điều, cũng do ý thức được cái xấu và muốn vươn lên qua mặt hai bọn kia. Phân chia làm hai loại rõ rệt: loại xấu hiền bẩm sinh và loại xấu hiền do khổ luyện.

Loại xấu hiền bẩm sinh tuy xấu nhưng cũng tạm được, bởi hiền lành, cái hiền… ăn tiền cái ác mà! Anh em nên để bọn này tập trung học tập vươn lên với đời, dù gì cũng kiếm cái mà di truyền lại cho con cháu sau này…

Loại xấu hiền do khổ luyện thực ra là xấu mà đóng vai ác, qua khổ luyện hiền mà trở nên hiền, sau đó giả bộ nai tơ lừa kẻ khù khờ, trái gió trở giời lên cơn anh em sẽ chịu đời không thấu. Loại này hay săn anh em ta và cũng có ối anh em ch.ết mà không hiểu vì sao tôi ch.ết. Gặp loại này cứ tương kế tựu kế, giả điên khiêng đồ cúng, tán được thì đánh nhanh rút gọn chia tay hoàn… hồn liền. Đừng lo cho tương lai em nó bởi tương lai em nó xáng lạn rạng ngời lắm, thế nào cũng có người anh em nào đó vào tròng cô ả mà thôi.

4) Xấu mà có châu báu:

Loại này còn gọi là xấu giàu. Anh em nào nghèo rớt mồng tơi chỉ còn hai thứ trên người có thể nhắm mắt đưa…. răng và giữ cái còn lại làm kỉ niệm. Là mẫu người trong mộng của anh em nào tuy yêu cái đẹp nhưng phải cắn răng ra… Quảng Ninh để giúp cho mình và gia đình thoát cảnh ba đời nghèo gia truyền. Phải bản lĩnh giữ lấy mình nếu không sẽ phải ăn chả hay phở suốt đời để bù đắp khoản thần kinh mất mát. Cách tán đơn giản mười sáu chữ: than nghèo kể khổ, cung cúc vâng lệnh, phục vụ nhiệt tình, cố đấm ăn xôi. Có thể quen một thời gian hoặc suốt đời tùy khả năng tài chính của khổ chủ.

Ngoài các loại trên ra, gái xấu còn có nhiều loại như xấu… lạ (là một kiểu xấu …lạ, đang nghiên cứu bởi cái xấu này khó diễn tả về chuẩn mực, thậm chí có người lại cho là đẹp), xấu mà có duyên ngầm (cái ngầm này là do mỗi anh em tự đào và phát hiện), xấu nhưng giỏi (loại này là gu của anh em nào học cao và suốt ngày cứ cắm cổ nghiên cứu khoa học); đặc biệt, trong đó còn có một loại hình mà anh em hết sức cảnh giác gặp là tránh xa, đó là xấu …đê tiện (móa, đã xấu mà lại mất nết nữa trời!)

XYZ : TÁN GÁI ĐẸP

Đây là phần tán gái nâng cao. Anh em nào không có khiếu tán gái đừng đọc dễ sinh bi quan chán nản sau này …khó có con.

1) Tán gái đẹp nhưng nghèo và ít học:

Bọn này nói chung là đẹp tuy nghèo và ít học, mặt mũi vóc dáng đều được, khổ nỗi thuộc dạng… tóc vàng hoe, nói chuyện với bọn này chỉ cần học đến lớp 9 trường cháy là được. Mình nói một bọn nó có thể hiểu mười, có điều mười chả ăn nhập gì với một. Tiếp xúc bọn này kị nói chuyện về khoa học - kỹ thuật, chính trị - xã hội, văn hóa - nghệ thuật…. có ngày cắn lưỡi, chỉ cần nói về cải lương hoặc tấu hài, sang trọng hơn chút thì phun tí nhạc nhẽo về Ưng Hoàng Phúc hay Châu Gia Kiệt. Cũng kị nghe bọn này kể chuyện, giọng đanh đá cá cầy mà kể chuyện tiểu thuyết bi kịch chương hồi chắc anh em không sống quá 30 như tại hạ. Tán bọn này anh em phải thổ lộ về hoàn cảnh …có điều kiện của mình để em nó mủi lòng, ráng vẽ lên viễn cảnh một tương lai thật tương sáng trong đó có cảnh chồng đi nhậu vợ ở nhà oánh bài là em nó chỉ có nước xin ch.ết. Đây là đối tượng số một của anh em nào đang chạy cò, chạy mánh hay buôn bán ở chợ giời.

2) Tán gái đẹp, nhà khá giả nhưng biếng học và đua đòi ăn chơi:

Anh em nên tập trung tán bọn này, vừa có lợi cho mình vừa bớt hại cho xã hội. Bọn này ỷ đẹp nên đòi hỏi cũng cao, anh em nào chưa có điều kiện thì chưa nên tán (tại hạ dùng từ “chưa” chứ không phải “không”, để hi vọng anh em nào nghèo phải ra sức cày như trâu cho mau giàu, tại hạ chỉ dùng từ “không” khi nói câu: ”tiền bạc không bao giờ thừa, ăn chơi không bao giờ muộn” thôi!) Kiếm bọn này cũng dễ, nhan nhản ở cà phê, quán nhậu, bar, gilf shop. Khi tán anh em nhớ ăn mặc cho thật đẹp và sang, áo gì cũng được nhưng quần lộ lộ ra ngoài phải là Narsis(?), xách Laptop càng tốt, cợt nhả với nhau ít phút rồi xin số phone bằng cách quẹt quẹt ngón tay lên cái iPhone cho … trầy chơi, sau đó hẹn ăn tối ở Phương Đông hơn bọn mình nên anh em vào đó cứ phủ đầu bằng Cognac (Regular) loại Hennessy VSOP 70Cl ( hình như 1.220.000đ/chai) chừng 2 chai là không say không về (đừng kêu lộn Richard Hennessy 70Cl hai mươi chín triệu một chai kẻo cả đám ở lại đó ăn mày luôn). Vô chỗ ồn ào thì không nên nói chuyện học hành hay kêu dầu gió cho bọn nó khinh. Vài lần như thế, bạn gái nó cũng đổ huống hồ chi nó. Cũng phải nói thêm là bọn này sống không có tình yêu, sống không có ngày mai, sống chỉ cho riêng mình… và nói chuyện nhạt như nước ốc nên anh em nào lãng mạn cũng đừng tơ tưởng dài lâu, khi hết tiền là em nó… tâm hồn của đá… bay mình liền áh!

3) Tán gái đẹp, hiền lành, con nhà gia giáo, học hành đàng hoàng:

Các nàng này chỉ chiếm 5% của phụ nữ nhưng là mục tiêu của 95% trên tổng số đàn ông toàn thế giới. Tại hạ mà chỉ giáo cho anh em chiêu thức để tán các em này thì coi như cõng rắn cắn gà nhà, do đó anh em thông cảm, tự nhận thức để khẳng định bản lãnh của mình. Chỉ xin lưu ý anh em chút xíu đó là dạo này phong trào đi ngoài… học hơi nhiều nên cái đám biếng học, lười học và dốt học nhưng nhà có điều kiện (II.2) dễ đánh lừa anh em để lên level (II.3) lắm, gặp loại này anh em nên kiên trì tâm sự sẽ lòi cái dốt ra thôi mà, cá biệt có đứa đi vài năm quay về vác theo cái bằng Tiên sư giáo sỹ nữa mới kinh. Tránh đánh giá lầm người, anh em chỉ cần xem em nó về đây làm được cái gì sẽ rõ ngay thôi mà.

4) Tán gái đẹp, giàu và nổi tiếng:

Nói đến bọn này trước tiên phải …tiên sư mấy thằng nhà báo lá cải bởi đã lăng xê mấy em này với tần suất ngày càng cao trên những trang bìa tạp chí, rồi các loại truyền thông có đánh số gây rối loạn đám anh em mình. Nói chung phải công nhận rằng bọn này rất ư là nặng ký. Chạy Piaggio nhẹ nhẹ dạo mát hoặc vào xế hộp nếu muốn mát hơn nữa. Ở biệt thự hay chung cư cao cấp và luôn xài đồ hiệu (tiền ở đâu hè?). Do đó, anh em không phải đại gia, thiếu gia thì đừng nên… tham gia nếu còn… thương gia (đình). Bọn này có đặc trưng là con ranh nào cũng cho mình là nữ tu, mồm thì lải nhải về tình yêu đích thực mà chẳng ả nào thèm quen công chức quèn, toàn quen bọn trọc phú để moi tiền, có ả quen Tây cho mau giàu, để còn có dịp trơ trẽn rêu rao cái gọi là tình yêu không biên giới. Nói chuyện bằng tay với nhau đến nghệch mồm mà cứ ngỡ từ kiếp trước lướt qua kiếp này đã tìm được một nửa đồng điệu của đời mình. Rõ chuyện. Kịch. Anh em phải cẩn thận, tùy từng đối tượng mà lượng sức mình, nhắm đánh được thì đánh, còn không thì “Không nghe, không biết, không thấy”. Tán bọn này cách duy nhất là xài tiền không gớm tay. Dĩ nhiên là phải có xế hộp, không cần phải đắt tiền như cái xe của bà già súng bắn không ch.ết, mà chỉ cần bèo bèo cỡ Mercedes - Ben C200 là được. Ăn chơi phải ở những nơi mưa rơi và sang trọng như Heaven 69 ,Vinpearl hay Evason Hideaway. Mua sắm thì vào Parkson, Diamond…, nói chung là 24 giờ 7 ngày chỗ nào đắt nhất thì vào, chú ý khi trả tiền đừng có chớp mắt kẻo em nó hiểu lầm rồi sinh ra bắt bẻ anh không yêu em mắc công thanh minh mãi có rách việc.

5) Tán gái đẹp, nhà giàu, học giỏi, hiền lành, không đua đòi ăn chơi:

Loại này….. không có trên đời đâu, anh em khỏi mắc công kiếm. Biết đến giai đoạn làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu có xuất hiện không, chứ hơn 30 năm xây dựng CNXH rồi tại hạ chưa thấy ai (mà nếu có thì giang hồ hiểm ác đã cướp từ lâu), anh em nào nếu biết có ai thì chỉ giáo để tại hạ đứng từ xa chiêm ngưỡng cái coi.

Và cũng còn nhiều loại gái đẹp nữa nhưng do thiểu số nên tại hạ chỉ điểm sơ qua: đẹp nhưng vô duyên (loại này ban đầu thì thích nhưng sau sẽ chán ngắt bởi vô duyên, nhạt nhẽo), đẹp lỡ cỡ (lúc thì đẹp, lúc thì không, loại này nửa nạc nửa mở chắc do trang điểm)…, còn nhiều loại gái đẹp nữa nhưng tại hạ không tiện nêu tên, anh em nào Mạnh Thường Quân muốn cứu vớt đời em thì nhào vô, có điều bọn này khi đã nhúng chàm rồi khó cứu lắm, đừng hão huyền vì tình yêu đích thực, tốt hơn hết là đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày.

P/s : Bài viết mang tính chất vui vui hài hước mang tính chất tham khảo thôi các bạn thông cảm đừng quá để ý quá kỹ đến câu từ nhé

……

( Sưu tầm ) 

Phép Màu Enzyme: Biến Thịt Heo Thành "Fake Wagyu" Khiến Bạn Bè Tròn Mắt

 📍 Phép Màu Enzyme: Biến Thịt Heo Thành "Fake Wagyu" Khiến Bạn Bè Tròn Mắt

Lưu ý quan trọng: Bài viết này chỉ nhằm mục đích chia sẻ kiến thức khoa học thực phẩm và kỹ thuật ẩm thực chuyên sâu. Chúng tôi KHÔNG khuyến khích việc sử dụng các phương pháp này để đánh lừa người tiêu dùng hoặc thay thế các sản phẩm cao cấp bằng thực phẩm kém chất lượng. Mục tiêu của chúng tôi là giúp bạn nâng cao giá trị dinh dưỡng và trải nghiệm ẩm thực từ những nguyên liệu bình dân, đồng thời hiểu rõ hơn về khoa học thực phẩm.

Bạn có bao giờ nhìn miếng thịt Wagyu đắt đỏ trong nhà hàng sang chảnh rồi thở dài: "Ôi, lương 3 cọc mà đòi ăn thịt 3 triệu!" Đừng lo, tôi sẽ mách bạn cách biến miếng thịt heo chợ thành "anh em họ xa" của Wagyu chỉ với một quả đu đủ xanh! 😎

Lần đầu tôi làm món này, bạn tôi cầm đũa gắp miếng thịt rồi nhìn tôi đầy nghi ngờ: "Mày đi cướp ngân hàng hả? Sao có tiền mua thịt xịn vậy?" - và cậu ấy không tin khi tôi nói đó chỉ là miếng thịt heo vai giá chưa đến 100 nghìn! 🤣

🧬 Khoa Học "Phù Thủy" Đằng Sau Món Ăn

Đừng gọi tôi là phù thủy, hãy gọi tôi là... nhà khoa học! Bí mật nằm ở enzyme papain trong đu đủ xanh - những "binh đoàn tí hon" được tạo hóa ban tặng để làm mềm thịt.

Tưởng tượng papain như đội quân kiến nhỏ nhưng siêu khỏe, chúng gặm nhấm các sợi collagen cứng đầu (thứ khiến thịt dai như gỗ ấy) nhưng KHÔNG phá hủy cấu trúc thớ thịt. Giống như việc tháo ốc vít ra khỏi tấm gỗ mà không làm vỡ tấm gỗ vậy!

Khoa học chứng minh: papain giảm tới 70% độ cứng của thịt mà không làm mất vị ngọt tự nhiên. So với phương pháp "đập thịt bõm bõm như đập bạn thân", enzyme không làm dập nát tế bào nên giữ được vị ngon nguyên bản!

🌡️ Nhiệt Độ: Chìa Khóa Thần Kỳ (Mà 90% Người Làm Sai)

Nếu bạn từng ướp thịt với đu đủ xanh mà nó vẫn dai như... giày boot mùa đông, thì đây chính là lý do:

Enzyme papain là "chàng trai nhạy cảm" hoạt động MẠNH NHẤT ở 50-65°C, nhưng "chết ngất" ở 80°C. Nếu bạn cho thịt vào nồi nước sôi ùng ục, enzyme sẽ "nghỉ việc" trước khi kịp làm mềm thịt!

Ba sai lầm thường gặp:

Ướp thịt trong tủ lạnh: enzyme "ngủ đông" như gấu Bắc Cực 🐻‍❄️

Nấu thịt ngay sau khi ướp: như bắt nhân viên làm việc ngay lúc vừa ký hợp đồng

Nấu lửa phừng phừng: enzyme "bốc hơi" trước khi kịp thể hiện tài năng

🍍 Kỹ Thuật "Fake Wagyu" Siêu Đơn Giản

1️⃣ Chuẩn Bị "Binh Đoàn" Enzyme

100g đu đủ xanh (Xanh thôi nhé! Đu đủ chín chỉ làm được sinh tố)

50g dứa tươi (không phải dứa hộp - dứa hộp như enzyme "đã về hưu")

5g gừng tươi (làm "quản lý" kích hoạt các enzyme khác)

Xay nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. ĐỪNG lọc bỏ xơ - các mảnh xơ chứa đầy bromelain là "đồng minh" của papain!

2️⃣ Chọn Thịt Đúng Chuẩn

Thịt heo vai hoặc nạc dăm (có đường vân mỡ như bản đồ đường phố)

Cắt VUÔNG GÓC với thớ, dày 2-3cm

Mẹo vui: Thịt quá nạc như người gầy quá không thể giả làm sumo được. Cần có chút mỡ xen kẽ để tạo hiệu ứng "vân Wagyu"!

3️⃣ Tiến Hành "Đại Phẫu" Protein

Phết đều hỗn hợp enzyme lên thịt (như bôi kem dưỡng da đắt tiền vậy, đừng tiếc tay!)

Để ở nhiệt độ phòng 30 phút - giai đoạn "làm quen" giữa enzyme và thịt

Sau đó ướp kín trong tủ lạnh 12-24 giờ

Cú twist bất ngờ: Sau 12 giờ, lấy thịt ra để ở nhiệt độ phòng 1 giờ, rồi lại cất vào tủ lạnh. Đây là "cú sốc nhiệt" khiến enzyme "tỉnh ngủ" và làm việc gấp đôi! Như kiểu bạn đang ngủ gật trong giờ làm thì sếp đập bàn một cái... hiệu quả lắm! 😆

4️⃣ Chuẩn Bị "Lên Sàn"

Rửa THẬT SẠCH hỗn hợp enzyme (không rửa sạch, thịt sẽ nhũn như... chuối chín)

Dùng khăn giấy thấm khô bề mặt thịt (enzyme làm xong việc cần được "trả lương" và sa thải)

Để thịt ở nhiệt độ phòng 30 phút trước khi nấu (như vận động viên khởi động trước khi thi đấu)

5️⃣ Kỹ Thuật Nấu "Nhẹ Nhàng Như Nâng Trứng"

Mấu chốt: KHÔNG nấu thịt với lửa như đốt rừng Amazon!

Với thịt heo:

Cho thịt vào chảo NGUỘI (không phải chảo nóng bỏng tay như mấy clip MasterChef)

Bắt đầu với lửa NHỎ XÍU trong 2 phút mỗi mặt - để enzyme hoàn thành "nhiệm vụ cuối"

Rồi mới tăng lửa vừa và nấu tiếp

Để thịt nghỉ 5 phút trước khi thái (thịt cũng cần nghỉ ngơi sau khi "tắm nóng")

Với thịt bò:

Áp chảo lửa LỚN trong 30 giây mỗi mặt (nhanh như hôn má chào người quen)

Ngay lập tức giảm xuống lửa NHỎ NHẤT (như cách chúng ta hạ giọng khi nói chuyện quan trọng)

Thịt bò xử lý enzyme nấu nhanh hơn 30% - nếu không sẽ từ medium rare thành... đế giày!

🔬 Những Sai Lầm "Đau Thương" Cần Tránh

Dùng quá nhiều enzyme: Thịt sẽ nhũn như cháo, mất cấu trúc và có vị đắng như... tình yêu tan vỡ. Tỷ lệ chuẩn là 15% trọng lượng hỗn hợp enzyme so với thịt.

Ướp quá lâu: Sau 24 giờ, enzyme làm "quá tay" khiến thịt thành "bột nhão". Như việc massage quá lâu, từ sướng chuyển sang đau!

Nêm muối trong quá trình ướp enzyme: Muối làm enzyme "rối loạn phương hướng" như GPS mất sóng. NÊM MUỐI SAU KHI RỬA SẠCH ENZYME.

Nấu với nhiệt độ kiểu "địa ngục lửa": Enzyme sẽ "bay màu" trước khi hoàn thành sứ mệnh cao cả.

🧪 Đu Đủ, Dứa Hay Kiwi: "Cuộc Chiến" Enzyme

Mỗi loại trái cây có "siêu năng lực" khác nhau:

Papain (đu đủ xanh): Tạo kết cấu mềm mịn nhất, như "anh họ xa" của Wagyu. Đây là "chuyên gia thẩm thấu" - làm mềm từ trong ra ngoài.

Bromelain (dứa): Tạo hiệu ứng "mọng nước" - làm thịt ngậy hơn nhưng đôi khi hơi xốp như bánh bông lan.

Actinidin (kiwi): Tạo hiệu ứng "rút gân" - siêu hiệu quả với thịt gà dai, nhưng với thịt heo thì hơi "yếu tay".

Các đầu bếp hạng sang thường kết hợp cả ba theo tỷ lệ 2:1:0.5 (đu đủ:dứa:kiwi) - như pha cocktail hoàn hảo vậy!

🌟 "Ảo Thuật" Vân Mỡ Nhân Tạo

Đây là kỹ thuật "thượng thừa" mà đầu bếp Nhật Bản dùng để nâng tầm miếng thịt thường thành "siêu phẩm".

Bước 1: Sau khi xử lý enzyme, cho thịt vào tủ lạnh để "nghỉ ngơi".

Bước 2: Trộn 30ml dầu olive với 5g bột gelatin không mùi, làm ấm nhẹ đến 40°C (ấm như nước tắm em bé).

Bước 3: "Tiêm Botox" cho thịt:

Dùng ống tiêm nhựa (loại cho trẻ em uống thuốc, KHÔNG có kim - chúng ta đang làm bếp, không phải phòng khám!)

Đâm nhẹ ống tiêm vào thịt, nghiêng 45° như kiểu ghim kim băng

Bơm một lượng nhỏ hỗn hợp (0.5ml) - nhiều hơn nữa là thành "thịt silicon" rồi!

Di chuyển theo đường zích zắc trên miếng thịt - như họa sĩ vẽ vân đá hoa cương vậy!

Mẹo vui: Tạo mẫu không đều - vân mỡ Wagyu thật cũng "lộn xộn" như cách bạn sắp xếp tủ quần áo, không bao giờ đều đặn đâu!

Bước 4: Để thịt trong tủ lạnh thêm 2 giờ - gelatin sẽ đông lại tạo "vân mỡ" nhân tạo trông như thịt bò Wagyu hạng A4 (không phải A5, đừng tham lam quá 😉).

Với miếng thịt 250g, chỉ bơm tối đa 10-15ml hỗn hợp. Nhiều hơn thì miếng thịt sẽ béo ngậy quá mức như bộ phim có quá nhiều cảnh hôn vậy - phản tác dụng!

🥘 Áp Dụng Kỹ Thuật "Thần Thánh" Này Vào Món Gì?

Kỹ thuật này không chỉ để nấu thịt kiểu "flex với hội bạn" mà còn áp dụng được cho:

Thịt kho tàu: Thịt heo xử lý enzyme kho 30 phút đã mềm như kho cả buổi chiều. Dì Ba ở xóm sẽ phải hỏi bạn học bí kíp ở đâu!

Bò hầm: Thời gian hầm giảm từ 3 giờ xuống còn 1 giờ. Đủ thời gian để bạn xem hết một tập Hàn Quốc là có món ngon!

Gà xào: Dùng kiwi thay đu đủ với gà - gà sẽ mềm mà không bị khô như sa mạc Sahara.

Sườn nướng BBQ: Sườn xử lý enzyme chỉ cần nướng 15 phút đã tách khỏi xương dễ dàng như... người yêu cũ rời xa bạn! 😅

💡 Thông Tin "Khoa Học Thật" Đáng Ngạc Nhiên

Quá trình enzyme không chỉ làm thịt mềm mà còn:

Tăng 18% khả năng hấp thu protein - như việc cài "boost mode" cho cơ thể

Giảm 25% thời gian nấu - tiết kiệm gas/điện, tiết kiệm cả Trái Đất

Giảm nguy cơ tạo hợp chất có hại khi nướng - kéo dài tuổi thọ để bạn còn ăn nhiều món ngon khác!

Theo nghiên cứu dinh dưỡng, thịt xử lý bằng enzyme đặc biệt phù hợp với người cao tuổi và người tập gym - vì dễ tiêu hóa và hấp thu protein tốt hơn. Đây không chỉ là "ảo thuật ẩm thực" mà còn là "hack" dinh dưỡng!

"Thịt ngon không nhất thiết phải đắt tiền như siêu xe. Đôi khi chỉ cần hiểu biết và một quả đu đủ xanh, bạn có thể biến chiếc xe máy thành... Ferrari, ít nhất là về trải nghiệm!"

Bạn đã thử phương pháp này chưa, hay có thắc mắc gì về "phép thuật enzyme" này? Hãy chia sẻ trong phần bình luận nhé! Eric Vũ Cooking Class luôn hào hứng xem các "phù thủy bếp núc" áp dụng kiến thức này như thế nào! 🪄✨

Trong các khóa học của chúng tôi, còn nhiều "bí kíp thượng thừa" khác để biến nguyên liệu bình dân thành món ăn đẳng cấp, khiến cả nhà phải trầm trồ: "Hôm nay có đại gia nào đến chơi à?" 🍽️

ERIC VŨ

━━━━━━━━━━━

Chef. Creator. Culinary Artist.

Enjoy The Taste of Cooking Right!

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2025

FB Khanh Nguyen: KHÁNH LY, VÀ ÍT ĐIỀU CHƯA KỂ

KHÁNH LY, VÀ ÍT ĐIỀU CHƯA KỂ

Nghe tin ca sĩ Khánh Ly có thể sẽ không trình diễn nữa, sau cơn đau gần nhất ở tuổi 80. Những bài tình ca không hạnh phúc của Trịnh Công Sơn chắc rồi cũng sẽ đến lúc vắng lời tri âm của một đời người, giã từ một thế hệ lắng nghe nhiều hơn ý nghĩa thưởng thức.

Cũng giống như vắng tiếng hát Thái Thanh, mất thêm tiếng hát Quỳnh Giao, Lệ Thu… và Khánh Ly, không gian của một nền văn hóa quen thuộc yêu dấu sẽ khép dần cánh cửa đời, mọi thứ từ đây ắt sẽ vang vọng trên một chiều không gian khác, sâu thẳm và bất diệt trong lòng người miền Nam.

Từ cuối năm 2012, khi Khánh Ly chọn về Việt Nam để nối kết với khán giả, sóng gió của đời ca hát lại nổi lên không biết bao lần. Phía hải ngoại gọi bà là phản bội. Phía quốc nội thì luôn có những ý kiến tấn công chực chờ, thậm chí là những đòn phép diễn ra, thù địch khó tưởng. Nhưng một lớp người như Phạm Duy, Du Tử Lê… và Khánh Ly xuất hiện ở trong nước, xét cho cùng, đó là sự khẳng định thầm lặng: Quê hương và dân tộc là bất diệt, còn chính trị hay chế độ chỉ là giai đoạn.

Và nói cho cùng, sự xuất hiện của những con người và dòng văn hóa từng bị xô đuổi này, hóa ra, phía được hưởng lợi nhiều nhất là khán giả Việt Nam, con người và văn hóa Việt Nam. Bất chấp có những ý kiến không thích từ phía quyền lực.

Ca sĩ Khánh Ly về nước, trình diễn, mang một tư thế khác hơn, so với nhiều ca sĩ khác. Bà đón nhận những cuộc tấn công từ trên báo chí, cho đến hệ thống, mà thường là im lặng. Có người quen trách bà là sao không phản ứng, có lần bà nói “hơn thua, rồi sau đó là gì?”. Bà chỉ đặt câu trả lời chung cuộc khi cần thiết.

Tháng Tám 2014, show diễn lớn của ca sĩ Khánh Ly ở Đà Nẵng bị điều tiếng, bởi nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm  bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, đến tận nơi ngăn cản, nói với báo chí rằng ca sĩ Khánh Ly không xin phép tác quyền các nhạc phẩm Trịnh Công Sơn. Chuyện ồn ào nhiều ngày, nhưng ai cũng biết đứng sau sự việc này là bà Trịnh Vĩnh Trinh, em ông Trịnh Công Sơn. Dĩ nhiên, chuyện không phải vì ít đồng tác quyền, mà là chuyện khác.

Mãi khi mọi chuyện tưởng chừng bế tắc, bà mới đưa ra bức thư tay của Trịnh Công Sơn viết riêng cho bà. Mà dường như biết trước chông gai sẽ có, từ những người quen mặt, giấy xác nhận này cũng được công chứng với luật pháp Mỹ. Vậy là hết chuyện, dù còn vài ba ý kiến rách việc với tham vọng cản đường yếu ớt. Như trong bức thư có tựa đề “Chữ ký cuối cùng của một người dành riêng cho một người”, mà bà đã tiên đoán những vô thường về sau: “Ngày mai ai biết được ngày mai đời mình sẽ ra sao. Một chớp mắt đã bãi biển nương dâu. Một chớp mắt đã nghìn trùng xa cách. Một chớp mắt đã thành kỷ niệm. Đã là quá khứ.”

Hồi năm 2014, khi các buổi diễn của ca sĩ Khánh Ly xuất hiện nhiều hơn, đột nhiên có một quan chức ở Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh phát biểu là cần hạn chế các buổi diễn của Khánh Ly, vì nói rằng bà đã từng đội nón lính VNCH, ký tên lên bom thả xuống Hà Nội.

Một lần phỏng vấn, tôi có hỏi về chuyện này, ca sĩ Khánh Ly cười ngất. Bà nói “chị biết có người làm vậy, nhưng không phải chị”. Tôi gặng hỏi, nhưng bà chỉ cười, “thôi, không nên để họ bị phiền làm gì”.

Về sau tôi mới biết “họ” là nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết. Trong chuyến đi An Lộc, tình nguyện đến thị sát mặt trận vào tháng Mười Hai 1972, nghệ sĩ Bạch Tuyết đội nón sắt, trên có dòng chữ “Muốn hòa bình phải dội bom Bắc Việt”. Về sau có người nhắn tin trên Youtube hỏi, nghệ sĩ Bạch Tuyết trả lời với đại ý “hồi đó cô còn nhỏ nên bị dụ”. Nghệ sĩ Bạch Tuyết sinh năm 1945, đến 1972 là 27 tuổi. Năm 26 tuổi bà và nghệ sĩ Hùng Cường từng mở riêng gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết, thành danh vang dội một thời.

Tháng Sáu 2022, đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly ở Đà Lạt bị gọi điện từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn đến Lâm Đồng để khiển trách. Theo một quan chức không xưng tên từ Hà Nội, nói: "Chúng tôi đã nhận được thông tin ca sĩ Khánh Ly hát tác phẩm không nằm trong danh sách Ban Tổ chức gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khi xin cấp phép cho chương trình. Cục đã làm việc với Sở để có hướng xử lý. Hiện Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng đã xử lý hành chính đơn vị vi phạm".

Còn phía Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng xác nhận bà Khánh Ly hát bài Gia tài của mẹ - ca khúc không nằm trong danh sách bài hát được cơ quan chức năng duyệt trước đó. "Qua làm việc, đơn vị tổ chức đêm nhạc thừa nhận có sai sót trong quá trình tổ chức nên chúng tôi đã lập biên bản để xử lý theo quy định của pháp luật", một cán bộ Sở của tỉnh Lâm Đồng cho hay. Tóm lại, ai cũng vô can trước chuyện ca sĩ Khánh Ly "làm càn".

Trên các trang, nhóm ngôn luận cực đoan ùa lên như có pháo lệnh, chửi rủa, hả hê “đáng lắm, đâu phải là muốn về được Việt Nam là tự tung tự tác”. Đáng nói, mọi tờ báo nhà nước đều lờ tịt chuyện ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2020/NĐ-CP bỏ hẳn quy định về việc cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tức gọi tên bài Gia tài của mẹ chỉ là cớ, và là cớ nhảm!

Nhưng ít ai tưởng tượng nổi, là trong danh sách duyệt của chương trình "Dấu chân địa đàng" của ca sĩ Khánh Ly biểu diễn ở Đà Lạt, mọi bài hát đều được cấp phép, kể cả bài Gia tài của Mẹ. Còn lý do gì để có đợt “phong sát” kỳ quái như vậy, xin dành cho một dịp khác, chi tiết với tên người cùng nhiều câu chuyện tương tự.

“Tại sao bà Khánh Ly dám qua mặt pháp luật như vậy?”, một loạt các bình luận và status xuất hiện, như muốn bỏ tù hay cấm hát vĩnh viễn Khánh Ly ở Việt Nam, nhưng không ai thử đặt nghi vấn về câu chuyện này.

Tháng Bảy 2022, đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, đã thành công bất ngờ, không có khán giả nào rời ghế trước khi chương trình đóng màn, và có hẳn một số quan chức phía Nam, cũng như một số nghệ sĩ đến âm thầm, bày tỏ sự ủng hộ cho sự kiện “phong sát” bên ngoài ít biết lý do, nhưng trong giới nghệ thuật và tổ chức chương trình ai cũng hiểu.

Sau lần đó, tôi cũng thắc mắc vì sao ca sĩ Khánh Ly không đưa ra văn bản duyệt đầy đủ để bảo vệ mình. Nhưng không có cơ hội vì sau đó bà đã quay lại Mỹ. Nhưng một người quen, và hiểu tính cách của ca sĩ Khánh Ly thì nói với tôi “rõ là bà không muốn đôi co với những kẻ chỉ mượn cớ bắt nạt, và hơn nữa, thời gian sẽ nói giùm mọi thứ, kẻ làm sai sẽ sai hoàn toàn, mà không còn cơ hội nào để biện minh”.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025

FB Nguyễn Chương-Mt: TÊN GỌI "VIETNAM" ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN THẾ GIỚI TỪ LÚC NÀO?

TÊN GỌI "VIETNAM" ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN THẾ GIỚI TỪ LÚC NÀO? 

* Tên nước VIỆT NAM chính thức xuất hiện trong sử Việt là năm 1804, vào thời Hoàng đế Gia Long (vị vua sáng lập Nhà Nguyễn) => Tên nước "Vietnam" xuất hiện - LẦN ĐẦU TIÊN - trong một hội nghị quốc tế đa phương (không phải song phương), xuất hiện trên bản đồ thế giới, vào lúc nào?

Tưởng dễ trả lời, kỳ thực, do đọc sử vội vàng nên ... nhiều người nhầm lẫn, "chuyện nọ xọ chuyện kia". 

/1/ "TONKIN" - "ANNAM" - "COCHINCHINE"

Khi người Pháp cai trị đất nước chúng ta, họ gọi: Tonkin (tương ứng với Bắc Kỳ), Annam (tương ứng với Trung Kỳ),  Cochinchine. Người Pháp đưa cả ba vùng (dẫn trên), cùng với Cambodge (Cao Miên),  Laos (Lào), Kouang-Tchéou-Wan (Quảng Châu Loan thuộc Quảng Đông, Trung Hoa) vào Liên bang Đông Dương (Fédération indochinoise). 

Họ không gọi "Việt Nam" (là tên nước đặt ra dưới đời Hoàng đế Gia Long, 1804), cũng không gọi "Đại Nam" (là tên nước được gọi từ thời Hoàng đế Minh Mạng cho đến Hoàng đế Bảo Đại), mà gọi (xin nhắc lại) là: Tonkin + Annam + Cochinchine. 

2/ "INDOCHINA" (Indochine)

2a) Tuyên bố Postdam của Đồng Minh về giải giáp quân phiệt Nhựt (24/7/1945): phân công ủy nhiệm cho Anh, Trung Hoa cai quản tạm thời "INDOCHINA". Theo đó, phía bắc vĩ tuyến 16 giao Trung Hoa cai quản với thủ phủ đặt tại "Tonkin" (Hà Nội); phía nam vĩ tuyến 16 giao cho Vương quốc Anh với thủ phủ đặt tại "Saigon". 

(sau đó, bằng những lobby hậu trường, Pháp được Anh lẫn Trung Hoa giao lại vai trò Ủy nhiệm; người đứng đầu gọi là Cao Ủy - High Commissioner, không còn gọi "Toàn quyền")

Chú ý: Trong văn bản quốc tế Postdam không xuất hiện tên gọi "Vietnam", mà là "Indochina" (Đông Dương), phân chia ranh giới tại vĩ tuyến 16 (không ghi vĩ tuyến 16 tại VN, mà là "16th parallel INDOCHINA", vĩ tuyến 16 trên bán đảo Đông Dương đi ngang qua Đà Nẵng). 

Vì sao, chưa xuất hiện tên gọi "Vietnam" trong Tuyên bố Postdam? 

2b) Cần biết, theo Postdam của Đồng Minh:

- Chỉ công nhận chính phủ bổn xứ nào thành hình trước khi Nhựt Bổn đầu hàng (Nhựt đầu hàng ngày 15/8/1945); 

- Không công nhận chính phủ nào thành hình sau khi quân phiệt Nhựt Bổn đã đầu hàng, cũng không công nhận chính phủ nào do Nhựt bảo trợ => Quốc gia do Đồng Minh ủy nhiệm: dàn xếp với người bổn xứ để thành lập chính phủ độc lập. 

2c) Chính phủ "Đế quốc Việt Nam" - với nguyên thủ là Hoàng đế Bảo Đại, Thủ tướng là Trần Trọng Kim" - tuyên cáo vào tháng 3/1945. Nhưng vào tháng 8 cùng năm, Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. 

Giả sử chính phủ "Đế quốc VN" vẫn còn tồn tại khi Đồng Minh vào giải giới quân Nhựt, nhưng chiếu theo Tuyên bố Postdam, chính phủ này vì do Nhựt bảo trợ nên sẽ không được Đồng Minh công nhận (mà phải thông qua một sự dàn xếp cách nào đó từ Đồng Minh). 

(trường hợp này giống với "Đế quốc Đại Mãn Châu", do Nhựt bảo trợ) 

2d) Chính phủ "VN dân chủ cộng hòa" (République démocratique du Vietnam, Democratic Republic of Vietnam: DRV), với Chủ tịch là Hồ Chí Minh: chiếu theo Postdam, vì chính phủ này thành hình sau khi Nhựt đã đầu hàng Đồng Minh (15/8/1945) nên Đồng Minh không công nhận, mà cần phải trải qua những cuộc thương thảo giữa chính phủ bổn xứ với Pháp - lúc này về danh nghĩa là quốc gia được Đồng Minh ủy nhiệm. 

Chú ý: Liên bang Soviet lúc bấy giờ (những năm 1945, 1946) cũng không lên tiếng công nhận chính phủ HCM, bởi vì tôn trọng thỏa ước Postdam trong nội bộ của khối Đồng Minh với nhau. 

/3/ "VIỆT NAM", THẾ GIỚI GỌI TÊN, VÀO NĂM 1950!

Thỏa ước Postdam, và nói chung những thỏa ước khác trong Đồng Minh, trở thành "tiền hậu bất nhất" KHI ... "Chiến tranh lạnh" nổ ra giữa Mỹ và Soviet, làm cho bản đồ thế giới có sự thay đổi, xáo trộn.

Trong năm 1949, theo Hiệp định Élysée, Quốc gia Việt Nam (État du Vietnam, State of Vietnam) được thành lập, thủ đô đặt tại Sài Gòn. Sau đó, TRONG NĂM 1950 Mỹ và nhiều nước công nhận, đặt bang giao với Quốc gia Việt Nam (QGVN).

Cũng TRONG NĂM 1950, chính phủ VNDCCH được Trung Quốc (chế độ Mao Trạch Đông) lên tiếng công nhận, đây là nước đầu tiên công nhận và đặt bang giao; sau đó đến Liên Sô và một số nước trong khối Đông Âu công nhận. 

=> Như vậy, KỂ TỪ NĂM 1950 danh xưng "VIỆT NAM" mới được thế giới đồng loạt gọi tên, trong việc công nhận và đặt bang giao, sử dụng chính thức trong những văn-bản-quốc-tế!

/4/ Năm sau đó, vào năm 1951, tại Hội nghị tại San Francisco, phái đoàn Quốc gia Việt Nam được mời tham dự. 

Cũng là lần đầu tiên, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa được trịnh trọng tuyên cáo trước toàn thế giới (bởi Thủ tướng QGVN là ông Trần Văn Hữu, sanh quán Vĩnh Long).

* Vào năm 1954, phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa có mặt trong một hội nghị quốc tế. Đó là Hội nghị Geneve, ký kết phân đôi đất nước. 

/5/ TÓM LẠI: 

Kể từ năm 1804, tên nước "Việt Nam" xuất hiện vào thời vua Gia long, tính đến năm 1950 => NHƯ VẬY, SAU 146 NĂM, tên nước VIỆT NAM mới được thế giới đồng loạt ghi danh trên bản đồ./.

----------------------------------------------------

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2025

FB Nguyên Tống: Sức lan toả của sư Minh Tuệ

Như đã nói, mình có nguyên tắc là chỉ khi nào đoán đúng được hành động của ai đó 3 lần thì mình mới cho là mình hiểu họ và dám đưa ra nhận xét, đánh giá về họ. Còn không thì mình sẽ dùng biện pháp mà trong toán học hay vật lý gọi là “ánh xạ”. Nghĩa là mình sẽ xem người mà mình biết chắc là Thiện nói thế nào và người Ác nói thế nào. Từ đó mà suy ra.

Việc Sư Minh Tuệ được một Giáo sỹ Bà-La-Môn người Ấn độ vái lạy là một trong những “ánh xạ” đủ nói lên tất cả. 

Bởi vì, “Triết học Bà-la-môn phân xã hội làm 4 đẳng cấp:

1. Tu sĩ hay Bà-la-môn, 

2. Vua chúa, quý tộc, chiến binh, 

3. Thợ thủ công, thương nhân, nông dân.

4. Đẳng cấp nô lệ, bộ phận người dưới đáy xã hội. 

Lối phân chia đó còn ảnh hưởng đến Chăm ngày nay. Pô Adhya Cả sư đẳng Bà-la-môn tuyệt không lạy ai! Dù đó là vị vua Champa đã được thần hóa, như Pô Klong Girai, Pô Rômê… vì ở thẳm sâu ông vẫn nghĩ mình đẳng “cao” hơn các vị ấy.

Như thế đủ thấy sức lan tỏa của năng lượng giác ngộ Minh Tuệ thế nào.” 

Phải chăng vị Đạo Sỹ Bà-La-Môn cảm nhận được Minh Tuệ đã đắc đạo và sánh ngang với các Thánh Thần, trên cả bậc Vua Chúa phàm tục và ngang hàng với ông ta như trong phân chia đẳng cấp ở trên? Cái này cũng khá tương đồng với mình: mình có thể đoán đúng hành động của Trump, của Putin của Tập Cận Bình, hay của ông Trọng, ông Tô Lâm.. nên có thể “phiếm đàm” về họ. Nhưng mình cũng chưa đoán nổi Thích Minh Tuệ nên không đưa ra nhận xét hay đánh giá Ngài. Phải chăng Ngài còn khó đoán hơn cả Trump, còn cao hơn nhưng Nguyên thủ quốc gia (Vua Chúa) phàm tục một bậc (trong nhận thức của mình)?

Trích dẫn chuyện này để nói với những người mà mình thấy họ đang ở một tầm hiểu biết khá thấp, ở một tầng dân trí thấp ngay cả ở Việt nam chứ chưa nói đến nhân loại, rằng họ hãy tự nhìn lại bản thân xem đang đứng ở đâu, tầm trí tuệ hay tu đạo đến đâu mà đã tự tiện “phê bình”, phân tích hay thậm chí phán xét, rủa xả Thích Minh Tuệ? Hãy nín bớt lại đi cho đỡ tạo nghiệp. Lác đác vài người thì thôi, thân ai nấy lo. Nhưng khi có đông những kẻ mắc nghiệp như vậy thì dân tộc này cũng sẽ bị chúng kéo vào cái nghiệp tập thể thì mệt lắm.

Mình không hiểu những kẻ đó có bị tâm thần hay ma làm không mà lại cứ theo chửi bới một nhà sư đi bộ tu tập một mình, không động chạm gì tới ai như vậy? Họ bị mất quyền lợi gì, hay là vì ghen ghét đố kị với sự thành công, sức lan toả của Sư Minh Tuệ vậy? Hay đơn giản là chỉ chửi theo đám đông cho vui vì đời chả có thú vui hay việc gì để làm ngoài hàng ngày ngồi chửi một người mà người ta không nghe, càng không bao giờ chửi lại? Không thể hiểu nổi tộc người này.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2025

TokyoLife: Câu chuyện cuộc sống

 Một người đàn ông bị lạc ở đâu đó trong sa mạc.

Lương thực và nước uống ít ỏi của anh nhanh chóng cạn kiệt.

Anh biết rõ rằng nếu không tìm được nước trong vài giờ tới, chờ đợi anh sẽ là bóng tối vô hạn. 

Nhưng sâu trong lòng, anh vẫn tin một phép màu nào đó sẽ xảy ra.

Rồi anh nhìn thấy một túp lều. Anh không thể tin vào mắt mình. Trước đó, anh đã nhiều lần bị ảo giác và những hình ảnh đánh lừa. Nhưng giờ đây, anh chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tin tưởng.

Dù sao đi nữa, đây chính là hy vọng cuối cùng của anh.

Anh dùng chút sức lực còn lại để đi về phía túp lều. Càng tiến gần, hy vọng của anh càng lớn dần và lần này may mắn cũng đứng về phía anh.

Thật sự có một túp lều ở đó!

Nhưng tại sao vậy? Tại sao túp lều hoàn toàn hoang vắng? Dường như đã không có ai đặt chân đến đây suốt nhiều năm. Dẫu vậy, người đàn ông vẫn bước vào, mang theo hy vọng tìm được nước.

Nhưng cảnh tượng bên trong khiến anh không thể tin vào mắt mình.

Có một chiếc máy bơm nước bằng tay ở đó!

Anh như được tiếp thêm sức mạnh. Khao khát từng giọt nước, anh lao tới và bắt đầu bơm liên tục.

Nhưng chiếc máy bơm đã cạn khô từ lâu. Anh tuyệt vọng, cảm thấy rằng lần này chẳng gì có thể cứu được mình nữa.

Kiệt sức, anh ngã xuống. Đúng lúc ấy, anh nhìn thấy một chai nước treo trên trần túp lều.

Hy vọng lại trào dâng trong tâm trí. Anh lao đến, định mở ra và uống ngay. Nhưng rồi anh thấy một tờ giấy dán trên chai, trên đó viết:

"Hãy dùng nước này để khởi động máy bơm, và đừng quên đổ đầy chai trước khi rời đi."

Anh rơi vào một tình huống khó khăn. Anh không biết nên uống nước ngay để sống sót hay đổ vào máy bơm để khởi động nó.

Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu anh:

Nếu máy bơm không hoạt động thì sao?

Nếu tờ giấy này chỉ là một trò đùa?

Và ai biết được, có thể dưới lòng đất cũng chẳng còn giọt nước nào…

Nhưng cũng có thể máy bơm sẽ hoạt động.

Có thể điều viết trên tờ giấy là sự thật.

Anh không biết phải làm gì. Sau một hồi bối rối, anh run rẩy mở nắp chai và đổ nước vào máy bơm. Anh cầu nguyện và bắt đầu bơm…

Một lần, hai lần, ba lần… và dòng nước mát lạnh trào ra!

Nước ấy chẳng khác nào thần dược cứu mạng anh. Anh uống thỏa thuê, cảm nhận sự sống trở lại trong cơ thể mình. Đầu óc anh tỉnh táo trở lại. 

Anh đổ đầy chai nước rồi treo lại lên trần túp lều. Đúng lúc ấy, anh chợt nhìn thấy một chiếc chai thủy tinh khác ngay trong góc. Mở ra, bên trong có một cây bút chì và một tấm bản đồ, chỉ dẫn lối thoát khỏi sa mạc.

Anh ghi nhớ đường đi, rồi đặt tấm bản đồ lại chỗ cũ. Sau đó, anh đổ đầy những bình nước của mình và rời khỏi túp lều.

Đi được một đoạn, anh quay lại nhìn lần nữa. Nghĩ ngợi một lúc, anh quay trở lại, cầm tờ giấy dán trên chai nước và viết thêm một dòng: "Hãy tin tôi, chiếc máy bơm này thực sự hoạt động!"

Câu chuyện này chính là hình ảnh thu nhỏ của cuộc đời.

Ngay cả trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, ta cũng nên giữ vững hy vọng.

Và trước khi nhận được điều gì lớn lao, ta phải biết cho đi trước.

Trong câu chuyện này, nước tượng trưng cho những điều quan trọng trong cuộc sống.

Đối với một số người, đó là tri thức.

Đối với người khác, đó là tình yêu.

Còn với nhiều người, đó là tiền bạc.

Dù là gì đi nữa, để đạt được, ta phải cho đi trước, như đổ nước vào máy bơm, rồi sau đó nhận lại gấp bội phần những gì đã bỏ ra.

-Food for thought-

Theo Bhagwan Sahai Meena

Ảnh Steve McCurry

TokyoLife chia sẻ

FB Nguyễn Chương-Mt: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: NHÌN THẤU CUỘC ĐỊNH CÕI, ĐỂ CÓ MỘT NƯỚC NAM BỀN VỮNG...

 Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: 

NHÌN THẤU CUỘC ĐỊNH CÕI, ĐỂ CÓ MỘT NƯỚC NAM BỀN VỮNG...

&1&

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) từng nổi tiếng với những sấm ngôn gọi là "Sấm Trạng Trình". Ở đây cần nhận thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tầm viễn kiến thông tuệ, "nhìn xa trông rộng" về dòng chảy của lịch sử. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một NGÔN SỨ. 

(bên đạo Cao Đài, người Việt duy nhứt tôn làm bậc Thánh, là Nguyễn Bỉnh Khiêm)

&2&

Trong "Bạch Vân am thi tập", ngôn sứ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phác lộ tương lai bằng hai câu: 

"Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại

Tiền hậu quang huy chiếu VIỆT NAM"  

慧 星 共 仰 光 芒 在 

前 后 光輝 照 越 南 

Dịch nghĩa là: Cùng ngửa trông ngôi sao nơi tia sáng lóe lên / Trước sau chiếu soi rạng rỡ vào VIỆT NAM. 

Nên nhớ là vào thế kỷ 16 mà Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thế, lúc đó tên nước còn là "Đại Việt", nhưng lạ thay, ông đã xướng danh hai chữ "Việt Nam" (越 南). 

Không phải "Tiền hậu quang huy chiếu Đại Việt", mà là "quang huy chiếu VIỆT NAM".

&3&

Cũng theo ngôn sứ "Trạng Trình" Nguyễn Bỉnh Khiêm: 

"Hoành Sơn nhứt đới vạn đại dung thân" 

橫山 一 帶 萬代 容身

Dự ngôn đó chẳng phải đi làm mỗi cái việc "mách nước" cho họ Nguyễn xưng hùng đâu. Mà "Hoành Sơn nhứt đới vạn đại dung thân" quả là dự ngôn cho cả một tương lai sinh tồn của toàn thể người dân nước Nam! 

Thực vậy, thử nghĩ: nếu không có cuộc định cõi ĐÀNG TRONG để tạo ra không gian kinh tế - xã hội - văn hóa đa dạng, hợp lực mạnh mẽ... thì chuyện gì sẽ xảy ra? 

Không Đàng Trong, tức không có tương lai cho nước Nam.

Nhắc lại, không phải "vạn đại" đối với chúa Nguyễn, triều Nguyễn - vì chẳng có triều đại nào tồn tại mãi mãi. Nhưng "Hoành Sơn nhứt đới", tức ĐÀNG TRONG quả là "dung thân vạn đại" đối với tiềm lực người nước Nam! 

&4&

"Hoành sơn nhứt đới vạn đại dung thân", dự ngôn này (được phân tích dẫn trên) càng rõ ràng hơn nữa khi liên hệ với một tiên liệu cũng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngay từ thế kỷ 16 - "Tiền hậu quang huy chiếu VIỆT NAM". 

Tên nước được chánh thức đặt tên "VIỆT NAM" vào đời vua Gia Long, đầu thế kỷ 19.

Mà nghiệp đế vương của Gia Long là khởi lập từ miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long, thuộc ĐÀNG TRONG được định cõi theo dự ngôn "Hoành sơn nhứt đới"! 

&5& 

Vua Minh Mạng, tiếp sau vua Gia Long, đổi tên nước là ĐẠI NAM ("Đại Việt Nam").

Ở đây, chú ý, thành tố "NAM".

a) Miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long (với điểm tân cùng cực nam là Cà Mau), toàn miền này dùng tiếng Việt (Yiệt) làm ngôn ngữ chánh vào thời nào? Là thời các chúa Nguyễn định cõi ĐÀNG TRONG. 

Trước các chúa Nguyễn, toàn miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long có dùng tiếng Việt (Yiệt) không? Không, bởi trước thời các chúa Nguyễn, miền này thuộc về một xứ sở khác. 

b) "NAM" 南, trong triết học kinh Dịch, là biểu tượng cho "THIÊN" 天 (Trời). 

* "NAM", vì thế, đã được bậc ngôn sứ kiệt xuất Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng đến, và căn dặn:

萬里東溟歸把握

億年南極奠隆平

"Vạn lí Đông minh qui bả ác,

Ức niên Nam cực điện long bình"

Nghĩa là:

"Biển Đông vạn dặm giang tay giữ

Đất NAM muôn năm hưng thịnh bình"...

---------------------------------------------------------

Hình ảnh: "Trạng Trình", ngôn sứ Nguyễn Bỉnh Khiêm; 

Dãy Hoành sơn (tức Đèo Ngang, phân định Hà Tĩnh về phương Bắc và Quảng Bình về phương Nam).


Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2025

FB Nguyễn Chương-Mt: ĐƯỜNG ĐI CỦA NGỮ HỆ NAM Á & TIẾNG VIỆT (YIỆT)

 ĐƯỜNG ĐI CỦA NGỮ HỆ NAM Á & TIẾNG VIỆT (YIỆT)

/1/ Tiếng Việt (Yiệt), dù trong đó có từ vựng Hán-Việt nhưng đây thuộc về lớp “chữ nghĩa vay mượn” (loan words), bởi vì lớp “chữ nghĩa cơ bản” (basic words) và văn phạm mới hệ trọng trong phân loại ngôn ngữ học. Tiếng Việt không thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, mà thuộc về NGỮ HỆ NAM Á (Austro-Asiatic)!

Trong khi đó, phía Tây giáp với nước Lào, người Lào dùng ngôn ngữ thuộc NGỮ HỆ TAI-KADAI. Cũng dùng ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Tai-Kadai có người Thái, Tày, Nùng, Sán Chay, Giáy, người Bố Y...

Còn phía Bắc giáp với nước Tàu có Hán tộc và những tộc được gọi là "bài Yuè", “bác Yuỵt” (bách việt) đều dùng ngôn ngữ thuộc NGỮ HỆ HÁN-TẠNG (Sino-Tibetan). 

Những tộc người sống trên lãnh thổ nước Việt mà dùng ngôn ngữ thuộc Ngữ Hệ Hán-Tạng có người Hà Nhì, người La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La, Phù Lá, Sán Dìu, người Ngái... 

Bên kia Hoành Sơn, vào năm 938, dọc theo duyên hải từ Quảng Bình cho tới Bình Thuận, có người Chàm dùng ngôn ngữ thuộc NGỮ HỆ NAM ĐẢO (Austronesian).

Thấy gì? Phía Bắc thì NGỮ HỆ HÁN-TẠNG, phía Tây thì NGỮ HỆ TAI-KADAI, phía Nam (vào năm 938) là Vương quốc Chiêm thành dùng NGỮ HỆ NAM ĐẢO. 

Ngôn ngữ của người VIỆT (“YỊT”/”YIỆT”) thuộc NGỮ HỆ NAM Á, nằm "lọt" giữa các ngữ hệ khác, bao bọc ba phía (Bắc, Tây, Nam).

(phía Đông là biển, chỉ có các loài thủy tộc, không có ... "người rồng" nào ở dưới biển)

Vì sao, sức sống của tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á vẫn duy trì, trong khi ngữ hệ Nam Á tựa như "nằm mình ên" giữa các ngữ hệ khác bao quanh? 

/2/ Trong khi đó, ở tuốt luốt miền châu thổ Cửu Long - Đồng Nai, thấy gì?

* Từ thế kỷ 1 trước CN cho đến thế kỷ VII, nơi đây hiện diện Vương quốc Phù Nam (cùng thời gian này, người Việt đang chịu sự đô hộ Bắc thuộc). Khi suy tàn, sụp đổ, cư dân của Phù Nam tản mác khắp nơi (gồm cả việc giong thuyền đi về Mã Lai...). Ngôn ngữ của những tộc người thuộc Phù Nam thuộc ngữ hệ nào?

Còn nhiều khảo cứu chưa định ra kết luận cuối cùng, NHƯNG một số tộc người được cho là bản địa từ thời Phù Nam vẫn đang có mặt: Stieng, Chrau Jro (Chơ Ro), Maa (Mạ)... Ngôn ngữ của những tộc người này đều thuộc NGỮ HỆ NAM Á.

* Thay thế Phù Nam tại đây là Đế quốc Khmer, vùng này được gọi "Thủy Chân Lạp", hiện diện kéo dài cho mãi đến thế kỷ 17 (sau đó dần dần sáp nhập Thủy Chân Lạp vào ĐÀNG TRONG). Tiếng Khmer cũng thuộc NGỮ HỆ NAM Á.

/3/ TIẾNG VIỆT không bị đồng hóa dưới thời Bắc thuộc, không trở thành một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Hán-Tạng, mà vẫn thuộc Ngữ hệ Nam Á. 

Nếu là "ốc đảo" không có sự tiếp biến, giao thoa... thì làm sao giữ được bản sắc ngôn ngữ thuộc Nam Á? Không lẽ người Việt và các tộc người ở miền châu thổ Cửu Long - Đồng Nai, xa xưa, lập ... "cầu không vận" để có sự tiếp biến ngôn ngữ, giao thoa, mà giới ngôn ngữ học phân loại đều thuộc Ngữ hệ Nam Á? 

3a) Tiếng MƯỜNG ở Thanh Hóa, Hòa Bình..., thuộc ngữ chi Việt-Mường (còn gọi “Vietic”) trong NGỮ HỆ NAM Á. 

3b) Mời quí bạn đưa mắt nhìn lên vùng cao nguyên miền Trung.

Ngoại trừ bốn tộc người Rhade (Ê-đê), Jrai, Chru (Chu Ru), Raglay dùng ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Nam Đảo (cùng với tộc người Chàm ở duyên hải miền Trung), thấy gì từ nhiều tộc người còn lại nơi vùng cao?

Ở phía nam cao nguyên miền Trung, tiếng nói các tộc người Koho, Mnong ... thuộc NGỮ HỆ NAM Á. Ở phía bắc cao nguyên Miền Trung, các tộc người Bahnar, Sedang, H'rê, Jeh-Tariang (Gié Triêng)... dùng ngôn ngữ thuộc NGỮ HỆ NAM Á. 

3c) Rồi, tiếng Co (Kor) (miền núi Quảng Ngãi, Quảng Nam), tiếng Katu (trên miền núi Quảng Nam, Thừa Thiên), tiếng Ta’Oih (miền cao ở Thừa Thiên, Quảng Trị), tiếng Bru (miền cao ở Quảng Trị, Quảng Bình), tiếng Chut (Chứt) (miền cao ở Quảng Bình, Hà Tĩnh), tiếng Khmu (Nghệ An)... , hết thảy đều thuộc NGỮ HỆ NAM Á.

=> Vậy là có sự liên thuộc, tiếp biến trong NGỮ HỆ NAM Á: nối Nam và Bắc qua "xương sống" cao nguyên miền Trung đó đa!

TẠM THAY LỜI KẾT 

Theo nhà ngôn ngữ học Sidwell, NGỮ HỆ NAM Á là ngữ hệ bản địa của Đông Nam Á lục địa, cách đây khoảng 4.000 năm. Sự có mặt của ngữ hệ khác tại vùng này, như ngữ hệ Hán-Tạng, là kết quả của những đợt di cư về sau mà thôi!

Nhà Hán đặt ách đô hộ lên vùng châu thổ sông Hồng sông Mã, kéo theo việc thâm nhập chữ Hán, và những đợt người thuộc "bài Yuè", “bác Yuỵt” từ phía nam sông Dương Tử tràn xuống, tiếng nói của họ đều thuộc Ngữ hệ Hán-Tạng. 

Dữ kiện tiếng Việt vẫn thuộc về NGỮ HỆ NAM Á, cho thấy nguồn gốc của "chủ nhơn" vùng châu thổ nơi đây KHÔNG thuộc về "bài Yuè" (“bác Yuỵt”).

* Kỳ 2 - Đường đi của TIẾNG VIỆT: nơi nào lưu giữ Quốc âm, tức Nam âm, nhiều hơn hết ? Vì sao ? 

-------------------------------------------------------------

Hình ảnh (cột trái) Người Bahnar, người Mường 

Hình ảnh (cột phải) Người Việt (trên cùng), người Khmer (giữa), người Khmu (dưới cùng)

Ngôn ngữ của các tộc người này đều thuộc NGỮ HỆ NAM Á.

Tiến sĩ Alan Phan: Lại nói về vàng

(Một bài phỏng vấn cũ của cố Tiến sĩ Alan Phan, nhưng vẫn còn nguyên giá trị/phù hợp với thời điểm hiện tại, mời các BCA cùng đọc.)

Lại nói về vàng

Để hiểu vì sao giá vàng tăng nhiều và nhanh như vậy, ta phải hiểu rõ lạm phát. Ít chuyên gia tài chánh nào muốn nói lên lý do thực sự gây lạm phát. Khi tất cả các đồng tiền đều mất giá, nhất là đô la, thì vàng sẽ lên giá. Điều đó không bao giờ thay đổi… Nếu ai đó khuyên tôi nắm giữ tiền giấy, thì tôi xin cám ơn. Mọi người cứ việc giữ giấy, còn tôi sẽ cứ giữ vàng!

Bốn năm nay, vàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của tôi. Nhiều người cho tôi một biệt danh mới, “Goldfinger” (nhân vật xấu của phim James Bond 007 có cùng tên). Các nhà phân tích thì bài bác chiến thuật này, cho rằng vàng không thể mang lại lợi nhuận tốt hơn chứng khoán hay bất động sản khi đầu tư lâu dài (hơn hai năm). Họ giảng bài thêm là trên mặt thuần kinh tế, vàng không đóng góp gì vào GDP hay thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, trong trường đua thế giới, con ngựa “vàng” của tôi đã qua mặt mọi đối thủ nặng ký, từ chỉ số Dow Jones đến các bản tệ và mọi loại hàng hóa. Sau bốn năm, kể từ lúc tôi mua vàng ở giá 600 đô la một lượng, nay giá vàng đã là 1.800 đô la một lượng. Tôi dự phóng là giá vàng sẽ lên hơn 2.500 đô la vào cuối năm 2012.

 Nguyên nhân thực của lạm phát 

Để hiểu vì sao giá vàng tăng nhiều và nhanh như vậy, ta phải hiểu rõ lạm phát. Trong lịch sử, lạm phát là một danh từ chỉ sự lên giá của hàng hóa. Ít chuyên gia tài chánh nào muốn nói lên lý do thực sự gây lạm phát. Họ quanh co là lạm phát tại Việt Nam xẩy ra vì lạm phát toàn cầu, vì những nhà đầu cơ, vì khí hậu, vì niềm tin của người tiêu thụ, vì sản xuất sụt giảm vân vân và vân vân. Thậm chí, số liệu thống kê còn được bẻ cong để họ có thể tuyên bố là lạm phát chỉ vài ba phần trăm mỗi tháng, không gì quan trọng. Họ không muốn nghe một nguyên nhân ngắn gọn: Lạm phát là do đồng tiền mất giá.

Và hai lý do gây ra tình trạng này cũng rất đơn giản: một, sự vay mượn để tiêu xài của ngân sách quá cao so với thu nhập qua thuế và đầu tư; hai, việc in tiền bừa bãi làm tổng cung tiền tăng lên.

Khi tiền mất giá, người ta đổ thừa do người dân mất niềm tin vào đồng nội tệ khi kinh tế vĩ mô bất ổn. Kỳ thực, người dân rất khôn ngoan. Họ không tin vào những chuyện không có thực. Hay, nếu nói sự tăng giá hàng hóa là do đầu cơ, thì tôi không nghĩ là ai có đủ tiền để kinh doanh lâu dài theo chiến thuật này, trừ khi họ biết chắc là đồng tiền càng ngày càng mất giá.

Khi tất cả các đồng tiền đều mất giá, nhất là đô la, thì vàng sẽ lên giá. Điều đó không bao giờ thay đổi. Nếu lấy vàng làm bản tệ (kim bản vị) và nhìn lại mấy chục năm qua, ta mới thấy trong thực tế, hàng hóa đã xuống giá vì cung vượt qua cầu, nhất là thời điểm Trung Quốc trở thành “cơ xưởng của thế giới”.

 Giá trị lâu dài của vàng 

Trong một bài viết ba năm trước, tôi có so sánh giá cả hàng hóa và vàng. Lần đầu tiên tôi qua Mỹ vào năm 1963, giá vàng là 35 đô la một lượng. Một chiếc xe Mustang mới của hãng Ford tốn 3.300 đô la, tức khoảng 100 lượng vàng; giá một nhà trung bình là 14.000 đô la hay khoảng 400 lượng vàng; giá một ổ bánh mì là 22 cents (một lượng vàng mua được 150 ổ bánh mì). Năm nay, giá vàng lên 1.800 đô la một lượng, tôi có thể dùng 100 lượng để mua sáu chiếc xe Mustang, căn nhà trung bình sẽ tốn khoảng 230.000 đô la, tương đương 130 lượng vàng thay vì 400 lượng, và với một lượng vàng tôi sẽ mua được khoảng 1.300 ổ bánh mì. Có nghĩa là trong khi tiền đô la mất giá trầm trọng, mãi lực của tôi lại gia tăng đáng kể so với số vàng tôi giữ suốt 48 năm qua.

 Luật cung cầu 

Trên thế giới, lượng vàng lại hữu hạn. Năm 2007, theo National Geographic, chỉ có khoảng 161.000 tấn vàng đã từng được khai thác. Lượng vàng khai thác qua từng năm tương đối bền vững, nếu tính theo nhu cầu. Năm 2010, toàn thế giới khai thác được 3.859 tấn vàng, nhu cầu mua vàng là 3.754 tấn. Sự cân đối cung cầu và giá trị gần như bền vững này đã khiến giá vàng không nhiều biến động. Mọi biến động về giá vàng thực sự phát sinh từ sự biến động của đô la và các bản tệ khác.

 Không như tiền giấy, cổ phiếu, trái phiếu, hay như một công ty có thể mang về lợi nhuận lớn, hoặc thua lỗ nhiều, vàng là một ốc đảo thanh bình trong bão tố. Bởi vì không ai “in” ra vàng được hay dùng các thủ thuật chi phối của thế giới “ảo”, nên vàng thực sự là một kênh phòng thủ an toàn. Ai đọc lịch sử đều nhớ chuyện lạm phát phi mã do tiền giấy hạ giá, như đồng Mark thời Weimar của Đức, đồng yuan của Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, đồng peso của Argentina trong 50 năm qua, đồng đô la của Zimbabwe (mất giá kỷ lục khi rớt 11 triệu phần trăm trong một năm). Suốt 5.000 năm lịch sử, vàng không bao giờ mất giá. Tôi yêu vàng là vì vậy.

 Vàng và chánh trị gia 

Một câu chuyện khá khôi hài trong lịch sử tài chính thế giới là việc ông Gordon Brown quyết định bán hơn nửa số vàng dự trữ của Anh (415 tấn) vào năm 2000 với giá trung bình là 276 đô la một lượng, đem về cho Anh hơn 4 tỷ đô la. Ý định của ông là hạ giá vàng thế giới và giữ giá trị tiền bảng Anh (English pound). Sau bốn tháng, đồng bảng Anh tiếp tục sụt giá, còn giá vàng thế giới lại tăng lên 25%, làm Anh mất hơn 3 tỷ đô la trong giao dịch này. Nếu là một nhà đầu tư tài chính, ông Brown sẽ mất việc làm ngay lập tức. Nhưng vì ông là chính trị gia, nên ông Brown không những không bị đuổi, mà sau đó còn đắc cử Thủ tướng với biệt danh “Gold Brown (vàng)”.

Theo một báo cáo số liệu từ Thụy Sĩ, trong vòng 3 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 200 tấn vàng, với giá trung bình 1.200 đô la một lượng, thu về được 8,4 tỷ đô la. Trong khi đó, nếu vẫn giữ số vàng này thì giá trị hiện nay là 12,7 tỷ đô la (với giá 1.800 đô la). Tính ra, mức thiệt hại của Việt Nam từ việc mua cao, bán thấp là 4,3 tỷ đô la. Tôi không biết quyết định này gây thiệt hại trực tiếp đến những ai, nhưng đây là một sự thất thoát kỷ lục so với con số GDP nhỏ nhoi, hơn 4%. Vì vậy, nếu ai đó khuyên tôi nắm giữ tiền giấy, thì tôi xin cám ơn. Mọi người cứ việc giữ giấy, còn tôi sẽ cứ giữ vàng!

Trích Góc nhìn Alan về Kinh tế (Thuộc Bộ sách Di sản Alan Phan)

🎯Tham khảo thêm Bộ Di Sản Alan Phan tại đây:   http://bit.ly/Goc-nhin-alan-bo-di-san-alan-phan

Kỹ sư Mai Triệu Quang: KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG CỐT THÉP LIÊN TỤC (CRCP) VỚI LỚP PHỦ BẰNG SMA (Stone Mastic Asphalt) ÁP DỤNG CHO ĐƯỜNG QUỐC LỘ VÀ CAO TỐC QUA MIỀN TRUNG VÀ MIỀN NAM

Làm gì để góp phần tiêu thụ xi măng và sắt thép thừa ở Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng, và kéo dài tuổi thọ mặt đường lên 30-50 năm, thay cho việc bỏ ngoại tệ mạnh đi nhập khẩu khối lượng lớn nhựa đường, trong tình hình các loại đá phù hợp để làm bê tông nhựa đang dần khan hiếm và đắt đỏ ?

KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG CỐT THÉP LIÊN TỤC (CRCP) VỚI LỚP PHỦ BẰNG SMA (Stone Mastic Asphalt) ÁP DỤNG CHO ĐƯỜNG QUỐC LỘ VÀ CAO TỐC QUA MIỀN TRUNG VÀ MIỀN NAM

Tác giả: Mai Triệu Quang, Kỹ sư Cầu đường    Email: maitrieuquang@gmail.com

Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Xây dựng ECC (BK-ECC)

www.bk-ecc.com.vn

Ngày: 23 tháng 3 năm 2025

1. Giới thiệu 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cầu đường, đặc biệt là kết cấu mặt đường trong các Dự án giao thông lớn ở Việt nam, tác giả nhận thấy rằng việc lựa chọn kết cấu mặt đường phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo bền vững và hiệu quả kinh tế cho các tuyến cao tốc ở khu vực miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Báo cáo này đề xuất xem xét áp dụng kết cấu mặt đường bê tông cốt thép liên tục (CRCP) phủ lớp Stone Mastic Asphalt (SMA) dày 6 cm, dựa trên phân tích chi phí vòng đời và kinh nghiệm quốc tế từ Texas, Mỹ, và Autobahn, Đức. Giải pháp này không chỉ đáp ứng được các thách thức địa lý và khí hậu đặc thù của khu vực mà còn mang lại lợi ích kinh tế dài hạn, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.

2. Bối cảnh và thách thức ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích hơn 40.500 km², là vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam, nằm ở phía tây nam, nơi sông Mekong đổ ra biển (Mekong Delta - Wikipedia). Khu vực này đối mặt với nhiều thách thức:

Đất yếu: 

Đất chủ yếu là đất phù sa, dễ lún, đặc biệt ở các vùng trũng, gây khó khăn cho xây dựng và duy trì mặt đường, như được nêu trong "Flood Risk and Adaptation in Floodplain Cities - Toward Flood-Resilient Urban Design in the Mekong Delta" (Flood Risk and Adaptation in Floodplain Cities - Toward Flood-Resilient Urban Design in the Mekong Delta).

Khí hậu nhiệt đới: 

Nhiệt độ trung bình 27-28°C, với lượng mưa lớn từ 1000-1300 mm/năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, dẫn đến nguy cơ ngập lụt cao (Climate & Weather Averages in Mekong Delta, Vietnam; Extreme rainfall trends over the Mekong Delta under the impacts of climate change | Emerald Insight).

Giao thông nặng: 

Lưu lượng xe tải lớn từ vận chuyển nông sản và công nghiệp đòi hỏi mặt đường phải có khả năng chịu tải cao.

Những điều kiện này đặt ra yêu cầu cao cho kết cấu mặt đường, cần có độ bền cao, khả năng chống lún, và ít cần bảo trì.

3. Giới thiệu về CRCP và SMA

CRCP (Continuously Reinforced Concrete Pavement): Là loại mặt đường bê tông cứng với cốt thép dọc liên tục, không có khe co giãn ngang, cho phép nứt tự nhiên nhưng được kiểm soát bởi cốt thép. Thiết kế này giúp phân bố tải đều, tăng tuổi thọ lên 30-50 năm, như được mô tả trong "Continuously Reinforced Concrete Pavement – Pavement Interactive" (Continuously Reinforced Concrete Pavement – Pavement Interactive).

SMA (Stone Mastic Asphalt): Là lớp bê tông nhựa đá dăm dày 6 cm với hàm lượng nhựa đường cao (6-7%), cải thiện độ chống trượt, giảm tiếng ồn, và chịu nhiệt tốt, phù hợp với khí hậu nhiệt đới (Tropical Climate - an overview | ScienceDirect Topics).

Kết hợp CRCP với SMA tạo ra mặt đường bền vững, có khả năng chịu tải cao, và ít cần bảo trì, lý tưởng cho các tuyến cao tốc.

4. Kinh nghiệm quốc tế

4.1. Texas, Mỹ

Texas bắt đầu sử dụng CRCP từ năm 1951 và hiện là bang có nhiều dặm làn đường CRCP nhất ở Mỹ. Theo báo cáo "CRCP IN TEXAS: FIVE DECADES OF EXPERIENCE" (CRCP IN TEXAS: FIVE DECADES OF EXPERIENCE), CRCP đạt tuổi thọ 30-50 năm, ít cần bảo trì, phù hợp với giao thông nặng và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

4.2. Autobahn, Đức

Đức đã thử nghiệm CRCP với lớp asphalt mỏng trên tuyến A94 từ năm 2011, như được ghi nhận trong "Continuously reinforced concrete pavement with asphalt top layer or surface texture from diamond grinding" (Continuously reinforced concrete pavement with asphalt top layer or surface texture from diamond grinding). Kết quả ban đầu cho thấy tuổi thọ tiềm năng 50 năm, chất lượng chạy êm hơn, và ít bảo trì so với các loại mặt đường khác.

5. Phân tích chi phí vòng đời

Để đánh giá hiệu quả kinh tế, tác giả thực hiện phân tích chi phí vòng đời trong 30 năm, tính đến trượt giá 5% mỗi năm và lãi suất chiết khấu 5%.

5.1. Chi phí đầu tư ban đầu

-Mặt đường truyền thống: 1.000.000 VND/m²

-CRCP với SMA: 1.600.000 VND/m²

5.2. Lịch trình bảo trì

Mặt đường truyền thống:

Mỗi 5 năm: bảo trì nhỏ 300.000 VND/m², nhưng không thực hiện nếu năm đó có trung tu hoặc đại tu.

Mỗi 10 năm: trung tu 600.000 VND/m².

Mỗi 15 năm: đại tu 1.000.000 VND/m².

Trong các năm có trung tu hoặc đại tu, không có bảo trì nhỏ.

CRCP với SMA:

Mỗi 15 năm: thay lớp SMA 500.000 VND/m².

Dựa trên lịch trình, các năm cụ thể:

Mặt đường truyền thống:

Năm 0: Đầu tư ban đầu.

Năm 5: Bảo trì nhỏ (300.000 VND/m², vì không có trung tu hoặc đại tu).

Năm 10: Trung tu (600.000 VND/m², không có bảo trì nhỏ).

Năm 15: Đại tu (1.000.000 VND/m², không có bảo trì nhỏ).

Năm 20: Trung tu (600.000 VND/m², không có bảo trì nhỏ).

Năm 25: Bảo trì nhỏ (300.000 VND/m², vì không có trung tu hoặc đại tu).

Năm 30: Trung tu + Đại tu (600.000 + 1.000.000 = 1.600.000 VND/m², không có bảo trì nhỏ).

CRCP với SMA:

Năm 0: Đầu tư ban đầu.

Năm 15: Thay SMA (500.000 VND/m²).

Năm 30: Thay SMA (500.000 VND/m²).

5.3. So sánh chi phí danh nghĩa trong 30 năm

Hình 3-4-5 dưới đây là bảng so sánh chi phí danh nghĩa, tính cả trượt giá 5%

Phân tích cho thấy, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu của CRCP với SMA cao hơn (1.600.000 so với 1.000.000 VND/m²), tổng chi phí danh nghĩa trong 30 năm chỉ bằng khoảng 28% so với mặt đường truyền thống (4.800.435 so với 17.167.056 VND/m²). Hơn nữa, NPV của CRCP chỉ bằng khoảng 60% so với mặt đường truyền thống (1.956.200 so với 3.280.317 VND/m²), cho thấy lợi ích kinh tế rõ rệt trong dài hạn.

6. Lợi ích và thách thức 

Phân tích chi phí cả vòng đời cho thấy:

Tổng chi phí danh nghĩa trong 30 năm: CRCP với SMA là 4.800.435 VND/m², chỉ bằng khoảng 34% so với 13.962.137 VND/m² của mặt đường truyền thống.

NPV: CRCP với SMA là 1.956.194 VND/m², bằng khoảng 71% so với 2.769.340 VND/m² của mặt đường truyền thống.

Một chi tiết bất ngờ: chi phí bảo trì định kỳ của mặt đường truyền thống, đặc biệt vào năm 30, tăng vọt lên 6,9 triệu VND/m² do trượt giá, trong khi CRCP chỉ tốn 2,16 triệu VND/m², phản ánh sự tiết kiệm lớn nhờ ít bảo trì hơn.

Lợi ích:

+Tuổi thọ dài (30-50 năm), giảm tần suất và chi phí bảo trì.

+Khả năng chịu tải cao, phù hợp với giao thông nặng.

+Chống lún tốt trên nền đất yếu nhờ phân bố tải đều xuống dưới.

+Lớp SMA cải thiện độ chống trượt, giảm tiếng ồn, và chịu nhiệt tốt.

Thách thức:

+Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn mặt đường mềm truyền thống.

+Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, thiết bị hiện đại, cần đào tạo nhân lực.

7. Kết luận và khuyến nghị 

Dựa trên phân tích chi tiết, kết cấu CRCP với lớp SMA 6 cm là giải pháp tối ưu cho các tuyến cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù chi phí ban đầu cao hơn, lợi ích dài hạn về tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì là rất đáng kể. Tác giả khuyến nghị lên các cơ quan quản lý các việc sau:

-Thực hiện ngay các dự án thí điểm để đánh giá hiệu quả thực tế.

-Đào tạo nhân lực về kỹ thuật thi công CRCP.

-Biên soạn Tiêu chuẩn Thiết kế và Thi công mặt đường Bê tông cốt thép liên tục.

-Thiết kế hệ thống nền gia cố đất phù hợp với điều kiện địa phương.

-Hợp tác với các chuyên gia quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến.

Với những biện pháp trên, chúng ta có thể đảm bảo rằng các tuyến cao tốc ở Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có kết cấu mặt đường bền vững, an toàn và kinh tế trong dài hạn.

Tài liệu tham khảo

1. CRCP IN TEXAS: FIVE DECADES OF EXPERIENCE detailed report on CRCP performance

2. Continuously reinforced concrete pavement with asphalt top layer or surface texture from diamond grinding German trial results

3. Flood Risk and Adaptation in Floodplain Cities - Toward Flood-Resilient Urban Design in the Mekong Delta flood adaptation strategies

4. Mekong Delta - Wikipedia comprehensive overview of the region

Tropical Climate - an overview | ScienceDirect Topics climate characteristics

5. Continuously Reinforced Concrete Pavement – Pavement Interactive technical specifications

6. Climate & Weather Averages in Mekong Delta, Vietnam rainfall and temperature data

7. Extreme rainfall trends over the Mekong Delta under the impacts of climate change | Emerald Insight climate impact analysis








Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2025

Tiến sĩ Vũ Thế Dũng: GIỮA THẦY VÀ TỔ QUỐC - TÔI CHỌN TỔ QUỐC

GIỮA THẦY VÀ TỔ QUỐC - TÔI CHỌN TỔ QUỐC. 

🩵 Câu hỏi 1: Vì sao anh ta luôn nói như thế?

🩵 Câu hỏi 2: Bạn có thấy cách nói này giống cách nói của ai không?

🎗Trả lời câu 1:

Có Phật tử nào đến 1 ngôi chùa, quy y với một vị Thầy, và nói: con sẽ theo học với Thầy chừng nào Thầy không giết người, chừng nào Thầy không phản bội tổ quốc?

Gần như chả có ai nói như thế. Vì sao? Đơn giản, thứ nhất, không cần Thầy phải phạm đến tội phản quốc, mà chỉ cần thầy phạm Giới trọng như tà dâm, sát sinh, trộm cắp, uống rượu hoặc vi phạm pháp luật thì một Phật tử cũng đã có thể rời bỏ không tiếp tục theo học. Các giới này còn dễ phạm hơn rất nhiều so với tội phản quốc.  Thứ hai, tội phản quốc thì rất hiếm gặp trong thời này, đặc biệt với 1 người tu hành giữ giới hạnh miên mật và buông bỏ đến tận cùng như Thầy Minh Tuệ. Thứ ba, nhà nước Việt Nam và các cơ quan an ninh với năng lực rất cao, vẫn đồng ý để Thầy Minh Tuệ xuất cảnh tu học, nghĩa là họ không thấy có bất cứ dấu hiệu hay bằng chứng nào về vấn đề này. 

Vậy vì sao, Anh ta cứ thích lôi vấn đề Trung thành với tổ quốc vào câu chuyện?

Có bốn lý do chính:

✅Thứ nhất, muốn gán tội cho Thầy. Tự dưng đưa ra lựa chọn giữa Thầy và Tổ quốc, nghĩa là hàm ý rằng Thầy (có khả năng) phản bội tổ quốc. Hay nói đúng hơn là muốn “gán tội” phản quốc cho Thầy. Vì sao lại gán tội này? Vì tội này là nặng nhất, dễ gán nhất, vì không bằng không chứng, muốn ai là thế lực phản động chẳng được. Thứ hai, tranh thủ được đám đông cả tin thích nghe các thuyết âm mưu. Và thứ ba, vì không thể gán các tội khác cho Thầy vì đơn giản Thầy không tiền, không tài sản, không sắc dục, không nhà cửa, lại bị Youtubers quay 24/7, nên gán tội khác thì chả ai tin được. 

✅Thứ hai, nói thế để tự tôn vinh chính bản thân anh ta như 1 vị anh hùng cứu quốc. Khi anh ta lớn tiếng nói về lòng yêu nước, thì người ta tưởng là anh ta rất yêu nước và hình như đang đại diện để chống lại 1 thế lực phản quốc. Nhưng thế lực nào, kẻ phá hoại nào? Như trên đã nói, nhà nước Việt Nam và các cơ quan an ninh tạo mọi điều kiện cho Thầy tu học. Họ không thấy có vấn đề gì? Sao anh ta lại thấy vấn đề? Mà nếu thấy vấn đề, có bằng chứng thì sao không cung cấp cho cơ quan chức năng để họ xử lý, mà lại lên mạng tuyên bố? Anh ta đang đơn giản cố gắng đóng vai 1 người hùng, để chiến đấu với 1 thế lực ảo, không tồn tại. Gán tội cho Thầy để tôn mình lên.

✅Thứ ba, nói thế để tự bảo vệ chính bản thân anh ta. Vì sao anh ta phải lớn giọng tuyên bố mình phải chọn đất nước? Anh ta đang cố gắng nói với các cơ quan chức năng của Việt Nam: Tôi có làm gì thì cũng chỉ là vì tôi yêu nước. Ah, vì lời nói và hành động của anh ta có nhiều vấn đề, có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và Quốc tế,  thế nên cố gắng lớn giọng để tự bảo vệ mình. Nhưng các cơ quan chức năng, an ninh của Việt Nam đâu phải tầm thường. Họ có chuyên môn, họ có nghiệp vụ, họ có trình độ, họ không đơn giản nghe anh nói yêu nước thì tin là anh yêu nước. Ai chẳng biết những kẻ càng nói đạo lý (mà không thấy có hành vi nào đạo lý) thì càng nhiều khả năng là những kẻ hai mặt. Cơ quan chức năng đâu dễ để qua mặt? Họ chưa xử lý vì còn chờ đúng thời điểm thôi. Hoặc họ đang xử lý mà chưa công bố thôi. ‘Gái Đ già mồm” đâu thể qua mặt pháp luật Việt Nam?

✅Thứ 4, dùng Tổ quốc như 1 lá chắn cho những hành vi nguy hiểm của bản thân. Xem giải thích ở phần sau. Đây chính là phần mà cơ quan chức năng đang hết sức lưu ý.

🎗Trả lời câu số 2: kiểu “lòng yêu nước” bằng nước dãi này, giống ai?

Theo bạn thì giống ai?

✅ Ah, rất giống người anh ta gọi là “thầy tôi” - Anh T.C.Quang.

✅ Chẳng phải anh T.C.Quang luôn lớn giọng bắt đệ tử thề trung thành với Phật, với Tổ Quốc, với bản thân anh ta sao?

Phật thì chả cần ai thề thốt. Tổ quốc thì tự mỗi người dân Việt Nam đã trung thành. Mục đích chính của T.C.Quang là bắt đệ tử tuyệt đối trung thành với cá nhân anh ta. 

Phật và Tổ quốc được anh T.C.Quang đưa ra như 1 chiêu bài để che chắn những hành vi vi phạm pháp luật và giới luật của anh ta như kêu gọi cúng dường tích lũy tài sản, lập chúng thanh niên trên toàn quốc một cách hệ thống- qui mô, thay đổi giáo lý Phật giáo, tẩy não quần chúng bằng các bài giảng vi phạm giáo lý Phật giáo, khen ngợi ca tụng ngoại bang, phỉ báng anh hùng dân tộc.

Bạn đọc tự rút ra kết luận cho riêng mình. 

PS. Hình nguồn Facebook: Nguyễn Thành An

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2025

FB Linh Lê: Nga đang thắng hay đã rơi vào bẫy "luộc ếch"?

 Nga đang thắng hay đã rơi vào bẫy "luộc ếch"?

Tình huống rất khó xử hiện nay của đc Pudog trong cuộc xâm lược Ukraine ở chỗ: Đây là cuộc chiến mà hắn cố tin rằng “không thể để thua” (theo cách của cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Avril Haines đã nói), nhưng đó cũng là cuộc chiến mà Pudog dường như không thể chiến thắng. Chúng ta thấy, quân đội Hoa Kỳ chỉ mất ba tuần để chiếm Baghdad vào năm 2003. Trong khi cuộc chiến Ukraine hiện đã kéo dài và tiêu hao khủng khiếp sang đến năm thứ 4, nhưng Pudog vẫn chưa đạt được bất cứ mục tiêu nào đã nêu là “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa”, nghĩa là thôn tính lãnh thổ và áp đặt chế độ bù nhìn của Nga ở Ukraine. Đồng nghĩa với việc Nga đã rơi vào bẫy chiến lược "luộc ếch" của Ukraine và phương tây.

https://www.laprogressive.com/war-and-peace/boiling-the-frog-turning-up-the-heat-on-russia

https://www.kyivpost.com/post/198

Nhiều người hỏi "Nga đang chiếm đến 20% lãnh thổ của Ukraine, thua là thua thế nào?". Vầng, chúng ta tìm hiểu xem công cụ luộc ếch có gì, rất đơn giản nó bao gồm: nồi, nước và vị trí đặt bếp để luộc. Nếu gọi ếch là Nga, nồi, nước và vị trí luộc là của Ukraine.. ta có công thức: Một chiến thắng nhanh chóng quyết định cho Ukraine có thể khiến Nga nổi điên đến mức sử dụng vũ khí hạt nhân, hoặc nó sẽ để lại cho Nga một quân đội còn nguyên vẹn mà sau đó Nga sẽ tái sử dụng để xâm lược các quốc gia khác... Nghĩa là họ phải nhử ếch Nga lao đầu vào vị trí luộc vừa đủ, sau đó bằng cách tăng cường hỗ trợ cho Ukraine một cách chậm rãi, Nga sẽ quen với điều đó, và họ cũng từ từ tăng cường nỗ lực của mình, cho đến khi, hy vọng là tất cả vũ khí của Nga sẽ bị phá hủy, và bất kỳ ai sẵn sàng tham gia vào cuộc xâm lược của Nga sẽ chết hoặc mất khả năng chiến đấu.

Nguy hiểm hơn, ếch Nga dù thấm hơi nóng của lửa, nhưng do miếng mồi "lãnh thổ" quá ngon, nên nó đã tự kích hoạt "nền kinh tế thời chiến" để nuôi đàn ếch con, xem như ếch không thể bỏ chạy được nữa, nếu bỏ chạy... đàn ếch con sẽ chết hết vì đói. Trùng hợp, 

các lệnh trừng phạt cũng mất nhiều năm để có hiệu lực, thì oái ăm thay năm 2025 lại chính là năm thu hoạch của các lệnh trừng phạt...đọc đến đây có thể các bạn đã tương đối ngộ ra rằng "Ếch Nga đã hết đường lui quân" và VKHN của Nga cũng chả có tác dụng gì, vì bản thân Nga tự lao đầu vào nồi. 

Sau thời gian "nịnh" Pudog, ép Ukraine...tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa tuyên bố lạnh người:

- “Chúng ta phải giữ quan hệ với Nga. Họ hiện có diện tích đất liền lớn nhất, lớn hơn Trung Quốc. Họ có 11 múi giờ. Bạn có thể bay qua 11 múi giờ từ bên này sang bên kia. Họ có đất đai rất đáng giá”.

https://setchannel.tv/ong-trump-tin-rang-can-giu-quan-he-voi-nga-vi-dat-nuoc-nay-co-lanh-tho-lon-nhat-va-co-gia-tri-nhat/

Câu nói của Trump tuy ngắn gọn, nhưng các chuyên gia Nga đã tím mặt "Nga có đất đai rất đáng giá và lại ít người hơn Trung Quốc" nghĩa là đã đến lúc Nga phải xẻ đất ra chia chác cho những nước đông dân hơn hoặc những nước biết sử dụng "đất đai" này!

Ếch tuy đã mềm, nhưng cần phải thêm lửa... và nếu ở đàm phán lần 3 giữa Nga và Mỹ có thể diễn ra vào ngày 23/3 tại Saudi Arabia, Nga không chịu "xẻ"đất cho nhu cầu người sử dụng, thì Mỹ và Tàu sẽ mang cả lửa "tam muội" của Na Tra cho Ukraine đun.

Ếch nhiều quá, Kursk chỉ là vị trí luộc phụ thôi...

Đi đâm muối ớt đây!

-------------

Alan J. Kuperman: Thật đáng buồn là Trump lại đã đúng về Ukraine

Đoàn Bảo Châu: "Đây là bài anh Ba Xàm dịch, tôi sẽ nhận xét ở dưới. Giáo sư vẫn có thể sai và sai nhiều. Sau bài này tôi sẽ tìm hiểu về vị giáo sư này. Thực ra tôi rất ngại dành nhiều thời gian cho việc này, bởi rất nhiều lý do nhưng đôi khi không thể không quan tâm và không thể không viết."

Thật đáng buồn là Trump lại đã đúng về Ukraine

THE HILL by Alan J. Kuperman, Opinion Contributor – 03/18/25

(Alan J. Kuperman là giáo sư tại Đại học Texas ở Austin, nơi ông giảng dạy các khóa học về chiến lược quân sự và quản lý xung đột).

Tôi hiếm khi đồng ý với Tổng thống Trump, nhưng những tuyên bố gây tranh cãi gần đây của ông về Ukraine phần lớn là đúng. Chúng chỉ có vẻ vô lý vì khán giả phương Tây đã liên tục được cung cấp thông tin sai lệch về Ukraine trong hơn một thập kỷ. Đã đến lúc làm rõ ba điểm chính cho sáng tỏ lý do tại sao người Ukraine và cựu Tổng thống Joe Biden — không chỉ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin — phải chịu trách nhiệm đáng kể cho sự bùng nổ và kéo dài chiến tranh ở Ukraine.

Trước hết, như đã được chứng minh gần đây bằng chứng cứ pháp lý áp đảo, và thậm chí được xác nhận bởi một tòa án tại Kyiv, chính những chiến binh cánh hữu Ukraine đã bắt đầu hành động bạo lực vào năm 2014, khiến Nga xâm lược ban đầu vào phía đông nam của đất nước này, bao gồm cả Crimea. Khi đó, Ukraine có một tổng thống thân Nga, Viktor Yanukovych, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do và công bằng vào năm 2010, với sự ủng hộ mạnh mẽ từ người Nga ở phía đông nam đất nước.

Năm 2013, ông quyết định theo đuổi hợp tác kinh tế với Nga thay vì châu Âu như đã lên kế hoạch trước đó. Các nhà hoạt động ủng hộ phương Tây đã phản ứng bằng cách chiếm đóng quảng trường Maidan và các văn phòng chính phủ của thủ đô một cách hòa bình, cho đến khi tổng thống cuối cùng đã đưa ra những nhượng bộ đáng kể vào giữa tháng 2 năm 2014, sau đó họ chủ yếu rút lui.

Tuy nhiên, ngay lúc đó, các tay súng cánh hữu cực đoan đang quan sát quảng trường bắt đầu nổ súng vào cảnh sát Ukraine và những người biểu tình còn lại. Cảnh sát đã bắn trả những chiến binh này, những người sau đó đã tuyên bố một cách sai trái rằng cảnh sát đã giết chết những người biểu tình không vũ trang. Phẫn nộ trước vụ thảm sát có vẻ như của chính phủ này, người dân Ukraine đã đổ về thủ đô và lật đổ tổng thống, người đã chạy trốn sang Nga để được bảo vệ.

Putin đã phản ứng bằng cách triển khai quân đội đến Crimea và vũ khí đến khu vực Donbas ở phía đông nam thay mặt cho những người Nga bản địa cảm thấy tổng thống của họ đã bị lật đổ một cách phi dân chủ. Mặc dù câu chuyện hậu trường này không biện minh cho cuộc xâm lược của Nga, nhưng nó giải thích rằng cuộc xâm lược này khó có thể “vô cớ”.

Thứ hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã góp phần vào một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn bằng cách vi phạm các thỏa thuận hòa bình với Nga và tìm kiếm viện trợ quân sự và tư cách thành viên của NATO. Các thỏa thuận, được gọi là Minsk 1 và 2, đã được đàm phán dưới thời người tiền nhiệm của ông là Tổng thống Petro Poroshenko vào năm 2014 và 2015 để chấm dứt giao tranh ở phía đông nam và bảo vệ quân đội đang gặp nguy hiểm.

Ukraine sẽ đảm bảo quyền tự chủ chính trị hạn chế của Donbas, vào cuối năm 2015, điều mà Putin tin rằng sẽ đủ để ngăn Ukraine gia nhập — hoặc trở thành căn cứ quân sự cho — NATO. Đáng tiếc là Ukraine đã từ chối trong bảy năm thực hiện cam kết đó.

Zelensky thậm chí đã vận động tranh cử vào năm 2019 với lời hứa cuối cùng sẽ thực hiện các thỏa thuận để ngăn chặn chiến tranh tiếp theo. Nhưng sau khi thắng cử, ông đã nuốt lời, dường như ít quan tâm đến việc mạo hiểm gây chiến hơn là việc trông có vẻ yếu thế trước Nga.

Thay vào đó, Zelensky đã tăng cường nhập khẩu vũ khí từ các nước NATO, đây chính là giọt nước tràn ly đối với Putin. Vì vậy, vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, Nga đã công nhận nền độc lập của Donbas, triển khai quân đội đến đó để “gìn giữ hòa bình” và yêu cầu Zelensky từ bỏ việc tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự và tư cách thành viên của NATO.

Khi Zelensky một lần nữa từ chối, Putin đã mở rộng mạnh mẽ cuộc tấn công quân sự của mình vào ngày 24 tháng 2. Dù có chủ ý hay không, Zelensky đã khiêu khích hành động xâm lược của Nga, mặc dù điều đó rõ ràng không phải là lý do bào chữa cho các tội ác chiến tranh sau đó của Moscow.

Thứ ba, Joe Biden cũng đóng góp quan trọng vào việc leo thang và kéo dài giao tranh. Vào cuối năm 2021, khi Putin huy động lực lượng ở biên giới Ukraine và yêu cầu thực hiện các thỏa thuận Minsk, có vẻ như rõ ràng rằng trừ khi Zelensky nhượng bộ, Nga sẽ xâm lược để ít nhất là tạo thành một cây cầu trên bộ giữa Donbas và Crimea.

Xem xét rằng Ukraine đã phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ, nếu Tổng thống Biden khăng khăng yêu cầu Zelensky tuân thủ yêu cầu của Putin, điều đó đã xảy ra. Thay vào đó, Biden đáng tiếc đã để Zelensky quyết định và cam kết rằng nếu Nga xâm lược, Hoa Kỳ sẽ phản ứng “nhanh chóng và quyết đoán”, điều mà Zelensky coi là bật đèn xanh để thách thức Putin.

+ Tại sao Biden đã thua trong nước cờ khai cuộc ở Ukraine của Putin. “Ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào thứ Năm và ‘tái khẳng định’ rằng Hoa Kỳ sẽ ‘đáp trả một cách dứt khoát’ nếu Nga xâm lược, theo văn bản đọc lời kêu gọi do Nhà Trắng cung cấp.”

Nếu Trump là tổng thống, có lẽ ông ấy sẽ không cung cấp một sự hỗ trợ vô điều kiện như vậy, nên Zelensky sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc thực thi các thỏa thuận Minsk để ngăn chặn chiến tranh. Ngay cả khi Zelensky vẫn từ chối và khiêu khích Nga xâm lược, Trump sẽ không để ông ta có quyền phủ quyết trong các cuộc đàm phán hòa bình, điều mà Biden đã thiếu thận trọng khi tuyên bố, “Không có gì về Ukraine mà không có Ukraine”.

Lời cam kết đó đã khuyến khích Ukraine kéo dài chiến tranh với kỳ vọng cuối cùng là viện trợ quân sự mang tính quyết định của Hoa Kỳ, mà sau đó Biden đã từ chối cung cấp do lo ngại về leo thang hạt nhân. Theo cách đó, Biden đã gieo rắc hy vọng sai lầm ở Ukraine, vô ích duy trì một cuộc chiến đã giết chết hoặc làm bị thương hàng trăm nghìn người chỉ trong hai năm qua, trong đó tiền tuyến đã dịch chuyển chưa đến 1% lãnh thổ của Ukraine.

Những phác thảo cơ bản của một thỏa thuận chấm dứt giao tranh là rõ ràng ngay cả khi các chi tiết vẫn đang được đàm phán, như Trump và Putin đã bắt đầu làm hôm nay trong một cuộc điện thoại. Nga sẽ tiếp tục chiếm đóng Crimea và các khu vực khác ở phía đông nam, trong khi phần còn lại của Ukraine sẽ không gia nhập NATO nhưng sẽ nhận được sự đảm bảo an ninh từ một số nước phương Tây. Điều đáng buồn là một kế hoạch như vậy có thể đã đạt được ít nhất hai năm trước, nếu Tổng thống Biden chỉ cần đặt điều kiện viện trợ quân sự dựa trên việc Zelensky phải đàm phán ngừng bắn.

Thậm chí còn bi thảm hơn, bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào xuất hiện sau chiến tranh cũng sẽ tệ hơn đối với Ukraine so với các thỏa thuận Minsk mà Zelensky đã ngu ngốc từ bỏ, vì tham vọng chính trị và kỳ vọng ngây thơ về sự hỗ trợ vô hạn của Hoa Kỳ.

* Tôi có mấy nhận xét sau: 

Kuperman lập luận rằng Ukraine và phương Tây phải chịu trách nhiệm lớn trong cuộc chiến, đấy là một lập luận một chiều, như thể cố quên đi vai trò chủ động của Nga.

Về sự kiện Maidan 2014 và sự can thiệp của Nga, Kuperman cho rằng các chiến binh cánh hữu Ukraine kích động bạo lực, dẫn đến sự sụp đổ của Tổng thống Yanukovych và sự can thiệp của Nga. Tuy nhiên:  

Phong trào Maidan là phong trào quần chúng chứ không chỉ do phe cực hữu. Hàng trăm nghìn người Ukraine biểu tình vì chính phủ Yanukovych tham nhũng và từ chối Hiệp định với EU.

Bạo lực không chỉ đến từ phe biểu tình, mà còn từ chính quyền Yanukovych khi sử dụng cảnh sát đàn áp, dẫn đến thương vong lớn.  

Sự can thiệp của Nga không phải là phản ứng tự vệ, mà là kế hoạch đã có từ trước, thể hiện qua việc sáp nhập Crimea một cách nhanh chóng và hỗ trợ quân sự cho lực lượng ly khai Donbas. Putin đã "đục nước béo cò", lợi dụng mâu thuẫn giữa chính quyền thân Nga và người dân để Ukraine lúc ấy để tăng sự can thiệp.

Về thỏa thuận Minsk và vai trò của Zelensky

Kuperman chỉ trích Zelensky vì không tuân thủ Minsk và khiêu khích Nga bằng cách tìm kiếm hỗ trợ NATO. Tuy nhiên:  

Minsk không khả thi, vì Nga chưa từng có ý định rút quân hay chấm dứt can thiệp vào Donbas. Ukraine trao quyền tự trị cho một khu vực vẫn do Nga kiểm soát sẽ khiến đất nước bị thao túng. Kuperman cố tình nhìn một chiều. Không tìm kiếm sự hỗ trợ của Nato thì sao? Cứ ngồi đấy mà chờ Nga nuốt sống à? Việc tìm đồng minh trước một kẻ thù tiềm năng và lâu dài là đương nhiên, cũng như Việt Nam phải tìm đồng minh để đề phòng Trung Quốc. Ai cũng có quyền tìm giải pháp an toàn cho mình.

Zelensky không nuốt lời, mà thực tế là Nga tiếp tục gây hấn và không thể hiện thiện chí đàm phán. Việc ông tìm kiếm hỗ trợ quân sự không phải khiêu khích mà là biện pháp tự vệ.

Nga viện cớ mở rộng NATO để xâm lược, nhưng Ukraine chưa từng được hứa hẹn gia nhập NATO trong tương lai gần. Giờ Trung Quốc lấy cớ Việt Nam thiết lập quan hệ chiến lược toàn diện với Mỹ, Pháp mà tấn công thì sao?

Về vai trò của Biden và phương Tây

Kuperman đổ lỗi cho Biden vì bật đèn xanh cho Ukraine chống Nga và kéo dài chiến tranh. Tuy nhiên:

Biden không khuyến khích chiến tranh, mà đã nỗ lực răn đe Nga, cảnh báo từ trước và tìm cách đàm phán.

Lý luận của Kuperman thật vớ vẩn. Thế Biden phải làm sao? Không chống thì sao? Nó tấn công trước, không đánh thì sao? Dài hay không dài không phụ thuộc và nạn nhân khi đang bị đấm. Lại đổ lỗi cho nạn nhân.

Trump không phải giải pháp hòa bình, vì chính sách của ông thân thiện với Putin và từng trì hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine. Nếu ông làm tổng thống, có thể Ukraine sẽ bị bỏ mặc trước Nga.

Chiến tranh không kéo dài vì Mỹ, mà vì Nga không ngừng tấn công. Nếu không có viện trợ phương Tây, Ukraine có thể đã sụp đổ hoàn toàn và nhanh chóng.

Lập luận của Kuperman có xu hướng đổ lỗi cho Ukraine và phương Tây trong khi giảm nhẹ trách nhiệm của Nga. Cuộc chiến này không phải do sự khiêu khích của Ukraine mà do ý đồ kiểm soát Ukraine của Nga, thể hiện qua việc sáp nhập Crimea, hỗ trợ ly khai Donbas và xâm lược toàn diện năm 2022. Ukraine có quyền tự vệ và tìm kiếm đồng minh. Phương Tây hỗ trợ Ukraine không phải là kéo dài chiến tranh mà là giúp nước này bảo vệ chủ quyền trước một cuộc xâm lược phi pháp.

Tôi đã đọc nhiều loại giáo sư rồi, chẳng lạ gì. Không phải cứ giáo sư là đúng. Nếu thế thì đã không có chiến tranh. Vị giáo sư này không xứng đáng được sinh viên tôn trọng.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2025

FB Nguyễn Chương-Mt: QUỐC ÂM (NAM ÂM) CÓ MẶT NƠI MỖI VÙNG MIỀN RA SAO?

 QUỐC ÂM (NAM ÂM) CÓ MẶT NƠI MỖI VÙNG MIỀN RA SAO? 

Thoát khỏi những mê hồn trận, bằng sự hiểu biết mạch lạc, không chập choạng. Làm được vậy, ắt từ năm 2025 trở đi sẽ đâm chồi nẩy lộc hi vọng cho người nước Nam.

* Trong tiếng Việt, mật độ quốc âm (Nam âm) so với mật độ âm Hán-Việt được dùng là KHÁC NHAU ở mỗi vùng, mỗi cõi - hệ quả của bối cảnh lịch sử.

* Cương vực nào sống trong “ngàn năm Bắc thuộc”? vùng nào chịu “hai mươi năm Minh thuộc”? Lãnh thổ nào không phải chịu "Bắc thuộc" lẫn "Minh thuộc"?

DẪN NHẬP 

* “Văn hóa Hán tự”, ở đây được hiểu là “nền văn hóa dùng chữ Hán làm văn tự chánh thức”.

* Nam Kỳ, vào năm 1878 thì chữ Quốc ngữ trở thành văn tự chánh thức. Bắc Kỳ, vào năm 1915 kỳ thi cuối cùng dùng chữ Hán, sau đó chuyển qua chữ Quốc ngữ. Trung Kỳ, vào năm 1918-1919 kỳ thi cuối cùng dùng chữ Hán, sau đó nhường chỗ cho chữ Quốc ngữ làm văn tự chánh thức. 

/I/ “VĂN HÓA HÁN TỰ”

1/ Từ HÀ TĨNH trở ra phía Bắc (gọi theo tên tỉnh hiện nay cho dễ hình dung).

Vào năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, tạo nền độc lập lâu dài, cương vực lãnh thổ (về phía nam) tới Hà Tĩnh. Trước đó, là “một ngàn năm Bắc thuộc” (bắt đầu từ năm 111 TCN cho đến năm 938, trong đó gián đoạn 3 năm dưới đời Hai Bà Trưng và 34 năm dười đời Lý Bôn). 

Một ngàn năm Bắc thuộc, dĩ nhiên, phải dùng chữ Hán (a).

Từ năm 938, các triều đại quân chủ nước Việt tiếp tục dùng chữ Hán, kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX (b).

Như vậy, từ Hà Tĩnh trở ra Bắc sống trong “văn hóa Hán tự” a+b: gần 2.000 năm!

2/ QUẢNG BÌNH: sáp nhập vào năm 1069. Tính từ năm 1069 đến đầu thế kỷ XX (1918-1919), Quảng Bình nằm trong “văn hóa Hán tự” là gần 850 năm.  

3/ QUẢNG TRỊ: sáp nhập một phần vào năm 1069, đến năm 1306 cương vực Quảng Trị (theo địa giới tỉnh hiện nay) mới sáp nhập hoàn toàn => Quảng Trị chịu “văn hóa Hán tự” trong khoảng hơn 600 năm cho đến gần 850 năm. 

4/ PHÚ XUÂN – THỪA THIÊN: sáp nhập vào năm 1306, như vậy vùng này sống trong “văn hóa Hán tự” hơn 600 năm. 

5/ QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, BÌNH ĐỊNH: sáp nhập vào năm 1471. như vậy cả ba vùng đất này chịu “văn hóa Hán tự” là gần 450 năm. 

6/ PHÚ YÊN cho đến BÌNH THUẬN:

Các đời chúa Nguyễn, khi định cõi ĐÀNG TRONG, đã thực hiện việc sáp nhập lần lượt bốn tỉnh ở miền duyên hải là Phú Yên (năm 1611), Khánh Hòa (năm 1653), Ninh Thuận (năm 1692), Bình Thuận (năm 1692) - đều diễn ra trong thế kỷ 17. 

Tức là, trước thế kỷ 17 các tỉnh nêu ra đây KHÔNG thuộc “văn hóa Hán tự”. Phú Yên cho đến Bình Thuận chỉ chịu “văn hóa Hán tự” trong khoảng hơn 200 năm đến 300 năm. 

7/ VÙNG CHÂU THỔ ĐỒNG NAI – CỬU LONG (“miền Nam”): 

Các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền chánh thức, đầu tiên tại vùng châu thổ là năm 1698 (Đồng Nai, Gia Định). Trước đó, trong nhiều thập niên của thế kỷ 17, lưu dân người Việt đã đi vô châu thổ khai phá (nhưng chưa xác lập chủ quyền, về danh nghĩa vẫn thuộc Chân Lạp). Hoàn tất sáp nhập toàn vùng là năm 1757-1758. 

Miền Nam chỉ sống trong “văn hóa Hán tự” (dùng chữ Hán làm văn tự chánh thức bởi triều đình) bắt đầu từ cuối thế kỷ 17 cho đến năm 1878 (dùng chữ Quốc ngữ) là gần 200 năm mà thôi! 

* Như vậy, miền Nam (châu thổ Đồng Nai – Cửu Long) của Đàng Trong chịu “văn hóa Hán tự” gần 200 năm, ít hơn hẳn so với Đàng Ngoài (từ Hà Tĩnh trở ra Bắc): chỉ là 1/10 thời gian so với Đàng Ngoài sống trong “văn hóa Hán tự” những gần 2.000 năm! 

/II/ CAI TRỊ CỦA HÁN TỘC

* “Một ngàn năm Bắc thuộc” diễn ra tại Hà Tĩnh trở ra Bắc, chịu sự cai trị của nhiều triều đại Trung Hoa như Hán, Đường, Ngô, Tùy, Lương... 

* “Hai mươi năm Minh thuộc”: nhà Minh đặt ách cai trị từ 1407 đến 1427 tại “Đàng Ngoài” (Hà Tĩnh trở ra Bắc) cùng với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên (tức toàn bộ lãnh thổ Đại Việt bấy giờ). 

Tức Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sống trong thời Minh thuộc, kéo dài hai mươi năm. Tuy nhiên, cả ba nơi này đều KHÔNG chịu cảnh “ngàn năm Bắc thuộc”. 

* Từ QUẢNG NAM trở vô, cho đến tận CÀ MAU đều KHÔNG phải sống dưới sự cai trị của các triều đình bên Tàu (không nằm trong cương vực “Bắc thuộc ngàn năm”, cũng không “Minh thuộc 20 năm”).

[Mãi đến hậu bán thế kỷ XX, vùng này chạm trán với cuộc xâm lược, chiếm đoạt từ Trung Quốc diễn ra tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc Quảng Nam, sau đó thuộc Đà Nẵng), và tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc Khánh Hòa)]

/III/ HỆ QUẢ GÌ ĐỐI VỚI TIẾNG VIỆT?

1/ Tiếng VIỆT ("Vietic", cách gọi trong ngành ngôn ngữ học) thuộc NGỮ HỆ NAM Á (Austro-asiatic). 

Trong khi đó, tiếng Hán (dùng chữ Hán, và do đó kéo theo sự thành hình hệ thống âm Hán-Việt) lại thuộc Ngữ hệ Hán Tạng (Sino-tibetan). 

Ngữ hệ đàng này mà phải mượn văn tự thuộc ngữ hệ đàng khác, thành thử dẫn đến:

(1a) Một mặt, bổ sung “từ ngữ vay mượn” (tức “từ ngữ Hán-Việt” thuộc về “loan words”) vào trong Tiếng Việt; 

(1b) Nhưng mặt khác, rất đáng quan tâm: dẫn đến sự tổn thương, suy giảm chữ nghĩa nền tảng (tức Nam âm, thuộc về “basic words”).

2/ Trong thời kỳ ngoại bang cai trị (thời "Bắc thuộc ngàn năm", thời "Minh thuộc"), bọn họ đẩy mạnh (1a), chèn ép (1b) tới mức tối đa có thể được.

3/ "Văn hóa Hán tự" (tức là nền văn hóa dùng chữ Hán làm văn tự chánh thức) càng kéo dài thời gian "tại vị" càng làm tăng (1a), làm giảm (1b).

4/ Tiếng Việt - nhìn chung - vẫn duy trì được bản sắc, duy trì được sức sống. Điều này có thể nhìn thấy khi tìm hiểu kho tàng chữ Nôm (gìn giữ Nam âm)!

5/ Diễn giải ở phần I “Văn hóa Hán tự” tùy vào bối cảnh lịch sử khách quan, nơi miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long có dùng âm Hán-Việt nhưng ít hơn so với Đàng Ngoài, là vì vậy (*).

Nói cách khác, QUỐC ÂM (Nam âm) còn được dùng rất nhiều nơi miền châu thổ, và một số tỉnh miền duyên hải (Đàng Trong).

*&*

Như vậy, khi tìm hiểu tiếng Việt, cần lưu ý về bối cảnh lịch sử ("mật độ Nam âm" so với "mật độ âm Hán-Việt") thì mới có thể giải thích cho thấu đáo, không nhập nhằng!

-------------------------------------------------------

(*) Ngoài bối cảnh lịch sử quá khứ chất chồng, Đàng Ngoài sống trong "văn hóa Hán tự" rất lâu khiến cho mật độ âm Hán-Việt nhiều, còn có nguyên do... thời đại: từ giữa thế kỷ 20 (1954), ở đàng Ngoài còn "nhập khẩu" từ chữ Hán (mà đọc theo âm Việt, như "khẩn trương", "tranh thủ", "lưu ban", "xử lý"...) trong khi ở đàng Trong vẫn dùng quốc âm (Nam âm).